Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 6 mùa thường niên năm A 16.02.2014
“Ngày đó người nói với riêng tôi,”
Rằng người yêu tôi hơn mọi thứ,
Rằng ta dâng nhau lòng trinh nguyên,
Vì chỉ còn tình yêu là thứ quý giá nhất
Và tôi uống cạn từng lời ân ái ấy.”
(dẫn nhập từ thơ Cát Biển)
Mt 5: 17-37
Nhà thơ nay nói cho riêng tôi, những lời quý giá người kinh nghiệm. Nhà Đạo xưa vẫn từng quả quyết y như thế, rõ ràng như một lời kể..
Lời kể ở trình thuật thánh Mát-thêu hôm nay, lại cũng thấy có câu chuyện kể rằng: vào những tuần lễ trước ngày nhóm tu sinh tiến bước lên bàn thánh lãnh-nhận chức linh mục, Cha Tổng Đại Diện có bảo: anh em phải thề nguyền trung thành với Hội thánh và lời dạy của Giáo Hội. Lúc ấy, nhóm tu sinh lại liên tưởng ngay đến giới lệnh Chúa đề cập ở Hiến Chương Nước Trời có lời dặn:“Anh em đừng thề thốt gì hết… Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì đều do ác quỷ.” (Mt 5: 34-36)
Hội thánh thời tiên khởi vẫn coi trọng giới lệnh này, thi-hành rất nghiêm chỉnh. Riêng thánh Giacôbê lại đưa lời khuyên này lên đầu danh sách những việc “nên hay không nên làm”. 300 năm sau, khi Hội thánh và chính quyền trần thế hợp tác hoạt động dựng xây xã hội, thì chuyện thề-nguyền cũng đổi thay ít nhiều. Nghĩa là, Hội thánh chọn xa lánh mọi tình huống căng thẳng với chính quyền trị, đại để như: chuyện đòi mọi người phải cam kết/thề nguyền rằng: sẽ nói lên sự thật, và chỉ sự thật mà thôi. Từ đó, tôi vẫn có thói quen thề hứa vào mỗi dịp kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, là tôi thấy nao nao, rất yếu lòng.
Với Chúa thì khác. Ngài vững vàng hơn ta rất nhiều. Nhất là khi thượng tế Cai-pha nhân danh Thiên Chúa hằng sống yêu cầu Ngài phải thề thốt trước mọi người, rằng: Ngài có phải là Đức Kitô hay không, thì Chúa đáp: “Ông nói đó!” (Mt 26: 63-64). Vậy, vấn đề ở đây, là: ta có nên bắt chước Chúa mà trả lời bằng từ “Có” hoặc “không”, như thế chăng? Bởi, nhiều người có lúc như muốn dùng dáng vẻ bên ngoài để làm giảm giá lời nói thông thường hầu tránh nói thật, thì Chúa lại bảo cho ta biết: “…Thêm thắt điều gì đều do ác quỷ” hết. Quả thật, đây là một khẳng định khá nghiêm khắc.
Nếu vậy, sao Chúa lại nói thế?
Qua “Bài Giảng Trên Núi”, Ngài muốn dạy ta biết sử dụng đúng Danh Cha khi bảo ta đọc kinh “Lạy Cha” cho thân mật. Ngay từ đầu, lời xưng hô cùng Chúa Cha do Ngài chỉ dạy, chính là “quà tặng” Chúa gửi đến cộng đoàn Hội thánh, Ngài cùng sống với mọi người. Đây là đặc sủng và cũng là đặc quyền Ngài ban cho ta được phép làm con của Cha. Được sử dụng danh xưng mật thiết của Chúa, mà Ngài vẫn xưng gọi. Đó cũng là cung cách Chúa muốn ta hành xử khi đệ đạt điều gì với Cha của Ngài.
Tuy nhiên, dùng Danh Chúa mà thề, lại là chuyện khác. Vì, đó đích thực là những lạm dụng mà đôi khi ta vẫn làm thế để lời nói của ta được tín-nhiệm hơn. Rõ ràng, Chúa vẫn muốn thiết lập một xã hội mới mà Ngài gọi là Vương Quốc Nước Trời, trong đó Ngài kể lại Sự thật có tầm quan trọng rất thực. Và từ đó, không có cách nào khác giúp ta nói lên sự thật chính-xác như thế. Nói nôm na, thì cung cách này là lối nói thẳng và nói thực, với mọi người.
Nói thẳng và nói thực, là chuyện tùy cá tính mỗi người. Ta biết chuyện này, là do quan hệ mật thiết riêng tư mà thôi. Trên bình diện cộng đoàn, các nhóm hội/đoàn thể và xã hội dễ bị phá vỡ nếu các thành viên trong đó không tin vào lời người khác nói. Một điều làm mọi người sững sờ, nhưng là chuyện có thật, khi ta nhận ra rằng: xã hội ngoài đời lại rập khuôn với Bài Giảng Trên Núi hơn nhà Đạo mình. Chí ít, là khi điều đó cho phép mọi người dễ dàng tuân giữ huấn thị của Chúa hơn.
Ở ngoài đời, mỗi khi các dân biểu hoặc nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội, các vị ấy vẫn chọn hoặc thề nguyền hoặc cam kết khẳng định sẽ tuân giữ sự thật, nhân danh Nữ Hoàng hoặc vị Quốc trưởng, thế là đủ. Ở toà án, người ta cũng làm thế. Một khi bị cáo có lời thề hoặc cam kết trước mặt quan toà rồi, thì bồi thẩm đoàn hoặc Chánh án không thể lật ngược hoặc hiểu khác hơn. Còn, Hội thánh thì sao?
Hội thánh cần nghe đọc lại thư của thánh Giacôbê tông đồ tuy viết sau Bài Giảng Trên Núi chừng vài thế hệ, nhưng lại diễn tả đúng nội dung điều Chúa muốn dạy, khi thề thốt. Thánh Giacôbê gợi nhớ, để thôi thúc các môn đệ trẻ hãy thực hiện điều lành thánh, hệt như Lời Chúa dạy ở Bài Giảng Trên Núi. Thánh Giacô bê, đã viết:
“Anh em đừng thề thốt, dù có lấy trời, lấy đất, hay lấy gì khác mà thề. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không"; như thế anh em sẽ không bị xét xử. Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện.” (Gc 5: 12-13)
Hội thánh ta cũng nên tự mình xem xét mà tuân giữ lời Chúa dạy trong Bài Giảng trên Núi. Hoặc ít nhất hãy tuân theo Lời Vàng của Thày Chí Thánh mình từng dạy bảo. Có như thế, mới thấy mình có khả năng rao truyền những gì còn lại trong Bài Giảng trên Núi, với lòng xác tín không lay chuyển. Hội thánh cũng nên nghe theo lời Chúa truyền dạy ở cuối Bài Giảng Trên Núi, rằng: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (5: 48). Đó chính là ý nghĩa đích thực của việc nói lên sự thật ở đời.
Trong tâm tình cảm nghiệm lời Chúa khẳng định, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Ngày đó người nói với riêng tôi,”
Rằng người yêu tôi hơn mọi thứ,
Rằng ta dâng nhau lòng trinh nguyên,
vì chỉ còn tình yêu là quý giá nhất
Và tôi uống cạn từng lời ân ái ấy.”
(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)
Ngày đó, người có nói với riêng tôi hay ai khác, lời khẳng định về tình Chúa yêu thương người người cũng là lời chắc nịch rất thương yêu, nồng thắm suốt mọi thời. Với mọi người.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
“Ngày đó người nói với riêng tôi,”
Rằng người yêu tôi hơn mọi thứ,
Rằng ta dâng nhau lòng trinh nguyên,
Vì chỉ còn tình yêu là thứ quý giá nhất
Và tôi uống cạn từng lời ân ái ấy.”
(dẫn nhập từ thơ Cát Biển)
Mt 5: 17-37
Nhà thơ nay nói cho riêng tôi, những lời quý giá người kinh nghiệm. Nhà Đạo xưa vẫn từng quả quyết y như thế, rõ ràng như một lời kể..
Lời kể ở trình thuật thánh Mát-thêu hôm nay, lại cũng thấy có câu chuyện kể rằng: vào những tuần lễ trước ngày nhóm tu sinh tiến bước lên bàn thánh lãnh-nhận chức linh mục, Cha Tổng Đại Diện có bảo: anh em phải thề nguyền trung thành với Hội thánh và lời dạy của Giáo Hội. Lúc ấy, nhóm tu sinh lại liên tưởng ngay đến giới lệnh Chúa đề cập ở Hiến Chương Nước Trời có lời dặn:“Anh em đừng thề thốt gì hết… Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì đều do ác quỷ.” (Mt 5: 34-36)
Hội thánh thời tiên khởi vẫn coi trọng giới lệnh này, thi-hành rất nghiêm chỉnh. Riêng thánh Giacôbê lại đưa lời khuyên này lên đầu danh sách những việc “nên hay không nên làm”. 300 năm sau, khi Hội thánh và chính quyền trần thế hợp tác hoạt động dựng xây xã hội, thì chuyện thề-nguyền cũng đổi thay ít nhiều. Nghĩa là, Hội thánh chọn xa lánh mọi tình huống căng thẳng với chính quyền trị, đại để như: chuyện đòi mọi người phải cam kết/thề nguyền rằng: sẽ nói lên sự thật, và chỉ sự thật mà thôi. Từ đó, tôi vẫn có thói quen thề hứa vào mỗi dịp kỷ niệm ngày chịu chức linh mục, là tôi thấy nao nao, rất yếu lòng.
Với Chúa thì khác. Ngài vững vàng hơn ta rất nhiều. Nhất là khi thượng tế Cai-pha nhân danh Thiên Chúa hằng sống yêu cầu Ngài phải thề thốt trước mọi người, rằng: Ngài có phải là Đức Kitô hay không, thì Chúa đáp: “Ông nói đó!” (Mt 26: 63-64). Vậy, vấn đề ở đây, là: ta có nên bắt chước Chúa mà trả lời bằng từ “Có” hoặc “không”, như thế chăng? Bởi, nhiều người có lúc như muốn dùng dáng vẻ bên ngoài để làm giảm giá lời nói thông thường hầu tránh nói thật, thì Chúa lại bảo cho ta biết: “…Thêm thắt điều gì đều do ác quỷ” hết. Quả thật, đây là một khẳng định khá nghiêm khắc.
Nếu vậy, sao Chúa lại nói thế?
Qua “Bài Giảng Trên Núi”, Ngài muốn dạy ta biết sử dụng đúng Danh Cha khi bảo ta đọc kinh “Lạy Cha” cho thân mật. Ngay từ đầu, lời xưng hô cùng Chúa Cha do Ngài chỉ dạy, chính là “quà tặng” Chúa gửi đến cộng đoàn Hội thánh, Ngài cùng sống với mọi người. Đây là đặc sủng và cũng là đặc quyền Ngài ban cho ta được phép làm con của Cha. Được sử dụng danh xưng mật thiết của Chúa, mà Ngài vẫn xưng gọi. Đó cũng là cung cách Chúa muốn ta hành xử khi đệ đạt điều gì với Cha của Ngài.
Tuy nhiên, dùng Danh Chúa mà thề, lại là chuyện khác. Vì, đó đích thực là những lạm dụng mà đôi khi ta vẫn làm thế để lời nói của ta được tín-nhiệm hơn. Rõ ràng, Chúa vẫn muốn thiết lập một xã hội mới mà Ngài gọi là Vương Quốc Nước Trời, trong đó Ngài kể lại Sự thật có tầm quan trọng rất thực. Và từ đó, không có cách nào khác giúp ta nói lên sự thật chính-xác như thế. Nói nôm na, thì cung cách này là lối nói thẳng và nói thực, với mọi người.
Nói thẳng và nói thực, là chuyện tùy cá tính mỗi người. Ta biết chuyện này, là do quan hệ mật thiết riêng tư mà thôi. Trên bình diện cộng đoàn, các nhóm hội/đoàn thể và xã hội dễ bị phá vỡ nếu các thành viên trong đó không tin vào lời người khác nói. Một điều làm mọi người sững sờ, nhưng là chuyện có thật, khi ta nhận ra rằng: xã hội ngoài đời lại rập khuôn với Bài Giảng Trên Núi hơn nhà Đạo mình. Chí ít, là khi điều đó cho phép mọi người dễ dàng tuân giữ huấn thị của Chúa hơn.
Ở ngoài đời, mỗi khi các dân biểu hoặc nghị sĩ tuyên thệ nhậm chức trước quốc hội, các vị ấy vẫn chọn hoặc thề nguyền hoặc cam kết khẳng định sẽ tuân giữ sự thật, nhân danh Nữ Hoàng hoặc vị Quốc trưởng, thế là đủ. Ở toà án, người ta cũng làm thế. Một khi bị cáo có lời thề hoặc cam kết trước mặt quan toà rồi, thì bồi thẩm đoàn hoặc Chánh án không thể lật ngược hoặc hiểu khác hơn. Còn, Hội thánh thì sao?
Hội thánh cần nghe đọc lại thư của thánh Giacôbê tông đồ tuy viết sau Bài Giảng Trên Núi chừng vài thế hệ, nhưng lại diễn tả đúng nội dung điều Chúa muốn dạy, khi thề thốt. Thánh Giacôbê gợi nhớ, để thôi thúc các môn đệ trẻ hãy thực hiện điều lành thánh, hệt như Lời Chúa dạy ở Bài Giảng Trên Núi. Thánh Giacô bê, đã viết:
“Anh em đừng thề thốt, dù có lấy trời, lấy đất, hay lấy gì khác mà thề. Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không"; như thế anh em sẽ không bị xét xử. Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện.” (Gc 5: 12-13)
Hội thánh ta cũng nên tự mình xem xét mà tuân giữ lời Chúa dạy trong Bài Giảng trên Núi. Hoặc ít nhất hãy tuân theo Lời Vàng của Thày Chí Thánh mình từng dạy bảo. Có như thế, mới thấy mình có khả năng rao truyền những gì còn lại trong Bài Giảng trên Núi, với lòng xác tín không lay chuyển. Hội thánh cũng nên nghe theo lời Chúa truyền dạy ở cuối Bài Giảng Trên Núi, rằng: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (5: 48). Đó chính là ý nghĩa đích thực của việc nói lên sự thật ở đời.
Trong tâm tình cảm nghiệm lời Chúa khẳng định, cũng nên ngâm lại lời thơ trên, rằng:
“Ngày đó người nói với riêng tôi,”
Rằng người yêu tôi hơn mọi thứ,
Rằng ta dâng nhau lòng trinh nguyên,
vì chỉ còn tình yêu là quý giá nhất
Và tôi uống cạn từng lời ân ái ấy.”
(Cát Biển – Ngày Đó Người Trao Tôi)
Ngày đó, người có nói với riêng tôi hay ai khác, lời khẳng định về tình Chúa yêu thương người người cũng là lời chắc nịch rất thương yêu, nồng thắm suốt mọi thời. Với mọi người.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch