Hân và Thi quen nhau trên Bidong, cả hai cùng làm trong ban thông dịch nên có dịp gặp nhau luôn. Thi sang Bidong trước Hân nên mọi công việc trong đảo Thi rành rẽ hơn. Thi nói Anh ngữ cũng dễ nghe hơn Hân nhưng nàng không biết nhiều chữ bằng Hân. Hân dường như có cái mặc cảm đó, chàng ít khi nào chịu ngồi lâu với Thi để tâm sự, có chăng chỉ là những chuyện qua đường, dăm ba câu vớ vẩn rồi thì chàng tìm cách đi mất. Thi nhận ra điều đó, nàng cũng không để tâm mấy. Một phần vì vừa thoát được ngục tù, vừa mới tìm thấy một tí hạnh phúc, tuy rằng hạnh phúc trên đảo chẳng gì khác hơn là tự do. Cái tự do vỏn vẹn gói gọn trong khuôn khổ của một người tỵ nạn, mặc dù thế nàng vẫn thấy thích thú, nàng thấy mình còn sống đầy đủ tư cách của một con người, cái tình người vẫn còn được tôn trọng, tình dân tộc còn được thể hiện. Quanh nàng vẫn còn có những bàn tay từ thiện đang ra công, cố sức giúp đỡ đồng hương. Nghĩ như thế Thi cảm thấy được an ủi nhiều lắm, những điều đó giúp Thi hăng say làm việc. Thi sống trong thầm lặng, không đua chen, ganh tỵ. Thi cố gắng giúp những người mới tới, những người đang sống vất vưởng trên đảo nhiều hơn. Thời gian trên đảo có lẽ là thời gian mà Thi làm được nhiều việc nhất. Nhìn lại quãng đời đã qua, nàng nhìn thấy hình như chưa làm được gì cả, ngoại trừ cắp sách đến trường và vài năm dạy học sau ngày mất nước. Thi, giờ tìm được niềm vui trong công việc nàng đang làm. Nó tuy không đáng kể nhưng ít ra cũng cùng với những người khác góp tay giúp đỡ, thoa dịu những vết thương của bao nhiêu năm khói lửa, Thi bằng lòng với công việc và vui với chính mình nhiều hơn.
Giờ này Hân mới dám nói là mình còn sống, cuộc đời chàng thay đổi quá nhanh chóng, đến nỗi chính chàng cũng chẳng có thể nào có thể tưởng tượng được, từ ngày mất nước đến nay bao nhiêu là biến cố, mấy lần thập tử nhất sinh; những ngày trong tù cải tạo, chàng sống như người không hồn, không chấp nhận cuộc sống nhưng cũng không thể nào từ chối nó được, con người trong trại cải tạo hầu như không ai có đủ lý trí suy xét nữa, mà suy làm sao được, một đàng thì lấy tình người, tình nhân loại mà đối xử với nhau, còn đàng kia thì lấy tình đảng mà xử, mang đảng ra chống đỡ để rồi tất cả đều nhân danh đảng, nhân danh quần chúng nhân dân mà làm việc. Những ngày tổ chức vượt biên thì sống chui rúc, luôn trong lo âu, sợ sệt, nỗi mừng vừa đến khi tất cả mọi người an toàn trên tàu thì sóng gió đại dương mang lại những nỗi lo mới; những ngày lênh đênh trên biển cả, bao nhiêu lần con thuyền tưởng chừng như mất hút vào lòng đại dương, tránh chưa hết sóng gió thì lại gặp cướp biển, những khung mặt hung thần xuất hiện, chúng cướp bóc tất cả, đến một tí hy vọng mong manh cũng dường như tan biến trong làn nước xanh của đại dương. Chán nản, thất vọng, ê chề, nhục nhã, đau thương, ngần ấy thứ khiến con người trở nên buông xuôi, phó mặc cho số mạng; cho số mạng hay cho biển khơi ? Có đôi lúc thân xác làm chủ lương tâm, nhưng trong những lúc túng quẫn nhất, giờ phút cuối cùng, chính những lúc thất vọng nhất lại là lúc con người chạm phải lòng mình, đó là lúc lương tâm thức tỉnh, con người tự nhiên tìm thấy niềm hy vọng, tuy nó rất nhỏ nhưng đủ khơi dậy một sức sống, sức sống nội tâm. Hân trong lúc chán nản cùng cực chàng đã bám víu vào niềm hy vọng đó, niềm hy vọng cuối cùng của con người. Chính niềm hy vọng đó đưa Hân tới bờ bình an. Những ngày đầu trên đảo Hân còn bỡ ngỡ lắm, bạn bè chưa có mấy ngoại trừ những người đi cùng tàu. Hân coi tất cả những người trên đảo như là một đại gia đình. Cái tư tưởng ấy mờ dần sau một vài tuần lễ sống trên đảo, không phải vì Hân không mến họ nữa nhưng vì Hân có cảm tình sâu đậm với vài người. Tình cảm được chia xẻ cho những người bạn mới và dần dần làm lu mờ số đông kia đi. Thời gian trôi đi, tình cảm Hân dành cho Thi càng nhiều, chàng cảm thấy Thi thật dễ mến, có nhiều đức tính tốt, lại đảm đang nữa. Nếu so sánh Thi với những người khác trong đảo thì Hân thấy Thi là một bông hoa quý. Hân thường ngồi tán gẫu với bạn bè về hết người này người kia, mỗi người đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Thực sự Hân chẳng muốn phê bình làm chi, nhưng chàng cảm thấy vui trong việc bình phẩm ấy. Ý định của Hân là phải tạo lập cho mình một chút gì căn bản đã, nó không phải là địa vị, danh vọng trong xã hội, nhưng ít ra nó cũng phải là căn bản cho đời sống. Chàng vẫn biết là đã lớn tuổi. Cái tuổi của hoạt động chứ không phải của mơ mộng nữa, tuy nhiên hy vọng vẫn là mối hạnh phúc lớn nhất của con người. Con người hy vọng để mà sống. Hân không mơ mộng, chàng chỉ hy vọng thôi, niềm hy vọng nầy không phải mới mẻ gì, nó có từ lúc Hân đang ngồi dưới mái trường trung học. Ngày mất nước, niềm hy vọng cũng chìm theo mây khói, giờ nó lại bật dậy. Hân thấy mình già, tuổi trẻ đã thí cho chiến tranh. Hân ít có hy vọng thành đạt được ước mơ của mình, nhưng ít ra nó cũng là niềm hy vọng giúp chàng nhìn thấy mục đích của cuộc đời.
Ngày đi định cư gần kề, Hân thấy mình vẫn thế, những toan tính lúc đầu trên đảo cứ được khất lần lượt và cái chương trình đó tạm chấm dứt trong ngày dời đảo. Lúc đến đảo, Hân nghĩ là mình có thể học được nhiều lắm, hiểu được nhiều lắm, cho đến ngày hôm nay ‘cái nhiều lắm’ đó không bao giờ tới. Hân thấy phí thời gian qua, không có cơ hội thì mong mỏi, đến khi có được thì lại không làm. Hân bào chữa cho mình và đặt ra một chương trình mới cho tương lai. Chương trình này Hân hứa nhất định thực hiện vì thời gian không còn đủ để chần chờ nữa. Nó phải được thực hiện, nếu không thì lại tiếc, tiếc để mà tiếc chứ tài thánh cũng thua nếu cứ vẽ mà không làm.
Hân không ngờ ngày nay gặp lại Thi, ngày Hân đi, Thi vẫn còn ở lại đảo, nàng chưa được quốc gia nào nhận cả. Nàng thích đi định cư ở Mỹ nhưng ông cậu ở Canada bảo lãnh chính vì thế mà có sự trục trặc. Thi sang Úc quả là một sự tình cờ, Thi gặp lại Hân lại cũng là một sự tình cờ nữa. Hân không biết rõ Thi đã ở Úc được bao nhiêu lâu nhưng nàng thay đổi thật nhiều, Hân không tin vào mắt mình. Thoạt trông thấy Thi nơi phòng bán vé của đại nhạc hội do hội người Việt tổ chức, Hân nghĩ thầm người nào dáng điệu trông giống Thi lạ, Hân đến gần để nhìn rõ hơn, Hân vẫn không nhận ra Thi. Thi rất là mừng, nàng nhận ra Hân ngay, có lẽ Hân không thay đổi mấy, Hân cũng nhận thấy điều đó, chàng chẳng thay đổi bao nhiêu. Thời gian ở đảo và thời gian ở Uc này không làm Hân thay đổi; Hân là con người của suy nghĩ, chàng suy nghĩ luôn, đời sống nội tâm làm Hân lúc nào cũng biểu lộ một sắc thái trầm tư, cương quyết và đầy nghị lực. Hai người vào hội trường, Thi kể cho Hân nghe lý do tại sao nàng đi Úc; chỉ hơn tháng sau ngày Hân đi Uc, gia đình Thi đến thẳng Darwin bằng thuyền, chính vì thế mà Thi đã xin đi Uc, từ ngày xin đi Uc cho đến ngày được đi chỉ mất có bốn tháng, vậy là Thi đến Uc sau Hân nửa năm.
Tình bạn giữa Hân và Thi dần dần biến thành tình yêu, hai người quen nhau trên đảo, rồi cả hai cùng quên, bỗng ngày hội ngộ cả hai cùng mừng, giờ cả hai cùng tìm hiểu nhau. Thi thích ứng với hoàn cảnh mới dễ dàng, Thi thành thạo tiếng Anh là một điều kiện giúp Thi hội nhập với xã hội mới. Nàng có việc làm vững chắc, vẫn đi sinh hoạt thường xuyên với các sinh hoạt của cộng đồng. Đời sống vật chất đầy đủ giúp nàng lấy lại được cái phong cách của người phụ nữ, nước da không còn đen ngăm như ngày còn ở đảo, khuôn mặt tươi tắn thay cho những lo sâu suy nghĩ ngày nào. Nụ cười tươi hơn, vóc dáng mảnh mai hơn là những thay đổi lớn nhất mà Hân không thể nào tưởng tượng được. Chính vì thế mà Hân không nhận ra Thi.
Hân sau khi tạm ổn định đời sống, Hân thấy rõ cái khả năng của chàng bị giới hạn trong đời sống mới, một điều mà Hân nhận thấy rõ nhất. Trình độ Anh ngữ của Hân không đủ để tiếp tục học, khả năng thu thập những điều mới cũng chậm hẳn đi, tay nghề thì không vững, đời sống mới đầy dẫy những điều mới cần phải học. Hân thường nói với bạn bè, bằng nầy tuổi rồi mà phải học như đứa bé lên ba. Thật sự, những nhận định của chàng lúc ra đi cũng đúng nhưng không thể nào hiều rõ được những khó khăn mà người tỵ nạn gặp phải. Hân nhận được vị trí của mình, chàng chấp nhận nó như là một sự thật, một sự thật mà mỗi người phải tạo điều kiện để tìm lấy cho mình. Chàng không có tham vọng đặt những hy vọng lên trên những nấc thang quá cao, mà chỉ dám đặt chúng ở những điều kiện mà chàng nghĩ là mình có thể với được. Điều này giúp Hân sống thoải mái và vui vẻ trong cuộc sống. Hân cũng đã để ý đến việc lập gia đình, nó không phải là dễ, cũng không phải là quá khó không thể làm được như một số bạn bè Hân vẫn than “tình trạng mật ít nhiều ruồi”. Cái quan niệm để ý đến một vài người bạn gái để “mơ mộng” cũng có cái thú của nó, chàng biết thế, chàng cũng biết để giới hạn nó trong khuôn khổ để khỏi chuốc thêm đau khổ. Hân để ý đến một số bạn gái và Hân cũng nhận thấy một vài cô cũng để ý đến Hân. Chàng đang tìm hiều để đạt đến hy vọng, hy vọng mà chàng đã vạch ra cho chính mình.
Ngày gặp lại Thi, kỷ niệm cũ được nhắc lại, cả hai cùng thích những kỷ niệm cũ ở đảo, mỗi người nhắc một tí, cuối cùng cái kỷ niệm kia đã gắn bó hai người lại với nhau. Giờ thì cả hai tâm tư đều bộc lộ, Thi thầm yêu Hân. Còn Hân cũng yêu Thi trong thầm lặng. Không ai nói cho ai, mỗi người đều giữ kín tâm tư của mình, gói trọn trong đáy lòng. Cả hai cùng yêu, cả hai đều sợ người khác biết mình đang yêu. Lý do đơn giản là họ sợ những lời bình phẩm của bạn bè. Hai người đã từng sống chung trên một đảo, làm việc chung với nhau, giờ lại cùng gặp nhau trên mảnh đất mới, mảnh đất mà cả hai đều có thể tự lập được, tương lai trong tầm tay với.
Hân và Thi sống thật hạnh phúc, bạn bè thường trêu là mối tình vượt đại dương, tình mọc trên hòn đảo khô cằn, giờ gặp lại đất tốt đâm chồi nảy lộc mau. Họ yêu nhau như thú yêu rừng hoang, đi đâu cũng có nhau như bóng với hình. Tình yêu của họ trong sáng như bầu trời tháng ba, mênh mông như đại dương, cao đẹp tuyệt vời. Ngày tháng trôi qua, giờ họ đã là một gia đình với hai con. Hân đặt tên cho đứa con trai là Hậu, còn Thi đặt tên cho đứa con gái là Thu. Cả hai đều lém lỉnh, Thu là em nhưng lại khôn hơn, học dưới Hậu hai lớp, Thu luôn dẫn đầu lớp. Nhìn hai đứa con, vợ chồng Hân cảm thấy được an ủi nhiều, những ngày tháng đau khổ, chật vật đã qua đi, giờ chỉ thấy một màu hạnh phúc, hạnh phúc của chính họ và hạnh phúc của hai con, hai đứa rồi đây sẽ mang lại cho gia đình một niềm hy vọng lớn. Cả Hân lẫn Thi đều đặt hy vọng vào hai con thật nhiều. Hậu tuy không học giỏi và lanh như Thu, nhưng Hậu có đặc tính giống Hân. Hậu điềm tĩnh và có vẻ chững chạc như người lớn, có lẽ vì điểm đó mà Hậu không ganh đua, chàng thích phán đoán sự việc trước khi làm, chính vì thế mà Hậu được Hân và Thi tin cẩn. Thi mặc dầu tin cẩn Hậu, nàng cũng không thích cái tính tỉ mỉ của Hậu. Nàng thường gọi Hậu là ông cụ non vừa để trêu Hân vừa trêu Hậu. Hai bố con thường cười xòa khi thấy mẹ gọi thế.
Gia đình sống thật êm ấm hạnh phúc. Ngoài việc bếp núc và chăm lo cho gia đình, Thi còn may vá thêm để phụ giúp vào ngân quỹ gia đình, nó chẳng được bao nhiêu nhưng Thi muốn tiêu thời gian rảnh vào những việc hữu ích hơn là ngồi không. Nàng tính toán một mình. Nào là hai con lớn lên phải cho chúng học trường tương đối nổi tiếng, nào là phải tránh cái cảnh đi ở thuê suốt đời, phải tạo cho mình một căn nhà, hay ít ra phải có một cái gì bảo đảm cho tương lai. Những suy nghĩ này Thi chia sẻ cho Hân, Hân cũng có cùng cảm nghĩ như thế, nhưng chàng không muốn vợ phải đi làm. Dù muốn dù không, nếu Thi đi làm thì gia đình sẽ không ai chăm sóc, nhất là hai con. Hân hối hận khi chàng quyết định làm ca chiều. Từ ngày làm ca chiều chàng gặp Hậu và Thu ít hẳn đi. Vì buổi sáng lúc chúng đi học thì chàng còn đang ngủ, chiều chúng về nhà thì chàng đã đi làm mất rồi. Sáng thứ bảy thì chợ búa, ngày Chúa Nhật còn lại đôi khi phải thăm bạn bè, hay việc này việc nọ. Thành ra thời gian chăm sóc cho hai con thật là hiếm. Nói là chăm sóc chứ thực sự thì công việc này Thi lo cho chúng chu đáo lắm rồi. Tuy nhiên tình cha cũng cần thiết cho chúng. Mấy lần Hân xin đổi sang ca ngày nhưng chưa được chấp thuận, Hân còn đang loay hoay chưa biết tính sao, giờ Thi đòi đi làm. Hân cố gắng giải thích cho Thi hiểu tình trạng gia đình. Chàng có cùng quan điểm với nàng, nhưng chàng không muốn giải quyết vấn đề theo ý Thi. Thi nắm vững điều đó, một là Thi muốn giúp Hân trong việc tạo dựng gia đình, việc chăm lo cho con cái, Thi không đặt nặng vấn đề như Hân. Nàng biết Hân không muốn nàng đi làm, nhưng nàng tin tưởng là có thể thay đổi được Hân. Nàng không đặt thẳng vấn đề đi làm như lần trước với Hân, trái lại nàng luôn kể những công việc mà các hãng xuởng đăng trên báo cần người, nào là việc thư ký đánh máy, thông dịch, toàn những việc nhàn hạ mà nàng có thể làm được, lương lại cao, giờ giấc thuận tiện. Hân dần dần siêu lòng và đồng ý để Thi đi làm phụ mỗi ngày nửa buổi. Công việc trong gia đình đều trôi chảy đều đặn, gia đình có đồng ra đồng vào thấy thoải mái hơn nhiều. Từ chỗ đó, Thi tiến thêm một bước nữa, thế là Thi đi làm trọn buổi. Công việc tuy mệt mỏi nhưng Thi vẫn âm thầm chịu đựng một mình, nàng chẳng dám hé môi kêu một tiếng, nàng tự an ủi mình và cố gắng chịu đựng. Chỉ vài tháng sau, mọi sự trở nên bình thường, công việc không còn quá nặng cho nàng nữa, tuy rằng nàng không cảm thấy mệt mỏi như những ngày đầu, dẫu thế sức khoẻ của nàng sa sút hẳn. Nàng bắt đầu đổi tính, lại hay càu nhàu. Hân nhận ra điều này nhưng chàng chưa tìm được dịp thuận tiện để nói với vợ.
Buổi sáng chàng còn ngủ thì nàng đã đi làm, tối chàng đi làm về thì cả nhà đã yên giấc, thành ra trước đây Hân thấy thiếu bổn phận của mình với hai con, giờ chàng lại không có nhiều cơ hội chuyện trò bên người yêu. Hân cảm thấy thật khó tính. Thi có lý do để đi làm, nàng có lý do riêng để bênh vực cho việc làm của nàng, hơn nữa lý do đó Hân cũng thấy có lý. Hân cũng có lý do riêng để kêu vợ nghỉ việc, nhưng cuối cùng tình cảm đã thắng. Chàng thương yêu vợ, chiều chuộng nàng một tí. Chàng thông cảm cái cảnh cô đơn ở nhà một mình, một ngày hai ngày thì còn có thể chấp nhận được, đàng này năm này qua năm khác, thật khó chứ không phải chơi. Hân suy nghĩ mong lung rồi cuối cùng lại trở về vấn đề để vợ đi làm hay khuyên nghỉ việc. Làm thế nào để cho vợ hiểu là chàng thương nàng và nàng thì không bị chạm tự ái. Hân nghĩ miên man; chiếc đồng hồ tay báo thức, báo hiệu cho chàng là giờ đi làm đã điểm. Chàng vội vã đứng dậy pha ly cà phê, đổ thật nhiều sữa uống một hơi cạn rồi xếp đồ vào bị đi làm. Mùi cà phê thiếu hơi thuốc nhạt nhẽo làm sao. Hân cố gắng quên việc làm của Thi để tâm trí vào việc lái xe, nhưng càng cố quên chàng càng suy nghĩ nhiều hơn. Vào đến sở trông thấy công viêc bề bộn làm chán ngán. Hân nhắm mắt lại lấy can đảm bắt tay vào công việc, công việc đưa chàng vào thực tại, chàng làm theo thói quen hơn là làm theo sự suy nghĩ. Tiếng kẻng nghỉ giải lao điểm. Chàng đứng thẳng người thở dài rồi lững thững bước đi uống nước. Vài người bạn thấy chàng mệt mỏi tới hỏi thăm, chàng lảng chuyện để tránh những cặp mắt soi mói. Họ thực sự chẳng soi mói gì chàng, họ là những người làm cùng sở có cảm tình rất nhiều với Hân, nhưng hôm nay chàng cảm thấy họ soi mói hơn là hỏi thăm theo đúng nghĩa bạn. Hân trả lời cộc lốc khiến những người bạn lấy làm lạ, vài người khuyên Hân về nghỉ để khi nào khoẻ hãy làm. Hân biết chẳng thể nào dấu được bạn nên chàng xin phép nghỉ nửa buổi. Sau khi ký sổ xong, chàng lái xe ra biển hóng gió đêm, nhưng chẳng được bao lâu chàng lại đổi ý.
Hân vào trong xe ngã mình trên ghế thở dài hai ba lượt, chàng nhắm nghiền mắt lại, hình ảnh người vợ hiền rõ mồn một trong trí. Chàng mở cuốn sổ tay ghi vội mấy lý do vừa hiện đến trong đầu, tất nhiên những lý do này biện hộ cho việc Thi nghỉ việc. Hân đọc vội những lý do đó, chàng sửa đi sửa lại cho xuôi chảy và cuối cùng chẳng đồng ý. Một tờ giấy bị vò nát dưới chân. Hân vặn chìa khóa xe lái đi nơi mà chàng chưa định hướng. Cuối cùng chàng đổi ý đi về nhà, vừa bật đèn quẹo, chàng lách sang bên trái, tiếng kèn xe đến cùng lúc với tiếng xe thắng gấp và cuối cùng là hai tiếng xe va chạm.
Mở mắt ra thấy mình trong bệnh viện, mình mẩy đau nhừ. Chàng chớp chớp mắt rồi nhắm nghiền lại, vài giọt nước mắt trào ra. Hân mở mắt ngước nhìn lên trần nhà, chàng thấy hình như trần nhà đang xiêu vẹo đi, những vòng tròn nhỏ cứ lớn dần, lớn dần tưởng chừng như khỏa lấp căn phòng, Hân nhắm vội mắt lại, định giơ tay dụi mắt nhưng cánh tay không cử động được dễ dàng, chàng đành nhắm mắt nằm yên để tránh bị quay cuồng. Hân cố nhớ lại những gì đã xảy ra, chàng chỉ nghe thấy tiếng nổ lùng bùng lảng vảng trong trí nhớ, tuyệt nhiên không nhớ gì khác. Hân nhăn mặt, rùng mình rồi chàng mím môi chịu đựng tiếng âm vang đó. Tỉnh dậy Hân thấy mình dễ chịu hơn, chàng ngó quanh căn phòng một lượt, toàn màu trắng bệnh viện, đảo mắt lên phía đầu chàng nhận thấy chai nước biển đang thong thả nhễu từng giọt, từng giọt, đảo mắt nhìn dọc theo ống dây dẫn nước biển đến tận cánh tay trái, lúc này chàng mới thấy nước da xanh xao. Những lằn gân xanh hiện rõ trên cánh tay gầy ốm. Những chỉ tay trong lòng bàn tay chạy cắt chéo nhau, những đường rõ nét tạo thành chữ M lệch, những đường rẽ chân chim chạy lung tung không theo một thứ tự nào cả. Nhìn hết lòng bàn tay đến những chỉ gân xanh, Hân nghĩ thầm những động mạch nổi rõ thế này thì dễ cho y tá chích gân lắm đây. Nghĩ thế, chàng nhoẻn miệng cười. Ừ sao lạ nhỉ, không biết mình nằm đây đã lâu chưa mà da trở nên xanh xao thế ? Hỏi để hỏi chứ Hân vững tin lắm. Từ ngày đi định cư đến nay đã mấy năm rồi chàng có bao giờ đau ốm đâu. Chàng tự tin ở sức khoẻ của mình, chắc không lâu đâu, chỉ mấy ngày là khỏi ngay chứ gì. Chàng khoan khoái thở dài nghĩ đến công việc trong thời gian qua không biết ra sao. Chàng nhớ đến vợ, đến con, giờ đang làm gì, chắc trong thời gian qua lo lắng cho chàng nhiều lắm.
