Hai tuần trước Kinh Thánh dẫn dắt con người cầu nguyện bằng tâm tình tạ ơn. Chúng ta luôn phải tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn nhận được. Tuần qua Kinh Thánh lại nhắc đến một yếu tố quan trọng trong cầu nguyện nữa đó là kiên tâm bền chí trong cầu nguyện ngay cả khi chúng ta cảm thấy chán nản, mệt mỏi mong chờ nhưng đừng nản chí, cần nhẫn nại, kiên tâm. Hôm nay Kinh Thánh đưa ra một điều cần nữa cho cầu nguyện đó là tâm tình khiêm nhu. Tấm lòng khiêm nhu dẫn chúng ta đến gần Chúa. Lối suy nghĩ hoặc tư tưởng của ta dẫn ta đến gần Chúa hơn hay là dẫn chúng ta xa lìa Thiên Chúa. Ba yếu tố cần có khi cầu nguyện là: tâm tình tạ ơn, kiên tâm trong cầu nguyện và tấm lòng khiêm nhường.
Dụ ngôn người Biệt Phái và người thu thuế cho thấy không phải những lời chúng ta nói nơi cửa miệng mà chính là điều không nói, tâm tư thầm kín, sâu thẳm trong tâm hồn con người mới là điều quan trọng. Đức Kitô xác nhận cảm xúc trong tâm hồn, trong tim ta là điều Ngài quan tâm hơn cả. Thiên Chúa đến ngự trong tấm lòng khiêm nhu, biến tấm lòng đó ra thanh khiết và trở thành đền thờ Thánh Thần Chúa. Điều này chính Đức Trinh Nữ Maria dậy chúng ta khi Mẹ dâng lời tạ ơn trong kinh Magnificat.
Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu chuộc tôi bởi Người đã nhìn đến tôi tớ hèn mọn.
Người hạ khỏi ngai vàng kẻ tự cao, tự đại và nâng người hèn mọn lên Lc 1,46tt
Khiêm nhu trong tấm lòng là điều Thiên Chúa mon muốn. Dụ ngôn hôm nay chính là nói về cầu nguyện chân thành phải xuất phát tự tâm. Kẻ tự cao, tự đại làm phật lòng Thiên Chúa và làm phiền lòng người khác và đó là điều sai trái, cần tránh. Kiêu căng thường tự đánh giá mình hơn người, tự cho mình hơn người và dẫn đến chối bỏ ơn Chúa trong tâm hồn. Chối bỏ ơn Chúa sẽ sống ngoài tình Chúa yêu thương. Họ không nhận biết khuôn mặt Đức Kitô trong những người anh em khác và họ cũng không chấp nhận giáo huấn căn bản Chúa dậy là mọi người bình đẳng trước mặt Thiên Chúa vì tất cả đều là tạo vật do Chúa tạo thành.
Dụ ngôn cho thấy kẻ kiêu căng không cần Thiên Chúa. Người đó đến trước Thiên Chúa với cái tôi của mình. Nhận ơn Ngài ban nhưng không biết sống tâm tình tạ ơn. Trái lại anh ta cho đó là do tài năng riêng của anh có được. Anh tự kiêu đứng trước thánh điện, nơi trang nghiêm trong đền thờ, đứng thẳng kể ra công lao, thành tích của mình. Đức Kitô cho biết tư tưởng kiêu ngạo, tự cao, tự đại không thể đến gần Thiên Chúa. Trái lại tấm lòng khiêm cung, lời nói chân thành đến tự tâm lọt vào trái tim tràn đầy yêu thương của Thiên Chúa. Trái lại người thu thuế tự nhận mình có tội, sai trái không dám ngẩng mặt lên Thiên Chúa nhưng cúi sâu xuống thống hối, ăn năn. Chính tâm tình này mà Đức Kitô xác nhận lời cầu của anh được Thiên Chúa đón nhận. Anh biết mọi sự anh có đều là ơn Chúa ban và sống tâm tình tạ ơn.
Đức Kitô cảnh cáo chúng ta về kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo bị hình ảnh kiêu căng làm mờ tầm nhìn và nhận biết sai lầm về tình yêu Chúa cũng như tài năng chính mình. Khiêm nhường là cách sống đẹp lòng Chúa và chính khiêm nhường là cửa ngõ đón Chúa vào trong tâm hồn mình. Người khiêm nhường nhận biết con người bất toàn và xin ơn thứ tha.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Dụ ngôn người Biệt Phái và người thu thuế cho thấy không phải những lời chúng ta nói nơi cửa miệng mà chính là điều không nói, tâm tư thầm kín, sâu thẳm trong tâm hồn con người mới là điều quan trọng. Đức Kitô xác nhận cảm xúc trong tâm hồn, trong tim ta là điều Ngài quan tâm hơn cả. Thiên Chúa đến ngự trong tấm lòng khiêm nhu, biến tấm lòng đó ra thanh khiết và trở thành đền thờ Thánh Thần Chúa. Điều này chính Đức Trinh Nữ Maria dậy chúng ta khi Mẹ dâng lời tạ ơn trong kinh Magnificat.
Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và thần trí tôi vui mừng trong Thiên Chúa Đấng cứu chuộc tôi bởi Người đã nhìn đến tôi tớ hèn mọn.
Người hạ khỏi ngai vàng kẻ tự cao, tự đại và nâng người hèn mọn lên Lc 1,46tt
Khiêm nhu trong tấm lòng là điều Thiên Chúa mon muốn. Dụ ngôn hôm nay chính là nói về cầu nguyện chân thành phải xuất phát tự tâm. Kẻ tự cao, tự đại làm phật lòng Thiên Chúa và làm phiền lòng người khác và đó là điều sai trái, cần tránh. Kiêu căng thường tự đánh giá mình hơn người, tự cho mình hơn người và dẫn đến chối bỏ ơn Chúa trong tâm hồn. Chối bỏ ơn Chúa sẽ sống ngoài tình Chúa yêu thương. Họ không nhận biết khuôn mặt Đức Kitô trong những người anh em khác và họ cũng không chấp nhận giáo huấn căn bản Chúa dậy là mọi người bình đẳng trước mặt Thiên Chúa vì tất cả đều là tạo vật do Chúa tạo thành.
Dụ ngôn cho thấy kẻ kiêu căng không cần Thiên Chúa. Người đó đến trước Thiên Chúa với cái tôi của mình. Nhận ơn Ngài ban nhưng không biết sống tâm tình tạ ơn. Trái lại anh ta cho đó là do tài năng riêng của anh có được. Anh tự kiêu đứng trước thánh điện, nơi trang nghiêm trong đền thờ, đứng thẳng kể ra công lao, thành tích của mình. Đức Kitô cho biết tư tưởng kiêu ngạo, tự cao, tự đại không thể đến gần Thiên Chúa. Trái lại tấm lòng khiêm cung, lời nói chân thành đến tự tâm lọt vào trái tim tràn đầy yêu thương của Thiên Chúa. Trái lại người thu thuế tự nhận mình có tội, sai trái không dám ngẩng mặt lên Thiên Chúa nhưng cúi sâu xuống thống hối, ăn năn. Chính tâm tình này mà Đức Kitô xác nhận lời cầu của anh được Thiên Chúa đón nhận. Anh biết mọi sự anh có đều là ơn Chúa ban và sống tâm tình tạ ơn.
Đức Kitô cảnh cáo chúng ta về kiêu ngạo. Kẻ kiêu ngạo bị hình ảnh kiêu căng làm mờ tầm nhìn và nhận biết sai lầm về tình yêu Chúa cũng như tài năng chính mình. Khiêm nhường là cách sống đẹp lòng Chúa và chính khiêm nhường là cửa ngõ đón Chúa vào trong tâm hồn mình. Người khiêm nhường nhận biết con người bất toàn và xin ơn thứ tha.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org