CHÚA NHẬT III PHỤC SINH - C-
CVTĐ 5: 27-32, 40-41; Tv. 30; K.huyền 5: 11-14; Gioan 21: 1-19

HÃY CHĂM SÓC CHIÊN CỦA THÀY

Đối với những ai yêu thích những việc cầu nguyện được diễn ra theo đúng nghi lễ và trật tự, theo cá nhân cũng như cộng đoàn (và tôi xin thú nhận tôi cũng là một người trong số đó), thì tốt hơn là chỉ nên đọc lướt qua bài đọc sách Khải Huyền hôm nay. Đó là một đám đông ồn ào náo nhiệt, “có tới ức ức triệu triệu” các thiên thần, các loài thụ tạo sống động và cả các trưởng lão. Tất cả không hề lặng thinh trong trầm tư mặc tưởng. Họ đang lớn tiếng hô vang một bài thánh ca tán tụng “Con Chiên đã bị giết”. Chưa hết, những lời khen ngợi còn lan truyền đến “mọi loài thụ tạo trên trời, dưới đất, trong lòng đất, ngoài biển khơi và vạn vật ở các nơi đó…” Không hề có chỗ cho sự thinh lặng ở nơi đầy ắp những lời ca ngợi của toàn thể vũ trụ này.

Chúng ta tôn thờ nhiều vị thần: giàu có, tuổi trẻ, quyền lực, vui thú, dân tộc,… Nhưng rõ ràng là tác giả Gioan trong thị kiến ngày hôm nay lại vui mừng công bố rằng Chúa thật của tất cả các những sự hữu hình và vô hình chính là “Con Chiên đã bị giết”. Thánh Gioan không chỉ ca ngợi Đức Giêsu, Đấng sống giữa chúng ta. Nhưng ngài ca ngợi Đức Giêsu, Con Chiên đã bị giết chết và đã sống lại cho chúng ta. Khi liên tưởng Đức Giêsu như là Con Chiên thì có rất nhiều biểu tượng: đó là máu chiên đã cứu người Dothái khi họ chuẩn bị cho cuộc xuất hành khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đó là con chiên trong sách Isaia (53,7), Đấng chịu thay đau khổ cho các tội nhân, và trong sách Đaniel (8,20-21) nói về con chiên chiến thắng. Gioan còn cho thấy một lễ đăng quang của Con Chiên. Đây không phải là một lễ nhỏ lặng thầm trong một nhà nguyện xa xôi hẻo lánh, nhưng tất cả các thiên thần, các bô lão và vũ hoàn hô vang bài ca chúc tụng ngợi khen.

Chúng ta sống ở bắc bán cầu nên đang hưởng được mùa xuân sau một mùa đông khắc nghiệt. Hôm nay, khi rời khỏi nhà thờ và nếu may mắn được ở những nơi nhiều cây và hoa (ngay cả ở Brooklyn, quê hương của tôi!), chúng ta có thể cùng hòa chung với bài thánh ca tán dương chúc tụng của vũ hoàn như trong sách Khải Huyền và đón nhận được những món quà của thiên nhiên ban tặng; cũng như là ân sủng mà chúng ta có trong Đức Kitô, Chiên Thiên Chúa, “Đấng xóa tội trần gian”.

Cuộc sống của chúng ta có thể bị rạn vỡ còn tâm trí thì bị phân tán bởi nhiều thứ bận tâm lo lắng, nhưng tác giả Gioan, người đang chịu cảnh lưu đày ở đảo Patmos, cho chúng ta niềm hy vọng. Hôm nay, ngài đã cho ta thấy một thị kiến và một lời nhắc nhở: Con Chiên của Thiên Chúa đã bị đánh bại và giết chết đã phục sinh từ cõi chết và giờ đây đang được tôn phong. Cùng với Gioan là người cũng chịu đau khổ, chúng ta hiến dâng cả những vết thương của mình trong niềm xác tín rằng một ngày nào đó ta cũng sẽ được hiệp đoàn với muôn loài để hát bài ca tụng tán dương. Nhưng chúng ta có thể thưởng nếm yến tiệc cuối cùng ấy bằng việc bắt đầu cử hành ca tụng ngay hôm nay, Chúa Nhật III Phục Sinh, ngay cả khi những lời cầu nguyện và các bài thánh ca có âm điệu dịu dàng hơn!

Tôi vừa có cuộc nói chuyện với một anh em lớn tuổi trong Tỉnh dòng Đaminh của tôi. Anh đang ở trong một cơ sở điều dưỡng. Tôi gọi để nói với anh về sự ra đi của một sử gia dòng Đaminh mà chúng tôi rất yêu mến, Sơ Maria Nona Mc Greal, O.P. Anh ấy đã nói với tôi rằng anh cũng đã lớn tuổi và cứ đau yếu bệnh tật luôn, vì thế mà anh phải ở trong cơ sở điều dưỡng. Tôi đã từng đến thăm cơ sở này. Đây là một nơi tuyệt vời, dù vậy, chẳng có ai lại không muốn có thể tự mình đứng dậy và đi đến những nơi mà mình yêu thích, không còn bị ràng buộc bởi tuổi tác hay bệnh tật thể xác.

Cuộc nói chuyện điện thoại này xảy ra khi tôi đang suy tư về bài Tin mừng hôm nay và Đức Giêsu đã nói với Phêrô: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. Tôi bị cám dỗ giống như một thiếu niên để viết ra bên cạnh đoạn Tin mừng này câu nói: “Sự thật là thế nào đây!”

Quý vị không thấy những câu chuyện phục sinh có âm điệu thật khác thường sao? Câu chuyện hôm nay cũng giống như mọi hôm không có tiếng kèn vang. Thay vào đó, chúng ta thấy một ngày đánh bắt cá mà chẳng được gì cả. Chẳng phải là những ngư phủ này đã từng đánh bắt cá mà không có sự giúp đỡ của Đức Giêsu đó sao? Điều khiến các ông chú ý là một mẻ cá. Sau cùng, Phêrô vui mừng; vừa nghe nói “Chúa đó”, ông vội “khoác áo vào” rồi nhảy xuống biển. Nhưng khi ông và các môn đệ khác vào bờ, các ông không kiệu Đức Giêsu trên vai, hò la, nhảy múa và rước Người đi diễu hành qua các vùng lân cận, giống như những người hùng bóng đá vừa giành được chiến thắng trong giải đấu.

Tuy nhiên, thánh Gioan cho chúng ta thấy là các môn đệ không dám hỏi Đức Giêsu: “Ông là ai, vì các ông biết rằng đó là Chúa.” Sau đó, các ông đã cùng ăn sáng. Phải chăng là các ông đang sửng sốt như những lần trước? Tình tiết của câu chuyện diễn ra chậm rãi chứ không nhanh chóng. Có lẽ là vì trong lòng các môn đệ vẫn còn chút cảm giác bối rối và xấu hổ.

Lúc này, Phêrô không có gì đáng để tự hào, vì thế có nhà chú giải cho rằng điều đầu tiên ông làm là phải “được khôi phục lại”. Đức Giêsu đặt Phêrô vào một cuộc trò chuyện không mấy thoải mái khiến chúng ta liên tưởng đến ba lần ông chối Chúa. Tuy nhiên, Phêrô không bỏ ngang cuộc trò chuyện, và Đức Giêsu cũng không phủi tay bỏ mặc ông cũng như những kẻ còn lại. Nếu chúng ta cũng ở đó, hãy nhớ và thú nhận tội lỗi của mình như các môn đệ, Đức Giêsu đã sẵn sàng tha thứ và sẽ sai chúng ta ra đi một lần nữa. Phêrô chẳng có gì để tự dương tự đắc với những môn đệ khác. Có lẽ, ông chỉ là ánh sao nhỏ bé so với các môn đệ khác, và chúng ta cũng thế. Thế cũng tốt, bởi lẽ Đức Giêsu kêu gọi Phêrô trở lại với vai trò tôi tớ của ngài, “Hãy chăm sóc chiên của Thầy… Hãy chăn dắt chiên của Thầy.” Chúng ta đã được tha thứ, giờ đây ta phải phục vụ người khác, đặc biệt là bằng cách trao cho họ những gì mà Chúa Kitô phục sinh đã cho chúng ta: sự tha thứ.

Giờ đây, trở lại với câu trích dẫn của tôi ở trên liên quan đến việc Phêrô bị dẫn đến những nơi ông không muốn đến. Sự ám chỉ này có lẽ nhắm đến việc Phêrô sẽ phải chịu tử đạo ở Rôma. Phêrô sẽ thể hiện tình yêu với Chúa Kitô bằng cách hy sinh mạng sống của mình để phục vụ Người. Gợi lại cuộc trò chuyện của người anh em Đaminh lớn già và ốm đau bệnh tật. Năm tháng qua đi đã đảo ngược những gì anh thường tự làm: tự mặc quần áo và đi đến nơi nào anh muốn. Sự đau yếu bệnh tật đã buộc anh phải “dang tay ra” và bị dẫn đi, không phải đến nơi anh luôn muốn đến, nhưng là nơi anh phải: đến phòng ăn, uống thuốc, được tắm rửa, được đặt lên giường, bị đáng thức để chích thuốc, …