Thi ở nhà lo lắng đến sốt ruột. Nàng mơ mơ màng màng ngủ chẳng yên, định bụng sẽ nói cho Hân biết một tin vui, tin nàng mới được thăng chức trong công việc. Nói là thăng chức cho nó oai, thực sự Thi được một công việc tương đối nhàn hơn việc cũ. Nàng được chủ hãng cho làm văn phòng. Ngoài việc thông dịch cho nhân viên, nàng coi một máy điện toán về sổ sách, hồ sơ lý lịch cá nhân của công nhân. Chờ mãi không thấy Hân về, mọi đêm Hân về lúc nào nàng cũng chẳng hay, theo sự suy đoán thì giờ này Hân đã tan sở hơn tiếng đồng hồ. Bóng Hân vẫn im bặt. Nàng thầm than, chập chạm cũng chỉ tại cái tính cẩn thận của Hân. Nghĩ xong nàng nhìn đồng hồ lần nữa, có chậm thì cũng không lâu như thế, gần sáng rồi còn gì. Từ chỗ thương chồng, nàng làm mặt giận quay ra trách Hân. Trách cứ cho bõ tức để rồi mình vừa trách vừa nghe, có ai biết dấy vào đâu. Thi bật đèn ra cắm điện thoại quay lên hãng hỏi. Nàng chờ một lúc không ai trả lời, nàng chép miệng bỏ điện thoại xuống, đứng tần ngần một tí rồi nghĩ bụng hay mình quay sai số. Nàng quay điện thoại lần thứ hai, đợi hồi lâu không ai trả lời. Đúng là sở đóng cửa rồi, không còn ai trả lời điện thoại cả. Thế thì Hân đi đâu ? Không lẽ chàng sinh ra bê bối. Thi trở lại giường nằm ngóng nghe những tiếng xe qua lại. Nàng định bụng giận lẫy để Hân mất công năn nỉ cho bõ ghét. Chờ mãi tin Hân vẫn biệt tăm. Hỏi ai bây giờ. Thi lục ngăn tủ tìm cuốn địa chỉ bạn của Hân, nàng cố nhớ xem ai làm cùng hãng với Hân, cuối cùng tìn được, họ không có điện thoại. Nàng tức tối quăng cuốn sổ địa chỉ xuống bàn kêu cái bạch, chép miệng than ‘ở xứ này mà nhà không chịu sắm điện thoại’. Nói xong nàng giơ tay che miệng vì chợt nhớ ra mình trách oan cho người ta, Thi chực đứng dậy trở về giường, nàng chợt nhớ đến tên một người bạn thân khác của Hân, nàng chộp ngay cuốn địa chỉ mở, mở. Tên người đó không có trong sổ địa chỉ, Thi ngồi thẫn thờ bỗng nhún vai khẻ nói ‘rõ là ngớ ngẩn, anh bạn thân đó ở bên đảo chứ có ở đây đâu mà kiếm’. Nàng bỏ cuốn địa chỉ xuống bàn. Hai chân gác chéo hình chữ thập trên bàn, mắt ngó mông lung không biết làm gì. Nàng dùng ngón chân cái khảy khảy cuốn sổ địa chỉ. Nhìn những đầu ngón chân di động ngượng ngịu thấy nực cười. Thi nghĩ thầm giá những ngón tay cũng ngượng ngập như thế thì chắc là vụng về lắm nhỉ, không những đã vụng về mà còn thô kệch nữa. Nghĩ đến đây, Thi giơ bàn tay ra xem, không, những ngón tay thon dài xinh xăn khác hẵn với những ngón chân. Thi nhoẻn miệng cười tự mãn vì vẻ đẹp óng ả của bàn tay. Chiếc đồng hồ nhỏ xíu vừa vặn với cổ tay trông thật xinh. Ồ, gần tới giờ đi làm rồi, Thi ngó ra của lần nữa xem có thấy bóng Hân không, vẫn biệt tăm. Nàng trấn tĩnh, không có gì xảy ra đâu, nếu có gì thì anh em bạn đã đến báo tin cho biết chứ đâu có ai tệ bạc như mình nghĩ. Thi vào bếp chuẩn bị làm điểm tâm cho nàng và cho con. Trông thấy đĩa thức ăn để dành cho Hân vẫn còn đấy, đĩa thức ăn nguội lạnh, nàng nói một mình ‘tối nay phạt không cho anh ăn cơm nóng’, nói chưa hết câu, nàng tự trách ‘nói thế đâu có gì gọi là văn vẻ’, ừ, mình sẽ bảo Hân để Hân tự phạt thì hay hơn. Thi bỏ đĩa thức ăn cũ vào xào lại, mùi thơm bay lên thơm phức, nàng gật đầu ra chiều vừa ý với món ăn nấu tối qua. Chuẩn bị xong thức ăn sáng,Thi vào đánh thức con dậy để chúng ăn sáng rồi còn đi học. Thằng Hậu nhảy tọt ra khỏi giường chạy thẳng đến chỗ TV mở, Hậu có tật vừa đánh răng vừa xem tivi, nó thuộc loại ghiền tivi hạng nặng. Sáng ra mà không điểm tâm bằng tivi thì ngày hôm đó coi như trời mưa. Con Thu đi theo sau anh trách ‘anh không mở tivi nhỏ nhỏ còn để cho bố ngủ à’. Hậu nheo mắt cười cãi lại ‘bố mà thức dậy thì mời bố coi tivi luôn’. Thu đanh đá cãi ‘hí, ai mà thèm, có coi thì coi chứ ai thèm’. Hậu bực mình phản công ‘em nói còn to hơn tivi nữa’, Thu nguýt dài rồi đi thẳng.
Hậu vừa ăn sáng vừa khen ‘bữa nay mẹ cho ăn sáng long trọng thế’. Thi ngước nhìn con âu yếm hỏi ‘có ngon không’. Thu vội trả lời ‘mẹ cứ nhìn anh Hậu ăn như cào cào thế kia thì đủ biết’. Hậu vội nuốt xong miếng ăn liến tháu ‘anh ăn như cào cào mà mới hết một phần ba dĩa, còn Thu á hả, ngấu hết nửa dĩa hồi nào không hay’. Thu dãy nảy phân trần ‘tại anh vừa ăn vừa coi tivi như thế thì nó đừng lâu à’. Hậu lên mặt dạy đời ‘đúng rồi, người ta vừa ăn vừa coi tivi để thưởng thức thức ăn, còn em thì chỉ biết ăn thôi, không biết thưởng thức gì cả. Thức ăn mẹ nấu ngon thế mà đánh xém một tí là hết sạch.’ Thi nãy giờ ngồi ngẫm nghĩ không biết có nên cho chúng biết là bố đi làm chưa về không, nàng bỏ lững câu nói ‘thức ăn còn thừa để lại tối qua... ’Thu nghe thế vội vàng giễu Hậu ‘mẹ thấy chưa, anh Hậu chả còn biết thức ăn nóng hay thiu nữa’. Thi vội chen vào ‘hai con ăn nhanh lên còn chuẩn bị đi học, muộn rồi, mẹ đang là buồn đây’. Thu hỏi ‘mẹ làm sao mà buồn’. ‘Mẹ buồn vì các con cãi nhau’.Thu dãy nảy’đâu có, chúng con cãi nhau cho vui mà, thôi thế thì mình không cãi nữa anh Hậu ạ’. Hậu đáp gọn lỏn ‘đầu đuôi cũng tại mầy cả chứ còn ai vào đây nữa’. Thu xí dài, định nói gì nhưng thôi. Ba mẹ con bước đều dưới làn sương ban mai. Hậu và Thu mỗi đứa đeo một cái ba lô kiểu học sinh nặng trĩu trên vai, thỉnh thoảng chúng phải dừng bước để xốc lại cái ba lô cho đúng vị trí, cứ mỗi lần như thế Thi lại hỏi ‘có nặng lắm không con ?’, Hậu không trả lời thẳng câu hỏi của Thi, cậu ta đánh lảng sang chuyện khác, không phải Hậu cố tình tránh né câu hỏi, thực sự trong những ngày gần đây, Hậu và Thu luôn luôn vui vẻ trò chuyện với mẹ, chúng khoe hết cái này đến cái khác, nào là làm bài được nhiều điểm, nào là gặp câu hỏi khó cả lớp không ai trả lời được, nào chơi trong giờ chơi vui vẻ, nào là có đứa đi học ngủ gật; có đứa đi học đánh rơi mất đồ ăn trưa khóc, cô giáo phải dỗ kẹo. Thôi thì đủ thứ từ học hành đến chơi đùa, chẳng còn thiếu thứ gì. Hai anh em cứ thi nhau kể, đứa này chưa dứt thì đứa kia đã sẵn sàng kể câu chuyện mới. Cứ thế mà chúng quên cả lạnh và đường dài cũng thu ngắn lại. Mọi ngày Thi còn xen vào hỏi chúng câu này câu nọ, hay giải thích thêm cho chúng, hôm nay nàng chỉ ừ hử cho qua chuyện, tuy nhiên không đứa nào nhận ra nỗi lo lắng của nàng. Hai tâm hồn trẻ, vô tư, sánh bước cạnh hiền mẫu, tâm tư tràn ngập lo lắng. Hai tâm hồn không hoà nhập được với nhau, niềm vui của con vẫn là của con, nỗi lo của mẹ vẫn là của mẹ. Thế giới của ai vẫn là của người ấy. Không ai ngăn cách chúng nhưng chúng chẳng tràn ngập qua nhau được. Người buồn cảnh cũng buồn theo. Ở đây cảnh vui làm người buồn thấy buồn hơn. Nguyên nhân của nỗi buồn không do Hậu và Thu. Nó đến từ sự vắng mặt của Hân. Sự thiếu vắng đó đã được đổ đầy vào bằng những câu hỏi vô căn cứ. Những câu hỏi mà mỗi câu trả lời đều có thể chấp nhận được. Cái nỗi lo của Thi là ở chỗ đó. Làm sao để tìm được câu trả lời đúng, đúng theo sở thích của nàng. Chỉ có câu trả lời đó mới đủ để biến nỗi lo kia thành niềm vui. Chỉ có câu trả lời đó mới có thể vượt qua được bức rào ngăn cách của hai tâm hồn trẻ, già. Chỉ có cách đó mới có thể giúp cho cả ba mẹ con hưởng trọn được niềm vui.
Cổng trường đã hiện ra trước mắt dưới làn sương mờ. Hơi lạnh vẫn còn phả vào mặt qua làn gió sớm. Những sợi tóc mai vẫn phe phẩy theo gió hiu hiu. Nắng sớm có tiếng chim hót và vẻ rực rỡ của bình minh. Ngần ấy thứ như vừa biến mất sau cổng trường, nơi mà Thi đứng chết trân nhìn hai con tung tăng vội bước để gặp bạn bè, cùng những cảnh quen thuộc. Cặp mắt đen huyền của Thi đã không đủ sáng để nhìn qua làn sương dầy của ban mai, nơi mà hai con nàng vừa mất hút sau cổng trường. Cũng vậy, cặp mắt và tâm trí Thi không đủ sáng để nhìn qua làn đen của tương lai. Tương lai được phủ một làn sương đêm qua sự vắng mặt của Hân, qua một đêm thao thức bồn chồn.
Thi tin là không có điều gì xấu xảy ra cho Hân. Nàng cảm thấy vững tâm với sự có mặt của hai đứa bé. Bây giờ còn lại mình nàng, nàng cảm thấy sờ sợ, không hiểu điều gì đã xảy ra cho Hân. Nàng không thể nào đoán được. Gia đình nàng có nhiều may mắn trong những năm qua, không một điềm xấu nào báo hiệu điều dữ sẽ xảy đến. Càng suy nghĩ về Hân nàng càng thấy lo. Lo sợ cho hạnh phúc gia đình. Mối lo càng lúc càng tăng. Nàng nghe rõ nhịp đập của tim mình. Hơi lạnh buổi sáng giúp nàng thở dễ hơn, nhưng không cảm thấy dễ chịu hơn. Nàng có ý định xin nghỉ việc. Suy đi nghĩ lại nàng quyết định vào sở làm. Lý do đơn giản là hôm nay là ngày đầu tiên nàng làm việc tại khu này, khu điều hành nhân viên. Nàng phải có mặt để được giới thiệu với công việc mới và với bạn cùng sở trong văn phòng.
Chưa bắt tay vào việc mà nàng đã mệt lả. Khuôn mặt để lộ rõ vẻ lo âu. Cặp mắt sâu hoắm nấp sau đôi mi dài chớp lia lịa. Thi ngồi phịch xuống ghế, một tay chống cằm, tay kia cầm cây viết hững hờ. Nàng suy nghĩ mông lung. Tiếng gõ cửa kéo nàng về thực tại. Sau một vài câu chào hỏi qua loa, nàng được dẫn xuống nhận công việc mới. Nàng âm thầm bước đi sau ông trưởng ban điều hành nhân viên. Tuy cố gắng giữ để không ai biết là nàng đang lo sợ điều gì, thế mà nàng cũng mấy lần để lộ rõ vẻ lo lắng trên khuôn mặt. Mỗi lần như thế ông trưởng ban điều hành nhân viên lại trấn an nàng. Ông cho rằng nàng lo vì sợ không đảm trách được công việc mới. Mọi sự hoàn tất thì nàng cũng quên sạch những gì vừa mới được hướng dẫn. Nàng chỉ mong cho mọi việc xong sớm nàng còn tìm cách liên lạc với Hân. Khi mọi công việc tạm ổn, nàng liền vội điện thoại về nhà. Trong lúc chờ đợi trong hy vọng, nàng cũng suy nghĩ những câu đàm thoại. Tiếng chuông điện thoại reo trong thất vọng. Nàng bỏ điện thoại xuống, hai tay chống cằm như muốn khỏa lấp cái buồn trên khuôn mặt. Đôi vai run lẩy bẩy theo nhịp thở não nề. Không ai hiểu nàng suy nghĩ gì nhưng những cử chỉ trên cho thấy nàng buồn lắm, tâm hồn trống vắng. Một tư tưởng vụt sáng trong tâm trí nàng, tại sao lại không gọi điện thoại tới sở Hân làm ? Bị hỏi bất ngờ nhân viên văn phòng không trả lời Thi được. Họ phải liên lạc với ban giám đốc để tìm tông tích Hân. Sau khi biết Hân rời sở vì bệnh đêm qua, Thi thật trở nên cuống, nàng đánh rơi ống nghe điện thoại xuống bàn làm tất cả nhân viên trong phòng kinh ngạc. Vài nhân viên ngồi gần nhanh chân chạy đến giúp đỡ. Thi không nói gì được ngoài câu ‘chồng tôi bị tai nạn đêm qua’. Mấy anh thư ký trẻ ngạc nhiên về tin tai nạn thì ít mà ngạc nhiên vì tin nàng đã có chồng thì nhiều. Tuy vậy ai cũng muốn biết tin tai nạn như thế nào ? Thi phải mất lâu lắm mới bình tĩnh lại được, nhưng nàng cũng chẳng biết phải trả lời thế nào nữa vì nàng đâu có biết chính xác Hân bị nạn như thế nào. Nàng chỉ dự đoán là Hân bị nạn, có thế thôi. Nàng không dám quả quyết. Mấy người cùng sở đề nghị gọi điện thoại đến Cảnh sát tìm kiếm xem có tai nạn nào xảy ra trong suốt thời gian qua không ? Cảnh sát cho biết là có tai nạn xe cộ xảy ra và tài xế được chở đi bệnh viện. Họ đề nghị liên lạc với bệnh viện để tìm thêm chi tiết nạn nhân, có lẽ họ ngại cho danh tánh nạn nhân trên điện thoại chăng, kể cả thân nhân.
Hân từ lúc tỉnh lại chàng cũng mong muốn tìm cách liên lạc với Thi. Chàng biết là nàng thế nào cũng lo lắng lắm. Liên lạc về nhà thì y tá cho biết là không có ai trả lời điện thoại, còn gọi lại sở làm thì Hân không nhớ được số điện thoại của Thi, ngay cả tên hãng Thi làm. Hân còn đang băn khoăn thì y tá cho biết là chàng có điện thoại. Cầm điện thoại trong tay mà cả hai cùng không nói được nhiều. Cả hai cùng xúc động sau một vài câu trao đổi danh tánh. Cả hai cùng mừng, cùng cảm thấy nghẹn ngào, cùng cảm thấy khó nói, cùng cảm thấy như mất nhau giờ tìm lại được. Ngôn ngữ nào diễn tả được cảnh xúc động đó, ngôn ngữ làm chi khi niềm vui dâng trào.
Ngày ngày Thi dắt hai con vào trong bệnh viện thăm Hân. Hết giờ thăm nuôi, ba mẹ con dẫn nhau về. Công việc tuy chẳng nặng nhọc gì, nhưng nó cũng chiếm mất khá nhiều thời giờ. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, Thi cảm thấy trách nhiệm lo cho hai con và cho chồng đè nặng trên vai nàng. Trước đây Thi cũng lo cho gia đình chu đáo lắm, nàng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề đó, nay công việc cũng như thế mà sao Thi cảm thấy trách nhiệm lớn ghê. Lần đầu tiên trong đời nàng tập làm trưởng gia đình. Trưởng đây có nghĩa là đứng mũi chịu sào một mình để lo cho gia đình. Đây cũng là lần đầu tiên Thi cảm thấy cái trách nhiệm của người cha là quan trọng. Công việc không nặng hơn là bao, nhưng cái trọng trách lo cho gia đình thật là nặng nề. Mọi công việc lớn nhỏ, nàng đều phải một mình quyết định. Chính cái quyết định này khiến nàng cảm thấy trách nhiệm. Quyết định một công việc là chịu trách nhiệm về công việc đó và đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành công việc nữa. Càng suy nghĩ về nó, nàng càng thấy nặng, nàng khâm phục những goá phụ nuôi con. Một số không những đã dạy dỗ con nên người mà còn cho chúng ăn học thành tài như những người khác, họ giỏi thật. Điều làm Thi lo sợ nhất là một biến cố nào đó không tốt xảy ra thì nàng không biết phải xoay sở ra sao. Nàng cầu mong cho mọi sự trôi chảy tốt đẹp. Nàng cũng cầu mong cho Hân chóng khỏi bệnh để nàng trao trả lại cái trách nhiệm làm trưởng kia. Bao năm sống trong gia đình mà nàng không hiểu được trách nhiệm của trưởng gia đình. Bây giờ phải đương đầu với công việc mới thấy là khó, mới thấy trách nhiệm làm chồng, làm cha là quan trọng. Có lẽ bây giờ Thi mới hiều rõ được vai trò của một người chồng trong gia đình. Có lẽ nàng hiểu thấu hơn cái sinh hoạt nhịp nhàng trong gia đình có cha, có mẹ. Nàng thực sự cảm thấy sự có mắt của Hân trong gia đình là cần thiết. Có Hân ở nhà, cái bầu khí gia đình thay đổi hẳn, nàng cũng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề kia là của nàng nữa. Nàng chia sẻ gánh nặng với chồng, nàng chăm sóc con cái, nàng cũng suy tính việc làm ăn, nhưng nàng không phải suy nghĩ quá nhiều về nó. Cái bề bộn của công việc đưa nàng vào chỗ quên mất thời gian. Nàng chỉ biết, tan sở là coi như sắp được gặp gỡ các con, gặp cái bầu khí gia đình ấm cúng. Bây giờ tan sở nhưng không tan việc. Về nhà không phải để nghỉ ngơi mà là để lo cho các con, cho chồng. Hân đi làm buổi chiều, nàng đã cảm thấy vắng chồng, cái thiếu vắng đó nay trở nên to lớn hơn. Căn phòng trở nên hiu quạnh. Bao nhiêu kỷ niệm còn chăng ngang tường. Chúng nằm đó như những vật không hồn. Có Hân ở nhà, mọi kỷ vật đều có ý nghĩa, nó nhắc nhở lại những giờ phút vui, những kỷ niệm thân thương ghi vào tâm khảm hai người. Con người không thỏa mãn với tiền bạc, còn Thi thì không bao giờ thỏa mãn với kỷ niệm, bằng nào nàng cũng thấy thiếu. Điều Thi sợ nhất là sự trống vắng của lòng mình, sợ không có ai để chia sẻ cuộc sống. Có Hân ở nhà, mỗi lần nghĩ được câu gì hay, vợ chồng kể cho nhau nghe, bây giờ không có ai để kể, nếu muốn, phải đợi tới giờ. Nhiều khi gặp chàng lại không nhớ ra, hay cũng đôi khi lúc gặp chàng lại không muốn kể điều đó nữa. Những ngày cuối tuần đối với nàng không quan trọng như xưa. Thiếu Hân làm cuộc sống đảo lộn. Còn đâu tính toán đi chơi, còn giờ đâu vẽ ra làm bánh trái. Còn tâm trí nào để thưởng thức cuộc đời. Cuộc sống của nàng đảo lộn đã đành, nếp sống gia đình cũng đảo lộn nhiều. Sáng dẫn con đi học, chiều dẫn con đi bệnh viện thăm cha. Tối đến hai con cứ bu lấy mẹ. Đuổi chúng ra để chúng học thì mẹ thấy cô đơn, buồn tẻ; để chúng bu lại mẹ thì hại cho việc học của chúng. Việc học của hai con sút thấy rõ. Thằng Hậu xem tivi ít hẳn đi. Chúng vẫn vui, vẫn đùa, nhưng đôi khi không được tự nhiên mấy. Không hiểu chúng nghĩ gì khi thấy bố nằm bệnh viện, nhưng điều Thi chắc chắn là đời chúng có thay đổi ít nhiều. Sự thiếu vắng bóng cha có thể gắn liền với thiếu vắng tình thương của cha, thiếu những tiếng gọi tha thiết của tình cha con. Cuộc đời thật buồn cười, thời con gái Thi hoàn toàn tự lập, tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, sống hồn nhiên. Cuộc đời thay đổi hẳn sau ngày lập gia đình. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, nàng nhận rõ đời nàng thiếu Hân, một phần đời sống nàng thiếu thốn. Hân không phải là lẽ sống của nàng, nhưng Hân chiếm một phần quan trọng trong đời nàng. Có lẽ đây là ý nghĩa của gia đình. Thi thực sự cần có Hân. Điều cần này Thi cảm nhận rõ sau ngày Hân nằm bệnh viện.
Hân luôn luôn đặt niềm tin nơi Thi, chàng tin rằng Thi là người vợ hiền, người đàn bà đảm đang, một tay nàng đủ quán xuyến gia đình. Dẫu tin như thế nhưng chàng không khỏi lo lắng cho Thi. Một mình nàng phải hy sinh nhiều quá, vừa lo công ăn việc làm, lo chăm sóc con cái, giờ lại phải lo chăm sóc cho Hân. Chàng nài nỉ Thi đừng thăm chàng mỗi ngày để giờ tịnh dưỡng và chăm lo con cái. Dẫu nói thế nhưng Hân biết là mình đang dối lòng. Tự thâm tâm Hân muốn có Thi ở bên cạnh luôn. Mỗi lần Thi đến thăm chàng cảm thấy khoẻ hẳn lên, thời gian có ý nghĩa trôi nhanh. Sự hiện diện của Thi mang đến cho Hân môt sinh lực mới, có hiệu quả hơn những viên thuốc xanh đỏ kia. Thi nhận ra điều đó. Thi cũng thừa biết là Hân khuyên nàng đừng thăm hàng ngày là sợ Thi mệt, quá vất vả. Chính vì thế mà Thi hiểu rõ hơn tình yêu của chồng. Nàng cảm thấy hãnh diện và muốn thăm Hân nhiều hơn. Lúc mới bị nạn, cả Hân lẫn Thi đều cho là chuyện xui xẻo, nhưng bây giờ cả hai cùng hiểu theo một nghĩa mới. Trong cái xui kia, cả hai cùng tìm được niềm vui, đó chính là tình yêu của hai người. Cả hai cùng cảm nghiệm được mối tình họ dành cho nhau. Cả hai cùng cần có nhau. Cả hai cùng học được một bài học yêu trong tai nạn. Trong cái xui có cái hên. Nếu không có tai nạn có lẽ chẳng mấy khi họ ngồi suy nghĩ về ý nghĩa tình yêu. Cuộc sông bình thường cho thấy Hân và Thi yêu nhau, cùng nhau tạo lập gia đình nhưng họ chẳng bao giờ để ý đến ý nghĩa đích thực của tình yêu. Chỉ trong lúc đau khổ này họ mới thấy rõ được ý nghĩa sâu đậm của tình yêu vợ chồng.
Hôm nay là ngày Hân rời bệnh viện, Thi nghỉ làm, Hậu và Thu nghỉ học cùng nhau đi tới đón bố. Gia đình vui vẻ như hội. Cô y tá phải chỉ đến lần thứ ba Hân mới nhìn thấy chỗ ký tên rời viện. Chàng vui đến hoa mắt, chẳng còn thấy gì ngoài vợ và hai con. Được rời viện nhưng Hân cũng cần nghỉ dưỡng một vài ba tuần cho lại sức. Những ngày ở nhà chàng đảm nhận công việc nội trợ. Có bắt tay vào việc chàng mới thấy cái rắc rối của nó. Việc nhà là việc không tên nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian, tính toán và khéo léo nữa. Nếu cần phải nói thật thì Hân đã thủ tiêu mất hai nồi cơm khê mà không để lại dấu tích nào. Chàng cũng kiên nhẫn ngồi hằng giờ để đánh bóng chiếc xoong bị cháy khê. Kinh nghiệm nấu canh cũng là bài học quý. Chàng cứ thêm mắm, thêm muối, thêm nước mãi cũng không vừa ý. Cuối cùng nấu canh cho bốn người ăn mà cả chục người ăn cũng còn dư, đó là xoong canh đã đầy ứ, nếu không thì Hân còn vất vả chế mắm, muối, nước thêm nhiều. Bây giờ Hân phải thú nhận việc nấu ăn là cả một nghệ thuật. Chàng tự hứa lòng sẽ không bao giờ chê món ăn Thi nấu nữa. Ở nhà mới có hai tuần mà Hân đã thấm cái buồn tẻ của nó. Ngày nào cũng như ngày nấy từ sáng đến chiều, chàng cứ quanh ra quẩn vào, ngó đồng hồ chờ vợ và con về. Thời gian sao trôi chậm thế. Chàng vẫn biết ở nhà một mình buồn nhưng chỉ biết trên lý thuyết, đụng phải thực tế Hân thấy rõ cái khổ của kẻ ngồi một mình. Bây giờ Hân mới thấm hiểu cái buồn và hiểu rõ lý do tại sao Thi cứ nằng nặc đòi đi làm. Thế mới biết, có ở trong hoàn cảnh mới thấu hiểu được hoàn cảnh, người đứng ngoài nhìn vào chỉ biết lý thuyết mà không biết thực tế. Lý thuyết chỉ là chiếc áo đánh bóng thực tế, kinh nghiệm mới là cái tâm, cái hồn của lý thuyết.
Thi từ ngày biết được nguyên nhân Hân bị đụng xe, nàng cảm thấy hối hận, vì ép buộc Hân chấp nhận cho nàng đi làm. Thi không ngờ sự việc diễn tiến như thế.Thi muốn đi làm để giúp Hân, giúp gia đình. Hân muốn Thi ở nhà để lo cho con cái. Cả hai cùng có ý tưởng tốt, cả hai cùng vì yêu mà nhường nhịn lẫn nhau. Sau khi suy nghĩ Thi quyết định xin nghỉ việc, nhưng nàng đợi khi nào Hân khoẻ hẳn, bắt đầu đi làm đều đặn nàng mới báo cho Hân, nếu báo tin sớm sợ Hân đòi đi làm sớm có hại cho sức khoẻ của chàng. Hân ngồi nhà cũng tính toán lời lẽ để xin lỗi Thi vì đã ngăn cản không cho nàng đi làm. Chàng xin lỗi vì trước đây chàng không hiểu được hoàn cảnh của người ngồi nhà mong đợi, không hiểu được cái nhàm chán của những công việc nhặt nhãnh không tên, không hiểu được cái tình cảm sâu đậm Thi dành cho Hân và hai con, nhất là không hiểu rõ được Thi, không phải Hân định giá sai về khả năng đảm đang của Thi mà là những điều hiểu biết kia không có gì bảo đảm. Qua biến cố Hân đã thấy rõ cái khả năng phán đoán của mình, thấy rõ được tình yêu sâu đậm của hai người và nhất là định rõ được giá trị của đối thoại trong cuộc sống gia đình. Chỉ qua đối thoại hai người mới hiểu nhau, hiểu rõ vấn đề và như thế tự do của mỗi người sẽ được tôn trọng.
Cơm nước xong xuôi, Hân hắng giọng hai ba lần mới mở đầu câu chuyện. Thi lắng nghe từng câu một và đợi đến khi Hân chấm dứt nàng mới nói ý định xin thôi việc của nàng. Nghe xong Hân ôm chầm lấy vợ khóc ngon lành. Thi quá xúc động cũng khóc theo. Hai đứa bé đang xem tivi thấy bố mẹ khóc, chẳng hiểu gì chạy đến ôm chầm lấy bố mẹ cũng oà lên khóc.
Lm Vũdình Tường
TiengChuong.org
Giờ này Hân mới dám nói là mình còn sống, cuộc đời chàng thay đổi quá nhanh chóng, đến nỗi chính chàng cũng chẳng có thể nào có thể tưởng tượng được, từ ngày mất nước đến nay bao nhiêu là biến cố, mấy lần thập tử nhất sinh; những ngày trong tù cải tạo, chàng sống như người không hồn, không chấp nhận cuộc sống nhưng cũng không thể nào từ chối nó được, con người trong trại cải tạo hầu như không ai có đủ lý trí suy xét nữa, mà suy làm sao được, một đàng thì lấy tình người, tình nhân loại mà đối xử với nhau, còn đàng kia thì lấy tình đảng mà xử, mang đảng ra chống đỡ để rồi tất cả đều nhân danh đảng, nhân danh quần chúng nhân dân mà làm việc. Những ngày tổ chức vượt biên thì sống chui rúc, luôn trong lo âu, sợ sệt, nỗi mừng vừa đến khi tất cả mọi người an toàn trên tàu thì sóng gió đại dương mang lại những nỗi lo mới; những ngày lênh đênh trên biển cả, bao nhiêu lần con thuyền tưởng chừng như mất hút vào lòng đại dương, tránh chưa hết sóng gió thì lại gặp cướp biển, những khung mặt hung thần xuất hiện, chúng cướp bóc tất cả, đến một tí hy vọng mong manh cũng dường như tan biến trong làn nước xanh của đại dương. Chán nản, thất vọng, ê chề, nhục nhã, đau thương, ngần ấy thứ khiến con người trở nên buông xuôi, phó mặc cho số mạng; cho số mạng hay cho biển khơi ? Có đôi lúc thân xác làm chủ lương tâm, nhưng trong những lúc túng quẫn nhất, giờ phút cuối cùng, chính những lúc thất vọng nhất lại là lúc con người chạm phải lòng mình, đó là lúc lương tâm thức tỉnh, con người tự nhiên tìm thấy niềm hy vọng, tuy nó rất nhỏ nhưng đủ khơi dậy một sức sống, sức sống nội tâm. Hân trong lúc chán nản cùng cực chàng đã bám víu vào niềm hy vọng đó, niềm hy vọng cuối cùng của con người. Chính niềm hy vọng đó đưa Hân tới bờ bình an. Những ngày đầu trên đảo Hân còn bỡ ngỡ lắm, bạn bè chưa có mấy ngoại trừ những người đi cùng tàu. Hân coi tất cả những người trên đảo như là một đại gia đình. Cái tư tưởng ấy mờ dần sau một vài tuần lễ sống trên đảo, không phải vì Hân không mến họ nữa nhưng vì Hân có cảm tình sâu đậm với vài người. Tình cảm được chia xẻ cho những người bạn mới và dần dần làm lu mờ số đông kia đi. Thời gian trôi đi, tình cảm Hân dành cho Thi càng nhiều, chàng cảm thấy Thi thật dễ mến, có nhiều đức tính tốt, lại đảm đang nữa. Nếu so sánh Thi với những người khác trong đảo thì Hân thấy Thi là một bông hoa quý. Hân thường ngồi tán gẫu với bạn bè về hết người này người kia, mỗi người đều có một sắc thái riêng, một vẻ đẹp riêng. Thực sự Hân chẳng muốn phê bình làm chi, nhưng chàng cảm thấy vui trong việc bình phẩm ấy. Ý định của Hân là phải tạo lập cho mình một chút gì căn bản đã, nó không phải là địa vị, danh vọng trong xã hội, nhưng ít ra nó cũng phải là căn bản cho đời sống. Chàng vẫn biết là đã lớn tuổi. Cái tuổi của hoạt động chứ không phải của mơ mộng nữa, tuy nhiên hy vọng vẫn là mối hạnh phúc lớn nhất của con người. Con người hy vọng để mà sống. Hân không mơ mộng, chàng chỉ hy vọng thôi, niềm hy vọng nầy không phải mới mẻ gì, nó có từ lúc Hân đang ngồi dưới mái trường trung học. Ngày mất nước, niềm hy vọng cũng chìm theo mây khói, giờ nó lại bật dậy. Hân thấy mình già, tuổi trẻ đã thí cho chiến tranh. Hân ít có hy vọng thành đạt được ước mơ của mình, nhưng ít ra nó cũng là niềm hy vọng giúp chàng nhìn thấy mục đích của cuộc đời.
Ngày đi định cư gần kề, Hân thấy mình vẫn thế, những toan tính lúc đầu trên đảo cứ được khất lần lượt và cái chương trình đó tạm chấm dứt trong ngày dời đảo. Lúc đến đảo, Hân nghĩ là mình có thể học được nhiều lắm, hiểu được nhiều lắm, cho đến ngày hôm nay ‘cái nhiều lắm’ đó không bao giờ tới. Hân thấy phí thời gian qua, không có cơ hội thì mong mỏi, đến khi có được thì lại không làm. Hân bào chữa cho mình và đặt ra một chương trình mới cho tương lai. Chương trình này Hân hứa nhất định thực hiện vì thời gian không còn đủ để chần chờ nữa. Nó phải được thực hiện, nếu không thì lại tiếc, tiếc để mà tiếc chứ tài thánh cũng thua nếu cứ vẽ mà không làm.
Hân không ngờ ngày nay gặp lại Thi, ngày Hân đi, Thi vẫn còn ở lại đảo, nàng chưa được quốc gia nào nhận cả. Nàng thích đi định cư ở Mỹ nhưng ông cậu ở Canada bảo lãnh chính vì thế mà có sự trục trặc. Thi sang Úc quả là một sự tình cờ, Thi gặp lại Hân lại cũng là một sự tình cờ nữa. Hân không biết rõ Thi đã ở Úc được bao nhiêu lâu nhưng nàng thay đổi thật nhiều, Hân không tin vào mắt mình. Thoạt trông thấy Thi nơi phòng bán vé của đại nhạc hội do hội người Việt tổ chức, Hân nghĩ thầm người nào dáng điệu trông giống Thi lạ, Hân đến gần để nhìn rõ hơn, Hân vẫn không nhận ra Thi. Thi rất là mừng, nàng nhận ra Hân ngay, có lẽ Hân không thay đổi mấy, Hân cũng nhận thấy điều đó, chàng chẳng thay đổi bao nhiêu. Thời gian ở đảo và thời gian ở Uc này không làm Hân thay đổi; Hân là con người của suy nghĩ, chàng suy nghĩ luôn, đời sống nội tâm làm Hân lúc nào cũng biểu lộ một sắc thái trầm tư, cương quyết và đầy nghị lực. Hai người vào hội trường, Thi kể cho Hân nghe lý do tại sao nàng đi Úc; chỉ hơn tháng sau ngày Hân đi Uc, gia đình Thi đến thẳng Darwin bằng thuyền, chính vì thế mà Thi đã xin đi Uc, từ ngày xin đi Uc cho đến ngày được đi chỉ mất có bốn tháng, vậy là Thi đến Uc sau Hân nửa năm.
Tình bạn giữa Hân và Thi dần dần biến thành tình yêu, hai người quen nhau trên đảo, rồi cả hai cùng quên, bỗng ngày hội ngộ cả hai cùng mừng, giờ cả hai cùng tìm hiểu nhau. Thi thích ứng với hoàn cảnh mới dễ dàng, Thi thành thạo tiếng Anh là một điều kiện giúp Thi hội nhập với xã hội mới. Nàng có việc làm vững chắc, vẫn đi sinh hoạt thường xuyên với các sinh hoạt của cộng đồng. Đời sống vật chất đầy đủ giúp nàng lấy lại được cái phong cách của người phụ nữ, nước da không còn đen ngăm như ngày còn ở đảo, khuôn mặt tươi tắn thay cho những lo sâu suy nghĩ ngày nào. Nụ cười tươi hơn, vóc dáng mảnh mai hơn là những thay đổi lớn nhất mà Hân không thể nào tưởng tượng được. Chính vì thế mà Hân không nhận ra Thi.
Hân sau khi tạm ổn định đời sống, Hân thấy rõ cái khả năng của chàng bị giới hạn trong đời sống mới, một điều mà Hân nhận thấy rõ nhất. Trình độ Anh ngữ của Hân không đủ để tiếp tục học, khả năng thu thập những điều mới cũng chậm hẳn đi, tay nghề thì không vững, đời sống mới đầy dẫy những điều mới cần phải học. Hân thường nói với bạn bè, bằng nầy tuổi rồi mà phải học như đứa bé lên ba. Thật sự, những nhận định của chàng lúc ra đi cũng đúng nhưng không thể nào hiều rõ được những khó khăn mà người tỵ nạn gặp phải. Hân nhận được vị trí của mình, chàng chấp nhận nó như là một sự thật, một sự thật mà mỗi người phải tạo điều kiện để tìm lấy cho mình. Chàng không có tham vọng đặt những hy vọng lên trên những nấc thang quá cao, mà chỉ dám đặt chúng ở những điều kiện mà chàng nghĩ là mình có thể với được. Điều này giúp Hân sống thoải mái và vui vẻ trong cuộc sống. Hân cũng đã để ý đến việc lập gia đình, nó không phải là dễ, cũng không phải là quá khó không thể làm được như một số bạn bè Hân vẫn than “tình trạng mật ít nhiều ruồi”. Cái quan niệm để ý đến một vài người bạn gái để “mơ mộng” cũng có cái thú của nó, chàng biết thế, chàng cũng biết để giới hạn nó trong khuôn khổ để khỏi chuốc thêm đau khổ. Hân để ý đến một số bạn gái và Hân cũng nhận thấy một vài cô cũng để ý đến Hân. Chàng đang tìm hiều để đạt đến hy vọng, hy vọng mà chàng đã vạch ra cho chính mình.
Ngày gặp lại Thi, kỷ niệm cũ được nhắc lại, cả hai cùng thích những kỷ niệm cũ ở đảo, mỗi người nhắc một tí, cuối cùng cái kỷ niệm kia đã gắn bó hai người lại với nhau. Giờ thì cả hai tâm tư đều bộc lộ, Thi thầm yêu Hân. Còn Hân cũng yêu Thi trong thầm lặng. Không ai nói cho ai, mỗi người đều giữ kín tâm tư của mình, gói trọn trong đáy lòng. Cả hai cùng yêu, cả hai đều sợ người khác biết mình đang yêu. Lý do đơn giản là họ sợ những lời bình phẩm của bạn bè. Hai người đã từng sống chung trên một đảo, làm việc chung với nhau, giờ lại cùng gặp nhau trên mảnh đất mới, mảnh đất mà cả hai đều có thể tự lập được, tương lai trong tầm tay với.
Hân và Thi sống thật hạnh phúc, bạn bè thường trêu là mối tình vượt đại dương, tình mọc trên hòn đảo khô cằn, giờ gặp lại đất tốt đâm chồi nảy lộc mau. Họ yêu nhau như thú yêu rừng hoang, đi đâu cũng có nhau như bóng với hình. Tình yêu của họ trong sáng như bầu trời tháng ba, mênh mông như đại dương, cao đẹp tuyệt vời. Ngày tháng trôi qua, giờ họ đã là một gia đình với hai con. Hân đặt tên cho đứa con trai là Hậu, còn Thi đặt tên cho đứa con gái là Thu. Cả hai đều lém lỉnh, Thu là em nhưng lại khôn hơn, học dưới Hậu hai lớp, Thu luôn dẫn đầu lớp. Nhìn hai đứa con, vợ chồng Hân cảm thấy được an ủi nhiều, những ngày tháng đau khổ, chật vật đã qua đi, giờ chỉ thấy một màu hạnh phúc, hạnh phúc của chính họ và hạnh phúc của hai con, hai đứa rồi đây sẽ mang lại cho gia đình một niềm hy vọng lớn. Cả Hân lẫn Thi đều đặt hy vọng vào hai con thật nhiều. Hậu tuy không học giỏi và lanh như Thu, nhưng Hậu có đặc tính giống Hân. Hậu điềm tĩnh và có vẻ chững chạc như người lớn, có lẽ vì điểm đó mà Hậu không ganh đua, chàng thích phán đoán sự việc trước khi làm, chính vì thế mà Hậu được Hân và Thi tin cẩn. Thi mặc dầu tin cẩn Hậu, nàng cũng không thích cái tính tỉ mỉ của Hậu. Nàng thường gọi Hậu là ông cụ non vừa để trêu Hân vừa trêu Hậu. Hai bố con thường cười xòa khi thấy mẹ gọi thế.
