“Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 8 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi daanh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
* * *
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Mùa Phục Sinh mà chúng ta đang sống với niềm vui, được hướng dẫn bởi phụng vụ của Hội Thánh, là thời gian tuyệt vời của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu, Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, ban cho chúng ta “một cách vô hạn” (x. Ga 3:34). Thời gian ân sủng này được kết thúc bằng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Ngũ Tuần), khi Hội Thánh sống lại sự tuôn đổ Thánh Thần trên Đức Mẹ Maria và các Tông Đồ đang tụ họp trong cầu nguyện nơi nhà Tiệc Ly.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng bằng đức tin: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.” Chân lý thứ nhất mà chúng ta giữ vững là tôi tin Chúa Thánh Thần là Kyrios, Đức Chúa. Điều này có nghĩa là Ngài thực sự là Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con, Ngài, đối với chúng ta, là đối tượng của cùng một hành vi thờ phượng và tôn vinh mà chúng ta dành cho Chúa Cha và Chúa Con. Thực ra, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi; Ngài là hồng ân cả thể của Đức Kitô Phục Sinh, là Đấng mở trí khôn và tâm hồn chúng ta ra để đón nhận đức tin vào Chúa Giêsu như Chúa Con được Chúa Cha sai đến, và dẫn chúng ta đến tình bằng hữu, đến sự hiệp thông với Thiên Chúa.
Nhưng tôi muốn tập trung đặc biệt vào thực tại là Chúa Thánh Thần là nguồn mạch vô tận của sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta. Con người của mọi thời đại và mọi nơi đều muốn có một cuộc sống sung mãn và tốt đẹp, công bằng và tốt lành, một cuộc sống không bị đe dọa bởi cái chết, nhưng có thể trưởng thành và phát triển một cách trọn vẹn. Con người như một khách lữ hành, đang băng qua hoang địa cuộc đời, khát một nước hằng sống, vọt lên và tươi mát, có khả năng làm thỏa mãn ước vọng sâu thẳm tận đáy lòng về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an của người ấy. Tất cả chúng ta đều cảm thấy ước vọng ấy! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần, Đấng phát sinh từ Chúa Cha, và là Đấng mà Chúa Giêsu đổ vào lòng chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10).
Chúa Giêsu đã hứa với người phụ nữ Samaria rằng Người sẽ luôn luôn ban một “nước hằng sống” cách dồi dào tất cả những ai nhìn nhận Người là Chúa Con được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta (x. Ga 4: 5-26; 3:17). Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta “nước hằng sống” này là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, được sinh động hóa bởi Thiên Chúa và được nuôi dưỡng bởi Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta muốn nói khi nói rằng một Kitô hữu là một con người tinh thần: một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần. Nhưng tôi xin đưa ra một câu hỏi: còn chúng ta, chúng ta có nghĩ theo Thiên Chúa không? Chúng ta hành động theo Thiên Chúa không? Hoặc chúng ta để cho mình bị hướng dẫn bởi rất nhiều những điều khác mà không thực sự là Thiên Chúa? Mỗi người chúng ta phải phải trả lời câu hỏi này trong tận đáy lòng mình.
Lúc này chúng ta có thể tự hỏi: tại sao nước này có thể làm dịu cơn khát tận đáy lòng chúng ta? Chúng ta biết rằng nước là điều cần thiết cho cuộc sống, không có nước chúng ta chết; nó làm dịu cơn khát, rửa sạch, làm cho đất đai màu mỡ. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, chúng ta tìm thấy những lời này: “tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta” (5:5). “Nước hằng sống,” Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đấng Phục Sinh cư ngụ trong chúng ta, thanh tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, đổi mới chúng ta, biến đổi chúng ta bởi vì làm cho chúng ta được thông phần vào chính sự sống của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Vì lý do đó mà Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng đời sống Kitô hữu được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần và các hoa trái của nó là “bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, hòa nhã, tiết độ” (Gl 5:22 -23). Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào sự sống thần linh như “những người con trong Con Một.” Trong một đoạn khác của Thư gửi tín hữu Rôma, mà chúng ta đã nhiều lần đề cập đến, Thánh Phaolô tóm lược nó bằng những lời này: “Tất cả những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì anh em đã không nhận được thần khí nô lệ khiến anh em phải sợ hãi, nhưng anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó chúng ta kêu lên,’Abba! Lạy Cha!’ Chính Thần Khí làm chứng cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con, thì cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Ðức Kitô; miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (8, 14-17).
Đây chính là hồng ân quý giá mà Chúa Thánh Thần đặt vào tâm hồn chúng ta: chính sự sống của Thiên Chúa, sự sống của những người con thật, một mối liên hệ tin tưởng, tự do và tín thác vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng có ảnh hưởng là cho chúng ta một cái nhìn mới về tha nhân, dù xa hay gần, là những người phải luôn luôn được chúng ta coi như anh chị em trong Chúa Giêsu, phải được tôn trọng và yêu thương. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu.
Đó là lý do tại sao nước hằng sống là Chúa Thánh Thần thỏa mãn cơn khát của cuộc đời chúng ta, bởi vì Ngài cho chúng ta biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương như con cái, rằng chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa như con cái của Ngài, và nhờ ân sủng của Ngài chúng ta có thể sống như con cái Thiên Chúa, như Chúa Giêsu. Còn chúng ta, chúng ta có lắng nghe Chúa Thánh Thần không? Chúa Thánh Thần nói gì với chúng ta? Ngài nói: Thiên Chúa yêu thương bạn. Ngài cho chúng ta biết điều này. Thiên Chúa yêu thương bạn, Thiên Chúa thực sự yêu thương bạn. Còn chúng ta, chúng ta có thật sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu không? Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, hãy để cho Ngài nói với tâm hồn chúng ta và cho chúng ta biết điều này: Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Cha. Ngài yêu thương chúng ta như một người Cha thật, Ngài thật sự yêu thương chúng ta và chỉ một mình Chúa Thánh Thần nói điều này với tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nghe Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần, và chúng ta hãy tiến bước trên con đường này của tình yêu, lòng thương xót và tha thứ. Cảm ơn anh chị em.
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 8 tháng 5 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô. Người tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin. Được biết Năm Đức Tin cũng là trọng tâm của Đại Hội Giáo Lý Việt Nam Toàn Quốc Hoa Kỳ lần thứ XII được tổ chức tại Baton Rouge, Louisiana từ ngày 21 đến 23 tháng 6, 2013. Muốn ghi daanh tham dự Đại Hội hoặc muốn biết thêm chi tiết xin vào www.giaoly.org/vn/ghi-danh hoặc www.nhatinhtamlethithanh.org/ghidanhdhgl.html.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Mùa Phục Sinh mà chúng ta đang sống với niềm vui, được hướng dẫn bởi phụng vụ của Hội Thánh, là thời gian tuyệt vời của Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu, Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh, ban cho chúng ta “một cách vô hạn” (x. Ga 3:34). Thời gian ân sủng này được kết thúc bằng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Ngũ Tuần), khi Hội Thánh sống lại sự tuôn đổ Thánh Thần trên Đức Mẹ Maria và các Tông Đồ đang tụ họp trong cầu nguyện nơi nhà Tiệc Ly.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai? Trong kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng bằng đức tin: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.” Chân lý thứ nhất mà chúng ta giữ vững là tôi tin Chúa Thánh Thần là Kyrios, Đức Chúa. Điều này có nghĩa là Ngài thực sự là Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con, Ngài, đối với chúng ta, là đối tượng của cùng một hành vi thờ phượng và tôn vinh mà chúng ta dành cho Chúa Cha và Chúa Con. Thực ra, Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi; Ngài là hồng ân cả thể của Đức Kitô Phục Sinh, là Đấng mở trí khôn và tâm hồn chúng ta ra để đón nhận đức tin vào Chúa Giêsu như Chúa Con được Chúa Cha sai đến, và dẫn chúng ta đến tình bằng hữu, đến sự hiệp thông với Thiên Chúa.
Nhưng tôi muốn tập trung đặc biệt vào thực tại là Chúa Thánh Thần là nguồn mạch vô tận của sự sống của Thiên Chúa trong chúng ta. Con người của mọi thời đại và mọi nơi đều muốn có một cuộc sống sung mãn và tốt đẹp, công bằng và tốt lành, một cuộc sống không bị đe dọa bởi cái chết, nhưng có thể trưởng thành và phát triển một cách trọn vẹn. Con người như một khách lữ hành, đang băng qua hoang địa cuộc đời, khát một nước hằng sống, vọt lên và tươi mát, có khả năng làm thỏa mãn ước vọng sâu thẳm tận đáy lòng về ánh sáng, tình yêu, vẻ đẹp và bình an của người ấy. Tất cả chúng ta đều cảm thấy ước vọng ấy! Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta nước hằng sống này: đó là Chúa Thánh Thần, Đấng phát sinh từ Chúa Cha, và là Đấng mà Chúa Giêsu đổ vào lòng chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10).
Chúa Giêsu đã hứa với người phụ nữ Samaria rằng Người sẽ luôn luôn ban một “nước hằng sống” cách dồi dào tất cả những ai nhìn nhận Người là Chúa Con được Chúa Cha sai đến để cứu chúng ta (x. Ga 4: 5-26; 3:17). Chúa Giêsu đến để ban cho chúng ta “nước hằng sống” này là Chúa Thánh Thần, để cuộc sống của chúng ta được hướng dẫn bởi Thiên Chúa, được sinh động hóa bởi Thiên Chúa và được nuôi dưỡng bởi Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta muốn nói khi nói rằng một Kitô hữu là một con người tinh thần: một Kitô hữu là một người suy nghĩ và hành động theo Thiên Chúa, trong Chúa Thánh Thần. Nhưng tôi xin đưa ra một câu hỏi: còn chúng ta, chúng ta có nghĩ theo Thiên Chúa không? Chúng ta hành động theo Thiên Chúa không? Hoặc chúng ta để cho mình bị hướng dẫn bởi rất nhiều những điều khác mà không thực sự là Thiên Chúa? Mỗi người chúng ta phải phải trả lời câu hỏi này trong tận đáy lòng mình.
Lúc này chúng ta có thể tự hỏi: tại sao nước này có thể làm dịu cơn khát tận đáy lòng chúng ta? Chúng ta biết rằng nước là điều cần thiết cho cuộc sống, không có nước chúng ta chết; nó làm dịu cơn khát, rửa sạch, làm cho đất đai màu mỡ. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, chúng ta tìm thấy những lời này: “tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào tâm hồn chúng ta, qua Chúa Thánh Thần mà Ngài đã ban cho chúng ta” (5:5). “Nước hằng sống,” Chúa Thánh Thần, hồng ân của Đấng Phục Sinh cư ngụ trong chúng ta, thanh tẩy chúng ta, soi sáng chúng ta, đổi mới chúng ta, biến đổi chúng ta bởi vì làm cho chúng ta được thông phần vào chính sự sống của Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu. Vì lý do đó mà Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng đời sống Kitô hữu được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần và các hoa trái của nó là “bác ái, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân hậu, hào hiệp, trung tín, hòa nhã, tiết độ” (Gl 5:22 -23). Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta vào sự sống thần linh như “những người con trong Con Một.” Trong một đoạn khác của Thư gửi tín hữu Rôma, mà chúng ta đã nhiều lần đề cập đến, Thánh Phaolô tóm lược nó bằng những lời này: “Tất cả những ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì anh em đã không nhận được thần khí nô lệ khiến anh em phải sợ hãi, nhưng anh em đã nhận Thần Khí làm nghĩa tử, bởi đó chúng ta kêu lên,’Abba! Lạy Cha!’ Chính Thần Khí làm chứng cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Vậy nếu là con, thì cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Ðức Kitô; miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (8, 14-17).
Đây chính là hồng ân quý giá mà Chúa Thánh Thần đặt vào tâm hồn chúng ta: chính sự sống của Thiên Chúa, sự sống của những người con thật, một mối liên hệ tin tưởng, tự do và tín thác vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng có ảnh hưởng là cho chúng ta một cái nhìn mới về tha nhân, dù xa hay gần, là những người phải luôn luôn được chúng ta coi như anh chị em trong Chúa Giêsu, phải được tôn trọng và yêu thương. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta nhìn bằng đôi mắt của Đức Kitô, sống cuộc sống của mình như Đức Kitô đã sống cuộc sống của Người, hiểu cuộc đời như Đức Kitô đã hiểu.
Đó là lý do tại sao nước hằng sống là Chúa Thánh Thần thỏa mãn cơn khát của cuộc đời chúng ta, bởi vì Ngài cho chúng ta biết rằng chúng ta được Thiên Chúa yêu thương như con cái, rằng chúng ta có thể yêu mến Thiên Chúa như con cái của Ngài, và nhờ ân sủng của Ngài chúng ta có thể sống như con cái Thiên Chúa, như Chúa Giêsu. Còn chúng ta, chúng ta có lắng nghe Chúa Thánh Thần không? Chúa Thánh Thần nói gì với chúng ta? Ngài nói: Thiên Chúa yêu thương bạn. Ngài cho chúng ta biết điều này. Thiên Chúa yêu thương bạn, Thiên Chúa thực sự yêu thương bạn. Còn chúng ta, chúng ta có thật sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân như Chúa Giêsu không? Hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, hãy để cho Ngài nói với tâm hồn chúng ta và cho chúng ta biết điều này: Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa đang chờ đợi chúng ta, Thiên Chúa là Cha. Ngài yêu thương chúng ta như một người Cha thật, Ngài thật sự yêu thương chúng ta và chỉ một mình Chúa Thánh Thần nói điều này với tâm hồn chúng ta. Chúng ta hãy nghe Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy lắng nghe Chúa Thánh Thần, và chúng ta hãy tiến bước trên con đường này của tình yêu, lòng thương xót và tha thứ. Cảm ơn anh chị em.
http://giaoly.org/vn/