Tiếp theo các phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ liên quan tới Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (DOMA) và Đề Nghị 8 của California, người ta lại bàn tán hăng say về ý kiến của Chúa Giêsu hay việc Người không góp ý gì về đồng tính luyến ái. Mike Huckabee chẳng hạn viết rằng: “Về phán quyết của Tối Cao Pháp Viện xác định rằng hôn nhân đồng tính là hợp pháp, ý nghĩ tức khắc của tôi là: ‘Chúa Giêsu khóc’”. Trong khi ấy, truyền thông thế tục thi nhau trích dẫn câu nói của danh hề Công Giáo Stephen Colbert phát biểu hồi tháng Năm, 2012: “Và ngay lúc này đây, tôi muốn đọc cho qúy vị nghe Chúa Giêsu đã nói gì về hôn nhân đồng tính. Tôi muốn lắm, nhưng có điều Người chưa bao giờ nói bất cứ điều gì về nó”.
Ý nghĩ của Colbert là ý nghĩ khá thông thường, và có hiệu quả vì quả đúng như thế: Chúa Giêsu không trực tiếp nói tới vấn đề này. Nhưng sự kiện ấy không có nghĩa: lời Người nói và gương sáng Người làm không ăn nhập gì tới hôn nhân, tính dục, và gia đình, và do đó, các Kitô hữu thời nay nên chấp nhận hôn nhân đồng tính.
Trước nhất, Chúa Giêsu vốn là một người Do Thái tôn trọng Thánh Kinh và truyền thống Do Thái Giáo. Người không từ bầu trời rớt xuống, mang theo một bộ giáo huấn luân lý hoàn toàn mới lạ. Không phải thế, Chúa Giêsu của các Tin Mừng, nhất là Tin Mừng Mátthêu, là một người Do Thái bảo thủ, hoàn toàn giống Chúa Giêsu mà người ta thường gọi là Chúa Giêsu lịch sử phía sau các Tin Mừng. Và bất kể ta nói Chúa Giêsu lịch sử hay Chúa Giêsu của Tin Mừng, thì Chúa Giêsu vẫn đứng trong truyền thống Do Thái Giáo. Do đó, quả không đúng chút nào khi cho rằng những điều không được Chúa Giêsu dành thì giờ nói tới là không quan trọng. Đúng hơn, ta nên giả thiết rằng tất cả những điều nào trong truyền thống Do Thái Giáo không bị Chúa Giêsu bác bỏ hay tái giải thích thì đều được Người tin theo. Đúng là Chúa Giêsu không thẳng thừng ngăn cấm các thực hành đồng tính trong các Tin Mừng. Nhưng Người không cần làm thế, vì Do Thái Giáo của Chúa Giêsu đã ngăn cấm chúng rồi.
Vì cho rằng tôn giáo là việc đưa ra các ngăn cấm, nên trong các cuộc tranh luận về tính dục, người ta thường cho rằng Chúa Giêsu tới chỉ để ngăn cấm một số tác phong nào đó, và nếu Người không ngăn cấm điều gì thì điều ấy hợp pháp. Nguyên lý vì thế là “Thánh Kinh cho phép bất cứ điều gì không minh nhiên bị cấm”. Nhưng sao lại gán cho Thánh Kinh nguyên lý này? Vì ta cũng có thể cho rằng nếu Chúa Giêsu không tích cực xác quyết điều gì đó, thì ta không nên làm nó: “Thánh Kinh ngăn cấm bất cứ điều gì không được minh nhiên nói tới”. Vấn nạn nền tảng nằm ở chỗ cho rằng Chúa Giêsu đến thế gian chỉ để kết án hay chấp thuận một số tác phong nào đó, như thể các Tin Mừng chỉ là cuốn sách luật để sống, một bộ sách đạo đức. Nghĩ như thế là phá nát tan tành sự phong phú của Tin Mừng và chỉ để lại cho ta một Chúa Giêsu trưởng giả đầy nhàm chán mặc tình cho phái cấp tiến trưởng giả Tây Phương khai thác. Chẳng thà đọc Kant nói tới nền siêu hình luân lý và vui đùa với giọng văn Đức khó hiểu của ông ta hơn là nghiên cứu Đấng Kitô vô vị ấy.
Thứ hai, so với các chủ trương cổ đại và hiện đại, chủ trương của Chúa Giêsu về hôn nhân triệt để hơn, vì bắt nguồn từ chính thiên nhiên, từ chính tạo dựng. Trong giáo huấn về hôn nhân của Người ở Tin Mừng Mátthêu 19, Chúa Giêsu nói mạnh hơn những người Do Thái cùng thời với Người. Giáo sĩ Shammai chẳng hạn dạy rằng người đàn ông chỉ được ly dị vợ vì tội ngoại tình. Giáo sĩ Hillel thì cho rằng người đàn ông có nhiều lý do để ly dị vợ. Sau đó không lâu, giáo sĩ Akiva còn cho hay: người đàn ông có thể ly dị vợ bằng bất cứ lý do gì, “thậm chí vì tìm được người xinh hơn nàng”. Trái lại, trong Tin Mừng Mátthêu 19, được hỏi: người đàn ông có thể ly dị vợ vì bất cứ ly do gì hay không, Chúa Giêsu đã trả lời: “Há các ông không đọc rằng Đấng tạo nên họ ngay từ đầu đã tạo nên họ có nam có nữ (St 1:27) và phán: ‘chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và cả hai trở nên một thân xác’ (St 2:24) đó ư? Như vậy họ không còn là hai mà là một thân xác. Cho nên, điều gì Thiên Chúa kết hợp, con người không thể phân ly”.
Từ đó, người Công Giáo tin rằng ly dị tôn giáo là một bất khả thể siêu hình do tính bất khả tiêu của bí tích hôn phối, và người Thệ Phản luôn cảm thấy bất an đối với ly dị, cho tới tận gần đây.
Giáo huấn của Chúa Giêsu bắt nguồn ngay trong tạo dựng, một phạm trù có giá trị cho tất cả chúng ta. Người nhắc tới Sáng Thế 1 và trích dẫn Sáng Thế 2. Còn khi bị người Biệt Phái yêu cầu giải thích ý hướng của Môsê trong Đệ Nhị Luật 24 lúc ông truyền cho người chồng phải trao cho người vợ giấy chứng ly dị khi bỏ nàng, Chúa Giêsu cho hay: “Vì sự cứng lòng của các ông, nên Môsê mới cho phép các ông ly dị vợ, nhưng từ khởi thuỷ (St 1:1) không có như vậy”.
"Từ khởi thủy không có như vậy”. Rõ ràng giáo huấn của Chúa Giêsu bắt nguồn trong Sáng Thế, vì Sáng Thế 1 và Sáng Thế 2 là nền tảng của hôn nhân. Sự nhượng bộ của “luật thứ hai” trong Đệ Nhị Luật là một phần của bộ luật nhằm bó buộc và hạn chế những con người bất cẩn và chai đá, và do đó, Chúa Giêsu đã bỏ qua nó mà trở về với Sáng Thế 1-2 lúc mà Người đem quyền lực tới để đòi hỏi điều mà Đấng Thiên Chúa dưới trần gian có quyền đòi hỏi; Người vốn là Emmanuel, là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi (Mt 1:23). Người hứa sẽ luôn ở với Giáo Hội, cho tới ngày tận thế (Mt 28:20). Vì Người đang “ở với chúng ta”, nên chúng ta được ban sinh lực để sống thực cuộc hôn nhân của ta đúng theo ý hướng của Người.
Thứ ba, khi nhắc tới các trình thuật của Sáng Thế 1 và 2, Chúa Giêsu muốn hôn nhân sinh sản. Khi nhắc tới Sáng Thế 1:27 và trích dẫn Sáng Thế 2:24, liệu Chúa Giêsu có ý nhắc tới trọn hai chương St 1-2 không? Nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay coi việc nhắc tới và trích dẫn Thánh Kinh như là những ẩn dụ mà từ chuyên môn gọi là metalepsis. Từ Hy Lạp này có nghĩa khi một độc giả Thánh Kinh gặp một lời nhắc tới hay trích dẫn một bản văn Thánh Kinh nào đó, thì họ nên nghĩ tới không những điều được bản văn nguồn nói đến mà còn cả trọn bộ ngữ cảnh nguồn của câu nhắc hay câu trích dẫn.
Như thế, khi Chúa Giêsu nhắc đến Sáng Thế 1:27 và Sáng Thế 2:24, chắc chắn Người có ý nhắc tới toàn bộ Sáng Thế 1 và 2 như đều nói tới hôn nhân. Và khi làm như thế, Người đã nhắc đến lệnh truyền đầu hết trong Thánh Kinh: “hãy sinh sôi nẩy nở” (St 1:28). Hôn nhân, vì thế, không phải chỉ là sự kết hợp tinh thần của những tâm hồn tương hợp nhau mà là một sự kết hợp thực sự nhằm việc sinh sản con cái. Chúa Giêsu muốn xác quyết điều đó. Và đó chính là điều những người ủng hộ hôn nhân đồng tính đã bỏ qua khi nói tới chủ trương của Người.
Thứ tư, giải thích không phải là số học. Nhiều người cho rằng hôn nhân, tính dục và gia đình chỉ là những chủ đề nhỏ trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Dù cho là đúng đi chăng nữa, điều này cũng không có nghĩa người ta được phép làm ngơ giáo huấn của Người trong các vấn đề này. Giáo huấn của Người là một hợp xướng của sự thật, và trong bất cứ tác phẩm âm nhạc phức tạp và tuyệt diệu nào, mọi âm điệu từ mọi nhạc cụ đơn độc đều quan trọng cả, từ chiếc vĩ cầm đầu tiên tới chiếc phách hình tam giác. Chính các thành phần ấy tạo ra toàn bộ hợp xướng.
Nhưng trên thực tế, tính dục không hề là một chủ đề tầm thường trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Vì giải thích không phải là số học. Người ta không thể chỉ đếm số câu qua đó chủ đề X và chủ đề Y được nhắc đến, và khi thấy X được nhắc đến nhiều hơn, bèn bỏ rơi Y. Dù sao, số câu cũng chỉ có tính giả tạo; hệ thống phân câu mà các cuốn Thánh Kinh hiện dùng chỉ mới có lần đầu từ năm 1560 trong cuốn Kinh Thánh Genève. Hơn nữa, dùng số học để giải thích nhất thiết sẽ bỏ qua âm sắc trong lời lẽ của Chúa Giêsu về một chủ đề nhất định trong một ngữ cảnh nhất định nào đó. Cho nên, giải thích bằng số học là không giải thích chi cả.
Về phương diện tích cực, một giải thích đúng luôn bao gồm việc chú ý không những tới số lượng mà còn tới phẩm chất nữa, có thể nói như thế. Ta phải biết một điều gì đó đã ăn nhập ra sao đối với trình thuật Thánh Kinh và phải ý thức được sức nặng của nó. Vậy thì điều hiển nhiên là Chúa Giêsu trình bày giáo huấn của Người trong Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Thứ Nhất. Bất chấp bạn nhận giải đáp nào cho vấn đề nhất lãm, Giáo Hội vẫn cho rằng Tin Mừng Mátthêu là “Tin Mừng Thứ Nhất”, không những vì theo truyền thống, nó được viết xuống trước nhất, mà còn vì nó vốn được coi là Tin Mừng phong phú nhất nữa. Là Tin Mừng của việc nên trọn, Tin Mừng Mátthêu quả xứng đáng là Tin Mừng khởi đầu của Tân Ước, vốn là giao ước làm Cựu Ước nên trọn.
Hơn nữa, Tin Mừng này còn trình bày giáo huấn của Chúa Giêsu một cách rõ ràng và có chất lượng nữa; Giáo Hội thấy nó hết sức hữu dụng trong việc thuyết giảng và truyền dạy của mình. Mặt khác, mọi yếu tố chính trong tuyên xưng của Kitô Giáo đều có trong đó: Nhập Thể qua việc sinh hạ đồng trinh, đóng đinh làm của lễ hy sinh, sống lại. Chính vì các lý do này và nhiều lý do khác, Tin Mừng Mátthêu vốn được phần lớn Kitô hữu mọi thời và mọi nơi coi là Tin Mừng Thứ Nhất về tầm quan trọng, bất kể họ là Công Giáo hay Thệ Phản. Thành thử không phải là chuyện nhỏ khi Chúa Giêsu nói tới hôn nhân một cách đặc biệt trong Tin Mừng Mátthêu. Không có chủ đề nào nhỏ mọn trong Tin Mừng Thứ Nhất của Giáo Hội.
Ở đây cũng thế, Chúa Giêsu đi thẳng vào Sáng Thế 1-2, vốn là hai chương quan trọng mở đường cho các trình thuật vĩ đại trong Thánh Kinh về nhân học: con người nhân bản như là nam và nữ, từ nền tảng, vốn là gì và hôn nhân là gì.
Việc Chúa Giêsu xuống trần có nghĩa: khá nhiều điều trong Cựu Ước không còn trực tiếp liên quan tới các Kitô hữu nữa; nhờ Chúa Giêsu, Thánh Phaolô và Thánh Giacôbê (tại Công Đồng Giêrusalem theo Cv 15), cách kiêng cữ ăn uống của người Do Thái không còn bó buộc đối với Kitô hữu nữa. Tuy nhiên, dù các Kitô hữu tiên khởi quyết định rằng những điều trong luật Môsê vốn dùng để tách biệt người Do Thái và Dân Ngoại, như ăn kiêng, giữ ngày Sabát, cắt bì, không còn trói buộc, thậm chí còn không thích hợp nữa vì Giáo Hội nay chỉ là một, trong đó, người Do Thái và Dân Ngoại đền như nhau (xem Eph. 2:14-15), nhưng Chúa Giêsu và Giáo Hội tiên khởi đâu có phá bỏ nền luân lý tính dục truyền thống của Do Thái Giáo.
Ta đã thấy Chúa Giêsu tăng cường nền luân lý ấy như thế nào trong Mátthêu 19 so với các bậc thầy khác của Do Thái Giáo. Ta cũng hãy xét thêm Công Vụ 15, tức chương trong đó, người ta đặt câu hỏi liệu các Kitô hữu gốc Dân Ngoại có buộc phải giữ Luật Môsê hay không. Dưới sự lãnh đạo của Thánh Giacôbê, Giáo Hội tiên khởi quyết định: các tín hữu ấy không cần phải vâng theo luật Môsê trong tính toàn bộ của nó, ngoại trừ 4 điều: không ăn đồ cúng ngẫu thần, không vô luân tính dục, không ăn thịt loài vật không cắt tiết và không ăn tiết (Cv 15:19-20).
Rõ ràng Chúa Giêsu và Giáo Hội tiên khởi đã tăng cường nền luân lý tính dục truyền thống của Do Thái Giáo. Các điều khác của luật Môsê không còn trói buộc các Kitô hữu nữa. Như thế đủ biết các tông đồ triệt để như thế nào so với Do Thái Giáo, nhưng lệnh cấm “vô luân tính dục” thì vẫn còn đó. Điều cũng đáng lưu ý ở đây là Thánh Phaolô còn liên kết vô luân tính dục với việc thờ ngẫu thần (xem Rm 1). Trừ các nhà chú giải theo khuynh hướng xét lại, việc ngăn cấm “vô luân tính dục” đã bác bỏ thứ tính dục mà một số người hiện đang rao bán như là món hàng đi đôi được với việc theo chân Chúa Giêsu.
