Trong tâm thức của người Việt, Tết là dịp để trở về với gia đình, quê hương, xứ sở, cội nguồn. Vì vậy, dù có ở xa, điều kiện khó khăn, ai cũng muốn và cố về để sum họp, đoàn viên. Nhưng không phải ai mong, ai cố cũng được.
Vì miếng cơm manh áo có không ít người Việt phải ‘đón’ Tết không hơi ấm gia đình, thiếu hương vị quê hương tại những xưởng máy, công trường ở những miền đất lạ xa xôi.
Chuyện người Việt phải tha phương cầu thực ai cũng biết và cũng có nhiều người viết. Hầu như ở khắp nơi trên thế giới – từ Hàn Quốc qua Nga rồi đến Angola – giờ ở đâu cũng có người Việt. Dù rời gia đình, người thân trong những hoàn cảnh khác nhau, bằng những hình thức khác nhau – như ‘đi theo diện cô dâu’, ‘đi lao động nước ngoài’ và có người phải ‘đi chui’ – họ ra đi chỉ vì mong có một cuộc sống đỡ chật vật hơn cho mình và người thân của mình.
Gom góp tiền bạc của mình hoặc thậm chí phải vay mượn tiền lãi cao để trả các chi phí, dịch vụ, vé may bay để có thể ra đi – tới nơi công việc làm ăn lại không thuận lợi – chuyện kiếm đủ tiền để trả nợ đã khó, nói chi chuyện có tiền về nước ăn Tết. Hơn nữa, vì giấy tờ (visa) tốn kém, phức tạp chuyện trở về đón Tết với gia đình lại càng rất khó, nhiều rủi ro. Vì về chưa chắc đã có cơ hội quay trở lại nên không dám về.
Không chỉ những người đi làm ăn ở nước ngoài mà ngay cả một số người từ các tỉnh nghèo vào kiếm sống tại các thành phố lớn như Sài gòn cũng không thể về quê đón Tết với gia đình. Tiền kiếm được không bao nhiêu, vé tàu xe đi về dịp Tết lại quá cao, họ đành phải ở lại.
Có thể nói phần lớn những người đi lao động nước ngoài hay phải tha phương cầu thực là người thuộc các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong bài ‘Berlin chuyện vặt cuối năm’ blogger Bùi Thanh Hiếu (hay Người Buôn Gió) cho biết là gặp 10 người Việt ở Berlin, thủ đô nước Đức, ‘thì có đến 6 người là dân các xứ này’.
Trong một lần cùng với các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang học, nghiên cứu, làm việc tại Singapore sang thăm – và cùng tham dự một Thánh lễ với – một nhóm công nhân Việt Nam tại Malaysia vào năm 2009, tôi cũng được biết đa số những công nhân có mặt tối hôm đó là người Nghệ-Tĩnh-Bình.
Đa số những người Việt mà tôi gặp khi đến thăm họ hay gặp họ ở một chợ có đông người Việt ở Moscow, thủ đô nước Nga, trong một lần sang thăm thành phố này cách đây 10 năm cũng đều đến từ ba tỉnh Miền Trung ấy.
Nếu việc người Việt phải đi đây đó kiếm sống ai cũng biết, chuyện người Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình tha phương cầu thực càng không có gì là lạ đối với dư luận.
Trong một lần trả lời phỏng vấn sau khi được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh vào tháng 7 năm 2013, khi được hỏi về tình hình Giáo phận – một Giáo phận bao gồm ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình – Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã cho biết về điều kiện sống người dân ba tỉnh ‘giàu thì không có, nghèo thì triền miên! Phần lớn người dân của 3 tỉnh làm nghề nông; khí hậu thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi’.
Chính vì cái ‘nghèo triền miên’ ấy – hay nói đúng hơn tại vì làm nghề nông mà khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, chẳng hạn năm nào cũng có bão lụt – người dân ba tỉnh Miền Trung phải rời gia đình, người thân của mình đi đây, tới đó kiếm tiền.
Ngoài vì miếng cơm manh áo không thể về sum họp gia đình trong những ngày Tết, đâu đó tại Việt Nam cũng có người vì chính kiến của mình phải ‘đón’ Tết thiếu thốn, cô đơn, khổ sở trong các trại tù.
Trong số những người đó, có không ít người thuộc Giáo phận Vinh. Luật sư Lê Quốc Quân – người bị án 30 tháng tù vào tháng 10 năm 2013 và 9 trong 14 thanh niên Công Giáo và Tin lành bị kết án từ 3 đến 13 năm tù vào đầu năm 2013 – đều là người Giáo phận Vinh.
Với chính quyền Việt Nam, họ là những người có ‘tội’ – ‘trốn thuế’ và ‘thoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Nhưng với các nước như Mỹ, Pháp hay các tổ chức quốc tế và dư luận Việt Nam nói chung họ bị bắt, bị xét xử và bị kết án nặng chỉ vì họ dám lên tiếng đấu tranh cho công bằng, tự do, dân chủ ở Việt Nam.
Cũng trong bài phỏng vấn trên Đức Cha Viên có nhận xét rằng ‘về đời sống đạo: Hạt giống đức tin Kitô Giáo gieo vào lòng đất Nghệ - Tĩnh – Bình khoảng 400 năm về trước. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vẫn luôn gìn giữ và làm cho hạt giống đức tin Kitô Giáo sinh nhiều bông hạt trên miền đất vốn cằn cỗi này’.
Phải chăng cũng nhờ và vì ‘đức tin Kitô Giáo’ ấy mà Luật sư Lê Quốc Quân và những bạn trẻ Công Giáo kia dám dấn thân như thế?
Tuy vậy, dù biết trước và chấp nhận những rủi ro, những hậu quả của những việc mình làm, phải sống trong chốn ngục tù – không tự do lại thiếu thốn đủ thứ – quả thực không dễ dàng gì với họ cũng như bất cứ người nào. Người ta thường nói, ‘một ngày tù, nghìn thu ở ngoài’.
Do đó, với họ – cũng như bất cứ tù nhân nào – Tết không còn là một dịp vui, một điều gì đó đáng chờ mà là lúc đau khổ nhất và cũng là thời gian mà họ mong đừng đến hay nhanh qua. Vì ngày thường vốn đã khổ, buồn ngày Tết phải sống gia đình, người thân họ càng cảm thấy cô đơn, đau khổ hơn.
Không chỉ họ, mà gia đình, người thân – như ông bà, cha mẹ, anh chị em – của họ chắc chắn cũng không vui gì khi Tết đến, Xuân về. Ai có thể vui khi biết con, chồng, anh, em, cháu của mình đang phải sống trong tù thiếu thốn đủ thứ!
Viết lại những dòng này cũng chỉ muốn được cảm thông, chia sẻ với tất cả những ai vì miếng cơm manh áo hay vì chính kiến của mình mà phải ‘đón’ Tết xa gia đình, người thân.
Xin Thiên Chúa an ủi, gìn giữ, nâng đỡ, chúc lành họ và gia đình của họ trong những ngày Tết cũng như trong suốt Năm mới này. Cầu mong họ luôn biết lạc quan, tin tưởng và sớm được vui đoàn tụ với gia đình, người thân.
Cũng cầu chúc cho quê hương, đất nước sớm được giàu mạnh, tự do để không còn ai phải tha phương cầu thực hay bị bắt bớ, tù giam vì chính kiến của mình.
Lộc Xuân
Vì miếng cơm manh áo có không ít người Việt phải ‘đón’ Tết không hơi ấm gia đình, thiếu hương vị quê hương tại những xưởng máy, công trường ở những miền đất lạ xa xôi.
Chuyện người Việt phải tha phương cầu thực ai cũng biết và cũng có nhiều người viết. Hầu như ở khắp nơi trên thế giới – từ Hàn Quốc qua Nga rồi đến Angola – giờ ở đâu cũng có người Việt. Dù rời gia đình, người thân trong những hoàn cảnh khác nhau, bằng những hình thức khác nhau – như ‘đi theo diện cô dâu’, ‘đi lao động nước ngoài’ và có người phải ‘đi chui’ – họ ra đi chỉ vì mong có một cuộc sống đỡ chật vật hơn cho mình và người thân của mình.
Gom góp tiền bạc của mình hoặc thậm chí phải vay mượn tiền lãi cao để trả các chi phí, dịch vụ, vé may bay để có thể ra đi – tới nơi công việc làm ăn lại không thuận lợi – chuyện kiếm đủ tiền để trả nợ đã khó, nói chi chuyện có tiền về nước ăn Tết. Hơn nữa, vì giấy tờ (visa) tốn kém, phức tạp chuyện trở về đón Tết với gia đình lại càng rất khó, nhiều rủi ro. Vì về chưa chắc đã có cơ hội quay trở lại nên không dám về.
Không chỉ những người đi làm ăn ở nước ngoài mà ngay cả một số người từ các tỉnh nghèo vào kiếm sống tại các thành phố lớn như Sài gòn cũng không thể về quê đón Tết với gia đình. Tiền kiếm được không bao nhiêu, vé tàu xe đi về dịp Tết lại quá cao, họ đành phải ở lại.
Có thể nói phần lớn những người đi lao động nước ngoài hay phải tha phương cầu thực là người thuộc các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Trong bài ‘Berlin chuyện vặt cuối năm’ blogger Bùi Thanh Hiếu (hay Người Buôn Gió) cho biết là gặp 10 người Việt ở Berlin, thủ đô nước Đức, ‘thì có đến 6 người là dân các xứ này’.
Trong một lần cùng với các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam đang học, nghiên cứu, làm việc tại Singapore sang thăm – và cùng tham dự một Thánh lễ với – một nhóm công nhân Việt Nam tại Malaysia vào năm 2009, tôi cũng được biết đa số những công nhân có mặt tối hôm đó là người Nghệ-Tĩnh-Bình.
Đa số những người Việt mà tôi gặp khi đến thăm họ hay gặp họ ở một chợ có đông người Việt ở Moscow, thủ đô nước Nga, trong một lần sang thăm thành phố này cách đây 10 năm cũng đều đến từ ba tỉnh Miền Trung ấy.
Nếu việc người Việt phải đi đây đó kiếm sống ai cũng biết, chuyện người Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình tha phương cầu thực càng không có gì là lạ đối với dư luận.
Trong một lần trả lời phỏng vấn sau khi được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh vào tháng 7 năm 2013, khi được hỏi về tình hình Giáo phận – một Giáo phận bao gồm ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình – Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đã cho biết về điều kiện sống người dân ba tỉnh ‘giàu thì không có, nghèo thì triền miên! Phần lớn người dân của 3 tỉnh làm nghề nông; khí hậu thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi’.
Chính vì cái ‘nghèo triền miên’ ấy – hay nói đúng hơn tại vì làm nghề nông mà khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, chẳng hạn năm nào cũng có bão lụt – người dân ba tỉnh Miền Trung phải rời gia đình, người thân của mình đi đây, tới đó kiếm tiền.
Ngoài vì miếng cơm manh áo không thể về sum họp gia đình trong những ngày Tết, đâu đó tại Việt Nam cũng có người vì chính kiến của mình phải ‘đón’ Tết thiếu thốn, cô đơn, khổ sở trong các trại tù.
Trong số những người đó, có không ít người thuộc Giáo phận Vinh. Luật sư Lê Quốc Quân – người bị án 30 tháng tù vào tháng 10 năm 2013 và 9 trong 14 thanh niên Công Giáo và Tin lành bị kết án từ 3 đến 13 năm tù vào đầu năm 2013 – đều là người Giáo phận Vinh.
Với chính quyền Việt Nam, họ là những người có ‘tội’ – ‘trốn thuế’ và ‘thoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Nhưng với các nước như Mỹ, Pháp hay các tổ chức quốc tế và dư luận Việt Nam nói chung họ bị bắt, bị xét xử và bị kết án nặng chỉ vì họ dám lên tiếng đấu tranh cho công bằng, tự do, dân chủ ở Việt Nam.
Cũng trong bài phỏng vấn trên Đức Cha Viên có nhận xét rằng ‘về đời sống đạo: Hạt giống đức tin Kitô Giáo gieo vào lòng đất Nghệ - Tĩnh – Bình khoảng 400 năm về trước. Qua nhiều thăng trầm lịch sử, các thành phần Dân Chúa trong Giáo Phận Vinh vẫn luôn gìn giữ và làm cho hạt giống đức tin Kitô Giáo sinh nhiều bông hạt trên miền đất vốn cằn cỗi này’.
Phải chăng cũng nhờ và vì ‘đức tin Kitô Giáo’ ấy mà Luật sư Lê Quốc Quân và những bạn trẻ Công Giáo kia dám dấn thân như thế?
Tuy vậy, dù biết trước và chấp nhận những rủi ro, những hậu quả của những việc mình làm, phải sống trong chốn ngục tù – không tự do lại thiếu thốn đủ thứ – quả thực không dễ dàng gì với họ cũng như bất cứ người nào. Người ta thường nói, ‘một ngày tù, nghìn thu ở ngoài’.
Do đó, với họ – cũng như bất cứ tù nhân nào – Tết không còn là một dịp vui, một điều gì đó đáng chờ mà là lúc đau khổ nhất và cũng là thời gian mà họ mong đừng đến hay nhanh qua. Vì ngày thường vốn đã khổ, buồn ngày Tết phải sống gia đình, người thân họ càng cảm thấy cô đơn, đau khổ hơn.
Không chỉ họ, mà gia đình, người thân – như ông bà, cha mẹ, anh chị em – của họ chắc chắn cũng không vui gì khi Tết đến, Xuân về. Ai có thể vui khi biết con, chồng, anh, em, cháu của mình đang phải sống trong tù thiếu thốn đủ thứ!
Viết lại những dòng này cũng chỉ muốn được cảm thông, chia sẻ với tất cả những ai vì miếng cơm manh áo hay vì chính kiến của mình mà phải ‘đón’ Tết xa gia đình, người thân.
Xin Thiên Chúa an ủi, gìn giữ, nâng đỡ, chúc lành họ và gia đình của họ trong những ngày Tết cũng như trong suốt Năm mới này. Cầu mong họ luôn biết lạc quan, tin tưởng và sớm được vui đoàn tụ với gia đình, người thân.
Cũng cầu chúc cho quê hương, đất nước sớm được giàu mạnh, tự do để không còn ai phải tha phương cầu thực hay bị bắt bớ, tù giam vì chính kiến của mình.
Lộc Xuân