Gia đình sống thật êm ấm hạnh phúc. Ngoài việc bếp núc và chăm lo cho gia đình, Thi còn may vá thêm để phụ giúp vào ngân quỹ gia đình, nó chẳng được bao nhiêu nhưng Thi muốn tiêu thời gian rảnh vào những việc hữu ích hơn là ngồi không. Nàng tính toán một mình. Nào là hai con lớn lên phải cho chúng học trường tương đối nổi tiếng, nào là phải tránh cái cảnh đi ở thuê suốt đời, phải tạo cho mình một căn nhà, hay ít ra phải có một cái gì bảo đảm cho tương lai. Những suy nghĩ này Thi chia sẻ cho Hân, Hân cũng có cùng cảm nghĩ như thế, nhưng chàng không muốn vợ phải đi làm. Dù muốn dù không, nếu Thi đi làm thì gia đình sẽ không ai chăm sóc, nhất là hai con. Hân hối hận khi chàng quyết định làm ca chiều. Từ ngày làm ca chiều chàng gặp Hậu và Thu ít hẳn đi. Vì buổi sáng lúc chúng đi học thì chàng còn đang ngủ, chiều chúng về nhà thì chàng đã đi làm mất rồi. Sáng thứ bảy thì chợ búa, ngày Chúa Nhật còn lại đôi khi phải thăm bạn bè, hay việc này việc nọ. Thành ra thời gian chăm sóc cho hai con thật là hiếm. Nói là chăm sóc chứ thực sự thì công việc này Thi lo cho chúng chu đáo lắm rồi. Tuy nhiên tình cha cũng cần thiết cho chúng. Mấy lần Hân xin đổi sang ca ngày nhưng chưa được chấp thuận, Hân còn đang loay hoay chưa biết tính sao, giờ Thi đòi đi làm. Hân cố gắng giải thích cho Thi hiểu tình trạng gia đình. Chàng có cùng quan điểm với nàng, nhưng chàng không muốn giải quyết vấn đề theo ý Thi. Thi nắm vững điều đó, một là Thi muốn giúp Hân trong việc tạo dựng gia đình, việc chăm lo cho con cái, Thi không đặt nặng vấn đề như Hân. Nàng biết Hân không muốn nàng đi làm, nhưng nàng tin tưởng là có thể thay đổi được Hân. Nàng không đặt thẳng vấn đề đi làm như lần trước với Hân, trái lại nàng luôn kể những công việc mà các hãng xuởng đăng trên báo cần người, nào là việc thư ký đánh máy, thông dịch, toàn những việc nhàn hạ mà nàng có thể làm được, lương lại cao, giờ giấc thuận tiện. Hân dần dần siêu lòng và đồng ý để Thi đi làm phụ mỗi ngày nửa buổi. Công việc trong gia đình đều trôi chảy đều đặn, gia đình có đồng ra đồng vào thấy thoải mái hơn nhiều. Từ chỗ đó, Thi tiến thêm một bước nữa, thế là Thi đi làm trọn buổi. Công việc tuy mệt mỏi nhưng Thi vẫn âm thầm chịu đựng một mình, nàng chẳng dám hé môi kêu một tiếng, nàng tự an ủi mình và cố gắng chịu đựng. Chỉ vài tháng sau, mọi sự trở nên bình thường, công việc không còn quá nặng cho nàng nữa, tuy rằng nàng không cảm thấy mệt mỏi như những ngày đầu, dẫu thế sức khoẻ của nàng sa sút hẳn. Nàng bắt đầu đổi tính, lại hay càu nhàu. Hân nhận ra điều này nhưng chàng chưa tìm được dịp thuận tiện để nói với vợ.
Buổi sáng chàng còn ngủ thì nàng đã đi làm, tối chàng đi làm về thì cả nhà đã yên giấc, thành ra trước đây Hân thấy thiếu bổn phận của mình với hai con, giờ chàng lại không có nhiều cơ hội chuyện trò bên người yêu. Hân cảm thấy thật khó tính. Thi có lý do để đi làm, nàng có lý do riêng để bênh vực cho việc làm của nàng, hơn nữa lý do đó Hân cũng thấy có lý. Hân cũng có lý do riêng để kêu vợ nghỉ việc, nhưng cuối cùng tình cảm đã thắng. Chàng thương yêu vợ, chiều chuộng nàng một tí. Chàng thông cảm cái cảnh cô đơn ở nhà một mình, một ngày hai ngày thì còn có thể chấp nhận được, đàng này năm này qua năm khác, thật khó chứ không phải chơi. Hân suy nghĩ mong lung rồi cuối cùng lại trở về vấn đề để vợ đi làm hay khuyên nghỉ việc. Làm thế nào để cho vợ hiểu là chàng thương nàng và nàng thì không bị chạm tự ái. Hân nghĩ miên man; chiếc đồng hồ tay báo thức, báo hiệu cho chàng là giờ đi làm đã điểm. Chàng vội vã đứng dậy pha ly cà phê, đổ thật nhiều sữa uống một hơi cạn rồi xếp đồ vào bị đi làm. Mùi cà phê thiếu hơi thuốc nhạt nhẽo làm sao. Hân cố gắng quên việc làm của Thi để tâm trí vào việc lái xe, nhưng càng cố quên chàng càng suy nghĩ nhiều hơn. Vào đến sở trông thấy công viêc bề bộn làm chán ngán. Hân nhắm mắt lại lấy can đảm bắt tay vào công việc, công việc đưa chàng vào thực tại, chàng làm theo thói quen hơn là làm theo sự suy nghĩ. Tiếng kẻng nghỉ giải lao điểm. Chàng đứng thẳng người thở dài rồi lững thững bước đi uống nước. Vài người bạn thấy chàng mệt mỏi tới hỏi thăm, chàng lảng chuyện để tránh những cặp mắt soi mói. Họ thực sự chẳng soi mói gì chàng, họ là những người làm cùng sở có cảm tình rất nhiều với Hân, nhưng hôm nay chàng cảm thấy họ soi mói hơn là hỏi thăm theo đúng nghĩa bạn. Hân trả lời cộc lốc khiến những người bạn lấy làm lạ, vài người khuyên Hân về nghỉ để khi nào khoẻ hãy làm. Hân biết chẳng thể nào dấu được bạn nên chàng xin phép nghỉ nửa buổi. Sau khi ký sổ xong, chàng lái xe ra biển hóng gió đêm, nhưng chẳng được bao lâu chàng lại đổi ý.
Hân vào trong xe ngã mình trên ghế thở dài hai ba lượt, chàng nhắm nghiền mắt lại, hình ảnh người vợ hiền rõ mồn một trong trí. Chàng mở cuốn sổ tay ghi vội mấy lý do vừa hiện đến trong đầu, tất nhiên những lý do này biện hộ cho việc Thi nghỉ việc. Hân đọc vội những lý do đó, chàng sửa đi sửa lại cho xuôi chảy và cuối cùng chẳng đồng ý. Một tờ giấy bị vò nát dưới chân. Hân vặn chìa khóa xe lái đi nơi mà chàng chưa định hướng. Cuối cùng chàng đổi ý đi về nhà, vừa bật đèn quẹo, chàng lách sang bên trái, tiếng kèn xe đến cùng lúc với tiếng xe thắng gấp và cuối cùng là hai tiếng xe va chạm.
Mở mắt ra thấy mình trong bệnh viện, mình mẩy đau nhừ. Chàng chớp chớp mắt rồi nhắm nghiền lại, vài giọt nước mắt trào ra. Hân mở mắt ngước nhìn lên trần nhà, chàng thấy hình như trần nhà đang xiêu vẹo đi, những vòng tròn nhỏ cứ lớn dần, lớn dần tưởng chừng như khỏa lấp căn phòng, Hân nhắm vội mắt lại, định giơ tay dụi mắt nhưng cánh tay không cử động được dễ dàng, chàng đành nhắm mắt nằm yên để tránh bị quay cuồng. Hân cố nhớ lại những gì đã xảy ra, chàng chỉ nghe thấy tiếng nổ lùng bùng lảng vảng trong trí nhớ, tuyệt nhiên không nhớ gì khác. Hân nhăn mặt, rùng mình rồi chàng mím môi chịu đựng tiếng âm vang đó. Tỉnh dậy Hân thấy mình dễ chịu hơn, chàng ngó quanh căn phòng một lượt, toàn màu trắng bệnh viện, đảo mắt lên phía đầu chàng nhận thấy chai nước biển đang thong thả nhễu từng giọt, từng giọt, đảo mắt nhìn dọc theo ống dây dẫn nước biển đến tận cánh tay trái, lúc này chàng mới thấy nước da xanh xao. Những lằn gân xanh hiện rõ trên cánh tay gầy ốm. Những chỉ tay trong lòng bàn tay chạy cắt chéo nhau, những đường rõ nét tạo thành chữ M lệch, những đường rẽ chân chim chạy lung tung không theo một thứ tự nào cả. Nhìn hết lòng bàn tay đến những chỉ gân xanh, Hân nghĩ thầm những động mạch nổi rõ thế này thì dễ cho y tá chích gân lắm đây. Nghĩ thế, chàng nhoẻn miệng cười. Ừ sao lạ nhỉ, không biết mình nằm đây đã lâu chưa mà da trở nên xanh xao thế ? Hỏi để hỏi chứ Hân vững tin lắm. Từ ngày đi định cư đến nay đã mấy năm rồi chàng có bao giờ đau ốm đâu. Chàng tự tin ở sức khoẻ của mình, chắc không lâu đâu, chỉ mấy ngày là khỏi ngay chứ gì. Chàng khoan khoái thở dài nghĩ đến công việc trong thời gian qua không biết ra sao. Chàng nhớ đến vợ, đến con, giờ đang làm gì, chắc trong thời gian qua lo lắng cho chàng nhiều lắm.
Thi ở nhà lo lắng đến sốt ruột. Nàng mơ mơ màng màng ngủ chẳng yên, định bụng sẽ nói cho Hân biết một tin vui, tin nàng mới được thăng chức trong công việc. Nói là thăng chức cho nó oai, thực sự Thi được một công việc tương đối nhàn hơn việc cũ. Nàng được chủ hãng cho làm văn phòng. Ngoài việc thông dịch cho nhân viên, nàng coi một máy điện toán về sổ sách, hồ sơ lý lịch cá nhân của công nhân. Chờ mãi không thấy Hân về, mọi đêm Hân về lúc nào nàng cũng chẳng hay, theo sự suy đoán thì giờ này Hân đã tan sở hơn tiếng đồng hồ. Bóng Hân vẫn im bặt. Nàng thầm than, chập chạm cũng chỉ tại cái tính cẩn thận của Hân. Nghĩ xong nàng nhìn đồng hồ lần nữa, có chậm thì cũng không lâu như thế, gần sáng rồi còn gì. Từ chỗ thương chồng, nàng làm mặt giận quay ra trách Hân. Trách cứ cho bõ tức để rồi mình vừa trách vừa nghe, có ai biết dấy vào đâu. Thi bật đèn ra cắm điện thoại quay lên hãng hỏi. Nàng chờ một lúc không ai trả lời, nàng chép miệng bỏ điện thoại xuống, đứng tần ngần một tí rồi nghĩ bụng hay mình quay sai số. Nàng quay điện thoại lần thứ hai, đợi hồi lâu không ai trả lời. Đúng là sở đóng cửa rồi, không còn ai trả lời điện thoại cả. Thế thì Hân đi đâu ? Không lẽ chàng sinh ra bê bối. Thi trở lại giường nằm ngóng nghe những tiếng xe qua lại. Nàng định bụng giận lẫy để Hân mất công năn nỉ cho bõ ghét. Chờ mãi tin Hân vẫn biệt tăm. Hỏi ai bây giờ. Thi lục ngăn tủ tìm cuốn địa chỉ bạn của Hân, nàng cố nhớ xem ai làm cùng hãng với Hân, cuối cùng tìn được, họ không có điện thoại. Nàng tức tối quăng cuốn sổ địa chỉ xuống bàn kêu cái bạch, chép miệng than ‘ở xứ này mà nhà không chịu sắm điện thoại’. Nói xong nàng giơ tay che miệng vì chợt nhớ ra mình trách oan cho người ta, Thi chực đứng dậy trở về giường, nàng chợt nhớ đến tên một người bạn thân khác của Hân, nàng chộp ngay cuốn địa chỉ mở, mở. Tên người đó không có trong sổ địa chỉ, Thi ngồi thẫn thờ bỗng nhún vai khẻ nói ‘rõ là ngớ ngẩn, anh bạn thân đó ở bên đảo chứ có ở đây đâu mà kiếm’. Nàng bỏ cuốn địa chỉ xuống bàn. Hai chân gác chéo hình chữ thập trên bàn, mắt ngó mông lung không biết làm gì. Nàng dùng ngón chân cái khảy khảy cuốn sổ địa chỉ. Nhìn những đầu ngón chân di động ngượng ngịu thấy nực cười. Thi nghĩ thầm giá những ngón tay cũng ngượng ngập như thế thì chắc là vụng về lắm nhỉ, không những đã vụng về mà còn thô kệch nữa. Nghĩ đến đây, Thi giơ bàn tay ra xem, không, những ngón tay thon dài xinh xăn khác hẵn với những ngón chân. Thi nhoẻn miệng cười tự mãn vì vẻ đẹp óng ả của bàn tay. Chiếc đồng hồ nhỏ xíu vừa vặn với cổ tay trông thật xinh. Ồ, gần tới giờ đi làm rồi, Thi ngó ra của lần nữa xem có thấy bóng Hân không, vẫn biệt tăm. Nàng trấn tĩnh, không có gì xảy ra đâu, nếu có gì thì anh em bạn đã đến báo tin cho biết chứ đâu có ai tệ bạc như mình nghĩ. Thi vào bếp chuẩn bị làm điểm tâm cho nàng và cho con. Trông thấy đĩa thức ăn để dành cho Hân vẫn còn đấy, đĩa thức ăn nguội lạnh, nàng nói một mình ‘tối nay phạt không cho anh ăn cơm nóng’, nói chưa hết câu, nàng tự trách ‘nói thế đâu có gì gọi là văn vẻ’, ừ, mình sẽ bảo Hân để Hân tự phạt thì hay hơn. Thi bỏ đĩa thức ăn cũ vào xào lại, mùi thơm bay lên thơm phức, nàng gật đầu ra chiều vừa ý với món ăn nấu tối qua. Chuẩn bị xong thức ăn sáng,Thi vào đánh thức con dậy để chúng ăn sáng rồi còn đi học. Thằng Hậu nhảy tọt ra khỏi giường chạy thẳng đến chỗ TV mở, Hậu có tật vừa đánh răng vừa xem tivi, nó thuộc loại ghiền tivi hạng nặng. Sáng ra mà không điểm tâm bằng tivi thì ngày hôm đó coi như trời mưa. Con Thu đi theo sau anh trách ‘anh không mở tivi nhỏ nhỏ còn để cho bố ngủ à’. Hậu nheo mắt cười cãi lại ‘bố mà thức dậy thì mời bố coi tivi luôn’. Thu đanh đá cãi ‘hí, ai mà thèm, có coi thì coi chứ ai thèm’. Hậu bực mình phản công ‘em nói còn to hơn tivi nữa’, Thu nguýt dài rồi đi thẳng.
