Xem phần đầu
Lễ truyền dầu và ý nghiã bài giảng.
Phần đông giáo hữu không nghe tới Lễ Truyền Dầu (gọi tắt là Lễ Dầu, Chrism Mass) và nếu có biết thì chỉ một số ít người có dịp tham dự buổi lễ trọng thể hằng năm này, cử hành một lần duy nhất vào sáng Thứ Năm tuần thánh tại nhà thờ Chính Toà. Có nơi buổi lễ được dời vào chiều Thứ Tư để giúp các linh mục có thì giờ lo cho 'Tam Nhật Thánh' bắt đầu từ thứ Năm. Dù thế nào chăng nữa, đó là những thời điểm không thuận tiện cho phần đông giáo dân đang phải lao động.
Buổi lễ phải cử hành trước hàng giáo sĩ và đức giám mục cai quản điạ phận sẽ làm phép nhiều loại dầu dùng cho các bí tích, thường là 3 loại: dầu thánh (chrism: dùng cho thêm sức, truyền chức thánh, thánh hoá các nơi thờ phượng), dầu rửa tội (oil of catechumens) và dầu kẻ liệt (oil of the sick).
Sau buổi lể các linh mục sẽ lãnh lấy phần dầu cuả mình để dùng trong năm. Các loại dầu là dầu oliu được pha với dầu thơm (balsam).
Đây là dịp mà hầu như tất cả giáo sĩ trong địa phân tề tựu đông đủ cho nên những bài đọc cũng có mục đích nhắc nhở về thiên chức 'những người đựơc xức dầu', trong đó có bài từ sách tiên tri Isaia:
"Thánh thần Chuá ngự trên tôi: Vì Chuá đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nhèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy; phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân cuả Thiên Chuá..."
Đây cũng là dịp mà ĐGM sẽ đưa ra những lời khuyên cho hàng giáo sĩ (một loại 'hịch tướng sĩ') để hoàn thành các 'chương trình hoạt động' cuả giáo phận.
Năm nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu với sự hiện diện đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Mọi người vẫn mong đợi rằng ngay sau muà Phục Sinh, ĐTC sẽ công bố những thay đổi trong giáo triều, và vì vậy mà bài giảng Lễ Dầu đã được phân tích một cách cặn kẽ để suy đoán về đường hướng thay đổi cuả giáo hội.
Phân tích bài giảng cuả ĐTC:
ĐTC đã dùng nhiều từ ngữ gợi hình và mạnh mẽ để nhấn mạnh tới ba vấn đề quan trọng: sứ vụ cuả giáo hội, bản lãnh phải có cuả hàng giáo sĩ, tức là những 'cán bộ' thực hiện sứ vụ đó và sau cùng là phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ.
Sứ vụ:
Về sứ vụ cuả giáo hội, ĐTC nhấn mạnh đến những người đang thiếu thốn, sống bên lề xã hội, Ngài noí:
"Chúng ta cần phải đi ra ngoài, thì mới cảm nghiệm được giá trị cuả việc được xức dầu của chúng ta, và năng lượng và hiệu quả cứu độ của nó: hãy đi đến những vùng ngoại ô, nơi có đau khổ, đổ máu, có cảnh mù loà đang mong mỏi được nhìn thấy ánh sáng, và có những tù nhân đang sống trong vòng nô lệ cuả các chủ nhân ác độc."
Đây là một chủ đề mà ĐTC đã thực hiện khi còn làm Tổng giám mục và liên tục nhắc nhở sau khi được bầu làm giáo hoàng, Ngài đôn đốc các thành viên của Giáo Hội phải nhìn ra ngoài, đem tin mừng tới cho người khác, đặc biệt là những người phải chịu thiệt thòi.
Nhắc lại trong thời cai quản tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài đã đưa giáo sĩ tới phục vụ tại các khu ổ chuột, nâng con số 'thí điểm' từ 8 lên tới 50 và Ngài hằng tuần đón xe buýt đến thăm để làm bạn và chia sẻ một hũ nước mate (trà thơm, dùng chung một ống hút) với cư dân ở đây.