Tóm lại, phần lớn Cựu Ước không còn áp dụng trực tiếp vào Kitô hữu nữa; ta đọc được điều đó qua lăng kính của Chúa Giêsu và Tân Ước. Nhưng Chúa Giêsu xác quyết Sáng Thế 1-2 một cách cấp tiến hơn hẳn các người đồng thời với Người, và Giáo Hội tiên khởi quả đã xác quyết nền luân lý tính dục cổ truyền.
Ý nghĩ của Colbert là ý nghĩ khá thông thường, và có hiệu quả vì quả đúng như thế: Chúa Giêsu không trực tiếp nói tới vấn đề này. Nhưng sự kiện ấy không có nghĩa: lời Người nói và gương sáng Người làm không ăn nhập gì tới hôn nhân, tính dục, và gia đình, và do đó, các Kitô hữu thời nay nên chấp nhận hôn nhân đồng tính.
Trước nhất, Chúa Giêsu vốn là một người Do Thái tôn trọng Thánh Kinh và truyền thống Do Thái Giáo. Người không từ bầu trời rớt xuống, mang theo một bộ giáo huấn luân lý hoàn toàn mới lạ. Không phải thế, Chúa Giêsu của các Tin Mừng, nhất là Tin Mừng Mátthêu, là một người Do Thái bảo thủ, hoàn toàn giống Chúa Giêsu mà người ta thường gọi là Chúa Giêsu lịch sử phía sau các Tin Mừng. Và bất kể ta nói Chúa Giêsu lịch sử hay Chúa Giêsu của Tin Mừng, thì Chúa Giêsu vẫn đứng trong truyền thống Do Thái Giáo. Do đó, quả không đúng chút nào khi cho rằng những điều không được Chúa Giêsu dành thì giờ nói tới là không quan trọng. Đúng hơn, ta nên giả thiết rằng tất cả những điều nào trong truyền thống Do Thái Giáo không bị Chúa Giêsu bác bỏ hay tái giải thích thì đều được Người tin theo. Đúng là Chúa Giêsu không thẳng thừng ngăn cấm các thực hành đồng tính trong các Tin Mừng. Nhưng Người không cần làm thế, vì Do Thái Giáo của Chúa Giêsu đã ngăn cấm chúng rồi.
Vì cho rằng tôn giáo là việc đưa ra các ngăn cấm, nên trong các cuộc tranh luận về tính dục, người ta thường cho rằng Chúa Giêsu tới chỉ để ngăn cấm một số tác phong nào đó, và nếu Người không ngăn cấm điều gì thì điều ấy hợp pháp. Nguyên lý vì thế là “Thánh Kinh cho phép bất cứ điều gì không minh nhiên bị cấm”. Nhưng sao lại gán cho Thánh Kinh nguyên lý này? Vì ta cũng có thể cho rằng nếu Chúa Giêsu không tích cực xác quyết điều gì đó, thì ta không nên làm nó: “Thánh Kinh ngăn cấm bất cứ điều gì không được minh nhiên nói tới”. Vấn nạn nền tảng nằm ở chỗ cho rằng Chúa Giêsu đến thế gian chỉ để kết án hay chấp thuận một số tác phong nào đó, như thể các Tin Mừng chỉ là cuốn sách luật để sống, một bộ sách đạo đức. Nghĩ như thế là phá nát tan tành sự phong phú của Tin Mừng và chỉ để lại cho ta một Chúa Giêsu trưởng giả đầy nhàm chán mặc tình cho phái cấp tiến trưởng giả Tây Phương khai thác. Chẳng thà đọc Kant nói tới nền siêu hình luân lý và vui đùa với giọng văn Đức khó hiểu của ông ta hơn là nghiên cứu Đấng Kitô vô vị ấy.
