Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 10 Thường niên năm C 09.6.2013
“Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ,”
Dâng cao lên, cao tột tới trên trời!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 7: 11-17
Sóng lòng ta, vẫn dâng trào như biển cả, ngoài xứ lạ. Dâng lên mãi, hầu trỗi dậy với Thánh Thần. Trình thuật thánh Luca, nay cũng diễn tả một trỗi dậy từ cõi chết để dâng cao với Thần Khí Chúa sống trong đời. Người trai trẻ thành Na-im nay đã cùng Chúa trỗi dậy, dâng cao mãi chồn miền có Chúa, có ta, có cả mọi người.
Chết rồi trỗi dậy, là đề tài được viết nhiều trong Kinh thánh, cả 4 Tin Mừng. Tin Mừng thánh Máccô đặc biệt chương 5 nói về con của Yai-rô; và, chương 9 lại cũng có nói đến trẻ bé bị ma quỷ hãm hại đến ‘kinh phong’. Nhiều người lại biện luận: trường hợp như thế, không hẳn đã chết thật, mà chỉ là ngủ như xác chết, thôi. Chuyện hôm nay, về người trai đã thực sự chết gọn trong quan tài đem đi chôn.
Nay, cũng nên suy thêm về từ-vựng “chết” hoặc “nằm chết gọn” nói ở trình thuật. Sự việc Chúa nói hoặc vực dậy người chết cho trỗi dậy, nghe cũng lạ. Đôi lúc, chỉ có nghĩa: ‘hãy ở sạch’, hoặc: ‘hãy đứng dậy đi’, là từ-vựng mang tính ảo thuật bên tiếng Aram tương đương với từ “Ephata” tiếng Hy Lạp khi Chúa chữa lành cho người điếc nặng. Từ-vựng này đi kèm dấu chỉ, lời thầm thì, rên rỉ hay sao đó, có người gọi đó là lời cầu không công thức. Là, âm thanh có đính kèm một sờ chạm, đụng người. Với người điếc nặng, Chúa dùng nước miếng để sờ chạm và Ngài đưa ngón tay vào tai người điếc là tác- động cụ thể để nên việc. Tất cả, chỉ để gợi lên cung cách hành nghề của pháp-sư và phù thủy thời trước khi các vị này cũng có “quyền-năng cái-thế” hay sao đó với thần hồn người chết.
Phần đông dân thường thời trước, vẫn tin là: người có “quyền-năng cái-thế” vẫn mang trong mình thần-linh nào đó và nhờ thần linh này, họ có uy có quyền vực dậy thần hồn của người khác, đặc biệt là người chết. Chính vì thế, họ có khả năng vực người chết trỗi dậy để đưa về lại với cuộc sống bằng cách ra lệnh cho thần-hồn người ấy ra khỏi cõi chết, tạo sinh khí cho xác-thể trở về y như cũ. Và, dân thường thời ấy định danh cho sự kiện này là “gọi hồn” hoặc “thần-thiêng-hoá” xác chết.
Thông thường, thần linh thần hồn như thế, có thể làm được chuyện sống lại. Có ảo-thuật-gia còn sử dụng người chết cho mục đích đó. Văn chương thời cổ ngoài kinh thánh, đặc biệt là nghệ thuật Đạo Chúa thời tiên khởi, cũng diễn tả việc Chúa làm phép lạ cho người chết trỗi dậy bằng cây gậy mà ảo-thuật-gia khi xưa vẫn làm. Chuyện này, có ý bảo: người chết yểu hoặc chết tức tưởi vẫn muốn hoạt động ở thế trần, như khi trước.
Người “quyền-năng cái-thế”, hay dùng gậy để sờ-chạm vào bệnh-nhân hoặc kẻ chết khiến họ lành lặn mà trỗi dậy. Nghệ thuật Đạo vào thế kỷ thứ 3 và 4, cứ vẽ Chúa dùng gậy để chữa lành cho người bệnh hoặc khiến người chết sống lại. Các hình trên mộ-cổ La-Mã cho thấy: gậy đây, không là gậy để đi, hoặc hộ mạng khi bị công kích. Gậy đây, không là khí-cụ mạnh mà chỉ là cành nhỏ bẻ gập. Có hình còn cho thấy Chúa đã khiến cho ông Lazarô sống lại cũng bằng cây gậy thần-kỳ này. Sách Công vụ kể thánh Phêrô là ảo-thuật-gia vĩ-đại cũng từng dùng “cây gậy” đập cho đá văng khỏi vách, hệt như Môsê khiến cho biển cả tách làm hai cột nước. Tóm lại, nhiều đoạn-văn tả việc sờ-chạm vào người bệnh cũng hệt thế.
Thời Chúa sống, khi Hêrôđê giết chết Gioan Tiền-Hô, nghe nói thánh-nhân đã trỗi dậy nhưng thay vì sống như người thường, thánh-nhân lại “nằm gọn” trong Đức Giêsu, tức ở với Chúa và trong Chúa. Nói thế, không có ý bảo: Chúa bị thần-tính của thánh Gioan Tẩy Giả ám ảnh, mà là: Chúa sử dụng thần-hồn của thánh-nhân ‘phụ lực’ Ngài khi có yêu cầu, cả vào khi Ngài làm phép lạ, nữa. Sức mạnh bên ngoài đã vực thánh-nhân trỗi dậy ra khỏi sự chết và trao thần-tính của thánh-nhân cho Chúa sở-hữu vẫn mời gọi thánh-nhân làm phụ tá cho Ngài. Chúa có thể vận-dụng thánh Gioan Tẩy Giả sau khi ông chết đế có tác-dụng như một phép lạ, thôi. Có vị lại nghĩ về giả thuyết bảo rằng: Chúa có làm thế cũng để kết-nối tác-tạo với thần-khí Êlya.
Thành thử, vấn đề đặt ra, là: Chúa có là ảo-thuật-gia hay nhà phù-thủy không?
Trường hợp của Chúa, có vấn-nạn bảo rằng: quyền-uy Ngài xua đuổi tà-thần, chữa lành người bệnh và vực dậy người đã chết. Không quyền-uy nào như thế được trình bày như thể độc-quyền chỉ mình Chúa mới có. Quyền đó không là kết quả thần linh “bắt quyết” Ngài theo cách sao đó. Nhưng thật sự, Chúa có thể sử dụng quyền năng như Ngài muốn, chứ không vâng nghe theo lệnh của bất cứ thần-linh nào hết. Chính Ngài tự định-đoạt sự việc lúc nào thì sử dụng và sử dụng ra sao quyền-bính của Ngài, chỉ mỗi thế.
Là Chúa, Ngài trao đổi lời thề-nguyền, rời bỏ quyền-uy khuynh-loát, chỉ sử dụng nó với mục đích nào do Ngài định đoạt. Ngài trao ban quyền-bính cho nhóm người được Ngài tuyển chọn. Ngài còn thổi Thần Khí vào con người họ, lúc còn sống. Theo tư duy Do thái, thần-hồn và hơi thở cũng giống nhau. Người xứ Địa-Trung-Hải thời đó, cũng nghĩ rằng: “thổi hơi” là việc của ảo-thuật-gia vẫn từng làm. Thông thường, Chúa trông giống ảo-thuật-gia tối cao vẫn trao quyền cho người vừa mới gia nhập cộng đoàn.
Còn, pháp sư là người có được quyền bính từ những quan-hệ trao-đổi với thế giới thần-bí. Ông ta làm việc này, bằng các động-tác linh-thiêng đặc biệt trong đó có chuyện gọi mời, lên cơn hoặc đối tác với thần linh bí-ẩn. Gọi mời, có thể là việc chân-truyền nhưng thường thì không thế. Việc đó, thường do quyền-năng ở cấp độ cao hơn đã tuyển chọn mình và người được chọn tuy cũng có quyền-uy như thế, lại không được phép khống-chế quyền-bính ở cấp độ cao hơn mình.
Việc “lên cơn nhập hồn” bao gồm chuyện cách ly, để thực thi một số động tác tự hủy như: ăn chay, sống độc thân thanh khiết, liên-lỉ cầu nguyện và tôi-luyện thần-trí. Trao đổi với thần khí, thường ngang qua động tác co giựt, hôn mê, nhập-hồn lúc hồn tạm thời rời khỏi xác trong chốc lát. Vào trường hợp tương-tự như trường hợp độc đáo của pháp sư. Bởi, pháp sư là người duy trì trí nhớ và xui khiến thần tính thâm nhập xác thể một cách linh động, mà người ấy không sợ bị thần-bí kềm-chế. Pháp sư đầy kinh nghiệm, còn có thể là người tương-tác trực-tiếp với thần linh độ-lượng nên có thể hành xử như người chữa lành, trừ quỷ và hành nghề đồng bóng.
Vậy hỏi rằng: Đức Giêsu có là pháp sư như thế không?
Thật ra thì, việc pháp sư “gọi hồn” và “lên cơn” với việc Chúa lĩnh chịu thanh tẩy cũng như chấp nhận để ma quỷ cám dỗ có nét song hành, na ná. Thế nhưng, Tin Mừng không thấy nói đến chuyện Chúa bị “nhập hồn” mê mẩn và cũng chẳng thấy Chúa có hành vi nào dựa vào uy-lực ngoại-vi làm đặc điểm con người của Ngài. Và, Chúa thực-hành việc tự-huỷ để trở thành hư không/trống rỗng mà không muốn có lợi cho Ngài. Đằng khác, Ngài luôn cương quyết san sẻ quyền năng của Ngài cho người khác.
Vả lại, nơi Ngài luôn có sự hiện-diện của “Thần Khí Thánh Ái” ở với Ngài. Thần Khí Ngài làm được tất cả, từ thổi hơi sống động cho mọi người được sống linh-hoạt, lẫn vực người chết trở về với lối sống thân thương, đổi mới, thành con người mới không tồi tệ. Như Tin Mừng nhấn mạnh, việc Chúa làm đã khiến mọi người kinh-hãi và tôn-vinh Thiên Chúa bằng những câu: “Một ngôn sứ cao cả đã chỗi dậy giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài.” (Lc 7: 16)
Chắc chắn một điều, là: hành-tung của pháp-sư chỉ để đối-đầu với thần-linh khuynh-loát, để rồi tự đặt mình dưới uy lực tà-thần luôn đè-bẹp mình vào cõi chết. Còn, Đức Chúa của ta chỉ vực dậy kẻ đã chết về tâm hồn lẫn xác thể, để họ biết mà sống sao cho Thiên-Chúa-là-Cha được tôn-vinh, cao cả. Đấng Cao Cả ở trên cao, nay bằng lòng giáng-hạ để sống chung và cùng sống với kẻ nghèo hèn đến nỗi chết, ngõ hầu cho họ được trỗi dậy mà sống cuộc đời cao cả làm dân con Chúa, với muôn người.
Cảm nghiệm tôn vinh Chúa là Đấng luôn vực dậy kẻ yếu hèn, ta hãy hát lên lời thơ vang rằng:
“Máu tim ta tuôn ra làm bể cả,
Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi.
Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ,
Dâng cao lên, cao tột tới trên trời.”
(Hàn Mặc Tử - Biển Hồn Ta)
Biển hồn ta, nay có Chúa vực lên chốn cao cả có sóng lòng rồn rập, mây trôi. Sóng lòng ấy, nay vẫn dâng cao, dâng cao tột để người người quyết tôn-vinh Chúa, Đấng Cao Cả đã hạ giáng viếng thăm dân con Người mãi không thôi, chẳng chấm dứt.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ,”
Dâng cao lên, cao tột tới trên trời!”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 7: 11-17
Sóng lòng ta, vẫn dâng trào như biển cả, ngoài xứ lạ. Dâng lên mãi, hầu trỗi dậy với Thánh Thần. Trình thuật thánh Luca, nay cũng diễn tả một trỗi dậy từ cõi chết để dâng cao với Thần Khí Chúa sống trong đời. Người trai trẻ thành Na-im nay đã cùng Chúa trỗi dậy, dâng cao mãi chồn miền có Chúa, có ta, có cả mọi người.
Chết rồi trỗi dậy, là đề tài được viết nhiều trong Kinh thánh, cả 4 Tin Mừng. Tin Mừng thánh Máccô đặc biệt chương 5 nói về con của Yai-rô; và, chương 9 lại cũng có nói đến trẻ bé bị ma quỷ hãm hại đến ‘kinh phong’. Nhiều người lại biện luận: trường hợp như thế, không hẳn đã chết thật, mà chỉ là ngủ như xác chết, thôi. Chuyện hôm nay, về người trai đã thực sự chết gọn trong quan tài đem đi chôn.
Nay, cũng nên suy thêm về từ-vựng “chết” hoặc “nằm chết gọn” nói ở trình thuật. Sự việc Chúa nói hoặc vực dậy người chết cho trỗi dậy, nghe cũng lạ. Đôi lúc, chỉ có nghĩa: ‘hãy ở sạch’, hoặc: ‘hãy đứng dậy đi’, là từ-vựng mang tính ảo thuật bên tiếng Aram tương đương với từ “Ephata” tiếng Hy Lạp khi Chúa chữa lành cho người điếc nặng. Từ-vựng này đi kèm dấu chỉ, lời thầm thì, rên rỉ hay sao đó, có người gọi đó là lời cầu không công thức. Là, âm thanh có đính kèm một sờ chạm, đụng người. Với người điếc nặng, Chúa dùng nước miếng để sờ chạm và Ngài đưa ngón tay vào tai người điếc là tác- động cụ thể để nên việc. Tất cả, chỉ để gợi lên cung cách hành nghề của pháp-sư và phù thủy thời trước khi các vị này cũng có “quyền-năng cái-thế” hay sao đó với thần hồn người chết.
Phần đông dân thường thời trước, vẫn tin là: người có “quyền-năng cái-thế” vẫn mang trong mình thần-linh nào đó và nhờ thần linh này, họ có uy có quyền vực dậy thần hồn của người khác, đặc biệt là người chết. Chính vì thế, họ có khả năng vực người chết trỗi dậy để đưa về lại với cuộc sống bằng cách ra lệnh cho thần-hồn người ấy ra khỏi cõi chết, tạo sinh khí cho xác-thể trở về y như cũ. Và, dân thường thời ấy định danh cho sự kiện này là “gọi hồn” hoặc “thần-thiêng-hoá” xác chết.
Thông thường, thần linh thần hồn như thế, có thể làm được chuyện sống lại. Có ảo-thuật-gia còn sử dụng người chết cho mục đích đó. Văn chương thời cổ ngoài kinh thánh, đặc biệt là nghệ thuật Đạo Chúa thời tiên khởi, cũng diễn tả việc Chúa làm phép lạ cho người chết trỗi dậy bằng cây gậy mà ảo-thuật-gia khi xưa vẫn làm. Chuyện này, có ý bảo: người chết yểu hoặc chết tức tưởi vẫn muốn hoạt động ở thế trần, như khi trước.
