Chúa Nhật 4 MÙA CHAY A
CON MẮT ĐỨC TIN CỦA ANH MÙ
A. DẪN NHẬP
Khoa học ngày nay đã thu được những bước tiến đáng kể nhằm phục vụ đời sống con người. Riêng ngành y học đã tìm ra được những phương pháp tân kỳ để khống chế bệnh tật, nhưng bệnh tật cũng chưa giảm được bao nhiêu. Bệnh mù lòa vẫn còn thống trị trên thế giới, hiện nay trên thế giới còn khỏang 13 triệu người mù. Người mù là bệnh nhân rất đáng thương vì họ luôn phải sống trong đêm tối. Không có đức tin, người ta dễ thất vọng trong cảnh sống này. Văn hào Montferland đã tự tử vì không chịu được cảnh sống như vậy.
Đức Giêsu tỏ ra thông cảm với những người ở trong tình trạng xấu số như vậy. Một hôm, đi ngang qua, Ngài thấy một anh mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Mặc dầu chưa cần phải xin, Ngài đã nhổ nước miếng xuống đất, nhào thành bùn bôi vào mắt anh, rồi bảo anh hãy đi rửa ở hồ Siloê, anh đã làm và anh được sáng mắt. Chính việc Đức Giêsu chữa bệnh vào ngày Sabbat đã làm cho nhóm biệt phái tức giận, mở cuộc điều tra rộng rãi và cặn kẽ nhằm phủ nhận phép lạ này. Nhưng kết quả là nhóm biệt phái phủ nhận phép lạ, không tin Đức Giêsu, lại còn đi sâu vào sự mù tối; còn anh mù được khỏi bệnh đã cương quyết khẳng định phép lạ này và còn tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Cứu thế :”Lạy Thầy, con tin”.
Mỗi người trong chúng ta đều có hai con mắt để nhìn, để thấy những sự vật chung quanh. Ai không có khả năng trông thấy thì gọi là mù. Tuy nhiên, chúng ta có hai cặp mắt : cặp mắt thể xác và cặp mắt tinh thần hay đức tin. Cặp mắt thân xác chỉ cung cấp cho chúng ta được cái nhìn của lòai người, chỉ thấy những gì tỏ lộ ra bên ngòai như trường hợp ông Samuel xức dầu cho Eliab một người cao lớn khỏe mạnh theo cặp mắt xác thịt của ông. Còn cặp mắt đức tin cung cấp cho chúng ta cái nhìn của Thiên Chúa như trường hợp ông Samuel biết xức dầu cho Đavít; và anh mù nhờ cặp mắt đức tin mà nhận ra và tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Cặp mắt đức tin này quan trọng hơn vì nó giúp chúng ta xem điều gì đẹp lòng Chúa (Ep 5,9).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : 1Sm 16,1b.6-7.10-13.
Lúc đầu dân Do thái chỉ có các phán quan cai trị, sau này dân chúng muốn tìm cho mình một ông vua để cai trị. Vị vua đầu tiên được chọn là Saul, nhưng vị vua này chỉ giải quyết vụ việc theo quan điểm chính trị và ý riêng hơn là ý Chúa, nên Chúa bỏ ông và thay thế bằng một vị vua khác đẹp lòng Ngài hơn.
Chúa truyền cho ông Samuel đến nhà ông Giêsê để xức dầu phong một người khác làm vua. Giêsê có 8 người con trai, lúc đầu ông xức dầu cho Eliab, một người cao lớn khỏe mạnh, nhưng Chúa không đồng ý và bảo :”Không phải người phàm nhìn sao, Thiên Chúa cũng nhìn thế, bởi vì người phàm chỉ trông thấy điều lộ trước mắt, còn Giavê trông thấy điều ẩn kín trong lòng (1Sm 16,7). Sau cùng, Samuel chọn Đavít để xức dầu, một đứa con nhỏ nhất mà ban đầu Giêsê coi thường, không giới thiệu.
+ Bài đọc 2 : Ep 5,8-14.
Thánh Phaolô mời gọi các tín hữu Ephêsô hãy từ bỏ nếp sống cũ là sống trong giả dối và tội lỗi để được làm con của ánh sáng; đồng thời hãy sống theo giáo huấn của Đức Kitô là ánh sáng đích thực :
-“Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ trong Chúa, anh em là ánh sáng (c. 8).
-“Mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật (c. 9).
-“Anh em hãy nhìn xem điều gì đẹp lòng Chúa (c. 10).
Lời thánh Phaolô trong bài đọc này :”Hãy thức dậy, đừng mê ngủ nữa”, chính là lời nói với các Kitô hữu hôm nay.
+ Bài Tin mừng : Ga 9,1-41.
Trình thuật việc Đức Giêsu chữa mắt cho người mù từ bẩm sinh khá dài. Có rất nhiều chi tiết và mỗi chi tiết có một ý nghĩa riêng. Các thánh Giáo phụ đã cắt nghĩa nhiều về vấn đề này, nhất là việc “lấy bùn hòa nước bọt xức mắt người mù”. Nhưng tựu trung, tất cả mọi hành vi đó là dấu chỉ để mọi người tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Nhờ tin như thế mà người ta có sự sống.
Như vậy, cùng một lúc Đức Giêsu làm hai phép lạ : chữa cặp mắt thể xác cho anh mù có cái nhìn của lòai người, và chữa cặp mắt đức tin cho anh này có cái nhìn Thiên Chúa. Trong hai phép lạ chữa mắt thì việc chữa mắt đức tin quan trọng hơn vì nhờ cặp mắt này mà người mù đã nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa và đã tuyên xưng :”Lạy Thầy, con tin”, rồi anh sấp mình trước mặt Ngài (Ga 9,37).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Xin cho con sáng mắt sáng lòng.
I. ĐỨC GIÊSU CHỮA LÀNH NGƯỜI MÙ.
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu chữa một người mù tự thuở mới sinh. Mới nghe qua, chúng ta thấy không có vẻ gì khác với các phép lạ khác mà Đức Giêsu đã làm. