Cuộc phỏng vấn độc quyền Đức Phanxicô của một số tập san Dòng Tên đã thu hút được thật nhiều chú ý khắp thế giới và không thiếu nước mắt vì xúc động. Linh Mục Martin của tập san America xác nhận: các biên tập viên khi san định bài phỏng vấn để cho đăng đã chưa bao giờ khóc như lần này. Linh mục Malone, tổng biên tập, thì cho rằng trong lịch sử 104 năm của tập san, chưa điều gì được coi là hoàn toàn không tiền lệ, chỉ có cuộc phỏng vấn lần này mới thực sự là vô tiền khoáng hậu mà thôi, một vô tiền khoáng hậu mà chính linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cũng không dám nghĩ tới.
Và việc đầu tiên linh mục Malone muốn nơi người đọc là không đọc bài phỏng vấn này theo kiểu “giáo trình và trịnh trọng” (didactic and formal) mà là theo lối “huynh đệ hơn là cha chú" (fraternal rather than paternal) vì bài phỏng vấn này đầy tinh thần đại lượng, khiêm nhường và âu yếm nồng đậm. Nó đã xua tan chiếc bóng “giáo hoàng quân chủ, tiền công đồng”. “Đức Phanxicô nói với ta như người anh của ta; chữ ‘ta’ của ngài quả là ‘ta’ chứ không phải ‘tôi’”.
Thiếu một ai đó
Đức Hồng Y Dolan của New York tỏ lời ca ngợi Đức Phanxicô đã có can đảm ngồi cho một cuộc phỏng vấn dài và có tính bản thân đến thế, một điều mà không phải ai cũng “dám”. Đức Phanxicô đã không ngại phát biểu đủ điều về lối cầu nguyện của ngài, lối sống thánh thiện của ngài, các hy vọng và thất vọng của ngài. Ngài quả đang đồng hành với ta.
Thái độ trên hết sức cần thiết cho công cuộc tân phúc âm hóa từng khởi diễn với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, nhờ thế Đức Phanxicô đã phá tan các ấn tượng xấu người ta vẫn có về các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, vốn được coi như gây trở ngại cho việc truyền bá tin mừng của Giáo Hội.
Trước thái độ này, người xưa nay cảm thấy mình bị Giáo Hội cho ra rìa thì hết sức hân hoan, còn người sống theo kỷ luật, có khuynh hướng tín lý hơn, thì dường như không hài lòng lắm. Tuy nhiên, theo Đức HY Dolan, cả hai nhóm người này đều bỏ sót điều gì đó, hay đúng hơn, một ai đó. Có lẽ Đức Phanxicô sẽ rất thất vọng nếu người ta chỉ chú ý tới ngài, tới cuộc phỏng vấn ngài, tới các tuyên bố của ngài, mà quên mất Chúa Giêsu. Ngài muốn ta trước nhất chú ý tới Chúa Giêsu, nhấn mạnh tới Người, tới con người, giáo huấn, ơn cứu rỗi, lời mời gọi, cái chết và sự phục sinh của Người, mọi cái khác tự nhiên sẽ đến.
Là Giáo Hội, với nhau
Viết cho Website của tờ America, Vincent J. Miller cho rằng Đức Phanxicô đã thay đổi “cuộc cờ” trong Giáo Hội một cách khó lường. Theo ông, có điều gì rất mới trong cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô lần này, một chiều kích khác ta cần hành động.
Ông nghĩ, điều mới ấy chính là viễn kiến toàn bộ về Giáo Hội, vừa là “dân Chúa” vừa là “mẹ thánh Giáo Hội phẩm trật”, tụ tập với nhau trong một gần gũi mục vụ, để chữa lành các người bị thương một cách “gần gũi, thân cận”, đồng thời “loan báo Tin Mừng ở mọi ngõ ngách”.
Áp dụng vào thực tế, bước đầu tiên là sống với nhau như tín hữu và mục tử. Thay vì ký kiến nghị, nên yêu cầu gặp chính giám mục, điện cho ngài để xin gặp, nếu cần viết thư kiểu thư của Đức Phanxicô, kể cho ngài về đức tin, về nỗi sợ, thất vọng, niềm vui, nước mắt của bạn.
Điều cần hơn cả, theo Miller, không hẳn là kêu gào cải tổ mà là kêu gọi trở thành Giáo Hội thực sự với nhau. Cải tổ thực sự là ở chỗ đó.
Cuộc phỏng vấn và Thánh Kinh
John W. Martens, người chuyên chú giải Thánh Kinh cho tập san America, thì lưu ý tới việc Đức Phanxicô lấy Thánh Kinh làm “nền tảng cho khuôn mẫu sống và tư duy”của ngài. Ba đoạn Thánh Kinh được ngài nhắc đến cách trực tiếp hay tiềm ẩn trong cuộc phỏng vấn này có ý nghĩa đặc biệt.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ơn gọi của Thánh Mátthêu qua tranh vẽ của Cavaraggio, một ơn gọi vốn được thuật trong Mt 9:9, Mc 2:14 và Lc 5:27. Ngài bảo rằng trước đây mỗi lần tới Rôma, ngài hay tới viếng Nhà Thờ Thánh Louis, Vua Nước Pháp, để chiêm ngưỡng bức “Ơn Gọi của Thánh Mátthêu” của danh họa này. “ ‘Ngón tay Chúa Giêsu đó chỉ thẳng vào Mátthêu. Chính là tôi. Tôi cảm thấy giống ngài. Giống Mátthêu’. Lúc này, Đức Giáo Hoàng trở nên cương quyết hẳn ra, như thể cuối cùng ngài đã tìm được hình ảnh hằng mong chờ: ‘Chính cử chỉ của Mátthêu làm tôi chú ý: ngài giữ chặt lấy túi tiền, như thể muốn nói: ‘Không, không phải con! Không, tiền này mới là của con’. Đó, tôi đó, một kẻ tội lỗi mà Chúa đã ghé mắt trông đến. Và đó là điều tôi đã nói ra khi người ta hỏi xem tôi có chấp nhận việc bầu tôi làm giáo hoàng hay không’. Rồi Đức Giáo Hoàng thủ thỉ bằng tiếng La Tinh: ‘tôi là kẻ có tội, nhưng tôi tin tưởng vào lòng thương xót và nhẫn nại vô hạn của Chúa Giêsu Kitô, và tôi chấp nhận trong tinh thần sám hối’”.
Khi đặt mình vào vai trò của một người tội lỗi được Thiên Chúa kêu gọi, Đức Phanxicô không những đặt mình vào vai trò của Tông Đồ Mátthêu, mà còn vào vai trò của mọi người, tất cả đều là người tội lỗi và đều được Thiên Chúa kêu gọi. Tuy nhiên, khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, ngài cũng đồng nhất hóa với sứ mệnh của Chúa Giêsu trong việc kêu gọi mọi người tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, không trừ ai. Khi Chúa Giêsu ăn uống với “nhiều người thu thuế và kẻ tội lỗi” nghĩa là đồng nhất hóa với họ, các chuyên viên tôn giáo thời ấy, tức các Biệt Phái, không hài lòng: “tại sao thầy các anh lại ăn uống với người thu thuế và kẻ tội lỗi?” Chúa Giêsu trả lời: “những ai khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ người có bệnh mà thôi. Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ’. Vì Ta đến không để kêu gọi người chính trực mà là kẻ tội lỗi”.
Khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, Đức Phanxicô đã liệt kê bản sắc đầu hết của ngài như người được lòng thương xót Chúa cứu vớt, chứ không như một chuyên viên tôn giáo. Ngài cũng đồng nhất hóa sứ mệnh đầu hết của Giáo Hội với việc vươn tay ra với người “bệnh” để chữa lành tất cả những ai cần đến, tức “các người thu thuế và kẻ tội lỗi” hiện đại, những người trước đây không được cùng bàn. Đây là việc nới rộng lòng thương tới mọi người.
Điều trên mặc nhiên dẫn ta tới đoạn Thánh Kinh khác trong phần Đức Phanxicô nói tới bản chất “bệnh viện dã chiến” của Giáo Hội. Dù hình ảnh bệnh tật được xây dựng quanh Mt 9:9-13, nhưng cũng nhắc ta nghĩ tới dụ ngôn trong Luca 10:25-37 về người Samaria nhân hậu.
Đức Phanxicô bảo: “Tôi thấy rõ: điều Giáo Hội ngày nay cần hơn cả là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm tâm hồn các tín hữu. Giáo Hội cần sự gần gũi, cận kề. Tôi coi Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh. Quả vô ích khi hỏi người bị thương nặng có cao mỡ hay không hay độ đường trong máu là bao nhiêu! Cha phải chữa lành ngay vết thương của họ đã. Rồi mới nói tới những chuyện khác. Chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương... và cha phải bắt đầu từ đất đi lên.
“Giáo Hội đôi khi tự khóa mình vào những điều nhỏ nhặt, vào các qui định hẹp hòi. Điều quan trọng hơn cả là lời tuyên xưng đầu hết: Chúa Giêsu Kitô đã cứu rỗi cha. Và các thừa tác viên của Giáo Hội, trước nhất, phải là các thừa tác viên của lòng thương xót. Thí dụ, vị giải tội luôn có nguy cơ quá khắt khe hay quá lỏng lẻo. Cả hai thái độ ấy đều không phải là thương xót, vì chẳng thái độ nào thực sự chịu trách nhiệm đối với hối nhân. Người khắt khe rửa tay để nhường việc đó cho giới răn. Người lỏng lẻo rửa tay bằng cách bảo: ‘đây không phải là tội’ hay một điều gì đó tương tự như thế. Trong thừa tác mục vụ, ta phải đồng hành với người ta, và chữa lành các vết thương của họ”.
“Có người đã hỏi tôi một cách khiêu khích, xem tôi có chấp nhận việc đồng tính luyến ái không. Tôi trả lời bằng một câu hỏi khác: ‘xin cho tôi biết: khi thấy một người đồng tính, Thiên Chúa chấp nhận sự hiện hữu của họ một cách yêu thương hay bác bỏ và lên án người này?’ Ta phải luôn xét tới con người. Ở đây, ta bước vào mầu nhiệm của hữu thể nhân bản. Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với người ta, và ta cũng thế, ta phải đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương. Khi điều này xẩy ra, Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng để vị linh mục nói điều đúng”.
Người Samaria nhân hậu quả đã đứng phía đàng sau mục này, vì mục này quả có nhấn mạnh tới việc “chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương” của “người bị thương nặng”, “ta phải chữa lành các vết thương của họ đã” và “đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương”.
Người Samaria đâu có hỏi người bị thương xem ông ta đau ra sao, hay ông ta làm gì mà ra nông nỗi, hoặc ông ta người Samaria hay người Do Thái. Bất chấp nguy hiểm bản thân, vì kẻ cướp có thể vẫn còn quanh quẩn đâu đó, ông chỉ một lòng chữa trị và chăm sóc cho người bị thương, chẳng cần biết thân thế, căn cước... Đó, “Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ” là thế đó.
Rồi Đức Phanxicô nói tiếp: “Trong phong cách truyền giáo, việc công bố chỉ tập chú vào những điều cốt yếu, cần thiết: những điều phấn khích, lôi cuốn, những điều làm tâm hồn bừng cháy, như các môn đệ trên đường Emmau xưa. Ta phải tìm cho ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng sẽ tan rã như tòa nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng. Đề xuất của Tin Mừng phải đơn giản hơn, sâu sắc hơn và tỏa sáng hơn. Chính từ lối đề xuất này, các hệ quả luân lý sẽ phát sinh ra” .
Điều trên là qui chiếu thứ ba tới Thánh Kinh, tức Luca 24: hành trình Emmau, trong đó, Chúa Giêsu xuất hiện với hai môn đệ đang mất hết hy vọng, để đồng hành và chuyện vãn với họ, mà họ không ngờ. Khi nhận ra Người là ai, họ bảo: “Lòng ta đã không bừng bừng khi Người chuyện vãn với ta trên đường đó sao, khi Người mở Thánh Kinh cho ta đó sao?”. Để nhận ra Chúa Giêsu, ta cần một gặp gỡ và muốn gặp gỡ cần có giới thiệu. Lòng thương xót là cách tốt nhất để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người.
Lý thuyết chính thống và thực hành chính thống
Matt Emerson, một giáo sư thần học, thì đặc biệt thích hình ảnh Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến. Theo ông, hình ảnh này không những phong phú về thiêng liêng mà còn đồng thanh với những người không tin và những ai đang đi tìm mái ấm linh đạo.
Emerson cho rằng nói tới niềm tin, hình ảnh là điều chủ yếu. Trường Công Giáo có trách nhiệm không những trình bày đức tin như một điều hợp lý mà còn là điều thúc đẩy người ta tin nữa. Ông không dạy đức tin để sinh viên chấp nhận các chân lý của nó, mà còn ước ao các chân lý ấy nữa. Và không phải các ý niệm mà cả thực hành: cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ, óc tưởng tượng bí tích, chấp nhận Thánh Giá, hồi tâm v.v...
Ta không mong giáo sư sinh học đào tạo ra các nhà sinh học. Ta cũng không mong các giáo sư sử tạo ra các nhà sử học. Nhưng giáo sư thần học thì khác. Ơn gọi của họ liên hệ tới cả tiếp nhận lẫn hội nhập, lý thuyết chính thống lẫn thực hành chính thống (orthodoxy & orthopraxis).
Thành thử ông rất biết ơn Đức Phanxicô khi ngài đưa ra hình ảnh trên về Giáo Hội. Hàng ngày, ông phải đương đầu với các thanh thiếu niên hoài nghi. Với họ, chỉ những hình ảnh nào gây hào hứng, gây thắc mắc mới đáng lưu ý. “Đối với một cử tọa có rất ít thông tri hay không có thông tri nào về tôn giáo, đối với một cử tọa có kinh nghiệm xấu về tôn giáo, hình ảnh nào về Giáo Hội có tính thuyết phục hơn: Giáo Hội đồng nhất hóa với câu truyện người Samaria nhân hậu hay Giáo Hội đồng nhất hóa với chủ trương về ngừa thai?”
Emerson cho rằng hình ảnh trước có sức thuyết phục hơn đối với sinh viên. Nó là ngả đường hữu hiệu hơn dẫn tới các khía cạnh bao quát và đòi hỏi hơn của đức tin. Khi sinh viên hiểu được rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của cảm thương triệt để, Kitô Giáo căn bản nói về mối liên hệ với tình yêu tối hậu chỉ muốn họ được tự do và triển nở, họ sẽ dễ dàng lắng nghe việc bán hết của cải, vác thánh giá mình hay cưỡng lại cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc tiếp nhận các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề luân lý được Đức Phanxicô nhắc đến trong cuộc phỏng vấn.
Dân Chúa
Linh mục Drew Christiansen, cựu tổng biên tập America, thì thích hình ảnh dân Chúa. Đây là hình ảnh quan trọng nhất và phổ thông nhất của Vatican II. Trong suốt 20 năm, nó thường xuyên xuất hiện trong ngữ vựng Công Giáo, cả phụng vụ nữa. Nhưng không thiếu người ngờ vực hay dè dặt đối với nó.
Đức HY Avery Dulles, trong Các Mô Thức Về Giáo Hội (Models of the Church) quan tâm tới ngữ cảnh dân chủ hóa của nó. Có người sợ nó xâm hại thẩm quyền phẩm trật. Cha Christiansen cho rằng Đức Gioan Phaolô II “phớt lờ” nó, thích dùng chữ mô thức huấn quyền hơn. Rõ ràng Đức Phanxicô muốn làm mới lại hình ảnh Giáo Hội như dân Chúa. Ngài nói với Cha Sparado: “hình ảnh Giáo Hội mà tôi thích là hình ảnh dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa... Sẽ không có căn tính nào trọn vẹn nếu không thuộc về một dân tộc. Không ai được cứu rỗi một mình, như những cá nhân cô lập, nhưng Thiên Chúa lôi kéo ta vào một mạng lưới phức tạp gồm nhiều tương quan xẩy ra trong cộng đồng nhân bản. Thiên Chúa tham dự năng động vào mạng lưới tương quan này”. Đây quả là Đạo Công Giáo của Căn Lều Vĩ Đại, chào đón mọi người.
Không còn là một định chế, huống chi một văn phòng, Giáo Hội là một “cộng đồng, một mạng lưới tương quan”, một “cộng đồng môn đệ”. Hơn thế nữa, Đức Phanxicô còn đồng nhất hóa tính vô ngộ, coi nó như là tự thân của toàn thể Giáo Hội: “một cảm thức siêu nhiên nơi đức tin của mọi người cùng sánh bước với nhau... Khi đối thoại giữa giáo dân với giám mục và giáo hoàng đi theo đường này và chân thực, thì Chúa Thánh Thần sẽ trợ giúp nó”. Đây quả là cái hiểu chân chính về tính vô ngộ, mà trước đây vốn được hiểu phiến diện theo quan điểm quân chủ, điều mà Chân Phúc John Henry Newman gọi là “âm mưu của các giám mục và tín hữu”.
Điều được linh mục Christiansen lưu ý nữa là việc Đức Phanxicô tái tập chú hóa Giáo Hội vào Tin Mừng. Tình yêu Thiên Chúa phải là tâm điểm lời giảng của Giáo Hội. Luân lý có chỗ đứng của nó nhưng phải tới sau Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót của Chúa và không nên “bị ám ảnh” về nó. “Việc công bố tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa phải đến trước luân lý và mệnh lệnh tôn giáo”.
Trăm hoa đua nở
Kevin Clarke đề cập tới các khen ngợi của báo chí đời đối với cuộc phỏng vấn. Tờ New York Times có phúc trình ở trang đầu, thán phục sự “thành thực” của vị tân giáo hoàng. Họ lưu ý nhất tới đoạn ngài cho rằng người Công Giáo đôi khi quá “bị ám ảnh” bởi việc rao giảng về phá thai, hôn nhân đồng tính và ngừa thai, và chính ngài, ít nói tới các vấn đề ấy dù bị một số giới không hài lòng.
“Pope: I am a sinner” (Đức Giáo Hoàng: Tôi là kẻ tội lỗi) là đầu đề của Cnn.com trong một tường trình dẫn đầu về đời sống bản thân của Đức Phanxicô và viễn kiến của ngài về Giáo Hội. Tường trình mô tả chủ trương của Đức Giáo Hoàng cho rằng “Giáo Hội có quyền phát biểu ý kiến nhưng không ‘can thiệp thiêng liêng’ vào đời sống người đồng tính”, coi đây là “những nhận định mạnh mẽ có tính nổ bùng”.
Cuộc phỏng vấn cũng là những truyện hàng đầu của USA Today, Associated Press, Yahoo News, tất cả lưu ý tới viễn kiến của Đức Giáo Hoàng về điều tương lai Giáo Hội phải ra sao. AP trích lời ngài: “Ta phải tìm ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng có cơ bị đổ như căn nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng”. Họ cũng cho rằng “Đức Phanxicô nói rằng giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”.
Về phương diện này, John Allen của National Catholic Reporter cho hay: “không xa lìa tín lý truyền thống, Đức Phanxicô chỉ cố gắng thay đổi sự nhấn mạnh của Giáo Hội từ kết án qua thương xót mà thôi”.
Tờ Washington Post cho rằng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô đặt khung khổ cho triều giáo hoàng của ngài. Họ bảo: “Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo chỉ trích điều ngài coi như khuynh hướng của một số nhà lãnh đạo trong Giáo Hội quá chú trọng tới các qui luật nhỏ mọn và thay vào đó đã nhấn mạnh rằng ‘các thừa tác viên của Giáo Hội phải có lòng thương xót’. Đức Phanxicô nói: ‘dân Chúa muốn các mục tử, chứ không phải các giáo sĩ hành xử như nhân viên cạo giấy hay viên chức chính phủ’”.
Trên tờ Dish, Andrew Sullivan gọi cuộc phỏng vấn này là một "mạc khải”: “Vị giáo hoàng này không phải là vị giáo hoàng của phe phản động luôn bị ám ảnh bởi việc kiểm soát đời sống người khác, một phe từng nắm giữ phẩm trật trong suốt 3 thập niên qua...” Ông ta gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “dầu thoa cho nhiều linh hồn”.
Trên Religion News Service, David Gibson gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “thành thực một cách đáng ca ngợi” và “chắc chắn sẽ lay động Giáo Hội và củng cố danh tiếng của ngài như một nhà lãnh đạo có tính mục vụ hơn là tín lý”. Còn tờ The Irish Times thì cho rằng “Đức Phanxicô sử dụng một ngôn từ cực kỳ bộc trực để định ra một sắc thái mới cho Giáo Hội bằng cách cho rằng Giáo Hội nên là ‘nhà cho mọi người’ chứ không phải là ‘ngôi nhà nguyện nhỏ’ chi biết tập chú vào tín lý, giáo lý chính thống và một nghị trình hẹp hòi về giáo huấn luân lý”.
Sáu điều đáng lưu ý
Phần linh mục James Martin, chủ bút tổng thể của America, cuộc phỏng vấn có sáu điều đáng lưu ý. Trước nhất là sự trung thực. Chính ngài thú nhận: “lối ra quyết định độc tài và chớp nhoáng của tôi đã dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị tố cáo là siêu bảo thủ... nhưng tôi chưa bao giờ là người cánh hữu”. Ngài có ý nói tới thời làm giám tỉnh Dòng Tên, lúc mới 36 tuổi.
Sau đó, ngài còn nói thật rằng trong đời ngài, các quyết định lần đầu “thường là sai lầm”. Hết sức thành thực. Phản ảnh truyền thống “bộc bạch lương tâm” của linh đạo Inhã, cũng là truyền thống Kitô Giáo. Linh mục Martin cho rằng Giáo Hội sẽ được hưởng nhờ rất nhiều nếu được trao phó vào tay người biết xét lương tâm, không những thành thực mà còn trước mặt mọi người nữa.
Điều thứ hai đáng lưu ý là “ta phải luôn xem sét tới con người”. Ngài bảo: “cho tôi hay, khi Thiên Chúa thấy một người đồng tính, ngài chấp nhận sự hiện hữu của họ hay bác bỏ và lên án họ?”
“Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với con người, thì ta, ta cũng phải đồng hành với họ, khởi đi từ chính trạng huống của họ. Cần phải đồng hành với họ trong thương xót".
Ngài không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội; ngài chỉ thay đổi cung cách Giáo Hội nói với và nói về người đồng tính: phải nhậy cảm, như Đức HY Oswald Gracias, tổng giám mục Mumbai của Ấn Độ, hay nói với tín hữu của mình.
Thứ ba, “ta không nên nghĩ rằng ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ chỉ có nghĩa là suy nghĩ với phẩm trật của Giáo Hội”. Cha Martin cho hay kiểu nói ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ là điều không một tu sĩ Dòng Tên nào không biết đến, vì nó có trong Linh Thao của Thánh Inhã với nhiều qui luật hẳn hoi: với nghĩa phải lồng mình vào sinh hoạt của Giáo Hội, sánh hàng với các giáo huấn của Giáo Hội một cách sâu sắc nhất. Thánh Inhã còn nói tới việc vâng phục “mù quáng” nữa tất cả những gì Giáo Hội dạy.
Ở đây, Đức Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên, đã đem lại cái hiểu mới cho luật này, “một lối giải thích mà nói thật” Cha Martin chưa từng được nghe! Điều rõ ràng, Giáo Hội là “toàn thể dân Chúa” mục tử và giáo dân với nhau, chứ không phải chỉ là phẩm trật. Thành thử, ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ không phải chỉ là suy nghĩ với phẩm trật mà thôi.
Thứ tư, “giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”. Câu trích dẫn này làm sáng tỏ một phần truyền thống đôi khi bị người Công Giáo ngày nay lãng quên. Thần học gọi điều này là “phẩm trật các chân lý”, một loại thang chân lý theo thứ tự quan trọng của chúng. Thí dụ đơn giản nhất: nhất trí với điều vị mục tử địa phương của bạn nói về bài đọc Chúa Nhật không có cùng giá trị như việc tin sự Phục Sinh. Điều sau là chủ yếu đối với niềm tin và sự hiệp thông của Giáo Hội; điều trước kém chủ yếu hơn.
Nhưng khi nhắc tới “phẩm trật các chân lý”, một số người Công Giáo tỏ ra không thoải mái, ngờ ngợ cho rằng bạn muốn hạ giá giáo huấn của Giáo Hội. Nhưng Đức Phanxicô nói rõ: ngài hiểu truyền thống quan trọng này.
Ngài cũng cho rằng giáo huấn của Giáo Hội không phải là một “số đông rời rạc các tín lý cần phải khư khư áp đặt”. Nói cách khác, theo cách hiểu của linh mục Martin, dù đức tin là chủ yếu, việc truyền bá nó không được áp đặt lên người ta. Kitô Giáo luôn là một tôn giáo chủ yếu mời gọi, mời gọi gắn bó với một số tín điều, nhưng nhất là mời gọi gặp gỡ một người: là Chúa Giêsu Kitô.
Thứ năm, “nếu Kitô hữu theo thuyết duy phục nguyên, duy luật lệ, nếu họ muốn mọi sự phải rõ ràng và an toàn, họ sẽ chẳng tìm thấy chi”. Theo linh mục Martin. Đức Phanxicô khá thoải mái với mầu xám (gray, giữa trắng và đen). Trong cuộc phỏng vấn, ngài chống lại điều ngài gọi là “an toàn tín lý” và nhẹ nhàng chỉ trích những ai “khư khư ráng phục hồi một dĩ vãng hết còn hiện hữu”. Ngài yêu cầu người Công Giáo xa lìa một Giáo Hội “tự khoá mình trong những điều nhỏ mọn, trong những qui định hẹp hòi”. Thay vào đó, ngài mời gọi người Công Giáo, và mời gọi Giáo Hội, bước vào một thế giới không chắc chắn, nơi đa số chúng ta dù sao cũng đang sống.
Đó cũng là thế giới Chúa Giêsu đã bước vào: thế giới thực trong đó, con người trải nghiệm sự không chắc chắn và đương đầu với nhu cầu phải quyết định. Đó là lãnh vực của người tín hữu thường ngày. Nhưng có một điều, Đức Phanxicô chắc chắn: ta có thể tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự, như truyền thống Inhã vốn dạy ngài. Theo cha Martin, đây là điều cảm động nhất trong cuộc phỏng vấn lần này: “Tôi có một điều chắc chắn về tín lý: Thiên Chúa ở trong cuộc sống của mọi người... dù cuộc sống ấy gặp tai ương, bị hủy diệt bởi tội ác, ma túy và bất cứ điều gì khác, Thiên Chúa vẫn ở đó. Cha có thể, và phải cố tìm Thiên Chúa trong cuộc nhân sinh”.
Thứ sáu, “Tôi là kẻ tội lỗi. Đây là định nghĩa chính xác nhất. Không phải là văn vẻ hoa mỹ, văn chương thi phú. Tôi là kẻ tội lỗi”. Nền linh đạo Inhã thường dạy ngài phải coi mình là “kẻ tội lỗi được yêu thương”, “kẻ tội lỗi được Chúa Kitô cứu chuộc”. Ở đây, nguyên tuyền chỉ là “kẻ tội lỗi”, chẳng chút thêm thắt, bọc đường. Dĩ nhiên, ngài biết mình được Chúa Kitô cứu chuộc. Nhưng tự xương tự thịt, ngài biết mình thực sự bất toàn, mắc lầm lỗi và đang phải chiến đấu. Tất cả chúng ta cũng vậy. Có lẽ đó là điều khiến ngài được yêu thương và những muốn yêu thương người khác.
Và việc đầu tiên linh mục Malone muốn nơi người đọc là không đọc bài phỏng vấn này theo kiểu “giáo trình và trịnh trọng” (didactic and formal) mà là theo lối “huynh đệ hơn là cha chú" (fraternal rather than paternal) vì bài phỏng vấn này đầy tinh thần đại lượng, khiêm nhường và âu yếm nồng đậm. Nó đã xua tan chiếc bóng “giáo hoàng quân chủ, tiền công đồng”. “Đức Phanxicô nói với ta như người anh của ta; chữ ‘ta’ của ngài quả là ‘ta’ chứ không phải ‘tôi’”.
Thiếu một ai đó
Đức Hồng Y Dolan của New York tỏ lời ca ngợi Đức Phanxicô đã có can đảm ngồi cho một cuộc phỏng vấn dài và có tính bản thân đến thế, một điều mà không phải ai cũng “dám”. Đức Phanxicô đã không ngại phát biểu đủ điều về lối cầu nguyện của ngài, lối sống thánh thiện của ngài, các hy vọng và thất vọng của ngài. Ngài quả đang đồng hành với ta.
Thái độ trên hết sức cần thiết cho công cuộc tân phúc âm hóa từng khởi diễn với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, nhờ thế Đức Phanxicô đã phá tan các ấn tượng xấu người ta vẫn có về các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, vốn được coi như gây trở ngại cho việc truyền bá tin mừng của Giáo Hội.
Trước thái độ này, người xưa nay cảm thấy mình bị Giáo Hội cho ra rìa thì hết sức hân hoan, còn người sống theo kỷ luật, có khuynh hướng tín lý hơn, thì dường như không hài lòng lắm. Tuy nhiên, theo Đức HY Dolan, cả hai nhóm người này đều bỏ sót điều gì đó, hay đúng hơn, một ai đó. Có lẽ Đức Phanxicô sẽ rất thất vọng nếu người ta chỉ chú ý tới ngài, tới cuộc phỏng vấn ngài, tới các tuyên bố của ngài, mà quên mất Chúa Giêsu. Ngài muốn ta trước nhất chú ý tới Chúa Giêsu, nhấn mạnh tới Người, tới con người, giáo huấn, ơn cứu rỗi, lời mời gọi, cái chết và sự phục sinh của Người, mọi cái khác tự nhiên sẽ đến.
Là Giáo Hội, với nhau
Viết cho Website của tờ America, Vincent J. Miller cho rằng Đức Phanxicô đã thay đổi “cuộc cờ” trong Giáo Hội một cách khó lường. Theo ông, có điều gì rất mới trong cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô lần này, một chiều kích khác ta cần hành động.
Ông nghĩ, điều mới ấy chính là viễn kiến toàn bộ về Giáo Hội, vừa là “dân Chúa” vừa là “mẹ thánh Giáo Hội phẩm trật”, tụ tập với nhau trong một gần gũi mục vụ, để chữa lành các người bị thương một cách “gần gũi, thân cận”, đồng thời “loan báo Tin Mừng ở mọi ngõ ngách”.
Áp dụng vào thực tế, bước đầu tiên là sống với nhau như tín hữu và mục tử. Thay vì ký kiến nghị, nên yêu cầu gặp chính giám mục, điện cho ngài để xin gặp, nếu cần viết thư kiểu thư của Đức Phanxicô, kể cho ngài về đức tin, về nỗi sợ, thất vọng, niềm vui, nước mắt của bạn.
Điều cần hơn cả, theo Miller, không hẳn là kêu gào cải tổ mà là kêu gọi trở thành Giáo Hội thực sự với nhau. Cải tổ thực sự là ở chỗ đó.
Cuộc phỏng vấn và Thánh Kinh
John W. Martens, người chuyên chú giải Thánh Kinh cho tập san America, thì lưu ý tới việc Đức Phanxicô lấy Thánh Kinh làm “nền tảng cho khuôn mẫu sống và tư duy”của ngài. Ba đoạn Thánh Kinh được ngài nhắc đến cách trực tiếp hay tiềm ẩn trong cuộc phỏng vấn này có ý nghĩa đặc biệt.
Trước nhất, Đức Giáo Hoàng nhắc đến ơn gọi của Thánh Mátthêu qua tranh vẽ của Cavaraggio, một ơn gọi vốn được thuật trong Mt 9:9, Mc 2:14 và Lc 5:27. Ngài bảo rằng trước đây mỗi lần tới Rôma, ngài hay tới viếng Nhà Thờ Thánh Louis, Vua Nước Pháp, để chiêm ngưỡng bức “Ơn Gọi của Thánh Mátthêu” của danh họa này. “ ‘Ngón tay Chúa Giêsu đó chỉ thẳng vào Mátthêu. Chính là tôi. Tôi cảm thấy giống ngài. Giống Mátthêu’. Lúc này, Đức Giáo Hoàng trở nên cương quyết hẳn ra, như thể cuối cùng ngài đã tìm được hình ảnh hằng mong chờ: ‘Chính cử chỉ của Mátthêu làm tôi chú ý: ngài giữ chặt lấy túi tiền, như thể muốn nói: ‘Không, không phải con! Không, tiền này mới là của con’. Đó, tôi đó, một kẻ tội lỗi mà Chúa đã ghé mắt trông đến. Và đó là điều tôi đã nói ra khi người ta hỏi xem tôi có chấp nhận việc bầu tôi làm giáo hoàng hay không’. Rồi Đức Giáo Hoàng thủ thỉ bằng tiếng La Tinh: ‘tôi là kẻ có tội, nhưng tôi tin tưởng vào lòng thương xót và nhẫn nại vô hạn của Chúa Giêsu Kitô, và tôi chấp nhận trong tinh thần sám hối’”.
Khi đặt mình vào vai trò của một người tội lỗi được Thiên Chúa kêu gọi, Đức Phanxicô không những đặt mình vào vai trò của Tông Đồ Mátthêu, mà còn vào vai trò của mọi người, tất cả đều là người tội lỗi và đều được Thiên Chúa kêu gọi. Tuy nhiên, khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, ngài cũng đồng nhất hóa với sứ mệnh của Chúa Giêsu trong việc kêu gọi mọi người tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, không trừ ai. Khi Chúa Giêsu ăn uống với “nhiều người thu thuế và kẻ tội lỗi” nghĩa là đồng nhất hóa với họ, các chuyên viên tôn giáo thời ấy, tức các Biệt Phái, không hài lòng: “tại sao thầy các anh lại ăn uống với người thu thuế và kẻ tội lỗi?” Chúa Giêsu trả lời: “những ai khỏe mạnh đâu cần thầy thuốc, mà chỉ người có bệnh mà thôi. Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ’. Vì Ta đến không để kêu gọi người chính trực mà là kẻ tội lỗi”.
Khi đồng nhất hóa với người tội lỗi, Đức Phanxicô đã liệt kê bản sắc đầu hết của ngài như người được lòng thương xót Chúa cứu vớt, chứ không như một chuyên viên tôn giáo. Ngài cũng đồng nhất hóa sứ mệnh đầu hết của Giáo Hội với việc vươn tay ra với người “bệnh” để chữa lành tất cả những ai cần đến, tức “các người thu thuế và kẻ tội lỗi” hiện đại, những người trước đây không được cùng bàn. Đây là việc nới rộng lòng thương tới mọi người.
Điều trên mặc nhiên dẫn ta tới đoạn Thánh Kinh khác trong phần Đức Phanxicô nói tới bản chất “bệnh viện dã chiến” của Giáo Hội. Dù hình ảnh bệnh tật được xây dựng quanh Mt 9:9-13, nhưng cũng nhắc ta nghĩ tới dụ ngôn trong Luca 10:25-37 về người Samaria nhân hậu.
Đức Phanxicô bảo: “Tôi thấy rõ: điều Giáo Hội ngày nay cần hơn cả là khả năng chữa lành các vết thương và sưởi ấm tâm hồn các tín hữu. Giáo Hội cần sự gần gũi, cận kề. Tôi coi Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau một trận đánh. Quả vô ích khi hỏi người bị thương nặng có cao mỡ hay không hay độ đường trong máu là bao nhiêu! Cha phải chữa lành ngay vết thương của họ đã. Rồi mới nói tới những chuyện khác. Chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương... và cha phải bắt đầu từ đất đi lên.
“Giáo Hội đôi khi tự khóa mình vào những điều nhỏ nhặt, vào các qui định hẹp hòi. Điều quan trọng hơn cả là lời tuyên xưng đầu hết: Chúa Giêsu Kitô đã cứu rỗi cha. Và các thừa tác viên của Giáo Hội, trước nhất, phải là các thừa tác viên của lòng thương xót. Thí dụ, vị giải tội luôn có nguy cơ quá khắt khe hay quá lỏng lẻo. Cả hai thái độ ấy đều không phải là thương xót, vì chẳng thái độ nào thực sự chịu trách nhiệm đối với hối nhân. Người khắt khe rửa tay để nhường việc đó cho giới răn. Người lỏng lẻo rửa tay bằng cách bảo: ‘đây không phải là tội’ hay một điều gì đó tương tự như thế. Trong thừa tác mục vụ, ta phải đồng hành với người ta, và chữa lành các vết thương của họ”.
“Có người đã hỏi tôi một cách khiêu khích, xem tôi có chấp nhận việc đồng tính luyến ái không. Tôi trả lời bằng một câu hỏi khác: ‘xin cho tôi biết: khi thấy một người đồng tính, Thiên Chúa chấp nhận sự hiện hữu của họ một cách yêu thương hay bác bỏ và lên án người này?’ Ta phải luôn xét tới con người. Ở đây, ta bước vào mầu nhiệm của hữu thể nhân bản. Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với người ta, và ta cũng thế, ta phải đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương. Khi điều này xẩy ra, Chúa Thánh Thần sẽ linh hứng để vị linh mục nói điều đúng”.
Người Samaria nhân hậu quả đã đứng phía đàng sau mục này, vì mục này quả có nhấn mạnh tới việc “chữa lành các vết thương, chữa lành các vết thương” của “người bị thương nặng”, “ta phải chữa lành các vết thương của họ đã” và “đồng hành với họ, bắt đầu từ trạng huống của họ. Điều cần là đồng hành với họ trong xót thương”.
Người Samaria đâu có hỏi người bị thương xem ông ta đau ra sao, hay ông ta làm gì mà ra nông nỗi, hoặc ông ta người Samaria hay người Do Thái. Bất chấp nguy hiểm bản thân, vì kẻ cướp có thể vẫn còn quanh quẩn đâu đó, ông chỉ một lòng chữa trị và chăm sóc cho người bị thương, chẳng cần biết thân thế, căn cước... Đó, “Hãy đi và học xem điều này có nghĩa gì, ‘Ta muốn lòng thương xót, chứ không muốn của lễ” là thế đó.
Rồi Đức Phanxicô nói tiếp: “Trong phong cách truyền giáo, việc công bố chỉ tập chú vào những điều cốt yếu, cần thiết: những điều phấn khích, lôi cuốn, những điều làm tâm hồn bừng cháy, như các môn đệ trên đường Emmau xưa. Ta phải tìm cho ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng sẽ tan rã như tòa nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng. Đề xuất của Tin Mừng phải đơn giản hơn, sâu sắc hơn và tỏa sáng hơn. Chính từ lối đề xuất này, các hệ quả luân lý sẽ phát sinh ra” .
Điều trên là qui chiếu thứ ba tới Thánh Kinh, tức Luca 24: hành trình Emmau, trong đó, Chúa Giêsu xuất hiện với hai môn đệ đang mất hết hy vọng, để đồng hành và chuyện vãn với họ, mà họ không ngờ. Khi nhận ra Người là ai, họ bảo: “Lòng ta đã không bừng bừng khi Người chuyện vãn với ta trên đường đó sao, khi Người mở Thánh Kinh cho ta đó sao?”. Để nhận ra Chúa Giêsu, ta cần một gặp gỡ và muốn gặp gỡ cần có giới thiệu. Lòng thương xót là cách tốt nhất để giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người.
Lý thuyết chính thống và thực hành chính thống
Matt Emerson, một giáo sư thần học, thì đặc biệt thích hình ảnh Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến. Theo ông, hình ảnh này không những phong phú về thiêng liêng mà còn đồng thanh với những người không tin và những ai đang đi tìm mái ấm linh đạo.
Emerson cho rằng nói tới niềm tin, hình ảnh là điều chủ yếu. Trường Công Giáo có trách nhiệm không những trình bày đức tin như một điều hợp lý mà còn là điều thúc đẩy người ta tin nữa. Ông không dạy đức tin để sinh viên chấp nhận các chân lý của nó, mà còn ước ao các chân lý ấy nữa. Và không phải các ý niệm mà cả thực hành: cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ, óc tưởng tượng bí tích, chấp nhận Thánh Giá, hồi tâm v.v...
Ta không mong giáo sư sinh học đào tạo ra các nhà sinh học. Ta cũng không mong các giáo sư sử tạo ra các nhà sử học. Nhưng giáo sư thần học thì khác. Ơn gọi của họ liên hệ tới cả tiếp nhận lẫn hội nhập, lý thuyết chính thống lẫn thực hành chính thống (orthodoxy & orthopraxis).
Thành thử ông rất biết ơn Đức Phanxicô khi ngài đưa ra hình ảnh trên về Giáo Hội. Hàng ngày, ông phải đương đầu với các thanh thiếu niên hoài nghi. Với họ, chỉ những hình ảnh nào gây hào hứng, gây thắc mắc mới đáng lưu ý. “Đối với một cử tọa có rất ít thông tri hay không có thông tri nào về tôn giáo, đối với một cử tọa có kinh nghiệm xấu về tôn giáo, hình ảnh nào về Giáo Hội có tính thuyết phục hơn: Giáo Hội đồng nhất hóa với câu truyện người Samaria nhân hậu hay Giáo Hội đồng nhất hóa với chủ trương về ngừa thai?”
Emerson cho rằng hình ảnh trước có sức thuyết phục hơn đối với sinh viên. Nó là ngả đường hữu hiệu hơn dẫn tới các khía cạnh bao quát và đòi hỏi hơn của đức tin. Khi sinh viên hiểu được rằng Thiên Chúa là Thiên Chúa của cảm thương triệt để, Kitô Giáo căn bản nói về mối liên hệ với tình yêu tối hậu chỉ muốn họ được tự do và triển nở, họ sẽ dễ dàng lắng nghe việc bán hết của cải, vác thánh giá mình hay cưỡng lại cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc tiếp nhận các chủ trương của Giáo Hội về các vấn đề luân lý được Đức Phanxicô nhắc đến trong cuộc phỏng vấn.
Dân Chúa
Linh mục Drew Christiansen, cựu tổng biên tập America, thì thích hình ảnh dân Chúa. Đây là hình ảnh quan trọng nhất và phổ thông nhất của Vatican II. Trong suốt 20 năm, nó thường xuyên xuất hiện trong ngữ vựng Công Giáo, cả phụng vụ nữa. Nhưng không thiếu người ngờ vực hay dè dặt đối với nó.
Đức HY Avery Dulles, trong Các Mô Thức Về Giáo Hội (Models of the Church) quan tâm tới ngữ cảnh dân chủ hóa của nó. Có người sợ nó xâm hại thẩm quyền phẩm trật. Cha Christiansen cho rằng Đức Gioan Phaolô II “phớt lờ” nó, thích dùng chữ mô thức huấn quyền hơn. Rõ ràng Đức Phanxicô muốn làm mới lại hình ảnh Giáo Hội như dân Chúa. Ngài nói với Cha Sparado: “hình ảnh Giáo Hội mà tôi thích là hình ảnh dân thánh thiện và trung thành của Thiên Chúa... Sẽ không có căn tính nào trọn vẹn nếu không thuộc về một dân tộc. Không ai được cứu rỗi một mình, như những cá nhân cô lập, nhưng Thiên Chúa lôi kéo ta vào một mạng lưới phức tạp gồm nhiều tương quan xẩy ra trong cộng đồng nhân bản. Thiên Chúa tham dự năng động vào mạng lưới tương quan này”. Đây quả là Đạo Công Giáo của Căn Lều Vĩ Đại, chào đón mọi người.
Không còn là một định chế, huống chi một văn phòng, Giáo Hội là một “cộng đồng, một mạng lưới tương quan”, một “cộng đồng môn đệ”. Hơn thế nữa, Đức Phanxicô còn đồng nhất hóa tính vô ngộ, coi nó như là tự thân của toàn thể Giáo Hội: “một cảm thức siêu nhiên nơi đức tin của mọi người cùng sánh bước với nhau... Khi đối thoại giữa giáo dân với giám mục và giáo hoàng đi theo đường này và chân thực, thì Chúa Thánh Thần sẽ trợ giúp nó”. Đây quả là cái hiểu chân chính về tính vô ngộ, mà trước đây vốn được hiểu phiến diện theo quan điểm quân chủ, điều mà Chân Phúc John Henry Newman gọi là “âm mưu của các giám mục và tín hữu”.
Điều được linh mục Christiansen lưu ý nữa là việc Đức Phanxicô tái tập chú hóa Giáo Hội vào Tin Mừng. Tình yêu Thiên Chúa phải là tâm điểm lời giảng của Giáo Hội. Luân lý có chỗ đứng của nó nhưng phải tới sau Tin Mừng về tình yêu và lòng thương xót của Chúa và không nên “bị ám ảnh” về nó. “Việc công bố tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa phải đến trước luân lý và mệnh lệnh tôn giáo”.
Trăm hoa đua nở
Kevin Clarke đề cập tới các khen ngợi của báo chí đời đối với cuộc phỏng vấn. Tờ New York Times có phúc trình ở trang đầu, thán phục sự “thành thực” của vị tân giáo hoàng. Họ lưu ý nhất tới đoạn ngài cho rằng người Công Giáo đôi khi quá “bị ám ảnh” bởi việc rao giảng về phá thai, hôn nhân đồng tính và ngừa thai, và chính ngài, ít nói tới các vấn đề ấy dù bị một số giới không hài lòng.
“Pope: I am a sinner” (Đức Giáo Hoàng: Tôi là kẻ tội lỗi) là đầu đề của Cnn.com trong một tường trình dẫn đầu về đời sống bản thân của Đức Phanxicô và viễn kiến của ngài về Giáo Hội. Tường trình mô tả chủ trương của Đức Giáo Hoàng cho rằng “Giáo Hội có quyền phát biểu ý kiến nhưng không ‘can thiệp thiêng liêng’ vào đời sống người đồng tính”, coi đây là “những nhận định mạnh mẽ có tính nổ bùng”.
Cuộc phỏng vấn cũng là những truyện hàng đầu của USA Today, Associated Press, Yahoo News, tất cả lưu ý tới viễn kiến của Đức Giáo Hoàng về điều tương lai Giáo Hội phải ra sao. AP trích lời ngài: “Ta phải tìm ra một quân bình mới; nếu không, ngay tòa nhà luân lý của Giáo Hội cũng có cơ bị đổ như căn nhà bằng quân bài, mất hết nét tươi mát và hương thơm của Tin Mừng”. Họ cũng cho rằng “Đức Phanxicô nói rằng giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”.
Về phương diện này, John Allen của National Catholic Reporter cho hay: “không xa lìa tín lý truyền thống, Đức Phanxicô chỉ cố gắng thay đổi sự nhấn mạnh của Giáo Hội từ kết án qua thương xót mà thôi”.
Tờ Washington Post cho rằng trong cuộc phỏng vấn này, Đức Phanxicô đặt khung khổ cho triều giáo hoàng của ngài. Họ bảo: “Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo chỉ trích điều ngài coi như khuynh hướng của một số nhà lãnh đạo trong Giáo Hội quá chú trọng tới các qui luật nhỏ mọn và thay vào đó đã nhấn mạnh rằng ‘các thừa tác viên của Giáo Hội phải có lòng thương xót’. Đức Phanxicô nói: ‘dân Chúa muốn các mục tử, chứ không phải các giáo sĩ hành xử như nhân viên cạo giấy hay viên chức chính phủ’”.
Trên tờ Dish, Andrew Sullivan gọi cuộc phỏng vấn này là một "mạc khải”: “Vị giáo hoàng này không phải là vị giáo hoàng của phe phản động luôn bị ám ảnh bởi việc kiểm soát đời sống người khác, một phe từng nắm giữ phẩm trật trong suốt 3 thập niên qua...” Ông ta gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “dầu thoa cho nhiều linh hồn”.
Trên Religion News Service, David Gibson gọi các nhận định của Đức Phanxicô là “thành thực một cách đáng ca ngợi” và “chắc chắn sẽ lay động Giáo Hội và củng cố danh tiếng của ngài như một nhà lãnh đạo có tính mục vụ hơn là tín lý”. Còn tờ The Irish Times thì cho rằng “Đức Phanxicô sử dụng một ngôn từ cực kỳ bộc trực để định ra một sắc thái mới cho Giáo Hội bằng cách cho rằng Giáo Hội nên là ‘nhà cho mọi người’ chứ không phải là ‘ngôi nhà nguyện nhỏ’ chi biết tập chú vào tín lý, giáo lý chính thống và một nghị trình hẹp hòi về giáo huấn luân lý”.
