CHÚA NHẬT II PHỤC SINH-C-
(CN. LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT)
CVTĐ 5: 12-16; Tv. 118; K.huyền 1: 9-11a, 12-13, 17-19; Gioan 20: 19-31

CÔNG BỐ TIN MỪNG PHỤC SINH LÀ CÔNG BỐ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

Đúng vậy, Thiên Chúa đã đến thế gian và làm người như chúng ta. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã chia sẻ với chúng ta những nỗi vui và buồn. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã chịu khổ hình và đã chia sẻ với chúng ta những điều chúng ta không tránh được đó là sự chết. Đúng vậy, Chúa Giêsu đã sống lại từ trong cõi chết và đã hiện ra cho các môn đệ - như những người đã nói trong phúc âm hôm nay. Họ đang họp nhau trong phòng khóa kin cửa, và đang sợ hãi do những gì đã xảy ra cho Chúa Giêsu có thể xảy đến cho họ. Đúng vậy, những điều trong đức tin của chúng ta đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa - đưa khuôn mặt của chúng ta nên giống khuôn mặt Chúa Giêsu.

Dù vậy, chúng ta không nên quên phần bên kia. Với tất cả những hình ảnh và lời nói của Chúa Kitô, chúng ta có thể quên đi mầu nhiệm của Thiên Chúa đã vượt qua sự hiểu biết yếu hèn và hẹp hỏi của chúng ta. Chúng ta, những người ngày nay, có thể dùng tay bấm vào máy vi tính là có thể liên lạc với nhau; Thế nên chúng ta có thể hiểu lầm là chúng ta cũng có thể liên lạc với Thiên Chúa và tìm hiểu Ngài nghĩ gì, và đứng về phía nào.

Và đây là một bình luận về những sự lạ xảy ra thường gọi là "sợ Thiên Chúa". Thiên Chúa sống trong ánh sáng tuyệt hảo, chúng ta không thể tiếp cận được, và ngay cả hôm nay, khi Chúa Giêsu đến thăm các môn đệ đang sợ hãi, và Ngài bảo ông Tôma hay sờ vào các vết thương của Ngài. Chúng ta nên nhớ lại những gì anh chị em Do Thái đã dạy cho chúng ta.

Trong lời cầu nguyện của người Do Thái, nhất là trong các thánh vịnh, họ vẫn kêu lên Thiên Chúa trong những khi đau khổ, và nói chuyện với Thiên Chúa như là bạn thân thiết của họ. Mặc dù họ quen thuộc với Ngài nhưng họ vẫn tuân giữ khoản kính sợ Thiên Chúa đến nỗi không dám nói đến tên Ngài. Vì thế; Trong Đền Thờ có gian nội vi cung thánh là nơi Cực Thánh, trong phòng trong có ngai toà hai bên có hai thiên thần Kêrubim bằng vàng nhìn xuống ngai. Chỉ có thầy thượng tế mới được vào gian nội vi mỗi năm một lần vào ngày lễ đền tội. Và lúc đó mới dám kêu tên Thiên Chúa là Gia-Vê. Không ai được phép nói lên tên thánh đó.

Chúa Giêsu sinh ra, sống và chết trong tôn giáo đó. Thiên Chúa dùng Lời Ngài báo cho chúng ta là Chúa Nhập Thế. Bây giờ, vì Chúa Giêsu dạy mà chúng ta có thể gọi tên Thiên Chúa là Abba - Cha. Trong khi đó, chỉ trong tình yêu thương mới được gọi, nhưng vẫn là tên đáng kính trọng. Chúng ta là con cái trong vòng tay âu yếm của người cha là Thiên Chúa.

Bài Tin mừng hôm nay là khung cảnh thứ ba trong trình thuật Phục sinh đầu tiên của Gioan. Câu chuyện này khởi đi bằng việc Maria phát hiện ra ngôi mộ trống, chạy đi báo cho các môn đệ. Phêrô và “người môn đệ khác” chạy tới mộ và cũng thấy như vậy. Hôm nay, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ khi các ông đang ở trong phòng đóng kín cửa. Đây là khởi điểm cho những lần hiện ra sau đó. Nhưng trước đó là sự trống rỗng và im lặng. Barbara Brown Taylor (trong “Bài giảng Phục sinh” đăng trên tạp chí dành cho các nhà giảng thuyết năm 1995) hướng sự chú ý của chúng ta đến sự trống rỗng và nói rằng: “Đây là cách mà lễ Phục sinh bắt đầu hé rạng trong lòng nhân loại. Người không ở đây. Chúng ta không biết Người ở đâu. Ngôi mộ trống như ngai của nơi cực thánh và âm thanh của danh Thiên Chúa chính là âm thanh hơi thở đứt quãng của chúng ta” (trang 13)

Vào lễ Phục sinh, Giáo hội đề nghị một sự thinh lặng và lòng sùng kính mãnh liệt hơn nữa trước quyền lực vô biên và “riêng biệt của Thiên Chúa”. Ngay cả những ngôn từ hay nhất của chúng ta cũng không thể diễn tả hết được sự phục sinh; tuy nhiên chúng ta cố gắng diễn tả những gì Thiên Chúa đã thực hiện. Chúng ta, những nhà giảng thuyết và tín hữu sẽ cầu nguyện và gắng sức để diễn tả những mầu nhiệm này. Nhưng khi chúng ta nỗ lực, chúng ta sẽ làm tốt, hầu giữ lời khuyên của Brown: “chúng ta đến gần Đấng toàn năng như những phóng viên điều tra, nghiên cứu về những điều chúng ta có thể không bao giờ biết… Như phía trên Thiên Chúa ngự và khi thế gian kết thúc và tại sao những điều xấu xảy đến với những người tin. Chúng ta đặt sai ý nghĩa của đau khổ, của sự khiếp sợ, vào một Thiên Chúa vô biên”.

Ý nghĩa của sự kính sợ và tôn sùng trước Đấng toàn năng trong bài đọc thứ hai trích từ sách Khải huyền đã đụng chạm đến tôi. Sách này có lẽ do một ngôn sứ Kitô hữu gốc Dothái tên là Gioan viết. Ông nói rằng mình nhận được những thị kiến đang khi bị đày ở đảo Patmo vì giảng về Đức Giêsu (1-9). Sách này là một sưu tập những thị kiến và những phát biểu của Gioan, thường do một thiên sứ. Gọi là sách khải huyền vì chứa đựng những thị kiến và lời tiên báo về các biến cố trong tương lai. Người thị kiến được phép dự vào những cuộc phán xét trên trời và vì thế chúng ta cùng đăng trình với Gioan. Việc đọc Khải huyền có thể khiến chúng ta khiếp sợ.

Những độc giả ban đầu của sách này không hiểu nó như một sự mô tả về thời cánh chung. Như các ngôn sứ trước, tác giả muốn sách của mình được hiểu như một sứ điệp ông đón nhận từ Thiên Chúa và trao cho dân Thiên Chúa. Sách Khải huyền khuyến khích những cộng đoàn bị thất bại cố giữ giao ước và mang lại niềm an ủi, lúc đầu dành cho những tín hữu đau khổ trong các hội thánh thuộc vùng tiểu Á – và bây giờ dành cho chúng ta.

Bài hôm nay trích từ sách Khải huyền là một thị kiến đầu tiên trong số những thị kiến đầu tiên (1,9-11,19). Gioan mở đầu bằng cách mô tả về những gì ông biết và chia sẻ với những độc giả với tư cách là một thành viên của đời sống Kitô giáo – “sự đau khổ” (bách hại và khổ nhục) và “sự bảo đảm” chúng ta co được nhờ tin vào Đức Kitô.

Thị kiến khởi đầu với việc ông đã “xuất thần” vào ngày của Chúa. Ông xuất thần và nghe thấy một tiếng lớn như thể tiếng kèn. Ông đã nhận được sự chỉ dẫn để viết ra những điều ông thấy và trao sứ điệp ấy cho bảy hội thánh. Thị kiến mang những đặc nét gợi nhớ những bài viết Khải huyền của Kinh thánh Cựu Ước. Hình ảnh “Con Người” liên tưởng đến thị kiến của Đaniel về khuôn mặt người trình diện Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai, trao cho Người quyền thống trị trên mọi dân tộc (Dn 7,13-14). Khuôn mặt siêu phàm này mang dáng dấp của những tư tế Đền thờ ở Giêrusalem.

Cảm nhận được nỗi kinh khiếp của cảnh tượng này, chúng ta cũng phản ứng như Gioan nếu chúng ta cũng được gặp thị kiến như thế: ngã vật xuống “dưới chân Người, như chết vậy”. Nhưng nhân vật này đã an ủi Gioan và mặc khải chính Người là Đức Kitô phục sinh.

