Ân sủng Giáng Sinh: từ việc thờ phượng bị ngăn cấm tới việc thờ phượng được cho phép trở lại
Rôma, 30 tháng 12, 2013 (Zenit.org) – Thờ kính Thiên Chúa nơi Hài Nhi trong máng cỏ là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một Tweet ngày 30 tháng 12, được bỏ lên mạng của ngài @Pontifex_fr :
"Trong gương mặt của Hài Nhi Giêsu, chúng ta chiêm ngắm gương mặt của Thiên Chúa. Chúng ta hãy đến thờ lạy!"
Vào Mùa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người đến thờ kính Hài Nhi trong máng cỏ, như Mẹ Maria và thánh Giuse, như các thiên thần, các mục đồng và các đạo sĩ đến từ Phương Đông: như trong một bức họa được biết bao nhiêu họa sĩ nổi danh đã mô tả.
Hình ảnh này hiện ra như một liều thuốc cho xã hội Tây Phương, nơi Đức Thánh Cha mới đây đã giám định là có thái độ ngược lại với việc thờ kính với tình yêu.
Trong bài giảng ngày 28 tháng 11, Đức Thánh Cha đã nhận xét là có sự từ chối nhiều lần không thờ kính trong lịch sử nhân loại. Do đó, tiên tri Đanien đã bị ném vào hố sư tử vì thờ kính Thiên Chúa thay vì nhà vua, đó là “việc thờ kính bị ngăn cấm.”
Ngoài ra, sự “nhạo báng” mà tiên tri này đã đề cập đến, là một thời kỳ, theo Đức Thánh Cha, là lúc “người ta không được phép nói đến tôn giáo: đây là một điều riêng tư, không được nói trước công chúng. Các biểu tượng tôn giáo bị dẹp bỏ. Người ta phải tuân hành các lệnh do chính quyền dân sự thiết lập. Người ta có thể làm nhiều việc tốt đẹp, nhưng không được thờ phượng Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Các Kitô hữu vào thời đó phải chịu đàn áp, bị ngăn cấm không được thờ phượng Thiên Chúa, là một điềm tiên báo.” Chính vì vậy ngài đã mời cử tọa không nên sợ hãi, mà phải thờ kính Thiên Chúa, một cách “trung thành và kiên nhẫn.”
Cũng như mọi khi, ngài cũng đề nghị mọi người xét mình: “Tôi có thờ kính Thiên Chúa không? Tôi có tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, không? Hay tôi chỉ muốn chơi trò “nửa nạc nửa mỡ”, như những hoàng tử của thế gian này?”
Hôm nay, Đức Thánh Cha nói về Hài Nhi trong máng cỏ như đấng cho phép chúng ta thờ lạy trở lại, không sợ hãi và với lòng thán phục: đây là Thiên Đàng đã giáng trần, đây là “ân sủng của Giáng Sinh.”
Rôma, 30 tháng 12, 2013 (Zenit.org) – Thờ kính Thiên Chúa nơi Hài Nhi trong máng cỏ là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một Tweet ngày 30 tháng 12, được bỏ lên mạng của ngài @Pontifex_fr :
"Trong gương mặt của Hài Nhi Giêsu, chúng ta chiêm ngắm gương mặt của Thiên Chúa. Chúng ta hãy đến thờ lạy!"
Vào Mùa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người đến thờ kính Hài Nhi trong máng cỏ, như Mẹ Maria và thánh Giuse, như các thiên thần, các mục đồng và các đạo sĩ đến từ Phương Đông: như trong một bức họa được biết bao nhiêu họa sĩ nổi danh đã mô tả.
Hình ảnh này hiện ra như một liều thuốc cho xã hội Tây Phương, nơi Đức Thánh Cha mới đây đã giám định là có thái độ ngược lại với việc thờ kính với tình yêu.
Trong bài giảng ngày 28 tháng 11, Đức Thánh Cha đã nhận xét là có sự từ chối nhiều lần không thờ kính trong lịch sử nhân loại. Do đó, tiên tri Đanien đã bị ném vào hố sư tử vì thờ kính Thiên Chúa thay vì nhà vua, đó là “việc thờ kính bị ngăn cấm.”
Ngoài ra, sự “nhạo báng” mà tiên tri này đã đề cập đến, là một thời kỳ, theo Đức Thánh Cha, là lúc “người ta không được phép nói đến tôn giáo: đây là một điều riêng tư, không được nói trước công chúng. Các biểu tượng tôn giáo bị dẹp bỏ. Người ta phải tuân hành các lệnh do chính quyền dân sự thiết lập. Người ta có thể làm nhiều việc tốt đẹp, nhưng không được thờ phượng Thiên Chúa.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Các Kitô hữu vào thời đó phải chịu đàn áp, bị ngăn cấm không được thờ phượng Thiên Chúa, là một điềm tiên báo.” Chính vì vậy ngài đã mời cử tọa không nên sợ hãi, mà phải thờ kính Thiên Chúa, một cách “trung thành và kiên nhẫn.”
Cũng như mọi khi, ngài cũng đề nghị mọi người xét mình: “Tôi có thờ kính Thiên Chúa không? Tôi có tôn thờ Chúa Giêsu Kitô, không? Hay tôi chỉ muốn chơi trò “nửa nạc nửa mỡ”, như những hoàng tử của thế gian này?”
Hôm nay, Đức Thánh Cha nói về Hài Nhi trong máng cỏ như đấng cho phép chúng ta thờ lạy trở lại, không sợ hãi và với lòng thán phục: đây là Thiên Đàng đã giáng trần, đây là “ân sủng của Giáng Sinh.”