Bài giảng sáng ngày 17/10/2013
ROME, 17 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh Lễ hôm nay, 17 tháng 10, 2013 tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: “Cần phải cầu nguyện để không mất đức tin. Những ai không cầu nguyện là bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý, và không có Chúa Giêsu.” Nhưng, cầu nguyện, không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.”
Đức Thánh Cha đã đăng một Tweet trên chương mục @Pontifex_fr để xác định tầm quan trọng ngài dành cho việc cầu nguyện hàng ngày của tất cả mọi người đã chịu phép rửa: "Việc cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ gói ghém trong một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật; cần phải có một mối tương quan hàng ngày với Chúa Kitô.”
Trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã bình giải Thánh Kinh trong ngày, khi Chúa Giêsu nói: “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết,” (Lc 11, 47-54), Theo Radio Vatican.
“Hình ảnh của sự đóng cửa, hình ảnh của các Kitô hữu đang nắm chìa khóa trong tay, nhưng lại cất đi và không mở cửa” thể hiện cho “sự thiếu vắng của những chứng tá Kitô giáo.”
Làm sao một Kitô hữu có thể bỏ chìa khóa vào túi và không mở cửa?” Đây là điều xẩy đến cho Kitô hữu khi họ không cầu nguyện.”
“Khi không cầu nguyện là bạn luôn luôn đóng cửa… Chìa khóa mở cửa đức tin chính là việc cầu nguyện.” Một Kitô hữu không cầu nguyện biểu hiệu cho một chứng nhân “kiêu ngạo, cao kỳ, tự tin nơi mình. Người này không khiêm tốn và chỉ tìm cách tự đề cao mình mà thôi.”
Ngược lại, “khi một Kitô hữu cầu nguyện, người này không rời xa đức tin, và luôn luôn đối thoại với Chúa Giêsu.” Nhưng cầu nguyện không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.” Như Chúa Giêsu đã nói: “Khi ngươi cầu nguyện, hãy vào trong phòng kín và cầu xin với Chúa Cha, để nói với Chúa từ con tim.”
Đức Thánh Cha đã lưu ý những ai “không cầu nguyện, thì bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý và không có Chúa Giêsu.” “Đức tin như thế trở thành một ý thức hệ. Và ý thức hệ không liên kết được. Chúa Giêsu không hiện diện trong các ý thức hệ, với sự trìu mến, tình yêu, và sự hiền dịu của Người. Ý thức hệ luôn luôn cứng rắn.”
“Khi một Kitô hữu trở thành môn đệ của một ý thức hệ, người này đã đánh mất đức tin và không còn là một môn đệ của Chúa Giêsu, người ấy đã trở thành môn đệ của lối suy nghĩ này. Sự hiểu biết Chúa Giêsu đã biến thành một kiến thức về một ý thức hệ có tính cách luân lý, và khép kín tất cả các cánh cửa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi đức tin trở thành ý thức hệ thì ý thức hệ làm cho sợ hãi, ý thức hệ xua đuổi con người, và làm cho con người xa lánh Giáo Hội. Đây là một căn bệnh trầm trọng khi một người trở thành một Kitô hữu có ý thức hệ”, một Kitô hữu không có “lòng thiện hảo.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc đóng cửa các thánh đường: “Một nhà thờ đóng cửa không thể chấp nhận được”, vì “mọi người đi ngang không thể bước vào” và “Chúa Kitô đang ngự bên trong, không thể bước ra ngoài.”
Để kết luận, ngài đã mời gọi theo phương cách của Thánh I-Nhã là hãy ”Xin cho có ân sủng để không bao giờ ngưng cầu nguyện, để không mất đức tin, để giữ mình khiêm tốn. Và như vậy, chúng ta sẽ không đóng cửa, chúng ta sẽ không ngăn chặn con đường đi tới Chúa Kitô.”
ROME, 17 tháng 10, 2013 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích trong Thánh Lễ hôm nay, 17 tháng 10, 2013 tại nhà nguyện Thánh Mác-Ta: “Cần phải cầu nguyện để không mất đức tin. Những ai không cầu nguyện là bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý, và không có Chúa Giêsu.” Nhưng, cầu nguyện, không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.”
Đức Thánh Cha đã đăng một Tweet trên chương mục @Pontifex_fr để xác định tầm quan trọng ngài dành cho việc cầu nguyện hàng ngày của tất cả mọi người đã chịu phép rửa: "Việc cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ gói ghém trong một tiếng đồng hồ ngày Chúa Nhật; cần phải có một mối tương quan hàng ngày với Chúa Kitô.”
Trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã bình giải Thánh Kinh trong ngày, khi Chúa Giêsu nói: “Khốn cho các người, hỡi những nhà thông luật! Các người đã cất giấu chìa khóa của sự hiểu biết,” (Lc 11, 47-54), Theo Radio Vatican.
“Hình ảnh của sự đóng cửa, hình ảnh của các Kitô hữu đang nắm chìa khóa trong tay, nhưng lại cất đi và không mở cửa” thể hiện cho “sự thiếu vắng của những chứng tá Kitô giáo.”
Làm sao một Kitô hữu có thể bỏ chìa khóa vào túi và không mở cửa?” Đây là điều xẩy đến cho Kitô hữu khi họ không cầu nguyện.”
“Khi không cầu nguyện là bạn luôn luôn đóng cửa… Chìa khóa mở cửa đức tin chính là việc cầu nguyện.” Một Kitô hữu không cầu nguyện biểu hiệu cho một chứng nhân “kiêu ngạo, cao kỳ, tự tin nơi mình. Người này không khiêm tốn và chỉ tìm cách tự đề cao mình mà thôi.”
Ngược lại, “khi một Kitô hữu cầu nguyện, người này không rời xa đức tin, và luôn luôn đối thoại với Chúa Giêsu.” Nhưng cầu nguyện không phải chỉ là “đọc các kinh cầu.” Như Chúa Giêsu đã nói: “Khi ngươi cầu nguyện, hãy vào trong phòng kín và cầu xin với Chúa Cha, để nói với Chúa từ con tim.”
Đức Thánh Cha đã lưu ý những ai “không cầu nguyện, thì bỏ rơi đức tin và biến đổi đức tin thành một ý thức hệ có tính cách luân lý và không có Chúa Giêsu.” “Đức tin như thế trở thành một ý thức hệ. Và ý thức hệ không liên kết được. Chúa Giêsu không hiện diện trong các ý thức hệ, với sự trìu mến, tình yêu, và sự hiền dịu của Người. Ý thức hệ luôn luôn cứng rắn.”
“Khi một Kitô hữu trở thành môn đệ của một ý thức hệ, người này đã đánh mất đức tin và không còn là một môn đệ của Chúa Giêsu, người ấy đã trở thành môn đệ của lối suy nghĩ này. Sự hiểu biết Chúa Giêsu đã biến thành một kiến thức về một ý thức hệ có tính cách luân lý, và khép kín tất cả các cánh cửa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi đức tin trở thành ý thức hệ thì ý thức hệ làm cho sợ hãi, ý thức hệ xua đuổi con người, và làm cho con người xa lánh Giáo Hội. Đây là một căn bệnh trầm trọng khi một người trở thành một Kitô hữu có ý thức hệ”, một Kitô hữu không có “lòng thiện hảo.”
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến việc đóng cửa các thánh đường: “Một nhà thờ đóng cửa không thể chấp nhận được”, vì “mọi người đi ngang không thể bước vào” và “Chúa Kitô đang ngự bên trong, không thể bước ra ngoài.”
Để kết luận, ngài đã mời gọi theo phương cách của Thánh I-Nhã là hãy ”Xin cho có ân sủng để không bao giờ ngưng cầu nguyện, để không mất đức tin, để giữ mình khiêm tốn. Và như vậy, chúng ta sẽ không đóng cửa, chúng ta sẽ không ngăn chặn con đường đi tới Chúa Kitô.”