Hậu vừa ăn sáng vừa khen ‘bữa nay mẹ cho ăn sáng long trọng thế’. Thi ngước nhìn con âu yếm hỏi ‘có ngon không’. Thu vội trả lời ‘mẹ cứ nhìn anh Hậu ăn như cào cào thế kia thì đủ biết’. Hậu vội nuốt xong miếng ăn liến tháu ‘anh ăn như cào cào mà mới hết một phần ba dĩa, còn Thu á hả, ngấu hết nửa dĩa hồi nào không hay’. Thu dãy nảy phân trần ‘tại anh vừa ăn vừa coi tivi như thế thì nó đừng lâu à’. Hậu lên mặt dạy đời ‘đúng rồi, người ta vừa ăn vừa coi tivi để thưởng thức thức ăn, còn em thì chỉ biết ăn thôi, không biết thưởng thức gì cả. Thức ăn mẹ nấu ngon thế mà đánh xém một tí là hết sạch.’ Thi nãy giờ ngồi ngẫm nghĩ không biết có nên cho chúng biết là bố đi làm chưa về không, nàng bỏ lững câu nói ‘thức ăn còn thừa để lại tối qua... ’Thu nghe thế vội vàng giễu Hậu ‘mẹ thấy chưa, anh Hậu chả còn biết thức ăn nóng hay thiu nữa’. Thi vội chen vào ‘hai con ăn nhanh lên còn chuẩn bị đi học, muộn rồi, mẹ đang là buồn đây’. Thu hỏi ‘mẹ làm sao mà buồn’. ‘Mẹ buồn vì các con cãi nhau’.Thu dãy nảy’đâu có, chúng con cãi nhau cho vui mà, thôi thế thì mình không cãi nữa anh Hậu ạ’. Hậu đáp gọn lỏn ‘đầu đuôi cũng tại mầy cả chứ còn ai vào đây nữa’. Thu xí dài, định nói gì nhưng thôi. Ba mẹ con bước đều dưới làn sương ban mai. Hậu và Thu mỗi đứa đeo một cái ba lô kiểu học sinh nặng trĩu trên vai, thỉnh thoảng chúng phải dừng bước để xốc lại cái ba lô cho đúng vị trí, cứ mỗi lần như thế Thi lại hỏi ‘có nặng lắm không con ?’, Hậu không trả lời thẳng câu hỏi của Thi, cậu ta đánh lảng sang chuyện khác, không phải Hậu cố tình tránh né câu hỏi, thực sự trong những ngày gần đây, Hậu và Thu luôn luôn vui vẻ trò chuyện với mẹ, chúng khoe hết cái này đến cái khác, nào là làm bài được nhiều điểm, nào là gặp câu hỏi khó cả lớp không ai trả lời được, nào chơi trong giờ chơi vui vẻ, nào là có đứa đi học ngủ gật; có đứa đi học đánh rơi mất đồ ăn trưa khóc, cô giáo phải dỗ kẹo. Thôi thì đủ thứ từ học hành đến chơi đùa, chẳng còn thiếu thứ gì. Hai anh em cứ thi nhau kể, đứa này chưa dứt thì đứa kia đã sẵn sàng kể câu chuyện mới. Cứ thế mà chúng quên cả lạnh và đường dài cũng thu ngắn lại. Mọi ngày Thi còn xen vào hỏi chúng câu này câu nọ, hay giải thích thêm cho chúng, hôm nay nàng chỉ ừ hử cho qua chuyện, tuy nhiên không đứa nào nhận ra nỗi lo lắng của nàng. Hai tâm hồn trẻ, vô tư, sánh bước cạnh hiền mẫu, tâm tư tràn ngập lo lắng. Hai tâm hồn không hoà nhập được với nhau, niềm vui của con vẫn là của con, nỗi lo của mẹ vẫn là của mẹ. Thế giới của ai vẫn là của người ấy. Không ai ngăn cách chúng nhưng chúng chẳng tràn ngập qua nhau được. Người buồn cảnh cũng buồn theo. Ở đây cảnh vui làm người buồn thấy buồn hơn. Nguyên nhân của nỗi buồn không do Hậu và Thu. Nó đến từ sự vắng mặt của Hân. Sự thiếu vắng đó đã được đổ đầy vào bằng những câu hỏi vô căn cứ. Những câu hỏi mà mỗi câu trả lời đều có thể chấp nhận được. Cái nỗi lo của Thi là ở chỗ đó. Làm sao để tìm được câu trả lời đúng, đúng theo sở thích của nàng. Chỉ có câu trả lời đó mới đủ để biến nỗi lo kia thành niềm vui. Chỉ có câu trả lời đó mới có thể vượt qua được bức rào ngăn cách của hai tâm hồn trẻ, già. Chỉ có cách đó mới có thể giúp cho cả ba mẹ con hưởng trọn được niềm vui.
Cổng trường đã hiện ra trước mắt dưới làn sương mờ. Hơi lạnh vẫn còn phả vào mặt qua làn gió sớm. Những sợi tóc mai vẫn phe phẩy theo gió hiu hiu. Nắng sớm có tiếng chim hót và vẻ rực rỡ của bình minh. Ngần ấy thứ như vừa biến mất sau cổng trường, nơi mà Thi đứng chết trân nhìn hai con tung tăng vội bước để gặp bạn bè, cùng những cảnh quen thuộc. Cặp mắt đen huyền của Thi đã không đủ sáng để nhìn qua làn sương dầy của ban mai, nơi mà hai con nàng vừa mất hút sau cổng trường. Cũng vậy, cặp mắt và tâm trí Thi không đủ sáng để nhìn qua làn đen của tương lai. Tương lai được phủ một làn sương đêm qua sự vắng mặt của Hân, qua một đêm thao thức bồn chồn.
Thi tin là không có điều gì xấu xảy ra cho Hân. Nàng cảm thấy vững tâm với sự có mặt của hai đứa bé. Bây giờ còn lại mình nàng, nàng cảm thấy sờ sợ, không hiểu điều gì đã xảy ra cho Hân. Nàng không thể nào đoán được. Gia đình nàng có nhiều may mắn trong những năm qua, không một điềm xấu nào báo hiệu điều dữ sẽ xảy đến. Càng suy nghĩ về Hân nàng càng thấy lo. Lo sợ cho hạnh phúc gia đình. Mối lo càng lúc càng tăng. Nàng nghe rõ nhịp đập của tim mình. Hơi lạnh buổi sáng giúp nàng thở dễ hơn, nhưng không cảm thấy dễ chịu hơn. Nàng có ý định xin nghỉ việc. Suy đi nghĩ lại nàng quyết định vào sở làm. Lý do đơn giản là hôm nay là ngày đầu tiên nàng làm việc tại khu này, khu điều hành nhân viên. Nàng phải có mặt để được giới thiệu với công việc mới và với bạn cùng sở trong văn phòng.
Chưa bắt tay vào việc mà nàng đã mệt lả. Khuôn mặt để lộ rõ vẻ lo âu. Cặp mắt sâu hoắm nấp sau đôi mi dài chớp lia lịa. Thi ngồi phịch xuống ghế, một tay chống cằm, tay kia cầm cây viết hững hờ. Nàng suy nghĩ mông lung. Tiếng gõ cửa kéo nàng về thực tại. Sau một vài câu chào hỏi qua loa, nàng được dẫn xuống nhận công việc mới. Nàng âm thầm bước đi sau ông trưởng ban điều hành nhân viên. Tuy cố gắng giữ để không ai biết là nàng đang lo sợ điều gì, thế mà nàng cũng mấy lần để lộ rõ vẻ lo lắng trên khuôn mặt. Mỗi lần như thế ông trưởng ban điều hành nhân viên lại trấn an nàng. Ông cho rằng nàng lo vì sợ không đảm trách được công việc mới. Mọi sự hoàn tất thì nàng cũng quên sạch những gì vừa mới được hướng dẫn. Nàng chỉ mong cho mọi việc xong sớm nàng còn tìm cách liên lạc với Hân. Khi mọi công việc tạm ổn, nàng liền vội điện thoại về nhà. Trong lúc chờ đợi trong hy vọng, nàng cũng suy nghĩ những câu đàm thoại. Tiếng chuông điện thoại reo trong thất vọng. Nàng bỏ điện thoại xuống, hai tay chống cằm như muốn khỏa lấp cái buồn trên khuôn mặt. Đôi vai run lẩy bẩy theo nhịp thở não nề. Không ai hiểu nàng suy nghĩ gì nhưng những cử chỉ trên cho thấy nàng buồn lắm, tâm hồn trống vắng. Một tư tưởng vụt sáng trong tâm trí nàng, tại sao lại không gọi điện thoại tới sở Hân làm ? Bị hỏi bất ngờ nhân viên văn phòng không trả lời Thi được. Họ phải liên lạc với ban giám đốc để tìm tông tích Hân. Sau khi biết Hân rời sở vì bệnh đêm qua, Thi thật trở nên cuống, nàng đánh rơi ống nghe điện thoại xuống bàn làm tất cả nhân viên trong phòng kinh ngạc. Vài nhân viên ngồi gần nhanh chân chạy đến giúp đỡ. Thi không nói gì được ngoài câu ‘chồng tôi bị tai nạn đêm qua’. Mấy anh thư ký trẻ ngạc nhiên về tin tai nạn thì ít mà ngạc nhiên vì tin nàng đã có chồng thì nhiều. Tuy vậy ai cũng muốn biết tin tai nạn như thế nào ? Thi phải mất lâu lắm mới bình tĩnh lại được, nhưng nàng cũng chẳng biết phải trả lời thế nào nữa vì nàng đâu có biết chính xác Hân bị nạn như thế nào. Nàng chỉ dự đoán là Hân bị nạn, có thế thôi. Nàng không dám quả quyết. Mấy người cùng sở đề nghị gọi điện thoại đến Cảnh sát tìm kiếm xem có tai nạn nào xảy ra trong suốt thời gian qua không ? Cảnh sát cho biết là có tai nạn xe cộ xảy ra và tài xế được chở đi bệnh viện. Họ đề nghị liên lạc với bệnh viện để tìm thêm chi tiết nạn nhân, có lẽ họ ngại cho danh tánh nạn nhân trên điện thoại chăng, kể cả thân nhân.
Hân từ lúc tỉnh lại chàng cũng mong muốn tìm cách liên lạc với Thi. Chàng biết là nàng thế nào cũng lo lắng lắm. Liên lạc về nhà thì y tá cho biết là không có ai trả lời điện thoại, còn gọi lại sở làm thì Hân không nhớ được số điện thoại của Thi, ngay cả tên hãng Thi làm. Hân còn đang băn khoăn thì y tá cho biết là chàng có điện thoại. Cầm điện thoại trong tay mà cả hai cùng không nói được nhiều. Cả hai cùng xúc động sau một vài câu trao đổi danh tánh. Cả hai cùng mừng, cùng cảm thấy nghẹn ngào, cùng cảm thấy khó nói, cùng cảm thấy như mất nhau giờ tìm lại được. Ngôn ngữ nào diễn tả được cảnh xúc động đó, ngôn ngữ làm chi khi niềm vui dâng trào.