Đâu là sự an ủi chúng ta có thể nhận được từ thị kiến Đức Kitô phục sinh này? Khi Người hiện ra với các môn đệ trong căn phòng đóng kín, Người chào họ bằng lời trao ban bình an. Những vết thương của Người biểu thị tính liên tục giữa Đức Giêsu trần gian, Đấng đã hy sinh mạng sống và Đấng đã phục sinh nói lời bình an và hoà giải: “Bình an cho anh em”. Tiếp đến, Người sai các môn đệ vào sứ vụ của tình thương và tha thứ (Thật đúng là Chúa nhật của Lòng thương xót Chúa)

Các môn đệ ra đi loan báo sứ điệp tình thương mà họ đã nhận được từ Đức Kitô phục sinh và, sau đó, một trong những môn đệ của họ, Gioan, bị đày ở Patmo vì ông đã “loan báo Lời Chúa” và làm chứng cho Đức Giêsu. Trong thị kiến của mình, Gioan không thấy Đức Kitô có những vết thương, nhưng đã sống lại, với tiếng kèn và việc loan báo sự thống trị trên tất cả. “Ta là Đầu và là Cuối, Đấng Hằng sống. Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời. Ta giữ chìa khoá của Tử Thần và Âm phủ”. Đức Kitô là chủ của sự sống và sự chết.

Trong lối nói hiện nay, nếu chúng ta có được thị kiến của Gioan, có lẽ chúng ta sẽ mô tả như sau: “thật hoành tráng”.Nó thật kinh hoàng. Ông đang ngỏ lời với những Giáo hội địa phương đang sống trong những thời điểm khó khăn. Thị kiến của ông nhắc nhớ họ và cả chúng ta – có thể đang trải nghiệm những giới hạn, tổn thương và loại trừ vì niềm tin của mình – Đấng chúng ta tin, hiện đang nắm giữ quyền lực vô biên. Trong những thời điểm khó khăn chúng ta có thể làm những điều Gioan đã thực hiện bằng cầu nguyện và “ngã vật xuống dưới chân Người”. Đức Kitô trao cho chúng ta lời sức mạnh quyền năng và an ủi: “Đừng sợ!”.

Có thể chúng ta không phải đối diện với một đế quốc Rôma thù địch và bách hại các độc giả của sách Khải huyền. Nhưng nỗi đau của chúng ta đến từ nhiều con đường khác nhau. Ngày càng nhiều người lìa bỏ giáo hội, nhiều người tuyên bố họ cảm thấy thất vọng với những vụ bê bối gần đây và cho rằng Giáo hội không hy vọng gì theo kịp thời đại chúng ta.

Khi những tín hữu nhiệt thành không phải chịu đau đớn của sự tra tấn vì niềm tin, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy căng thẳng. Chúng ta hãy đặt lòng mình vào sứ điệp của Đức Kitô trao cho Gioan, Đấng thấu suốt, là “đầu và cuối”. Người luôn trung kiên, từ khởi sự cho đến hoàn tất bằng sự hiện diện mà không bỏ rơi chúng ta. Chúng ta nghe lời an ủi của Đức Kitô để đứng vững và không sợ hãi. Người ở cùng chúng ta và sẽ hoàn tất lời Ngài đã hứa: Người sẽ toàn thắng, sự dữ sẽ không còn tác hại.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd SUNDAY OF EASTER -C-
(DIVINE MERCY SUNDAY)
Acts 5: 12-16; Psalm 118; Revelation 1: 9-11a, 12-13, 17-19; John 20: 19-31

Yes, God has entered our world to become one of us. Yes, Jesus shared our joys and sorrows. Yes, he had close friends and some of his closest deserted him when he needed them the most. Yes, he suffered and shared what is inevitable for each of us, death. Yes, he rose from the dead and appeared to his disciples – like those in our gospel today, locked up and afraid that what happened to him would happen to them as well. Yes, there is much in our faith that brings us up close to God – our face to Jesus’ face.

Still, let’s not forget the other side. With all our images of Christ and words we risk losing our sense of the mystery of God, which exceeds our feeble and limited understanding. We moderns have so much access to information at the tap of our computer keys that we can mistakenly think that we can approach God and learn how God is thinking and whose side of God is on.

So here is an argument for wonder and awe – also known as "fear of the Lord." God lives in unapproachable light and even on this day, when Jesus visits his fearful disciples and invites Thomas to touch his wounds, we need to remind ourselves something our Jewish sisters and brothers have taught us.

In their prayers, especially in the Psalms, they cry out to God in their need and speak to God as longtime friends. Yet, even with that familiarity, they also maintain awe of the God whose name they would not even pronounce. So, for example, in the Temple they had an inner sanctuary, the holy of holies, an empty room and an empty throne, looked over by two golden cherubim. The high priest alone could enter that room and, just once a year on the day of atonement, utter the name of God – Yahweh. No one else was ever allowed to utter the sacred name.

Into that religious world Jesus was born, lived and died. God uttered the divine Word into flesh for our sake. Now, because of Jesus, we can know and can call upon the name of God that Jesus taught us, Abba – "Father," or better, "daddy." While it is a name of intimacy, it still carries a note of reverence and awe. We are tiny children in the arms of an all-protecting, parent God.

Today’s gospel is the third scene in John’s initial Easter narrative. It began with Mary’s finding the empty tomb and rushing to report it to the disciples. Peter and the "other disciple" run to the tomb and also find it empty. Today Jesus comes to the disciples locked behind closed doors. Now the appearances begin. But they were preceded by emptiness and silence. Barbara Brown Taylor ("The Easter Sermon," in Journal for Preachers, Easter, 1995) calls our attention to that emptiness and says:
"This is how Easter dawns in the human heart. He is not here. We do not know where he is. The tomb is as empty as the throne of the holy of holies and the sound of God’s name is the sound of our ragged breath" (page 13).

At Easter, she suggests greater reverence and silence before the awesome power and "privacy of God." Even our best words cannot plumb the resurrection; yet we try to keep expressing what God has done. We preachers and faithful will pray and struggle to put words to these mysteries. But as we try, we will do well to also keep Brown’s advice before us:
"We approach the Almighty like investigative reporters, speculating about things we can never know.... Like whose side God is on and when the world will end and why terrible things happen to faithful people. We have misplaced our sense of awe, our appropriate fear, of a God of enormous privacy"

It’s that sense of awe and reverence before the infinite that touched me in our second reading from the Book of Revelation. The book was probably written by an early Jewish Christian prophet named John. He says he received visions while exiled on the island of Patmos for preaching about Jesus (1:9). The book is a record of visions and voices that came to John, usually by an angel. It’s an apocalyptic book because of its visions and predictions of future events. The visionary is even allowed to enter the heavenly courts and so we journey in with John. Reading Revelation can inspire awe and wonder in us.

The original readers of the book did not see it as a description of the end times. Like earlier prophets, the author wanted his book to be understood as a message from God through him to the people of God. Revelation challenged the failures of the community to keep the covenant and offered comfort, originally to afflicted faithful in the churches of Asia minor – and now to us.

Today’s passage from Revelation is an initial vision for the first cycle of visions (1:9-11:19). John opens with a description of what he knows and has shared with his readers as a member of the Christian life – "distress" (persecution or tribulation) and the "assurance" we have because of our faith in Christ.

The vision begins: it is the Lord’s day and he was "caught up in the spirit." He’s in some kind of trance and hears a trumpet-like voice. He receives instructions to write down what he sees and to tell the seven churches the message. His vision has features reminiscent of the Old Testament apocalyptic writings. The "Son of Man" refers to Daniel’s vision of a human figure with heavenly appearance to whom God, seated on the throne, gives authorization over other nations (Dan 7:13-14). This heavenly figure is dressed in the manner of the Temple priests in Jerusalem.

Feel the awe and wonder of the scene. John reacts the way we would if we were privileged with such a vision: he falls down "at his feet as though dead." But the figure comforts John and reveals himself to be the resurrected Christ.

What comfort might we derive from this vision of the risen Christ? When he appeared to the disciples behind locked doors he greeted them with words offering them peace. His wounds signify the continuity between the crucified, earthly Jesus and the resurrected one who speaks a word of peace and reconciliation, "Peace be with you." He then sends his disciples on a mission of mercy and forgiveness. (An appropriate reminder on this "Divine Mercy Sunday").

The disciples do go forth to preach the message of mercy they heard from the resurrected Christ and, years later, one of their descendants in faith, John, is exiled in Patmos because he "proclaimed God’s word" and gave testimony to Jesus. In his vision John doesn’t see the Christ with wounds, but risen, triumphant and proclaiming sovereign over all. "I am the first and the last, the one who lives. Once I was dead, but now I am alive for ever and ever. I hold the keys to death and the netherworld." Christ is the master over life and death.

In modern slang, if we had John’s inspiring vision, we might describe it as "jaw- dropping." It is awe inspiring. He’s addressing local churches suffering hard times. His vision reminds them and us – who might also be experiencing our own limits, hurts and exclusions because of our faith – that the one in whom we have placed our faith now holds great power. In hard times we can do what John did in prayer and, "fall down at his feet." Christ offers us a powerful word of strength and encouragement, "Do not be afraid."

We may not be facing the hostile Roman Empire that persecuted the readers of Revelation. Unlike the Romans, our society doesn’t consider religion a serious threat to its domination. Our pain comes in other ways. More and more people are leaving our church, many profess feeling disillusioned with recent scandals and claim the church is hopelessly out of touch with our times.

While devout Christians may not be suffering the pains of torture for our faith, we certainly feel the stress. We take heart in Christ’s message to John the Seer that he is our "first and the last." He is firm for us, from beginning to end with a presence that will never fail us. We hear Christ’s encouragement to stand firm and not be afraid. He is with us and will fulfill the promises he has made: he will prevail, evil will not.