Người “quyền-năng cái-thế”, hay dùng gậy để sờ-chạm vào bệnh-nhân hoặc kẻ chết khiến họ lành lặn mà trỗi dậy. Nghệ thuật Đạo vào thế kỷ thứ 3 và 4, cứ vẽ Chúa dùng gậy để chữa lành cho người bệnh hoặc khiến người chết sống lại. Các hình trên mộ-cổ La-Mã cho thấy: gậy đây, không là gậy để đi, hoặc hộ mạng khi bị công kích. Gậy đây, không là khí-cụ mạnh mà chỉ là cành nhỏ bẻ gập. Có hình còn cho thấy Chúa đã khiến cho ông Lazarô sống lại cũng bằng cây gậy thần-kỳ này. Sách Công vụ kể thánh Phêrô là ảo-thuật-gia vĩ-đại cũng từng dùng “cây gậy” đập cho đá văng khỏi vách, hệt như Môsê khiến cho biển cả tách làm hai cột nước. Tóm lại, nhiều đoạn-văn tả việc sờ-chạm vào người bệnh cũng hệt thế.
Thời Chúa sống, khi Hêrôđê giết chết Gioan Tiền-Hô, nghe nói thánh-nhân đã trỗi dậy nhưng thay vì sống như người thường, thánh-nhân lại “nằm gọn” trong Đức Giêsu, tức ở với Chúa và trong Chúa. Nói thế, không có ý bảo: Chúa bị thần-tính của thánh Gioan Tẩy Giả ám ảnh, mà là: Chúa sử dụng thần-hồn của thánh-nhân ‘phụ lực’ Ngài khi có yêu cầu, cả vào khi Ngài làm phép lạ, nữa. Sức mạnh bên ngoài đã vực thánh-nhân trỗi dậy ra khỏi sự chết và trao thần-tính của thánh-nhân cho Chúa sở-hữu vẫn mời gọi thánh-nhân làm phụ tá cho Ngài. Chúa có thể vận-dụng thánh Gioan Tẩy Giả sau khi ông chết đế có tác-dụng như một phép lạ, thôi. Có vị lại nghĩ về giả thuyết bảo rằng: Chúa có làm thế cũng để kết-nối tác-tạo với thần-khí Êlya.
Thành thử, vấn đề đặt ra, là: Chúa có là ảo-thuật-gia hay nhà phù-thủy không?
Trường hợp của Chúa, có vấn-nạn bảo rằng: quyền-uy Ngài xua đuổi tà-thần, chữa lành người bệnh và vực dậy người đã chết. Không quyền-uy nào như thế được trình bày như thể độc-quyền chỉ mình Chúa mới có. Quyền đó không là kết quả thần linh “bắt quyết” Ngài theo cách sao đó. Nhưng thật sự, Chúa có thể sử dụng quyền năng như Ngài muốn, chứ không vâng nghe theo lệnh của bất cứ thần-linh nào hết. Chính Ngài tự định-đoạt sự việc lúc nào thì sử dụng và sử dụng ra sao quyền-bính của Ngài, chỉ mỗi thế.
Là Chúa, Ngài trao đổi lời thề-nguyền, rời bỏ quyền-uy khuynh-loát, chỉ sử dụng nó với mục đích nào do Ngài định đoạt. Ngài trao ban quyền-bính cho nhóm người được Ngài tuyển chọn. Ngài còn thổi Thần Khí vào con người họ, lúc còn sống. Theo tư duy Do thái, thần-hồn và hơi thở cũng giống nhau. Người xứ Địa-Trung-Hải thời đó, cũng nghĩ rằng: “thổi hơi” là việc của ảo-thuật-gia vẫn từng làm. Thông thường, Chúa trông giống ảo-thuật-gia tối cao vẫn trao quyền cho người vừa mới gia nhập cộng đoàn.
Còn, pháp sư là người có được quyền bính từ những quan-hệ trao-đổi với thế giới thần-bí. Ông ta làm việc này, bằng các động-tác linh-thiêng đặc biệt trong đó có chuyện gọi mời, lên cơn hoặc đối tác với thần linh bí-ẩn. Gọi mời, có thể là việc chân-truyền nhưng thường thì không thế. Việc đó, thường do quyền-năng ở cấp độ cao hơn đã tuyển chọn mình và người được chọn tuy cũng có quyền-uy như thế, lại không được phép khống-chế quyền-bính ở cấp độ cao hơn mình.
Việc “lên cơn nhập hồn” bao gồm chuyện cách ly, để thực thi một số động tác tự hủy như: ăn chay, sống độc thân thanh khiết, liên-lỉ cầu nguyện và tôi-luyện thần-trí. Trao đổi với thần khí, thường ngang qua động tác co giựt, hôn mê, nhập-hồn lúc hồn tạm thời rời khỏi xác trong chốc lát. Vào trường hợp tương-tự như trường hợp độc đáo của pháp sư. Bởi, pháp sư là người duy trì trí nhớ và xui khiến thần tính thâm nhập xác thể một cách linh động, mà người ấy không sợ bị thần-bí kềm-chế. Pháp sư đầy kinh nghiệm, còn có thể là người tương-tác trực-tiếp với thần linh độ-lượng nên có thể hành xử như người chữa lành, trừ quỷ và hành nghề đồng bóng.
Vậy hỏi rằng: Đức Giêsu có là pháp sư như thế không?
Thật ra thì, việc pháp sư “gọi hồn” và “lên cơn” với việc Chúa lĩnh chịu thanh tẩy cũng như chấp nhận để ma quỷ cám dỗ có nét song hành, na ná. Thế nhưng, Tin Mừng không thấy nói đến chuyện Chúa bị “nhập hồn” mê mẩn và cũng chẳng thấy Chúa có hành vi nào dựa vào uy-lực ngoại-vi làm đặc điểm con người của Ngài. Và, Chúa thực-hành việc tự-huỷ để trở thành hư không/trống rỗng mà không muốn có lợi cho Ngài. Đằng khác, Ngài luôn cương quyết san sẻ quyền năng của Ngài cho người khác.
Vả lại, nơi Ngài luôn có sự hiện-diện của “Thần Khí Thánh Ái” ở với Ngài. Thần Khí Ngài làm được tất cả, từ thổi hơi sống động cho mọi người được sống linh-hoạt, lẫn vực người chết trở về với lối sống thân thương, đổi mới, thành con người mới không tồi tệ. Như Tin Mừng nhấn mạnh, việc Chúa làm đã khiến mọi người kinh-hãi và tôn-vinh Thiên Chúa bằng những câu: “Một ngôn sứ cao cả đã chỗi dậy giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Ngài.” (Lc 7: 16)
Chắc chắn một điều, là: hành-tung của pháp-sư chỉ để đối-đầu với thần-linh khuynh-loát, để rồi tự đặt mình dưới uy lực tà-thần luôn đè-bẹp mình vào cõi chết. Còn, Đức Chúa của ta chỉ vực dậy kẻ đã chết về tâm hồn lẫn xác thể, để họ biết mà sống sao cho Thiên-Chúa-là-Cha được tôn-vinh, cao cả. Đấng Cao Cả ở trên cao, nay bằng lòng giáng-hạ để sống chung và cùng sống với kẻ nghèo hèn đến nỗi chết, ngõ hầu cho họ được trỗi dậy mà sống cuộc đời cao cả làm dân con Chúa, với muôn người.
Cảm nghiệm tôn vinh Chúa là Đấng luôn vực dậy kẻ yếu hèn, ta hãy hát lên lời thơ vang rằng:
“Máu tim ta tuôn ra làm bể cả,
Mà sóng lòng rồn rập như mây trôi.
Sóng lòng ta tràn lan ngoài xứ lạ,
Dâng cao lên, cao tột tới trên trời.”
(Hàn Mặc Tử - Biển Hồn Ta)
Biển hồn ta, nay có Chúa vực lên chốn cao cả có sóng lòng rồn rập, mây trôi. Sóng lòng ấy, nay vẫn dâng cao, dâng cao tột để người người quyết tôn-vinh Chúa, Đấng Cao Cả đã hạ giáng viếng thăm dân con Người mãi không thôi, chẳng chấm dứt.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch