Bài Giảng Chúa Nhật XXIX Thường Niên A
Nhà Thờ Hàng Bột
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Ngày 16. 10. 2011
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay kết thúc với những lời nổi tiếng của Đức Giêsu, để lại dấu ấn trong lịch sử: “Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.” Chúng ta cần lưu ý rằng đây không phải là Thiên Chúa hoặc Xê-da mà là Thiên Chúa và Xê-da, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình. Những lời của Đức Giêsu là khởi đầu của sự tách biệt giữa tôn giáo và chính trị, những thực tại đã gắn chặt với nhau từ trước trong nhiều dân tộc và chính thể.
Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI dậy rằng “Nhà nước không nên áp đặt tôn giáo nhưng phải bảo đảm tự do tôn giáo và sự hài hòa giữa các tín đồ giữa của những tôn giáo khác nhau. Về phần mình, như là sự diễn tả đức tin Kitô giáo về phương diện xã hội, Giáo hội có một sự độc lập thích đáng và được cấu trúc trên nền tảng đức tin của mình như là một cộng đồng mà nhà nước phải thừa nhận. Hai lĩnh vực này khác biệt nhưng luôn liên hệ với nhau…Giáo hội không thể và cũng không được đảm nhận cuộc đấu tranh chính trị để mang đến một xã hội có thể công bằng hơn. Giáo hội không thể và không được thay thế nhà nước. Nhưng Giáo hội không thể và cũng không được đứng ngoài lề trong cuộc đấu tranh cho công lý.
Thật sự có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới:
- Chủ quyền thiêng liêng diễn tả Nước Chúa được thực thi trực tiếp trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Ngài.
- Chủ quyền thế tục và chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian.
Nhưng Xê-da và Chúa không ở cùng một cấp độ bởi vì Xê-da cũng phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lời trước mặt Chúa. Vậy “Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da” nghĩa là: “Trả cho Xê-da những gì chính Chúa muốn được trao cho Xê-da.” Chúa thống trị trên tất cả kể cả Xê-da.
Trước khi vâng lời con người, thật sự, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Xêda rằng hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người. Chúng ta không thể trao cho Xêda linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn Đức Kitô. Ngài viết: “Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa” (Rm13,1ff.).
Đối với người Công Giáo tuân theo luật pháp là một bổn phận lương tâm. Hiển nhiên, điều này giả sử rằng nhà nước là chính đáng và công bình. Sự cộng tác của các Kitô hữu trong việc xây dựng một xã hội công bằng và an bình không loại bỏ việc tuân theo pháp luật. Sự cộng tác này mở rộng nó đến sự thăng tiến những giá trị chung như: hòa bình, liên đới với người nghèo, bảo vệ sự sống và gia đình. Kitô giáo thăng tiến cả những giá trị mà không được xếp hạng như “Công Giáo” dành cho những người Công Giáo, bởi vì những giá trị này cắm rễ sâu trong luật tự nhiên bất biến ở mọi nơi và tiềm ẩn trong phẩm giá con người.
Trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết rằng: “Trong những quyền cơ bản và tự do bắt nguồn từ phẩm giá con người, tự do tôn giáo hưởng một quy chế đặc biệt. Khi tự do tôn giáo được thừa nhận thì phẩm giá con người được tôn trọng như gốc rễ của nó…Mặt khác khi tự do tôn giáo bị từ chối nhân phẩm bị chà đạp với một hệ quả đe dọa công lý và hoà bình.” Gần đây Đức Thánh Cha đã nói cụ thể hơn: Tự do tôn giáo không chỉ đơn giản là một quyền được tự do khỏi những áp chế kìm hãm bên ngoài. Nó còn là một quyền được thực sự và hoàn toàn là Công Giáo để thực hành đức tin, để xây dựng Hội thánh và đóng góp cho công ích, rao giảng Phúc Âm như Tin mừng cho tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy dấn thân “trả cho Xê-da những gì của Xê-da, trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.” Amen.
Nhà Thờ Hàng Bột
Tổng Giáo Phận Hà Nội
Ngày 16. 10. 2011
Anh chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay kết thúc với những lời nổi tiếng của Đức Giêsu, để lại dấu ấn trong lịch sử: “Hãy trả cho Xê-da những gì thuộc Xê-da và hãy trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.” Chúng ta cần lưu ý rằng đây không phải là Thiên Chúa hoặc Xê-da mà là Thiên Chúa và Xê-da, mỗi vị trong cấp độ xứng hợp riêng của mình. Những lời của Đức Giêsu là khởi đầu của sự tách biệt giữa tôn giáo và chính trị, những thực tại đã gắn chặt với nhau từ trước trong nhiều dân tộc và chính thể.
Về điểm này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI dậy rằng “Nhà nước không nên áp đặt tôn giáo nhưng phải bảo đảm tự do tôn giáo và sự hài hòa giữa các tín đồ giữa của những tôn giáo khác nhau. Về phần mình, như là sự diễn tả đức tin Kitô giáo về phương diện xã hội, Giáo hội có một sự độc lập thích đáng và được cấu trúc trên nền tảng đức tin của mình như là một cộng đồng mà nhà nước phải thừa nhận. Hai lĩnh vực này khác biệt nhưng luôn liên hệ với nhau…Giáo hội không thể và cũng không được đảm nhận cuộc đấu tranh chính trị để mang đến một xã hội có thể công bằng hơn. Giáo hội không thể và không được thay thế nhà nước. Nhưng Giáo hội không thể và cũng không được đứng ngoài lề trong cuộc đấu tranh cho công lý.
Thật sự có hai chủ quyền khác nhau của Thiên Chúa trên thế giới:
- Chủ quyền thiêng liêng diễn tả Nước Chúa được thực thi trực tiếp trong Chúa Kitô qua Giáo hội của Ngài.
- Chủ quyền thế tục và chính trị mà Chúa thực hiện gián tiếp qua các quyền bính thế gian.
Nhưng Xê-da và Chúa không ở cùng một cấp độ bởi vì Xê-da cũng phải phụ thuộc vào Chúa và cũng phải trả lời trước mặt Chúa. Vậy “Trả cho Xê-da những gì thuộc về Xê-da” nghĩa là: “Trả cho Xê-da những gì chính Chúa muốn được trao cho Xê-da.” Chúa thống trị trên tất cả kể cả Xê-da.
Trước khi vâng lời con người, thật sự, chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa và lương tâm chúng ta. Đó cũng là nghĩa vụ của chúng ta phải nói với Xêda rằng hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Người. Chúng ta không thể trao cho Xêda linh hồn của chúng ta, nó luôn thuộc về Chúa.
Thánh Phaolô là người đầu tiên nhìn thấy hiệu quả của giáo huấn Đức Kitô. Ngài viết: “Mọi người hãy phục tùng chính quyền bởi vì không có quyền bính nào mà không đến từ Chúa. Ai chống lại quyền bính thì chống lại trật tự Thiên Chúa đã đặt ra… đó là lý do tại sao anh em phải nộp thuế bởi vì chính quyền chịu trách nhiệm như những người phục vụ Chúa” (Rm13,1ff.).
Đối với người Công Giáo tuân theo luật pháp là một bổn phận lương tâm. Hiển nhiên, điều này giả sử rằng nhà nước là chính đáng và công bình. Sự cộng tác của các Kitô hữu trong việc xây dựng một xã hội công bằng và an bình không loại bỏ việc tuân theo pháp luật. Sự cộng tác này mở rộng nó đến sự thăng tiến những giá trị chung như: hòa bình, liên đới với người nghèo, bảo vệ sự sống và gia đình. Kitô giáo thăng tiến cả những giá trị mà không được xếp hạng như “Công Giáo” dành cho những người Công Giáo, bởi vì những giá trị này cắm rễ sâu trong luật tự nhiên bất biến ở mọi nơi và tiềm ẩn trong phẩm giá con người.
Trong sứ điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI viết rằng: “Trong những quyền cơ bản và tự do bắt nguồn từ phẩm giá con người, tự do tôn giáo hưởng một quy chế đặc biệt. Khi tự do tôn giáo được thừa nhận thì phẩm giá con người được tôn trọng như gốc rễ của nó…Mặt khác khi tự do tôn giáo bị từ chối nhân phẩm bị chà đạp với một hệ quả đe dọa công lý và hoà bình.” Gần đây Đức Thánh Cha đã nói cụ thể hơn: Tự do tôn giáo không chỉ đơn giản là một quyền được tự do khỏi những áp chế kìm hãm bên ngoài. Nó còn là một quyền được thực sự và hoàn toàn là Công Giáo để thực hành đức tin, để xây dựng Hội thánh và đóng góp cho công ích, rao giảng Phúc Âm như Tin mừng cho tất cả mọi người.
Anh chị em thân mến chúng ta hãy dấn thân “trả cho Xê-da những gì của Xê-da, trả cho Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa.” Amen.