Dụ ngôn trong Kinh Thánh diễn tả tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa với nhân loại và lòng tha thứ vô biên vượt khỏi sự mong đợi của phạm nhân. Mục đích chính của dụ ngôn hướng dẫn ta về mầu nhiệm nước trời.
Dụ ngôn mặc dù có nhiều điểm tương tự như chuyện ngụ ngôn vì cả hai đều nhắm đến mục đích hướng dẫn cách sống, cách xử thế của con người nhưng ngụ ngôn hoàn toàn khác với dụ ngôn. Điểm khác biệt chính trong chuyện ngụ ngôn là dùng hình ảnh động vật, cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên trong chuyện để giải thích, hướng dẫn về đạo đức trong cuộc sống trong khi dụ ngôn trong Kinh Thánh nhân vật chính là tình yêuThiên Chúa và lòng xót thương của Ngài đối với con người.
Dụ ngôn thường có rất ít chi tiết trong chuyện. Nếu nhắc đến chi tiết thì mỗi chi tiết dù nhẹ nhàng, nhỏ đến đâu chúng đều có í nghĩa riêng của nó. Dụ ngôn cũng không nhắc đến nơi chốn cố định, rõ ràng và thời gian. Chi tiết trong dụ ngôn rất thực với thực tế cuộc sống và hiện thực trong xã hội loài người vì thế dụ ngôn bất biến với thời gian và văn hoá. Chính điểm này biến dụ ngôn thành bất biến với thời gian. Có thể áp dụng dụ ngôn thích hợp cho cuộc sống trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh với phong tục tập quán khác nhau.
Cấu tạo của dụ ngôn thường có ba phần. Trước hết là khung cảnh của dụ ngôn. Sau đó là hành động hoặc tâm tình của nhân vật và thứ ba là kết quả ngạc nhiên, bất ngờ xảy đển ngoài sự tiên đoán, mong đợi của người đọc. Tâm tình của nhân vật trong dụ ngôn thường liên quan đến quyết định khó khăn, nhức nhối thuộc về đạo đức, nhân cách và công bằng xã hội. Nói tóm gọn là vấn đề tình yêu. Nhân vật trong dụ ngôn không hài lòng với cuộc sống hiện tại và tìm cách giải phóng mình khỏi ràng buộc hiện tại. Kết quả là sau giải phóng là đau khổ dồn dập. Trở thành nạn nhân, tối tăm mặt mày vì điều mình mơ tưởng. Dụ ngôn một mặt có í nghĩa trong sáng dễ nhận biết điều dụ ngôn muốn nhắc đến. Mặt khác, chiều sâu tâm linh của dụ ngôn rất khó nhận biết. Khó khăn này gây nên bởi nhiều iếu tố khác nhau. Thứ nhất dụ ngôn thường dủng hình ảnh đơn giản thực tế, so sánh, giải thích những vấn đề phức tạp. Thứ hai dụ ngôn dùng hình ảnh cụ thể dẫn dắt người đọc đến hình ảnh trìu tượng mà hình ảnh cụ thể không thể giải thích rõ. Thứ ba dụ ngôn thường có những biến chuyển đột ngột, bất ngờ, xa lạ người đọc cảm thấy bất thường và nếu suy nghĩ thấy không ăn khớp với cách suy nghĩ bình thường của đại chúng. Thứ tư dụ ngôn thường được đọc đi đọc lại hàng năm nên người nghe không chú tâm vào dụ ngôn và bỏ qua chi tiết. Chi tiết đã hiếm lại trở nên hiếm hơn nếu không chủ tâm lắng nghe. Thứ năm phong tục, tập quán dùng trong dụ ngôn xa lạ với người nghe. Điều này khiến người nghe khó hình dung ra quang cảnh trong đầu hay tạo mối liên hệ liên quan đến cốt lõi dụ ngôn. Cuối cùng lí do quan trọng nhất là chính Đức Kitô chủ trương có dụ ngôn giúp ta hiểu rõ ràng, cũng có dụ ngôn ta cần phải suy niệm trong lòng, mở rộng tâm hồn tìm hiểu mới có thể hiểu được. Điều này tìm thấy trong những đối thoại giữa Đức Kitô và các môn đệ.
Các môn để hỏi sao Thầy lại dậy họ bằng dụ ngôn và Đức Kitô trả lời.Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước trời, còn họ thì không .... Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. Mat 13,10-13
Đức Kitô hỏi các môn đệ: Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? Họ đáp: Thưa hiểu Mat 13,51
Một nơi khác Đức Kitô nói với các ông: Anh em không hiểu dụ ngôn này thì làm sao hiểu tất cả các dụ ngôn? Macô 4,13
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. Mk 4,33-35.
Xin ơn cẩn trọng khi dùng Kinh Thánh biện hộ trong giao tế hàng ngày.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Dụ ngôn mặc dù có nhiều điểm tương tự như chuyện ngụ ngôn vì cả hai đều nhắm đến mục đích hướng dẫn cách sống, cách xử thế của con người nhưng ngụ ngôn hoàn toàn khác với dụ ngôn. Điểm khác biệt chính trong chuyện ngụ ngôn là dùng hình ảnh động vật, cây cối hoặc phong cảnh thiên nhiên trong chuyện để giải thích, hướng dẫn về đạo đức trong cuộc sống trong khi dụ ngôn trong Kinh Thánh nhân vật chính là tình yêuThiên Chúa và lòng xót thương của Ngài đối với con người.
Dụ ngôn thường có rất ít chi tiết trong chuyện. Nếu nhắc đến chi tiết thì mỗi chi tiết dù nhẹ nhàng, nhỏ đến đâu chúng đều có í nghĩa riêng của nó. Dụ ngôn cũng không nhắc đến nơi chốn cố định, rõ ràng và thời gian. Chi tiết trong dụ ngôn rất thực với thực tế cuộc sống và hiện thực trong xã hội loài người vì thế dụ ngôn bất biến với thời gian và văn hoá. Chính điểm này biến dụ ngôn thành bất biến với thời gian. Có thể áp dụng dụ ngôn thích hợp cho cuộc sống trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh với phong tục tập quán khác nhau.
Cấu tạo của dụ ngôn thường có ba phần. Trước hết là khung cảnh của dụ ngôn. Sau đó là hành động hoặc tâm tình của nhân vật và thứ ba là kết quả ngạc nhiên, bất ngờ xảy đển ngoài sự tiên đoán, mong đợi của người đọc. Tâm tình của nhân vật trong dụ ngôn thường liên quan đến quyết định khó khăn, nhức nhối thuộc về đạo đức, nhân cách và công bằng xã hội. Nói tóm gọn là vấn đề tình yêu. Nhân vật trong dụ ngôn không hài lòng với cuộc sống hiện tại và tìm cách giải phóng mình khỏi ràng buộc hiện tại. Kết quả là sau giải phóng là đau khổ dồn dập. Trở thành nạn nhân, tối tăm mặt mày vì điều mình mơ tưởng. Dụ ngôn một mặt có í nghĩa trong sáng dễ nhận biết điều dụ ngôn muốn nhắc đến. Mặt khác, chiều sâu tâm linh của dụ ngôn rất khó nhận biết. Khó khăn này gây nên bởi nhiều iếu tố khác nhau. Thứ nhất dụ ngôn thường dủng hình ảnh đơn giản thực tế, so sánh, giải thích những vấn đề phức tạp. Thứ hai dụ ngôn dùng hình ảnh cụ thể dẫn dắt người đọc đến hình ảnh trìu tượng mà hình ảnh cụ thể không thể giải thích rõ. Thứ ba dụ ngôn thường có những biến chuyển đột ngột, bất ngờ, xa lạ người đọc cảm thấy bất thường và nếu suy nghĩ thấy không ăn khớp với cách suy nghĩ bình thường của đại chúng. Thứ tư dụ ngôn thường được đọc đi đọc lại hàng năm nên người nghe không chú tâm vào dụ ngôn và bỏ qua chi tiết. Chi tiết đã hiếm lại trở nên hiếm hơn nếu không chủ tâm lắng nghe. Thứ năm phong tục, tập quán dùng trong dụ ngôn xa lạ với người nghe. Điều này khiến người nghe khó hình dung ra quang cảnh trong đầu hay tạo mối liên hệ liên quan đến cốt lõi dụ ngôn. Cuối cùng lí do quan trọng nhất là chính Đức Kitô chủ trương có dụ ngôn giúp ta hiểu rõ ràng, cũng có dụ ngôn ta cần phải suy niệm trong lòng, mở rộng tâm hồn tìm hiểu mới có thể hiểu được. Điều này tìm thấy trong những đối thoại giữa Đức Kitô và các môn đệ.
Các môn để hỏi sao Thầy lại dậy họ bằng dụ ngôn và Đức Kitô trả lời.Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm nước trời, còn họ thì không .... Bởi thế Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe, không hiểu. Mat 13,10-13
Đức Kitô hỏi các môn đệ: Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không? Họ đáp: Thưa hiểu Mat 13,51
Một nơi khác Đức Kitô nói với các ông: Anh em không hiểu dụ ngôn này thì làm sao hiểu tất cả các dụ ngôn? Macô 4,13
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có thể nghe. Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết. Mk 4,33-35.
Xin ơn cẩn trọng khi dùng Kinh Thánh biện hộ trong giao tế hàng ngày.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org