Ngay trước cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, lúc đó Hồng Y Jorge Bergoglio đã phát biểu trong một buổi họp giữa các HY rằng Giáo Hội "có ơn gọi đi ra khỏi chính mình và đi đến những vùng ngoại vi, không chỉ về mặt địa lý, mà còn là vùng ngoại vi ở thực tại xã hội: là những vùng có bóng tối của tội lỗi, đau đớn, bất công, sự thiếu hiểu biết và thờ ơ với tôn giáo, của các suy nghĩ đương thời, và của tất cả các đau khổ. "
Khi Giáo Hội không làm như vậy, ngài nói thêm, "Giáo hội chỉ biết nhìn vào mình và vì thế trở nên bệnh hoạn." Tổ chức Giáo Hội, ngài nói, "đang mọc rễ trong việc tự tham chiếu và một loại thần học 'tự yêu lấy mình'". Như vậy thì "sẽ dẫn tới nhiều điều ác nghiêm trọng và tới một tinh thần thế tục. "
Ngài (HY Bergoglio) cho rằng vị giáo hoàng kế tiếp phải giúp đỡ Giáo Hội "đi ra vùng ngoại vi hiện sinh" để cho giáo hội trở thành "một người Mẹ có hiệu quả, đạt được cuộc sống từ niềm vui ngọt ngào và an ủi của sự loan báo Tin Mừng."
Cần ghi nhận ý tưởng mới mà ĐGH gói gọn trong 3 chữ 'vùng ngoại vi' không có nghĩa chỉ là những người tất bật sống trong những điều kiện địa lý thiếu thốn là các khu ổ chuột, nhưng còn là những người ngoài Công Giáo, khác tôn giáo, thờ ơ với tôn giáo và kể cả những người bất đồng với chúng ta vì một lý do nào đó.
Để thực hiện mục tiêu, cần có một tầng lớp cán bộ tốt (hàng giáo sĩ) với những bản lãnh cần thiết. Đó là vấn đề quan trọng thứ hai mà ĐGH đã tập trung trong bài giảng.
Bản lãnh Linh mục:
Ngài kêu gọi các linh mục trên thế giới mang quyền năng chữa lành của ân sủng Chúa tới cho tất cả mọi người như những "mục đồng sống chung với mùi của đàn cừu."
Giống như ở VN, những trẻ chăn trâu tốt là những đứa không sợ mùi mồ hôi trâu, những người nuôi heo giỏi thì không nề hà mùi phân chuồng.
Những linh mục "không đi ra ngoài con người cuả mình" Ngài nói tiếp, bằng cách chỉ làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người có thể "dần dần trở thành những người trung gian, quản lý " mà thôi.
Khi một linh mục "không đặt thân mình (lớp da của mình) và trái tim của mình lên tuyến đầu (line), thì vị linh mục ấy không bao giờ được nghe thấy một lời cám ơn ấm áp và chân thành" từ những người được trợ giúp.
"Đây chính là lý do tại sao một số linh mục không cảm thấy hài lòng, mất hăng hái (trái tim) và chỉ còn là một loại đồ cổ hoặc vật lạ theo ngôn từ cuả những nhà sưu tập - chứ không phải là một mục tử sống với mùi cuả cừu," Ngài nói.
Việc dấn thân là phải dứt khoát, không cần thiết phải đặt nặng vấn đề phương pháp nào có lợi ra sao, một điều mà giáo hội đã phải chiụ đựng nhiều chục năm trời với nhiều phong trào hoặc ý thức hệ đối chọi nhau như 'cấp tiến', 'thần học giải phóng' hay ' bảo thủ'...
"Không phải trong việc tìm kiếm tâm thức (soul-searching) hoặc liên tục 'tự phê' mà chúng ta gặp Chúa: những khóa 'tự học' có thể bổ ích cho cuộc sống, nhưng sống bằng cách học hết khóa này tới khoá khác, thử hết phương pháp này đến phưong pháp khác, làm chúng ta trở nên những đàn chim di (pelagians) và làm giảm sức mạnh của ân sủng"
"Đây là những gì Ta yêu cầu các Cha", ĐGH nhấn mạnh, "hãy trở thành những mục đồng có mùi cuả cừu", để mọi người có thể cảm nhận được vị linh mục không chỉ 'có quan tâm' tới giáo dân cuả mình mà thôi, nhưng là một 'ngư phủ lưới người' thật sự.
Thái độ cần có cuả hàng giáo sĩ khi thi hành sứ vụ là đặt nặng vào công việc xoa dịu (unction) chứ không phải là làm xong một công việc (function,) nghiã là có tư cách cuả một lương y dùng dầu thoa bóp chữa lành vết thương cho bệnh nhân để họ đươc thư thới hân hoan, chứ không phải tư cách cuả một công chức muốn hoàn thành một công tác để đạt được một địa vị cao hơn, Ngài nói:
Dầu bí tích quý giá "không phải là để làm cho chúng ta được thơm, và cũng không phải là để giữ kín trong lọ, vì nó sẽ trở thành ôi thối và làm cho trái tim cay đắng".
Một linh mục tốt đi xức dầu cho người dân "với dầu hoan lạc," rao giảng Tin Mừng "với sự xoa dịu làm cho người ta hân hoan," (unction) tức là với sự nhẹ nhàng, an ủi cuả lời Chúa.
Ngài lập lại ý tưởng 'xoa dịu' (unction) một lần nữa trong phần cuối bài giảng: "ở vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền)."
Ngài kết hợp một cách kỳ diệu hai hình ảnh cuả một vị tư tế trong 'Cựu ước' và 'Tân ước', hình ảnh dầu thánh chẩy trên đầu cuả Aaron xuống tận áo choàng và hình ảnh cuả một thiếu phụ bị bệnh xuất huyết mong sờ tới được viền áo cuả Chuá Giêsu, ĐGH noí:
"Hình ảnh lây lan cuả dầu, chảy từ râu của Aaron xuống cổ áo choàng, là hình ảnh của một linh mục đang đi xức dầu mà, qua Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu, đi đến những vùng tận cùng trái đất, (như là hình ảnh dầu chẩy xuống tới) chiếc áo choàng."
Ngài khai triển hình ảnh 'cái riềm áo cuả Chúa Giêsu' để nhấn mạnh đến việc một người mục tử chân chính phải đặt trái tim cuả mình vào sự khát khao cuả người dân thì mới linh cảm thấy được sứ vụ cuả mình qua những áp lực từ mọi phiá:
"Những gì Ta muốn nhấn mạnh là chúng ta cần phải liên tục khuấy động ân sủng của Chúa lên và cảm nhận được mọi yêu cầu, thậm chí cả những yêu cầu bất tiện và có khi chỉ có tính cách vật chất hoặc hết sức tầm thường nhưng hiển nhiên đó là những mong muốn của người dân mong được xức dầu với dầu thơm, vì họ biết rằng chỉ chúng ta mới có nó."
"Nhận thức và cảm thấy (những yêu cầu đó) là giống như khi Chúa cảm nhận được nỗi thống khổ và hy vọng của người phụ nữ bị xuất huyết khi bà chạm đến riềm áo của mình. Vào lúc đó, Chúa Giêsu, bị bao quanh mọi phía bởi nhiều người, đã thể hiện toàn vẹn vẻ đẹp của Aaron trong bộ y phục tư tế, với dầu chẩy xuống áo choàng. Đó là một vẻ đẹp tiềm ẩn, chỉ chiếu sáng cho những đôi mắt có niềm tin, như của người phụ nữ có bệnh xuất huyết. Mà ngay cả các môn đệ là những linh mục tương lai cũng chưa nhìn thấy hoặc chưa hiểu được: ở vùng ngoại vi hiện sinh, họ chỉ thấy những gì trên bề mặt: đám đông xô lấn vào Chúa Giêsu từ mọi phiá (x. Lc 8:42). Nhưng Chúa, thì khác, Ngài cảm thấy sức mạnh xức dầu của Thiên Chúa chạy xuống các cạnh của chiếc áo choàng của mình."
Sau Cùng đề cập đến cuộc khủng hoảnh về giáo sĩ hiện tại, ĐGH đưa ra một viễn kiến:
Phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ
"Thực vậy, cuộc khủng hoảng được gọi là căn tính linh mục đang đe dọa tất cả chúng ta và đang đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng văn hóa rộng lớn hơn, nhưng nếu chúng ta kiên trì đừng vững trước sự tấn công dữ dội của nó, chúng ta sẽ có thể 'ra khơi' và thả lưới nhân danh Chúa. Không phải là một điều xấu khi mà thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu, nơi mà những gì chúng ta nhận được do ân điển cuả Chuá rõ ràng cũng được nhìn thấy là những ân huệ tinh khiết, đi vào vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền) và các mẻ lưới đầy cá là những mẻ duy nhất được thả nhân danh của một người mà chúng ta đã đặt trọn niềm tin: Chúa Giêsu."
"Đừng quên thả lưới ngay cả trong những lúc khó khăn" là ý kiến cuả phần đông báo chí Công Giaó phân tích đoạn văn trên. Một số báo chí khác thì chú ý tới câu "thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu" để dẫn giải là sẽ có nhiều thay đổi 'có tính cách mạng' trong giáo triều, thậm chí sẽ có những thay đổi liên hệ đến vần đề độc thân của linh mục hoặc truyền chức 'phó tế' cho phụ nữ vv..
Có một điều là khi bình luận về những khó khăn cuả giáo hội, phần đông người ta áp dụng các nguyên tắc cuả khoa học 'chính trị' hoặc 'xã hội' mà tìm giải đáp, nhưng quên rằng đây là một tổ chức tôn giáo có niềm tin.
Và do đó ĐGH đã chỉ cho chúng ta con đường rõ ràng và đang dẫn dắt chúng ta đi, đó là 'ra khơi', rời xa những vùng chật chội đầy dẫy cạnh tranh chèn ép, để đi tới những vùng nước sâu và rộng mênh mông, nơi mà không ngư phủ nào thèm đến vì không có lý do gỉ để tin có cá ở đó. Nhưng chính ở nơi đó là lúc Chuá truyền dạy cho các môn đệ 'hãy thả lưới".
Và môn đệ cuả Chuá sẽ trả lời: "Lạy Chuá, chúng con đã thả lưới hoài công cả đêm rồi, nhưng vì Chuá phán bảo, chúng con xin thả lưới".
Lễ truyền dầu và ý nghiã bài giảng.
Buổi lễ phải cử hành trước hàng giáo sĩ và đức giám mục cai quản điạ phận sẽ làm phép nhiều loại dầu dùng cho các bí tích, thường là 3 loại: dầu thánh (chrism: dùng cho thêm sức, truyền chức thánh, thánh hoá các nơi thờ phượng), dầu rửa tội (oil of catechumens) và dầu kẻ liệt (oil of the sick).
Sau buổi lể các linh mục sẽ lãnh lấy phần dầu cuả mình để dùng trong năm. Các loại dầu là dầu oliu được pha với dầu thơm (balsam).
Đây là dịp mà hầu như tất cả giáo sĩ trong địa phân tề tựu đông đủ cho nên những bài đọc cũng có mục đích nhắc nhở về thiên chức 'những người đựơc xức dầu', trong đó có bài từ sách tiên tri Isaia:
"Thánh thần Chuá ngự trên tôi: Vì Chuá đã xức dầu cho tôi; Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nhèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương; báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy; phóng thích cho những tù nhân; công bố năm hồng ân cuả Thiên Chuá..."
Đây cũng là dịp mà ĐGM sẽ đưa ra những lời khuyên cho hàng giáo sĩ (một loại 'hịch tướng sĩ') để hoàn thành các 'chương trình hoạt động' cuả giáo phận.
Năm nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã cử hành Lễ Dầu với sự hiện diện đông đảo các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục thuộc giáo triều Rôma và khoảng 1,600 linh mục thuộc giáo phận Rôma.
Mọi người vẫn mong đợi rằng ngay sau muà Phục Sinh, ĐTC sẽ công bố những thay đổi trong giáo triều, và vì vậy mà bài giảng Lễ Dầu đã được phân tích một cách cặn kẽ để suy đoán về đường hướng thay đổi cuả giáo hội.
Phân tích bài giảng cuả ĐTC:
ĐTC đã dùng nhiều từ ngữ gợi hình và mạnh mẽ để nhấn mạnh tới ba vấn đề quan trọng: sứ vụ cuả giáo hội, bản lãnh phải có cuả hàng giáo sĩ, tức là những 'cán bộ' thực hiện sứ vụ đó và sau cùng là phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ.
Sứ vụ:
Về sứ vụ cuả giáo hội, ĐTC nhấn mạnh đến những người đang thiếu thốn, sống bên lề xã hội, Ngài noí:
"Chúng ta cần phải đi ra ngoài, thì mới cảm nghiệm được giá trị cuả việc được xức dầu của chúng ta, và năng lượng và hiệu quả cứu độ của nó: hãy đi đến những vùng ngoại ô, nơi có đau khổ, đổ máu, có cảnh mù loà đang mong mỏi được nhìn thấy ánh sáng, và có những tù nhân đang sống trong vòng nô lệ cuả các chủ nhân ác độc."
Đây là một chủ đề mà ĐTC đã thực hiện khi còn làm Tổng giám mục và liên tục nhắc nhở sau khi được bầu làm giáo hoàng, Ngài đôn đốc các thành viên của Giáo Hội phải nhìn ra ngoài, đem tin mừng tới cho người khác, đặc biệt là những người phải chịu thiệt thòi.
Nhắc lại trong thời cai quản tổng giáo phận Buenos Aires, Ngài đã đưa giáo sĩ tới phục vụ tại các khu ổ chuột, nâng con số 'thí điểm' từ 8 lên tới 50 và Ngài hằng tuần đón xe buýt đến thăm để làm bạn và chia sẻ một hũ nước mate (trà thơm, dùng chung một ống hút) với cư dân ở đây.
Ngay trước cuộc họp kín bầu Giáo hoàng, lúc đó Hồng Y Jorge Bergoglio đã phát biểu trong một buổi họp giữa các HY rằng Giáo Hội "có ơn gọi đi ra khỏi chính mình và đi đến những vùng ngoại vi, không chỉ về mặt địa lý, mà còn là vùng ngoại vi ở thực tại xã hội: là những vùng có bóng tối của tội lỗi, đau đớn, bất công, sự thiếu hiểu biết và thờ ơ với tôn giáo, của các suy nghĩ đương thời, và của tất cả các đau khổ. "
Khi Giáo Hội không làm như vậy, ngài nói thêm, "Giáo hội chỉ biết nhìn vào mình và vì thế trở nên bệnh hoạn." Tổ chức Giáo Hội, ngài nói, "đang mọc rễ trong việc tự tham chiếu và một loại thần học 'tự yêu lấy mình'". Như vậy thì "sẽ dẫn tới nhiều điều ác nghiêm trọng và tới một tinh thần thế tục. "
Ngài (HY Bergoglio) cho rằng vị giáo hoàng kế tiếp phải giúp đỡ Giáo Hội "đi ra vùng ngoại vi hiện sinh" để cho giáo hội trở thành "một người Mẹ có hiệu quả, đạt được cuộc sống từ niềm vui ngọt ngào và an ủi của sự loan báo Tin Mừng."
Cần ghi nhận ý tưởng mới mà ĐGH gói gọn trong 3 chữ 'vùng ngoại vi' không có nghĩa chỉ là những người tất bật sống trong những điều kiện địa lý thiếu thốn là các khu ổ chuột, nhưng còn là những người ngoài Công Giáo, khác tôn giáo, thờ ơ với tôn giáo và kể cả những người bất đồng với chúng ta vì một lý do nào đó.
Để thực hiện mục tiêu, cần có một tầng lớp cán bộ tốt (hàng giáo sĩ) với những bản lãnh cần thiết. Đó là vấn đề quan trọng thứ hai mà ĐGH đã tập trung trong bài giảng.
Bản lãnh Linh mục:
Ngài kêu gọi các linh mục trên thế giới mang quyền năng chữa lành của ân sủng Chúa tới cho tất cả mọi người như những "mục đồng sống chung với mùi của đàn cừu."
Giống như ở VN, những trẻ chăn trâu tốt là những đứa không sợ mùi mồ hôi trâu, những người nuôi heo giỏi thì không nề hà mùi phân chuồng.
Những linh mục "không đi ra ngoài con người cuả mình" Ngài nói tiếp, bằng cách chỉ làm trung gian giữa Thiên Chúa và con người có thể "dần dần trở thành những người trung gian, quản lý " mà thôi.
Khi một linh mục "không đặt thân mình (lớp da của mình) và trái tim của mình lên tuyến đầu (line), thì vị linh mục ấy không bao giờ được nghe thấy một lời cám ơn ấm áp và chân thành" từ những người được trợ giúp.
"Đây chính là lý do tại sao một số linh mục không cảm thấy hài lòng, mất hăng hái (trái tim) và chỉ còn là một loại đồ cổ hoặc vật lạ theo ngôn từ cuả những nhà sưu tập - chứ không phải là một mục tử sống với mùi cuả cừu," Ngài nói.
Việc dấn thân là phải dứt khoát, không cần thiết phải đặt nặng vấn đề phương pháp nào có lợi ra sao, một điều mà giáo hội đã phải chiụ đựng nhiều chục năm trời với nhiều phong trào hoặc ý thức hệ đối chọi nhau như 'cấp tiến', 'thần học giải phóng' hay ' bảo thủ'...
"Không phải trong việc tìm kiếm tâm thức (soul-searching) hoặc liên tục 'tự phê' mà chúng ta gặp Chúa: những khóa 'tự học' có thể bổ ích cho cuộc sống, nhưng sống bằng cách học hết khóa này tới khoá khác, thử hết phương pháp này đến phưong pháp khác, làm chúng ta trở nên những đàn chim di (pelagians) và làm giảm sức mạnh của ân sủng"
"Đây là những gì Ta yêu cầu các Cha", ĐGH nhấn mạnh, "hãy trở thành những mục đồng có mùi cuả cừu", để mọi người có thể cảm nhận được vị linh mục không chỉ 'có quan tâm' tới giáo dân cuả mình mà thôi, nhưng là một 'ngư phủ lưới người' thật sự.
Thái độ cần có cuả hàng giáo sĩ khi thi hành sứ vụ là đặt nặng vào công việc xoa dịu (unction) chứ không phải là làm xong một công việc (function,) nghiã là có tư cách cuả một lương y dùng dầu thoa bóp chữa lành vết thương cho bệnh nhân để họ đươc thư thới hân hoan, chứ không phải tư cách cuả một công chức muốn hoàn thành một công tác để đạt được một địa vị cao hơn, Ngài nói:
Dầu bí tích quý giá "không phải là để làm cho chúng ta được thơm, và cũng không phải là để giữ kín trong lọ, vì nó sẽ trở thành ôi thối và làm cho trái tim cay đắng".
Một linh mục tốt đi xức dầu cho người dân "với dầu hoan lạc," rao giảng Tin Mừng "với sự xoa dịu làm cho người ta hân hoan," (unction) tức là với sự nhẹ nhàng, an ủi cuả lời Chúa.
Ngài lập lại ý tưởng 'xoa dịu' (unction) một lần nữa trong phần cuối bài giảng: "ở vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền)."
Ngài kết hợp một cách kỳ diệu hai hình ảnh cuả một vị tư tế trong 'Cựu ước' và 'Tân ước', hình ảnh dầu thánh chẩy trên đầu cuả Aaron xuống tận áo choàng và hình ảnh cuả một thiếu phụ bị bệnh xuất huyết mong sờ tới được viền áo cuả Chuá Giêsu, ĐGH noí:
"Hình ảnh lây lan cuả dầu, chảy từ râu của Aaron xuống cổ áo choàng, là hình ảnh của một linh mục đang đi xức dầu mà, qua Chúa Kitô, Đấng Được Xức Dầu, đi đến những vùng tận cùng trái đất, (như là hình ảnh dầu chẩy xuống tới) chiếc áo choàng."
Ngài khai triển hình ảnh 'cái riềm áo cuả Chúa Giêsu' để nhấn mạnh đến việc một người mục tử chân chính phải đặt trái tim cuả mình vào sự khát khao cuả người dân thì mới linh cảm thấy được sứ vụ cuả mình qua những áp lực từ mọi phiá:
"Những gì Ta muốn nhấn mạnh là chúng ta cần phải liên tục khuấy động ân sủng của Chúa lên và cảm nhận được mọi yêu cầu, thậm chí cả những yêu cầu bất tiện và có khi chỉ có tính cách vật chất hoặc hết sức tầm thường nhưng hiển nhiên đó là những mong muốn của người dân mong được xức dầu với dầu thơm, vì họ biết rằng chỉ chúng ta mới có nó."
"Nhận thức và cảm thấy (những yêu cầu đó) là giống như khi Chúa cảm nhận được nỗi thống khổ và hy vọng của người phụ nữ bị xuất huyết khi bà chạm đến riềm áo của mình. Vào lúc đó, Chúa Giêsu, bị bao quanh mọi phía bởi nhiều người, đã thể hiện toàn vẹn vẻ đẹp của Aaron trong bộ y phục tư tế, với dầu chẩy xuống áo choàng. Đó là một vẻ đẹp tiềm ẩn, chỉ chiếu sáng cho những đôi mắt có niềm tin, như của người phụ nữ có bệnh xuất huyết. Mà ngay cả các môn đệ là những linh mục tương lai cũng chưa nhìn thấy hoặc chưa hiểu được: ở vùng ngoại vi hiện sinh, họ chỉ thấy những gì trên bề mặt: đám đông xô lấn vào Chúa Giêsu từ mọi phiá (x. Lc 8:42). Nhưng Chúa, thì khác, Ngài cảm thấy sức mạnh xức dầu của Thiên Chúa chạy xuống các cạnh của chiếc áo choàng của mình."
Sau Cùng đề cập đến cuộc khủng hoảnh về giáo sĩ hiện tại, ĐGH đưa ra một viễn kiến:
Phương thế giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay cuả hàng giáo sĩ
"Thực vậy, cuộc khủng hoảng được gọi là căn tính linh mục đang đe dọa tất cả chúng ta và đang đổ thêm dầu vào cuộc khủng hoảng văn hóa rộng lớn hơn, nhưng nếu chúng ta kiên trì đừng vững trước sự tấn công dữ dội của nó, chúng ta sẽ có thể 'ra khơi' và thả lưới nhân danh Chúa. Không phải là một điều xấu khi mà thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu, nơi mà những gì chúng ta nhận được do ân điển cuả Chuá rõ ràng cũng được nhìn thấy là những ân huệ tinh khiết, đi vào vùng sâu của thế giới hiện đại, nơi mà điều duy nhất đáng kể là sự xoa dịu (unction: xức dầu, xoa diu) chứ không phải là công việc (function: công vụ, chức quyền) và các mẻ lưới đầy cá là những mẻ duy nhất được thả nhân danh của một người mà chúng ta đã đặt trọn niềm tin: Chúa Giêsu."
"Đừng quên thả lưới ngay cả trong những lúc khó khăn" là ý kiến cuả phần đông báo chí Công Giaó phân tích đoạn văn trên. Một số báo chí khác thì chú ý tới câu "thực tại buộc chúng ta phải đi xa vào vùng nước sâu" để dẫn giải là sẽ có nhiều thay đổi 'có tính cách mạng' trong giáo triều, thậm chí sẽ có những thay đổi liên hệ đến vần đề độc thân của linh mục hoặc truyền chức 'phó tế' cho phụ nữ vv..
Có một điều là khi bình luận về những khó khăn cuả giáo hội, phần đông người ta áp dụng các nguyên tắc cuả khoa học 'chính trị' hoặc 'xã hội' mà tìm giải đáp, nhưng quên rằng đây là một tổ chức tôn giáo có niềm tin.
Và do đó ĐGH đã chỉ cho chúng ta con đường rõ ràng và đang dẫn dắt chúng ta đi, đó là 'ra khơi', rời xa những vùng chật chội đầy dẫy cạnh tranh chèn ép, để đi tới những vùng nước sâu và rộng mênh mông, nơi mà không ngư phủ nào thèm đến vì không có lý do gỉ để tin có cá ở đó. Nhưng chính ở nơi đó là lúc Chuá truyền dạy cho các môn đệ 'hãy thả lưới".
Và môn đệ cuả Chuá sẽ trả lời: "Lạy Chuá, chúng con đã thả lưới hoài công cả đêm rồi, nhưng vì Chuá phán bảo, chúng con xin thả lưới".