“Xử với người đồng tính một cách xứng đáng là phải cho họ biết sự thật”. Đây là lời tuyên bố của linh mục Wojciech Giertych, thần học gia của Đức Giáo Hoàng. Và sự thật đó là sự thật nào? Thưa: sự thật đó là: đồng tính đi ngược lại bản chất con người. Và “về phương diện mục vụ, phải giúp những người này tìm lại được tính nguyên tuyền về xúc cảm và luân lý của họ”.
Được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô cử nhiệm năm 2005, công việc của Cha Giertych là duyệt xét sự chính xác về thần học của các bản văn trình lên Đức Giáo Hoàng dùng cho các bài diễn văn của ngài. Gần đây, cha có dành cho LifeSiteNews một cuộc phỏng vấn.
Được hỏi về vấn đề đồng tính luyến ái, “hôn nhân” đồng tính và việc những vấn đề này liên lụy tới tự do tôn giáo, Cha Giertych nhận định rằng “đây không phải là vấn đề phản ứng lại giáo huấn của Giáo Hội, mà là một thay đổi quan trọng về nhân học”. Theo cha, nó là “sự bóp méo nhân tính được đề xuất như một ý thức hệ, hiện đang được hỗ trợ, tài trợ, cổ vũ bởi những người có quyền thế tại rất nhiều nước cùng một lúc”.
Ngài cho biết thêm: “Giáo Hội là định chế duy nhất trên thế giới dám can đảm đứng lên chống lại ý thức hệ này”. Ngài cũng cho rằng vai trò càng ngày càng lớn trong xã hội của nhà nước đã khiến cho các tiêu chuẩn đạo đức bị xuống cấp đáng kể. “Hiện nay, điều chúng ta đang thấy tại nhiều quốc gia trên thế giới, chắc chắn trong thế kỷ 20 và 21, là việc nới rộng một cách đại qui mô các trách nhiệm của nhà nước. Ngày nay, nhà nước càng ngày càng pha mình vào kinh tế, vào đời sống gia đình, vào giáo dục; họ cho rằng chỉ nhà nước mới có độc quyền quyết định về các vấn đề ấy. Nhà nước càng thêm quyền, các tiêu chuẩn đạo đức càng xuống thấp hơn, vì nhà nước không thể cổ vũ các tiêu chuẩn cao về đạo đức”.
Vị linh mục người Ba Lan 61 tuổi này cho hay: “tôi đã thấy ý thức hệ Cộng Sản, một ý thức hệ xem ra rất mạnh, nhưng bây giờ đã biến đi rồi! Các ý thức hệ thi nhau đến rồi đi, dù chúng có tham vọng thay đổi nhân loại, thay đổi bản chất con người. Bản chất con người làm sao thay đổi được; nó chỉ có thể bị bóp méo. Nhưng cho rằng việc nâng sa đoạ lên hàng một giá trị nền tảng cần được nuôi dưỡng và cổ vũ là điều bệnh hoạn tuyệt đối”.
Khi đứng lên chống lại thứ ý thức hệ đang thống ngự trên thế giới Tây Phương này, “Giáo Hội chỉ nói một điều rất bình thường, rất nhân bản, một điều phù hợp với cái hiểu về nhân tính, một nhân tính đã có từ nhiều thiên niên kỷ, trước cả Chúa Kitô, trước cả Kitô Giáo nhiều. Thành thử, đây không phải là việc Giáo Hội đấu tranh với một ý thức hệ, mà là vấn đề bóp méo nhân tính, và Giáo Hội đứng lên để bảo vệ phẩm giá con người”.
Nói về những người thực hành đồng tính, Cha Giertych nói rằng “dĩ nhiên, ta phải cư xử với họ một cách xứng đáng, mọi người đều phải được cư xử cách xứng đáng, cả người tội lỗi cũng thế, phải được đối xử tử tế, nhưng cách tốt nhất để đối xử xứng đáng với người ta là cho họ biết sự thật. Trốn chạy sự thật là ta không đối xử cách xứng đáng với người ta”.
Vị thần học gia của Đức Giáo Hoàng đưa ra một so sánh với việc hút thuốc để nói rằng giúp người ta cai hút thuốc đâu phải là bác bỏ phẩm giá của họ. Ngài bảo: “đồng tính luyến ái đi ngược lại bản chất con người. Thực vậy, nhiều điều được người ta làm không hợp tự nhiên, hút thuốc lá chẳng hạn đâu có tự nhiên. Bạn có thể sống với việc ghiền thuốc lá, bạn có thể vì nó mà chết, nhưng cũng có nhiều người hút thuốc lá mà vẫn sống, gặp gỡ họ, giao tiếp với họ, ta đâu có bác bỏ phẩm giá họ. Thành thử, điều chắc chắn là ta phải tôn trọng những người mắc khó khăn đồng tính... Và do đó, điều quan trọng là làm sao giúp những người này tìm lại được sự nguyên tuyền của họ về xúc cảm và luân lý”.
Cha Giertych ghi nhận rằng đối với nhiều người, có sự giảm khinh trách nhiệm khi vì hoàn cảnh khó khăn kéo dài mà sa vào lối sống đồng tính. Hoạt động đồng tính cũng có liên hệ với nền văn hóa ngừa thai. Theo cha, “... khi ta bắt đầu nói tới ngừa thai, thì đồng tính luyến ái có liên hệ với nó vì ngừa thai triệt hạ phẩm tính của mối liên hệ vợ chồng, khiến người ta làm tình bừa bãi ngoài hôn nhân, và do đó, giản lược tính dục chỉ còn là nguồn gây khoái cảm bất cần trách nhiệm. Cái khoái cảm bất cần trách nhiệm này không bao giờ làm ta thỏa mãn cả, vì nó giống như ma túy vậy. Nó khiến ta thèm khát khoái cảm hơn nữa, điều càng làm ta ít thỏa mãn hơn, vì đâu có đem lại cho ta hạnh phúc tối hậu, thành thử cứ thế mà tìm kiếm nhiều khoái cảm thác loạn hơn nữa về tính dục, khiến con người nhân bản không bao giờ thấy thỏa mãn cả”.
Vị thần học gia của Đức Giáo Hoàng này cũng giải thích sự khác nhau giữa “đồng tính luyến ái” và “loạn dâm đồng nam” (gay) và sự nguy hiểm của người tự nhận là “gay”. Cha cho hay: “... trong ngôn ngữ Hoa Kỳ, bạn phân biệt hai chữ ‘đồng tính luyến ái’ và ‘loạn dâm đồng nam’. Đồng tính luyến ái là người có xu hướng về tình trạng này. Nhiều người mắc xu hướng này mà bạn bè, lối xóm không ai hay. Họ đương đầu với xu hướng này bằng cách cộng tác với ơn thánh Chúa, số người thoát khỏi xu hướng này để trở về với các liên hệ nhân bản bình thường, do đó, không ít. Đôi khi có những thiếu niên, ngay vào lúc cảm quan tính dục xuất hiện, bị người khác bóp méo mà gặp khó khăn về phương diện này. Nhưng sau đó khi đã trưởng thành hơn, họ thoát ra được. Trong khi ấy, người loạn dâm đồng nam là người nói rằng: ‘tôi thế đấy, tôi sẽ mãi mãi như thế, tôi muốn được đối xử như thế, tôi muốn được các đặc ân đặc biệt vì tôi là như thế”. Còn nếu một ai đó không những là đồng tính mà còn loạn dâm đồng tính nữa chắc chắn sẽ nói “con người tôi là thế đấy và tôi muốn cái tôi này được tôn trọng về phương diện luật pháp, xã hội, và v.v...’. Những người như thế sẽ không bao giờ thoát ra được khó khăn này”.
Cha cũng đề cập tới nguy cơ của việc đồng hóa xu hướng đồng tính luyến ái với “biểu thức tối cao của bản sắc cá nhân”, một thứ đồng hóa sẽ tước hết cơ hội chữa lành và tạo hạnh phúc của họ.
Theo Cha Giertych, Chúa Kitô vừa là mô thức cho một nhân tính lành mạnh vừa là nguồn chữa lành đối với các bóp méo nhân tính. “Chúa Kitô cho thấy một nhân tính đã được biến đổi hoàn toàn từ bên trong nhờ thần tính. Ngày nay, nhờ đức tin, nhờ các bí tích, ta tới được ơn thánh Chúa và nhờ sống thực ơn thánh này, ơn thánh chữa lành bất cứ méo mó nào, bất cứ khó khăn nào của ta, với điều kiện ta khởi sự, ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình sống thực đời ta với ơn thánh Chúa hỗ trợ”.
Ngừa thai và sự xuất hiện của bạo lực
Về ngừa thai, Cha Giertych cho biết “Theo tôi, chúng ta thấy rõ: cuộc khủng hoảng kinh tế hiện xẩy ra trong thế giới Tây Phương là hậu quả trực tiếp của năm 1968, năm người ta bác bỏ (TĐ) Humanae Vitae (chống ngừa thai), bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội để chấp nhận cuộc cách mạng tính dục, một cuộc cách mạng tạo nên sự suy sụp về dân số”.
Ngoài việc cho rằng người thời nay vừa làm việc ít hơn vừa sống lâu hơn, hai điều vốn tạo ra bất ổn kinh tế, Cha còn nói đến “vấn đề luân lý trong việc tiêu tiền và thẩy gánh nặng nợ nần cho thế hệ kế tiếp, tức thế hệ một phần bị trục thai một phần bị cha mẹ không đại lượng quan tâm”. Cha cũng cho rằng việc này chuẩn bị đưa người ta vào cuộc tranh chấp vũ bão giữa các thế hệ với nhau.
Cha nói thêm: “Tôi thấy việc này đang sôi sục, chắc chắn tại Âu Châu. Tại Mỹ, ít nhất các bạn cũng có cuộc tranh luận công khai về tính luân lý của việc mở rộng khoản nợ công cộng và thẩy trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp”.
Trẻ em sống trong cảnh nghèo vì cha mẹ gặp thảm họa hay chiến tranh vẫn có thể sống còn vì các em hiểu: tai ương kia đã dẫn tới số phận này. Tuy nhiên, hoàn cảnh các em khác với hoàn cảnh trong đó, người ta nghèo so với thế hệ cha anh, không phải vì tai họa, mà vì thế hệ cha anh đã sài hết mọi tài nguyên rồi, và đã thẩy trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp.
Nhắc đến những cuộc biểu tình bạo động của giới trẻ và nạn thất nghiệp hàng loạt ở Âu Châu, cha nhận định: phần lớn người biểu tình nói rằng “chúng tôi có quyền nhận” vì cha mẹ họ từng nhận học bổng cho họ, nhận nhà ở rẻ, nên họ thấy họ có quyền nhận như là hậu quả của xã hội chủ nghĩa: một ai đó có nghĩa vụ phải cho.
Cha cho hay, bất hạnh là cuối cùng, chính nhà nước lên tiếng cho hay: “chúng tôi không thể cho thêm nữa. Phải có giới hạn chứ. Chúng tôi có thể làm gì hơn được đây?” Và thế là nhà nước in thêm giấy bạc, khiến chúng ta càng ngày càng mắc nợ và cuối cùng tranh chấp bạo lực sẽ diễn ra, và an tử chính là một khía cạnh của cuộc tranh chấp này, nó chính là hậu quả trực tiếp của việc loại bỏ truyền sinh và buông thả tính dục. Sau cùng, vấn đề ngừa thai cũng là hậu quả của triết lý này.
Theo cha, đến một lúc nào đó, giới trẻ sẽ lắng nghe tiếng nói của Giáo Hội về vấn đề này, một tiếng nói đứng về phía họ, một tiếng nói cho họ hay chủ nghĩa vị kỷ của thế hệ duy khoái lạc đã bóp méo xã hội loài người, ngay ở điểm then chốt nhất, tức vấn đề tính dục.
Tuy nhiên, cha Giertych nhấn mạnh rằng đây không hẳn là vấn đề phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội cho bằng phù hợp với thực tại, với bản chất con người nhân bản và bản chất tình yêu, mà ta vốn tiếp nhận từ chính Thiên Chúa; giáo huấn của Giáo Hội chỉ chỉ đường để ta tiến tới tình yêu cao cả mà thôi.
Đối với Cha Giertych, trả lời cho câu hỏi tại sao Giáo Hội Công Giáo ngăn cấm ngừa thai là điều không khó khăn. Ngài cho hay “Vì ngừa thai làm sai lạc tính dục con người, và nâng cao khoái lạc tính dục, trong khi bác bỏ mục đích nền tảng của tính dục là truyền sinh. Hoạt động tính dục đã được Thiên Chúa tạo nên, được Người đặt kế sách như phương thế truyền sinh và biểu lộ yêu thương, trong khi ngừa thai tách rời việc truyền sinh, việc mà nó loại bỏ, và sau đó chỉ tập chú duy nhất vào khoái lạc, là thứ chỉ tạo nên tính vị kỷ”.
Cha cho biết thêm: “lý do chính khiến Giáo Hội nói ‘không’ với ngừa thai là: nó tiêu diệt phẩm tính của tình yêu, và tình yêu phu phụ, vốn là phương cách biểu lộ ơn thánh của bí tích hôn phối, là phương cách sống đức ái được phú bẩm trong thân xác và linh hồn đôi bạn”.
Ngài giải thích thêm: “tình yêu phu phụ phải là phẩm tính tối cao” thế mà ngừa thai kết cục lại nói với hai vợ chồng rằng ‘trong các bạn, có điều tôi yêu nhưng cũng có điều tôi ghét, và điều tôi ghét là bạn có thể thành một bà mẹ. Bởi thế tôi đòi phải đánh thuốc độc việc ấy’. Nhưng việc này đâu phải là yêu thương. Không thể có việc người chồng nói với vợ ‘anh yêu em thực sự’ và cùng một lúc đòi nàng phải chuốc độc khả năng truyền sinh trong cơ thể nàng, khả năng trở thành mẹ”.
“Làm như thế là bóp méo tính dục, bóp méo các liên hệ nhân bản, bóp méo trọn vẹn việc sống thực tính dục con người”. Cha nói thêm: “khi không cột chặt tính dục vào đức khiết tịnh, là đức dạy con người cách tích nhập thèm muốn tính dục vào trong đức ái, thì mọi sự sẽ lung lay. Và chắc chắn, ta sẽ thấy điều này khi ngừa thai trở thành dễ dàng. Lần lượt, ta đã được chứng kiến các hình thức bóp méo tính dục, nhiều nan đề trên bình diện tương giao nhân bản, nhiều hôn nhân tan vỡ, nhiều tấn công hung hãn đối với phụ nữ, những người đang khám ra mình bị kỹ nghệ ngừa thai lạm dụng, và do đó quay qua chủ nghĩa duy nữ hung hãn, nổi loạn chống nam giới. Ngừa thai dẫn tới phá thai, vì nó coi đứa trẻ trong tiềm năng kia như kẻ thù, và nếu có trục trặc gì xẩy ra mà đứa trẻ vẫn được tượng thai, thì dễ dàng nhất là trục thai nó”.
Được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô cử nhiệm năm 2005, công việc của Cha Giertych là duyệt xét sự chính xác về thần học của các bản văn trình lên Đức Giáo Hoàng dùng cho các bài diễn văn của ngài. Gần đây, cha có dành cho LifeSiteNews một cuộc phỏng vấn.
Được hỏi về vấn đề đồng tính luyến ái, “hôn nhân” đồng tính và việc những vấn đề này liên lụy tới tự do tôn giáo, Cha Giertych nhận định rằng “đây không phải là vấn đề phản ứng lại giáo huấn của Giáo Hội, mà là một thay đổi quan trọng về nhân học”. Theo cha, nó là “sự bóp méo nhân tính được đề xuất như một ý thức hệ, hiện đang được hỗ trợ, tài trợ, cổ vũ bởi những người có quyền thế tại rất nhiều nước cùng một lúc”.
Ngài cho biết thêm: “Giáo Hội là định chế duy nhất trên thế giới dám can đảm đứng lên chống lại ý thức hệ này”. Ngài cũng cho rằng vai trò càng ngày càng lớn trong xã hội của nhà nước đã khiến cho các tiêu chuẩn đạo đức bị xuống cấp đáng kể. “Hiện nay, điều chúng ta đang thấy tại nhiều quốc gia trên thế giới, chắc chắn trong thế kỷ 20 và 21, là việc nới rộng một cách đại qui mô các trách nhiệm của nhà nước. Ngày nay, nhà nước càng ngày càng pha mình vào kinh tế, vào đời sống gia đình, vào giáo dục; họ cho rằng chỉ nhà nước mới có độc quyền quyết định về các vấn đề ấy. Nhà nước càng thêm quyền, các tiêu chuẩn đạo đức càng xuống thấp hơn, vì nhà nước không thể cổ vũ các tiêu chuẩn cao về đạo đức”.
Vị linh mục người Ba Lan 61 tuổi này cho hay: “tôi đã thấy ý thức hệ Cộng Sản, một ý thức hệ xem ra rất mạnh, nhưng bây giờ đã biến đi rồi! Các ý thức hệ thi nhau đến rồi đi, dù chúng có tham vọng thay đổi nhân loại, thay đổi bản chất con người. Bản chất con người làm sao thay đổi được; nó chỉ có thể bị bóp méo. Nhưng cho rằng việc nâng sa đoạ lên hàng một giá trị nền tảng cần được nuôi dưỡng và cổ vũ là điều bệnh hoạn tuyệt đối”.
Khi đứng lên chống lại thứ ý thức hệ đang thống ngự trên thế giới Tây Phương này, “Giáo Hội chỉ nói một điều rất bình thường, rất nhân bản, một điều phù hợp với cái hiểu về nhân tính, một nhân tính đã có từ nhiều thiên niên kỷ, trước cả Chúa Kitô, trước cả Kitô Giáo nhiều. Thành thử, đây không phải là việc Giáo Hội đấu tranh với một ý thức hệ, mà là vấn đề bóp méo nhân tính, và Giáo Hội đứng lên để bảo vệ phẩm giá con người”.
Nói về những người thực hành đồng tính, Cha Giertych nói rằng “dĩ nhiên, ta phải cư xử với họ một cách xứng đáng, mọi người đều phải được cư xử cách xứng đáng, cả người tội lỗi cũng thế, phải được đối xử tử tế, nhưng cách tốt nhất để đối xử xứng đáng với người ta là cho họ biết sự thật. Trốn chạy sự thật là ta không đối xử cách xứng đáng với người ta”.
Vị thần học gia của Đức Giáo Hoàng đưa ra một so sánh với việc hút thuốc để nói rằng giúp người ta cai hút thuốc đâu phải là bác bỏ phẩm giá của họ. Ngài bảo: “đồng tính luyến ái đi ngược lại bản chất con người. Thực vậy, nhiều điều được người ta làm không hợp tự nhiên, hút thuốc lá chẳng hạn đâu có tự nhiên. Bạn có thể sống với việc ghiền thuốc lá, bạn có thể vì nó mà chết, nhưng cũng có nhiều người hút thuốc lá mà vẫn sống, gặp gỡ họ, giao tiếp với họ, ta đâu có bác bỏ phẩm giá họ. Thành thử, điều chắc chắn là ta phải tôn trọng những người mắc khó khăn đồng tính... Và do đó, điều quan trọng là làm sao giúp những người này tìm lại được sự nguyên tuyền của họ về xúc cảm và luân lý”.
Cha Giertych ghi nhận rằng đối với nhiều người, có sự giảm khinh trách nhiệm khi vì hoàn cảnh khó khăn kéo dài mà sa vào lối sống đồng tính. Hoạt động đồng tính cũng có liên hệ với nền văn hóa ngừa thai. Theo cha, “... khi ta bắt đầu nói tới ngừa thai, thì đồng tính luyến ái có liên hệ với nó vì ngừa thai triệt hạ phẩm tính của mối liên hệ vợ chồng, khiến người ta làm tình bừa bãi ngoài hôn nhân, và do đó, giản lược tính dục chỉ còn là nguồn gây khoái cảm bất cần trách nhiệm. Cái khoái cảm bất cần trách nhiệm này không bao giờ làm ta thỏa mãn cả, vì nó giống như ma túy vậy. Nó khiến ta thèm khát khoái cảm hơn nữa, điều càng làm ta ít thỏa mãn hơn, vì đâu có đem lại cho ta hạnh phúc tối hậu, thành thử cứ thế mà tìm kiếm nhiều khoái cảm thác loạn hơn nữa về tính dục, khiến con người nhân bản không bao giờ thấy thỏa mãn cả”.
Vị thần học gia của Đức Giáo Hoàng này cũng giải thích sự khác nhau giữa “đồng tính luyến ái” và “loạn dâm đồng nam” (gay) và sự nguy hiểm của người tự nhận là “gay”. Cha cho hay: “... trong ngôn ngữ Hoa Kỳ, bạn phân biệt hai chữ ‘đồng tính luyến ái’ và ‘loạn dâm đồng nam’. Đồng tính luyến ái là người có xu hướng về tình trạng này. Nhiều người mắc xu hướng này mà bạn bè, lối xóm không ai hay. Họ đương đầu với xu hướng này bằng cách cộng tác với ơn thánh Chúa, số người thoát khỏi xu hướng này để trở về với các liên hệ nhân bản bình thường, do đó, không ít. Đôi khi có những thiếu niên, ngay vào lúc cảm quan tính dục xuất hiện, bị người khác bóp méo mà gặp khó khăn về phương diện này. Nhưng sau đó khi đã trưởng thành hơn, họ thoát ra được. Trong khi ấy, người loạn dâm đồng nam là người nói rằng: ‘tôi thế đấy, tôi sẽ mãi mãi như thế, tôi muốn được đối xử như thế, tôi muốn được các đặc ân đặc biệt vì tôi là như thế”. Còn nếu một ai đó không những là đồng tính mà còn loạn dâm đồng tính nữa chắc chắn sẽ nói “con người tôi là thế đấy và tôi muốn cái tôi này được tôn trọng về phương diện luật pháp, xã hội, và v.v...’. Những người như thế sẽ không bao giờ thoát ra được khó khăn này”.
Cha cũng đề cập tới nguy cơ của việc đồng hóa xu hướng đồng tính luyến ái với “biểu thức tối cao của bản sắc cá nhân”, một thứ đồng hóa sẽ tước hết cơ hội chữa lành và tạo hạnh phúc của họ.
Theo Cha Giertych, Chúa Kitô vừa là mô thức cho một nhân tính lành mạnh vừa là nguồn chữa lành đối với các bóp méo nhân tính. “Chúa Kitô cho thấy một nhân tính đã được biến đổi hoàn toàn từ bên trong nhờ thần tính. Ngày nay, nhờ đức tin, nhờ các bí tích, ta tới được ơn thánh Chúa và nhờ sống thực ơn thánh này, ơn thánh chữa lành bất cứ méo mó nào, bất cứ khó khăn nào của ta, với điều kiện ta khởi sự, ta sẽ bắt đầu cuộc hành trình sống thực đời ta với ơn thánh Chúa hỗ trợ”.
Ngừa thai và sự xuất hiện của bạo lực
Về ngừa thai, Cha Giertych cho biết “Theo tôi, chúng ta thấy rõ: cuộc khủng hoảng kinh tế hiện xẩy ra trong thế giới Tây Phương là hậu quả trực tiếp của năm 1968, năm người ta bác bỏ (TĐ) Humanae Vitae (chống ngừa thai), bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội để chấp nhận cuộc cách mạng tính dục, một cuộc cách mạng tạo nên sự suy sụp về dân số”.
Ngoài việc cho rằng người thời nay vừa làm việc ít hơn vừa sống lâu hơn, hai điều vốn tạo ra bất ổn kinh tế, Cha còn nói đến “vấn đề luân lý trong việc tiêu tiền và thẩy gánh nặng nợ nần cho thế hệ kế tiếp, tức thế hệ một phần bị trục thai một phần bị cha mẹ không đại lượng quan tâm”. Cha cũng cho rằng việc này chuẩn bị đưa người ta vào cuộc tranh chấp vũ bão giữa các thế hệ với nhau.
Cha nói thêm: “Tôi thấy việc này đang sôi sục, chắc chắn tại Âu Châu. Tại Mỹ, ít nhất các bạn cũng có cuộc tranh luận công khai về tính luân lý của việc mở rộng khoản nợ công cộng và thẩy trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp”.
Trẻ em sống trong cảnh nghèo vì cha mẹ gặp thảm họa hay chiến tranh vẫn có thể sống còn vì các em hiểu: tai ương kia đã dẫn tới số phận này. Tuy nhiên, hoàn cảnh các em khác với hoàn cảnh trong đó, người ta nghèo so với thế hệ cha anh, không phải vì tai họa, mà vì thế hệ cha anh đã sài hết mọi tài nguyên rồi, và đã thẩy trách nhiệm lên thế hệ kế tiếp.
Nhắc đến những cuộc biểu tình bạo động của giới trẻ và nạn thất nghiệp hàng loạt ở Âu Châu, cha nhận định: phần lớn người biểu tình nói rằng “chúng tôi có quyền nhận” vì cha mẹ họ từng nhận học bổng cho họ, nhận nhà ở rẻ, nên họ thấy họ có quyền nhận như là hậu quả của xã hội chủ nghĩa: một ai đó có nghĩa vụ phải cho.
Cha cho hay, bất hạnh là cuối cùng, chính nhà nước lên tiếng cho hay: “chúng tôi không thể cho thêm nữa. Phải có giới hạn chứ. Chúng tôi có thể làm gì hơn được đây?” Và thế là nhà nước in thêm giấy bạc, khiến chúng ta càng ngày càng mắc nợ và cuối cùng tranh chấp bạo lực sẽ diễn ra, và an tử chính là một khía cạnh của cuộc tranh chấp này, nó chính là hậu quả trực tiếp của việc loại bỏ truyền sinh và buông thả tính dục. Sau cùng, vấn đề ngừa thai cũng là hậu quả của triết lý này.
Theo cha, đến một lúc nào đó, giới trẻ sẽ lắng nghe tiếng nói của Giáo Hội về vấn đề này, một tiếng nói đứng về phía họ, một tiếng nói cho họ hay chủ nghĩa vị kỷ của thế hệ duy khoái lạc đã bóp méo xã hội loài người, ngay ở điểm then chốt nhất, tức vấn đề tính dục.
Tuy nhiên, cha Giertych nhấn mạnh rằng đây không hẳn là vấn đề phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội cho bằng phù hợp với thực tại, với bản chất con người nhân bản và bản chất tình yêu, mà ta vốn tiếp nhận từ chính Thiên Chúa; giáo huấn của Giáo Hội chỉ chỉ đường để ta tiến tới tình yêu cao cả mà thôi.
Đối với Cha Giertych, trả lời cho câu hỏi tại sao Giáo Hội Công Giáo ngăn cấm ngừa thai là điều không khó khăn. Ngài cho hay “Vì ngừa thai làm sai lạc tính dục con người, và nâng cao khoái lạc tính dục, trong khi bác bỏ mục đích nền tảng của tính dục là truyền sinh. Hoạt động tính dục đã được Thiên Chúa tạo nên, được Người đặt kế sách như phương thế truyền sinh và biểu lộ yêu thương, trong khi ngừa thai tách rời việc truyền sinh, việc mà nó loại bỏ, và sau đó chỉ tập chú duy nhất vào khoái lạc, là thứ chỉ tạo nên tính vị kỷ”.
Cha cho biết thêm: “lý do chính khiến Giáo Hội nói ‘không’ với ngừa thai là: nó tiêu diệt phẩm tính của tình yêu, và tình yêu phu phụ, vốn là phương cách biểu lộ ơn thánh của bí tích hôn phối, là phương cách sống đức ái được phú bẩm trong thân xác và linh hồn đôi bạn”.
Ngài giải thích thêm: “tình yêu phu phụ phải là phẩm tính tối cao” thế mà ngừa thai kết cục lại nói với hai vợ chồng rằng ‘trong các bạn, có điều tôi yêu nhưng cũng có điều tôi ghét, và điều tôi ghét là bạn có thể thành một bà mẹ. Bởi thế tôi đòi phải đánh thuốc độc việc ấy’. Nhưng việc này đâu phải là yêu thương. Không thể có việc người chồng nói với vợ ‘anh yêu em thực sự’ và cùng một lúc đòi nàng phải chuốc độc khả năng truyền sinh trong cơ thể nàng, khả năng trở thành mẹ”.
“Làm như thế là bóp méo tính dục, bóp méo các liên hệ nhân bản, bóp méo trọn vẹn việc sống thực tính dục con người”. Cha nói thêm: “khi không cột chặt tính dục vào đức khiết tịnh, là đức dạy con người cách tích nhập thèm muốn tính dục vào trong đức ái, thì mọi sự sẽ lung lay. Và chắc chắn, ta sẽ thấy điều này khi ngừa thai trở thành dễ dàng. Lần lượt, ta đã được chứng kiến các hình thức bóp méo tính dục, nhiều nan đề trên bình diện tương giao nhân bản, nhiều hôn nhân tan vỡ, nhiều tấn công hung hãn đối với phụ nữ, những người đang khám ra mình bị kỹ nghệ ngừa thai lạm dụng, và do đó quay qua chủ nghĩa duy nữ hung hãn, nổi loạn chống nam giới. Ngừa thai dẫn tới phá thai, vì nó coi đứa trẻ trong tiềm năng kia như kẻ thù, và nếu có trục trặc gì xẩy ra mà đứa trẻ vẫn được tượng thai, thì dễ dàng nhất là trục thai nó”.