Sáu điều đáng lưu ý
Phần linh mục James Martin, chủ bút tổng thể của America, cuộc phỏng vấn có sáu điều đáng lưu ý. Trước nhất là sự trung thực. Chính ngài thú nhận: “lối ra quyết định độc tài và chớp nhoáng của tôi đã dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị tố cáo là siêu bảo thủ... nhưng tôi chưa bao giờ là người cánh hữu”. Ngài có ý nói tới thời làm giám tỉnh Dòng Tên, lúc mới 36 tuổi.
Sau đó, ngài còn nói thật rằng trong đời ngài, các quyết định lần đầu “thường là sai lầm”. Hết sức thành thực. Phản ảnh truyền thống “bộc bạch lương tâm” của linh đạo Inhã, cũng là truyền thống Kitô Giáo. Linh mục Martin cho rằng Giáo Hội sẽ được hưởng nhờ rất nhiều nếu được trao phó vào tay người biết xét lương tâm, không những thành thực mà còn trước mặt mọi người nữa.
Điều thứ hai đáng lưu ý là “ta phải luôn xem sét tới con người”. Ngài bảo: “cho tôi hay, khi Thiên Chúa thấy một người đồng tính, ngài chấp nhận sự hiện hữu của họ hay bác bỏ và lên án họ?”
“Trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn đồng hành với con người, thì ta, ta cũng phải đồng hành với họ, khởi đi từ chính trạng huống của họ. Cần phải đồng hành với họ trong thương xót".
Ngài không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội; ngài chỉ thay đổi cung cách Giáo Hội nói với và nói về người đồng tính: phải nhậy cảm, như Đức HY Oswald Gracias, tổng giám mục Mumbai của Ấn Độ, hay nói với tín hữu của mình.
Thứ ba, “ta không nên nghĩ rằng ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ chỉ có nghĩa là suy nghĩ với phẩm trật của Giáo Hội”. Cha Martin cho hay kiểu nói ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ là điều không một tu sĩ Dòng Tên nào không biết đến, vì nó có trong Linh Thao của Thánh Inhã với nhiều qui luật hẳn hoi: với nghĩa phải lồng mình vào sinh hoạt của Giáo Hội, sánh hàng với các giáo huấn của Giáo Hội một cách sâu sắc nhất. Thánh Inhã còn nói tới việc vâng phục “mù quáng” nữa tất cả những gì Giáo Hội dạy.
Ở đây, Đức Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên, đã đem lại cái hiểu mới cho luật này, “một lối giải thích mà nói thật” Cha Martin chưa từng được nghe! Điều rõ ràng, Giáo Hội là “toàn thể dân Chúa” mục tử và giáo dân với nhau, chứ không phải chỉ là phẩm trật. Thành thử, ‘suy nghĩ với Giáo Hội’ không phải chỉ là suy nghĩ với phẩm trật mà thôi.
Thứ tư, “giáo huấn tín lý và giáo huấn luân lý của Giáo Hội không tương đương với nhau”. Câu trích dẫn này làm sáng tỏ một phần truyền thống đôi khi bị người Công Giáo ngày nay lãng quên. Thần học gọi điều này là “phẩm trật các chân lý”, một loại thang chân lý theo thứ tự quan trọng của chúng. Thí dụ đơn giản nhất: nhất trí với điều vị mục tử địa phương của bạn nói về bài đọc Chúa Nhật không có cùng giá trị như việc tin sự Phục Sinh. Điều sau là chủ yếu đối với niềm tin và sự hiệp thông của Giáo Hội; điều trước kém chủ yếu hơn.
Nhưng khi nhắc tới “phẩm trật các chân lý”, một số người Công Giáo tỏ ra không thoải mái, ngờ ngợ cho rằng bạn muốn hạ giá giáo huấn của Giáo Hội. Nhưng Đức Phanxicô nói rõ: ngài hiểu truyền thống quan trọng này.
Ngài cũng cho rằng giáo huấn của Giáo Hội không phải là một “số đông rời rạc các tín lý cần phải khư khư áp đặt”. Nói cách khác, theo cách hiểu của linh mục Martin, dù đức tin là chủ yếu, việc truyền bá nó không được áp đặt lên người ta. Kitô Giáo luôn là một tôn giáo chủ yếu mời gọi, mời gọi gắn bó với một số tín điều, nhưng nhất là mời gọi gặp gỡ một người: là Chúa Giêsu Kitô.
Thứ năm, “nếu Kitô hữu theo thuyết duy phục nguyên, duy luật lệ, nếu họ muốn mọi sự phải rõ ràng và an toàn, họ sẽ chẳng tìm thấy chi”. Theo linh mục Martin. Đức Phanxicô khá thoải mái với mầu xám (gray, giữa trắng và đen). Trong cuộc phỏng vấn, ngài chống lại điều ngài gọi là “an toàn tín lý” và nhẹ nhàng chỉ trích những ai “khư khư ráng phục hồi một dĩ vãng hết còn hiện hữu”. Ngài yêu cầu người Công Giáo xa lìa một Giáo Hội “tự khoá mình trong những điều nhỏ mọn, trong những qui định hẹp hòi”. Thay vào đó, ngài mời gọi người Công Giáo, và mời gọi Giáo Hội, bước vào một thế giới không chắc chắn, nơi đa số chúng ta dù sao cũng đang sống.
Đó cũng là thế giới Chúa Giêsu đã bước vào: thế giới thực trong đó, con người trải nghiệm sự không chắc chắn và đương đầu với nhu cầu phải quyết định. Đó là lãnh vực của người tín hữu thường ngày. Nhưng có một điều, Đức Phanxicô chắc chắn: ta có thể tìm thấy Thiên Chúa trong mọi sự, như truyền thống Inhã vốn dạy ngài. Theo cha Martin, đây là điều cảm động nhất trong cuộc phỏng vấn lần này: “Tôi có một điều chắc chắn về tín lý: Thiên Chúa ở trong cuộc sống của mọi người... dù cuộc sống ấy gặp tai ương, bị hủy diệt bởi tội ác, ma túy và bất cứ điều gì khác, Thiên Chúa vẫn ở đó. Cha có thể, và phải cố tìm Thiên Chúa trong cuộc nhân sinh”.
Thứ sáu, “Tôi là kẻ tội lỗi. Đây là định nghĩa chính xác nhất. Không phải là văn vẻ hoa mỹ, văn chương thi phú. Tôi là kẻ tội lỗi”. Nền linh đạo Inhã thường dạy ngài phải coi mình là “kẻ tội lỗi được yêu thương”, “kẻ tội lỗi được Chúa Kitô cứu chuộc”. Ở đây, nguyên tuyền chỉ là “kẻ tội lỗi”, chẳng chút thêm thắt, bọc đường. Dĩ nhiên, ngài biết mình được Chúa Kitô cứu chuộc. Nhưng tự xương tự thịt, ngài biết mình thực sự bất toàn, mắc lầm lỗi và đang phải chiến đấu. Tất cả chúng ta cũng vậy. Có lẽ đó là điều khiến ngài được yêu thương và những muốn yêu thương người khác.