Ngày ngày Thi dắt hai con vào trong bệnh viện thăm Hân. Hết giờ thăm nuôi, ba mẹ con dẫn nhau về. Công việc tuy chẳng nặng nhọc gì, nhưng nó cũng chiếm mất khá nhiều thời giờ. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, Thi cảm thấy trách nhiệm lo cho hai con và cho chồng đè nặng trên vai nàng. Trước đây Thi cũng lo cho gia đình chu đáo lắm, nàng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề đó, nay công việc cũng như thế mà sao Thi cảm thấy trách nhiệm lớn ghê. Lần đầu tiên trong đời nàng tập làm trưởng gia đình. Trưởng đây có nghĩa là đứng mũi chịu sào một mình để lo cho gia đình. Đây cũng là lần đầu tiên Thi cảm thấy cái trách nhiệm của người cha là quan trọng. Công việc không nặng hơn là bao, nhưng cái trọng trách lo cho gia đình thật là nặng nề. Mọi công việc lớn nhỏ, nàng đều phải một mình quyết định. Chính cái quyết định này khiến nàng cảm thấy trách nhiệm. Quyết định một công việc là chịu trách nhiệm về công việc đó và đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành công việc nữa. Càng suy nghĩ về nó, nàng càng thấy nặng, nàng khâm phục những goá phụ nuôi con. Một số không những đã dạy dỗ con nên người mà còn cho chúng ăn học thành tài như những người khác, họ giỏi thật. Điều làm Thi lo sợ nhất là một biến cố nào đó không tốt xảy ra thì nàng không biết phải xoay sở ra sao. Nàng cầu mong cho mọi sự trôi chảy tốt đẹp. Nàng cũng cầu mong cho Hân chóng khỏi bệnh để nàng trao trả lại cái trách nhiệm làm trưởng kia. Bao năm sống trong gia đình mà nàng không hiểu được trách nhiệm của trưởng gia đình. Bây giờ phải đương đầu với công việc mới thấy là khó, mới thấy trách nhiệm làm chồng, làm cha là quan trọng. Có lẽ bây giờ Thi mới hiều rõ được vai trò của một người chồng trong gia đình. Có lẽ nàng hiểu thấu hơn cái sinh hoạt nhịp nhàng trong gia đình có cha, có mẹ. Nàng thực sự cảm thấy sự có mắt của Hân trong gia đình là cần thiết. Có Hân ở nhà, cái bầu khí gia đình thay đổi hẳn, nàng cũng không cảm thấy cái trách nhiệm nặng nề kia là của nàng nữa. Nàng chia sẻ gánh nặng với chồng, nàng chăm sóc con cái, nàng cũng suy tính việc làm ăn, nhưng nàng không phải suy nghĩ quá nhiều về nó. Cái bề bộn của công việc đưa nàng vào chỗ quên mất thời gian. Nàng chỉ biết, tan sở là coi như sắp được gặp gỡ các con, gặp cái bầu khí gia đình ấm cúng. Bây giờ tan sở nhưng không tan việc. Về nhà không phải để nghỉ ngơi mà là để lo cho các con, cho chồng. Hân đi làm buổi chiều, nàng đã cảm thấy vắng chồng, cái thiếu vắng đó nay trở nên to lớn hơn. Căn phòng trở nên hiu quạnh. Bao nhiêu kỷ niệm còn chăng ngang tường. Chúng nằm đó như những vật không hồn. Có Hân ở nhà, mọi kỷ vật đều có ý nghĩa, nó nhắc nhở lại những giờ phút vui, những kỷ niệm thân thương ghi vào tâm khảm hai người. Con người không thỏa mãn với tiền bạc, còn Thi thì không bao giờ thỏa mãn với kỷ niệm, bằng nào nàng cũng thấy thiếu. Điều Thi sợ nhất là sự trống vắng của lòng mình, sợ không có ai để chia sẻ cuộc sống. Có Hân ở nhà, mỗi lần nghĩ được câu gì hay, vợ chồng kể cho nhau nghe, bây giờ không có ai để kể, nếu muốn, phải đợi tới giờ. Nhiều khi gặp chàng lại không nhớ ra, hay cũng đôi khi lúc gặp chàng lại không muốn kể điều đó nữa. Những ngày cuối tuần đối với nàng không quan trọng như xưa. Thiếu Hân làm cuộc sống đảo lộn. Còn đâu tính toán đi chơi, còn giờ đâu vẽ ra làm bánh trái. Còn tâm trí nào để thưởng thức cuộc đời. Cuộc sống của nàng đảo lộn đã đành, nếp sống gia đình cũng đảo lộn nhiều. Sáng dẫn con đi học, chiều dẫn con đi bệnh viện thăm cha. Tối đến hai con cứ bu lấy mẹ. Đuổi chúng ra để chúng học thì mẹ thấy cô đơn, buồn tẻ; để chúng bu lại mẹ thì hại cho việc học của chúng. Việc học của hai con sút thấy rõ. Thằng Hậu xem tivi ít hẳn đi. Chúng vẫn vui, vẫn đùa, nhưng đôi khi không được tự nhiên mấy. Không hiểu chúng nghĩ gì khi thấy bố nằm bệnh viện, nhưng điều Thi chắc chắn là đời chúng có thay đổi ít nhiều. Sự thiếu vắng bóng cha có thể gắn liền với thiếu vắng tình thương của cha, thiếu những tiếng gọi tha thiết của tình cha con. Cuộc đời thật buồn cười, thời con gái Thi hoàn toàn tự lập, tâm hồn lúc nào cũng thảnh thơi, sống hồn nhiên. Cuộc đời thay đổi hẳn sau ngày lập gia đình. Từ ngày Hân nằm bệnh viện, nàng nhận rõ đời nàng thiếu Hân, một phần đời sống nàng thiếu thốn. Hân không phải là lẽ sống của nàng, nhưng Hân chiếm một phần quan trọng trong đời nàng. Có lẽ đây là ý nghĩa của gia đình. Thi thực sự cần có Hân. Điều cần này Thi cảm nhận rõ sau ngày Hân nằm bệnh viện.
Hân luôn luôn đặt niềm tin nơi Thi, chàng tin rằng Thi là người vợ hiền, người đàn bà đảm đang, một tay nàng đủ quán xuyến gia đình. Dẫu tin như thế nhưng chàng không khỏi lo lắng cho Thi. Một mình nàng phải hy sinh nhiều quá, vừa lo công ăn việc làm, lo chăm sóc con cái, giờ lại phải lo chăm sóc cho Hân. Chàng nài nỉ Thi đừng thăm chàng mỗi ngày để giờ tịnh dưỡng và chăm lo con cái. Dẫu nói thế nhưng Hân biết là mình đang dối lòng. Tự thâm tâm Hân muốn có Thi ở bên cạnh luôn. Mỗi lần Thi đến thăm chàng cảm thấy khoẻ hẳn lên, thời gian có ý nghĩa trôi nhanh. Sự hiện diện của Thi mang đến cho Hân môt sinh lực mới, có hiệu quả hơn những viên thuốc xanh đỏ kia. Thi nhận ra điều đó. Thi cũng thừa biết là Hân khuyên nàng đừng thăm hàng ngày là sợ Thi mệt, quá vất vả. Chính vì thế mà Thi hiểu rõ hơn tình yêu của chồng. Nàng cảm thấy hãnh diện và muốn thăm Hân nhiều hơn. Lúc mới bị nạn, cả Hân lẫn Thi đều cho là chuyện xui xẻo, nhưng bây giờ cả hai cùng hiểu theo một nghĩa mới. Trong cái xui kia, cả hai cùng tìm được niềm vui, đó chính là tình yêu của hai người. Cả hai cùng cảm nghiệm được mối tình họ dành cho nhau. Cả hai cùng cần có nhau. Cả hai cùng học được một bài học yêu trong tai nạn. Trong cái xui có cái hên. Nếu không có tai nạn có lẽ chẳng mấy khi họ ngồi suy nghĩ về ý nghĩa tình yêu. Cuộc sông bình thường cho thấy Hân và Thi yêu nhau, cùng nhau tạo lập gia đình nhưng họ chẳng bao giờ để ý đến ý nghĩa đích thực của tình yêu. Chỉ trong lúc đau khổ này họ mới thấy rõ được ý nghĩa sâu đậm của tình yêu vợ chồng.
Hôm nay là ngày Hân rời bệnh viện, Thi nghỉ làm, Hậu và Thu nghỉ học cùng nhau đi tới đón bố. Gia đình vui vẻ như hội. Cô y tá phải chỉ đến lần thứ ba Hân mới nhìn thấy chỗ ký tên rời viện. Chàng vui đến hoa mắt, chẳng còn thấy gì ngoài vợ và hai con. Được rời viện nhưng Hân cũng cần nghỉ dưỡng một vài ba tuần cho lại sức. Những ngày ở nhà chàng đảm nhận công việc nội trợ. Có bắt tay vào việc chàng mới thấy cái rắc rối của nó. Việc nhà là việc không tên nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian, tính toán và khéo léo nữa. Nếu cần phải nói thật thì Hân đã thủ tiêu mất hai nồi cơm khê mà không để lại dấu tích nào. Chàng cũng kiên nhẫn ngồi hằng giờ để đánh bóng chiếc xoong bị cháy khê. Kinh nghiệm nấu canh cũng là bài học quý. Chàng cứ thêm mắm, thêm muối, thêm nước mãi cũng không vừa ý. Cuối cùng nấu canh cho bốn người ăn mà cả chục người ăn cũng còn dư, đó là xoong canh đã đầy ứ, nếu không thì Hân còn vất vả chế mắm, muối, nước thêm nhiều. Bây giờ Hân phải thú nhận việc nấu ăn là cả một nghệ thuật. Chàng tự hứa lòng sẽ không bao giờ chê món ăn Thi nấu nữa. Ở nhà mới có hai tuần mà Hân đã thấm cái buồn tẻ của nó. Ngày nào cũng như ngày nấy từ sáng đến chiều, chàng cứ quanh ra quẩn vào, ngó đồng hồ chờ vợ và con về. Thời gian sao trôi chậm thế. Chàng vẫn biết ở nhà một mình buồn nhưng chỉ biết trên lý thuyết, đụng phải thực tế Hân thấy rõ cái khổ của kẻ ngồi một mình. Bây giờ Hân mới thấm hiểu cái buồn và hiểu rõ lý do tại sao Thi cứ nằng nặc đòi đi làm. Thế mới biết, có ở trong hoàn cảnh mới thấu hiểu được hoàn cảnh, người đứng ngoài nhìn vào chỉ biết lý thuyết mà không biết thực tế. Lý thuyết chỉ là chiếc áo đánh bóng thực tế, kinh nghiệm mới là cái tâm, cái hồn của lý thuyết.
Thi từ ngày biết được nguyên nhân Hân bị đụng xe, nàng cảm thấy hối hận, vì ép buộc Hân chấp nhận cho nàng đi làm. Thi không ngờ sự việc diễn tiến như thế.Thi muốn đi làm để giúp Hân, giúp gia đình. Hân muốn Thi ở nhà để lo cho con cái. Cả hai cùng có ý tưởng tốt, cả hai cùng vì yêu mà nhường nhịn lẫn nhau. Sau khi suy nghĩ Thi quyết định xin nghỉ việc, nhưng nàng đợi khi nào Hân khoẻ hẳn, bắt đầu đi làm đều đặn nàng mới báo cho Hân, nếu báo tin sớm sợ Hân đòi đi làm sớm có hại cho sức khoẻ của chàng. Hân ngồi nhà cũng tính toán lời lẽ để xin lỗi Thi vì đã ngăn cản không cho nàng đi làm. Chàng xin lỗi vì trước đây chàng không hiểu được hoàn cảnh của người ngồi nhà mong đợi, không hiểu được cái nhàm chán của những công việc nhặt nhãnh không tên, không hiểu được cái tình cảm sâu đậm Thi dành cho Hân và hai con, nhất là không hiểu rõ được Thi, không phải Hân định giá sai về khả năng đảm đang của Thi mà là những điều hiểu biết kia không có gì bảo đảm. Qua biến cố Hân đã thấy rõ cái khả năng phán đoán của mình, thấy rõ được tình yêu sâu đậm của hai người và nhất là định rõ được giá trị của đối thoại trong cuộc sống gia đình. Chỉ qua đối thoại hai người mới hiểu nhau, hiểu rõ vấn đề và như thế tự do của mỗi người sẽ được tôn trọng.
Cơm nước xong xuôi, Hân hắng giọng hai ba lần mới mở đầu câu chuyện. Thi lắng nghe từng câu một và đợi đến khi Hân chấm dứt nàng mới nói ý định xin thôi việc của nàng. Nghe xong Hân ôm chầm lấy vợ khóc ngon lành. Thi quá xúc động cũng khóc theo. Hai đứa bé đang xem tivi thấy bố mẹ khóc, chẳng hiểu gì chạy đến ôm chầm lấy bố mẹ cũng oà lên khóc.
Lm Vũdình Tường
TiengChuong.org