Vâng, có một điểm qui chiếu cho tất cả những điều ấy, rất nhiều người bị bệnh và tất cả chúng ta cũng yếu đi rất nhiều khi về già. Đúng thế, nhưng chúng ta, những người môn đệ, tin tưởng rằng Chúa Kitô đã sống lại, dẫu cho những câu chuyện phục sinh xem ra khá bình dị, không có ánh sáng chói chang và kèn vang dội, bởi vì đó không phải là cách những người môn đệ như chúng ta sống. Chúng ta tin rằng Chúa Kitô vẫn đồng hành với mình mỗi ngày, ngay cả những năm tháng thê thảm nhất. Có thể sau đó chúng ta sẽ bị giảm đi nhiều thứ, nhưng đức tin vẫn có thể tỏa sáng. Nhớ lại những nhân chứng lớn tuổi của chúng ta đã đem lại cho ta trong tiếng cười và những lời hỏi thăm của họ: “Bạn khỏe không?” Chúng ta có thể từ chối, hay không thể phục vụ như mình vẫn làm, nhưng Chúa Kitô không bỏ rơi chúng ta. Người vẫn ban ân sủng cho chúng ta dù ở tuổi nào và trong mọi điều kiện để ta nên chứng nhân cho sự sống, cái chết và sự phục sinh của Người.

Hãy quay lại bài đọc trong Sách Khải Huyền và lớn tiếng ca ngợi: “Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thuở muôn đời.” Bạn hãy cất cao giọng thưa: “Amen!”

Không giống như sữa hộp hay một bột ngũ cốc, phép rửa tội nhắc nhở rằng chúng ta không có ngày hết hạn. Thiên Chúa đã hứa vào ngày ta chịu phép thánh tẩy: Thiên Chúa đã ngự đến, đã cưu mang, và sẽ không bỏ rơi chúng ta trong tuổi già. “Khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đi.” (Ga 21,18)

Hôm nay là một cơ hội để thừa nhận những điều chúng ta không thích: chúng ta là người phục vụ. Chúa Giêsu mời gọi Phêrô ngay từ đầu Tin mừng: “Hãy theo Thầy”. Và ở cuối cuộc hành trình với Chúa Giêsu cạnh bên, Phêrô và những người khác nghe thấy lời bảo đảm này: “Lòng anh em đừng xao xuyến! Anh em tin vào Thiên Chúa thì cũng hãy tin vào Thầy” (Ga 14,1). Tương lai của chúng ta ở trong tay Thiên Chúa và chúng ta, những người đã chịu phép rửa, có được lời hứa của Thiên Chúa, đặc biệt những người lớn tuổi. Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết, đã cho Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết và sẽ là Thiên Chúa trung thành của ta. Ngài trao ban cho chúng ta cuộc sống ngày hôm nay và cả lúc chúng ta luống tuổi theo thời gian.

Chuyển ngữ:Anh em HV Đaminh Vò Vấp


3rd SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 5: 27-32, 40-41; Psalm 30; Revelation 5: 11-14; John 21: 1-19

For those of us who like decorum and order in our prayer, private and public – and I confess membership in that assembly – we had better skip over lightly today’s reading from the Book of Revelation. It’s noisy, it has a crowd, "countless in number" of angels, living creatures and elders. They are not engaged in silent meditation. They are crying out in a loud voice, a hymn of praise to "the Lamb that was slain." If that weren’t enough, the praises have spread to "every creature in heaven and on earth, and under the earth and in the sea, everything in the universe...." There’s no silencing this universal uproar of praise.

We worship lots of gods, wealth, youth, might, pleasure, nation, etc. But it’s clear that John the Visionary is proclaiming with exuberance that the true Lord of all that is visible and invisible is "the Lamb that was slain." He didn’t just praise Jesus who walked among us. His praise is for Jesus, the Lamb, who was slain and rose for us. The reference to Christ as the Lamb is rich in symbolism: there is the smeared blood of the lamb that saved the Israelites as they prepared to begin their exodus from Egyptian slavery; there is the lamb in Isaiah (53:7) who suffered for sinners and Daniel (8:20-21) presents the conquering lamb. John presents a coronation ceremony of the Lamb. It’s not a quiet little ceremony in a tucked-away chapel. Rather, all angels, elders and the created universe shout out their songs of praise.

We in the northern hemisphere are enjoying Spring after an arduous winter. As we leave the church today and, if we are lucky enough to be in a place where there are some trees and flowers (Yes, even in Brooklyn, my hometown!), we could join the universal hymn of praise we heard in Revelation and acknowledge nature’s gifts; as well as the gift we have in Christ, the Lamb of God, "who takes away the sins of the world."

Our lives may be fragmented and our minds distracted by many cares, but John, from the island of Patmos where he was in exile, offers us hope. Today a vision and a reminder are given us: the defeated and slain Lamb of God is risen from the dead and now is enthroned. To him, who was broken, we offer our wounds in the confidence that one day we too will be members of the praising multitude. But we could practice for that final festive banquet by beginning our show of praise today, this Third Sunday of Easter – even if our prayers and hymns are in more moderated tones!

I just spoke with a senior member of my Dominican province. He is in a nursing facility. I called to tell him about the death of our beloved Dominican historian Sr. Mary Nona Mc Greal, OP. My brother told me that he too has aged and has a lot of ailments – hence, the nursing facility . I have visited there, it’s a wonderful residence, but still, who wouldn’t want to be able to get up and go where we please, not be limited by age or physical ailments?

The phone conversation comes while I am reflecting on today’s gospel and Jesus telling Peter: "Amen, amen, I say to you, when you were younger you used to dress yourself and go where you wanted, but when you grow old, you will stretch out your hands and someone else will dress you and lead you where you do not want to go." I am tempted, like a teenager might do, to write in the column alongside this quote, "How true!"

Don’t you think these resurrection stories are rather ordinary sounding? Today’s, like the others, lacks a background of trumpets. Instead, we get another fruitless day of fishing. Did these fishermen ever catch fish without Jesus’ help? What gets their attention is a catch of fish – finally! Peter gets excited; he gets presentable, "tucked in his garment" and jumps into the sea. But when he and the other disciples get to the shore they don’t hoist Jesus on their shoulders, shout and dance and parade him through the vicinity, like a football hero who just kicked the winning field goal.

Instead, John tells us, that the disciples didn’t dare ask Jesus, "‘Who are you?’ Because they realized it was the Lord." Then they have breakfast served to them. Were they in a dazed state – which they frequently seem to have been? Instead of the pace of the narrative picking up, now that Jesus is risen and before them, it seems to crawl along. Maybe its because of the embarrassment and shame lingering in the hearts of the disciples.

Peter doesn’t have much to be proud of at this point, so first he has to, in the words of one commentator, be "rehabilitated." Jesus draws Peter into an uncomfortable conversation that calls to mind his triple denial. Still, Peter doesn’t drop out of the conversation, nor does Jesus wash his hands of Peter and the rest and walk away. It seems that if we stay around, remember and confess our failures as disciples, Jesus is ready to forgive and send us out again. Peter has nothing to be puffed up about. Perhaps, in the light of our less-than-stellar performance as disciples, neither do we. Good, because Jesus calls Peter back to his servant role, "Feed my lambs… Tend my sheep." We have been forgiven, now we ought to serve others, especially by giving them what the risen Christ has given us – forgiveness.

Now here comes the line I quoted earlier, about Peter being led where he does not want to go. The reference is probably to the martyrdom Peter will suffer in Rome. Peter will express his love for Christ by laying down his life in service to him. Recall the conversation with my aged and infirmed Dominican brother. The changing years have reversed what he used to do on his own – dress himself and go where he wanted to go. Infirmity has required he "stretch out" his hands and be led, not to where he always wants to go, but where he must: to the dining room; for his medications; to be bathed; to be put to bed; be awakened for shots, and on and on.

Well, what’s so unique about that, a lot of people get sick and we all lose some, or a lot, of our vigor as we age. Yes, but we disciples believe that Christ is risen, even though the resurrection stories seem quite ordinary, lacking flares and trumpets – because that’s not how we disciples live. We believe that Christ accompanies us each day, even through our declining years. There is may be much that will be taken from us then, but our faith can shine. Recall the witness our seniors give us in their laughter and their concerned questions to us, "How are you doing?" We may decline, we may not be able to serve as we used to, but Christ doesn’t give up on us. He still graces us at any age and in any condition to be witnesses to his life, death and resurrection.

Let’s go back to the Book of Revelation reading and even raise our voices a bit as we acclaim, "To the one who sits on the throne and to the Lamb be blessing, and honor, glory and might forever and ever." Raise your voices now – "Amen!"

Unlike a quart of milk or a box of cereal, our baptism reminds us we have no expiration date. God made a promise at our baptism: God swooped us up, has carried us and will not drop us in our old age. "When you are old, you will stretch out your hands and another will carry you" (Jn 21:18).


Today’s a chance to admit what we don’t like to: we are dependent. Jesus invited Peter at the beginning of the gospel, "Follow me." As the end of the journey with Jesus drew close, Peter and the others heard this assurance, "Let not your hearts be troubled: believe in God, believe also in me" (Jn 14:1). Our future is in God’s hands and we baptized hold to the promise God has made to us, especially we older members. God has overcome death, raised Jesus from the dead and will be our constant God, offering us life this day and as we age into our future.