Thứ hai, so với các chủ trương cổ đại và hiện đại, chủ trương của Chúa Giêsu về hôn nhân triệt để hơn, vì bắt nguồn từ chính thiên nhiên, từ chính tạo dựng. Trong giáo huấn về hôn nhân của Người ở Tin Mừng Mátthêu 19, Chúa Giêsu nói mạnh hơn những người Do Thái cùng thời với Người. Giáo sĩ Shammai chẳng hạn dạy rằng người đàn ông chỉ được ly dị vợ vì tội ngoại tình. Giáo sĩ Hillel thì cho rằng người đàn ông có nhiều lý do để ly dị vợ. Sau đó không lâu, giáo sĩ Akiva còn cho hay: người đàn ông có thể ly dị vợ bằng bất cứ lý do gì, “thậm chí vì tìm được người xinh hơn nàng”. Trái lại, trong Tin Mừng Mátthêu 19, được hỏi: người đàn ông có thể ly dị vợ vì bất cứ ly do gì hay không, Chúa Giêsu đã trả lời: “Há các ông không đọc rằng Đấng tạo nên họ ngay từ đầu đã tạo nên họ có nam có nữ (St 1:27) và phán: ‘chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mình mà gắn bó với vợ, và cả hai trở nên một thân xác’ (St 2:24) đó ư? Như vậy họ không còn là hai mà là một thân xác. Cho nên, điều gì Thiên Chúa kết hợp, con người không thể phân ly”.
Từ đó, người Công Giáo tin rằng ly dị tôn giáo là một bất khả thể siêu hình do tính bất khả tiêu của bí tích hôn phối, và người Thệ Phản luôn cảm thấy bất an đối với ly dị, cho tới tận gần đây.
Giáo huấn của Chúa Giêsu bắt nguồn ngay trong tạo dựng, một phạm trù có giá trị cho tất cả chúng ta. Người nhắc tới Sáng Thế 1 và trích dẫn Sáng Thế 2. Còn khi bị người Biệt Phái yêu cầu giải thích ý hướng của Môsê trong Đệ Nhị Luật 24 lúc ông truyền cho người chồng phải trao cho người vợ giấy chứng ly dị khi bỏ nàng, Chúa Giêsu cho hay: “Vì sự cứng lòng của các ông, nên Môsê mới cho phép các ông ly dị vợ, nhưng từ khởi thuỷ (St 1:1) không có như vậy”.
"Từ khởi thủy không có như vậy”. Rõ ràng giáo huấn của Chúa Giêsu bắt nguồn trong Sáng Thế, vì Sáng Thế 1 và Sáng Thế 2 là nền tảng của hôn nhân. Sự nhượng bộ của “luật thứ hai” trong Đệ Nhị Luật là một phần của bộ luật nhằm bó buộc và hạn chế những con người bất cẩn và chai đá, và do đó, Chúa Giêsu đã bỏ qua nó mà trở về với Sáng Thế 1-2 lúc mà Người đem quyền lực tới để đòi hỏi điều mà Đấng Thiên Chúa dưới trần gian có quyền đòi hỏi; Người vốn là Emmanuel, là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi (Mt 1:23). Người hứa sẽ luôn ở với Giáo Hội, cho tới ngày tận thế (Mt 28:20). Vì Người đang “ở với chúng ta”, nên chúng ta được ban sinh lực để sống thực cuộc hôn nhân của ta đúng theo ý hướng của Người.
Thứ ba, khi nhắc tới các trình thuật của Sáng Thế 1 và 2, Chúa Giêsu muốn hôn nhân sinh sản. Khi nhắc tới Sáng Thế 1:27 và trích dẫn Sáng Thế 2:24, liệu Chúa Giêsu có ý nhắc tới trọn hai chương St 1-2 không? Nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay coi việc nhắc tới và trích dẫn Thánh Kinh như là những ẩn dụ mà từ chuyên môn gọi là metalepsis. Từ Hy Lạp này có nghĩa khi một độc giả Thánh Kinh gặp một lời nhắc tới hay trích dẫn một bản văn Thánh Kinh nào đó, thì họ nên nghĩ tới không những điều được bản văn nguồn nói đến mà còn cả trọn bộ ngữ cảnh nguồn của câu nhắc hay câu trích dẫn.
Như thế, khi Chúa Giêsu nhắc đến Sáng Thế 1:27 và Sáng Thế 2:24, chắc chắn Người có ý nhắc tới toàn bộ Sáng Thế 1 và 2 như đều nói tới hôn nhân. Và khi làm như thế, Người đã nhắc đến lệnh truyền đầu hết trong Thánh Kinh: “hãy sinh sôi nẩy nở” (St 1:28). Hôn nhân, vì thế, không phải chỉ là sự kết hợp tinh thần của những tâm hồn tương hợp nhau mà là một sự kết hợp thực sự nhằm việc sinh sản con cái. Chúa Giêsu muốn xác quyết điều đó. Và đó chính là điều những người ủng hộ hôn nhân đồng tính đã bỏ qua khi nói tới chủ trương của Người.
Thứ tư, giải thích không phải là số học. Nhiều người cho rằng hôn nhân, tính dục và gia đình chỉ là những chủ đề nhỏ trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Dù cho là đúng đi chăng nữa, điều này cũng không có nghĩa người ta được phép làm ngơ giáo huấn của Người trong các vấn đề này. Giáo huấn của Người là một hợp xướng của sự thật, và trong bất cứ tác phẩm âm nhạc phức tạp và tuyệt diệu nào, mọi âm điệu từ mọi nhạc cụ đơn độc đều quan trọng cả, từ chiếc vĩ cầm đầu tiên tới chiếc phách hình tam giác. Chính các thành phần ấy tạo ra toàn bộ hợp xướng.
Nhưng trên thực tế, tính dục không hề là một chủ đề tầm thường trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Vì giải thích không phải là số học. Người ta không thể chỉ đếm số câu qua đó chủ đề X và chủ đề Y được nhắc đến, và khi thấy X được nhắc đến nhiều hơn, bèn bỏ rơi Y. Dù sao, số câu cũng chỉ có tính giả tạo; hệ thống phân câu mà các cuốn Thánh Kinh hiện dùng chỉ mới có lần đầu từ năm 1560 trong cuốn Kinh Thánh Genève. Hơn nữa, dùng số học để giải thích nhất thiết sẽ bỏ qua âm sắc trong lời lẽ của Chúa Giêsu về một chủ đề nhất định trong một ngữ cảnh nhất định nào đó. Cho nên, giải thích bằng số học là không giải thích chi cả.
Về phương diện tích cực, một giải thích đúng luôn bao gồm việc chú ý không những tới số lượng mà còn tới phẩm chất nữa, có thể nói như thế. Ta phải biết một điều gì đó đã ăn nhập ra sao đối với trình thuật Thánh Kinh và phải ý thức được sức nặng của nó. Vậy thì điều hiển nhiên là Chúa Giêsu trình bày giáo huấn của Người trong Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Thứ Nhất. Bất chấp bạn nhận giải đáp nào cho vấn đề nhất lãm, Giáo Hội vẫn cho rằng Tin Mừng Mátthêu là “Tin Mừng Thứ Nhất”, không những vì theo truyền thống, nó được viết xuống trước nhất, mà còn vì nó vốn được coi là Tin Mừng phong phú nhất nữa. Là Tin Mừng của việc nên trọn, Tin Mừng Mátthêu quả xứng đáng là Tin Mừng khởi đầu của Tân Ước, vốn là giao ước làm Cựu Ước nên trọn.
Hơn nữa, Tin Mừng này còn trình bày giáo huấn của Chúa Giêsu một cách rõ ràng và có chất lượng nữa; Giáo Hội thấy nó hết sức hữu dụng trong việc thuyết giảng và truyền dạy của mình. Mặt khác, mọi yếu tố chính trong tuyên xưng của Kitô Giáo đều có trong đó: Nhập Thể qua việc sinh hạ đồng trinh, đóng đinh làm của lễ hy sinh, sống lại. Chính vì các lý do này và nhiều lý do khác, Tin Mừng Mátthêu vốn được phần lớn Kitô hữu mọi thời và mọi nơi coi là Tin Mừng Thứ Nhất về tầm quan trọng, bất kể họ là Công Giáo hay Thệ Phản. Thành thử không phải là chuyện nhỏ khi Chúa Giêsu nói tới hôn nhân một cách đặc biệt trong Tin Mừng Mátthêu. Không có chủ đề nào nhỏ mọn trong Tin Mừng Thứ Nhất của Giáo Hội.
Ở đây cũng thế, Chúa Giêsu đi thẳng vào Sáng Thế 1-2, vốn là hai chương quan trọng mở đường cho các trình thuật vĩ đại trong Thánh Kinh về nhân học: con người nhân bản như là nam và nữ, từ nền tảng, vốn là gì và hôn nhân là gì.
Việc Chúa Giêsu xuống trần có nghĩa: khá nhiều điều trong Cựu Ước không còn trực tiếp liên quan tới các Kitô hữu nữa; nhờ Chúa Giêsu, Thánh Phaolô và Thánh Giacôbê (tại Công Đồng Giêrusalem theo Cv 15), cách kiêng cữ ăn uống của người Do Thái không còn bó buộc đối với Kitô hữu nữa. Tuy nhiên, dù các Kitô hữu tiên khởi quyết định rằng những điều trong luật Môsê vốn dùng để tách biệt người Do Thái và Dân Ngoại, như ăn kiêng, giữ ngày Sabát, cắt bì, không còn trói buộc, thậm chí còn không thích hợp nữa vì Giáo Hội nay chỉ là một, trong đó, người Do Thái và Dân Ngoại đền như nhau (xem Eph. 2:14-15), nhưng Chúa Giêsu và Giáo Hội tiên khởi đâu có phá bỏ nền luân lý tính dục truyền thống của Do Thái Giáo.
Ta đã thấy Chúa Giêsu tăng cường nền luân lý ấy như thế nào trong Mátthêu 19 so với các bậc thầy khác của Do Thái Giáo. Ta cũng hãy xét thêm Công Vụ 15, tức chương trong đó, người ta đặt câu hỏi liệu các Kitô hữu gốc Dân Ngoại có buộc phải giữ Luật Môsê hay không. Dưới sự lãnh đạo của Thánh Giacôbê, Giáo Hội tiên khởi quyết định: các tín hữu ấy không cần phải vâng theo luật Môsê trong tính toàn bộ của nó, ngoại trừ 4 điều: không ăn đồ cúng ngẫu thần, không vô luân tính dục, không ăn thịt loài vật không cắt tiết và không ăn tiết (Cv 15:19-20).
Rõ ràng Chúa Giêsu và Giáo Hội tiên khởi đã tăng cường nền luân lý tính dục truyền thống của Do Thái Giáo. Các điều khác của luật Môsê không còn trói buộc các Kitô hữu nữa. Như thế đủ biết các tông đồ triệt để như thế nào so với Do Thái Giáo, nhưng lệnh cấm “vô luân tính dục” thì vẫn còn đó. Điều cũng đáng lưu ý ở đây là Thánh Phaolô còn liên kết vô luân tính dục với việc thờ ngẫu thần (xem Rm 1). Trừ các nhà chú giải theo khuynh hướng xét lại, việc ngăn cấm “vô luân tính dục” đã bác bỏ thứ tính dục mà một số người hiện đang rao bán như là món hàng đi đôi được với việc theo chân Chúa Giêsu.
Tóm lại, phần lớn Cựu Ước không còn áp dụng trực tiếp vào Kitô hữu nữa; ta đọc được điều đó qua lăng kính của Chúa Giêsu và Tân Ước. Nhưng Chúa Giêsu xác quyết Sáng Thế 1-2 một cách cấp tiến hơn hẳn các người đồng thời với Người, và Giáo Hội tiên khởi quả đã xác quyết nền luân lý tính dục cổ truyền.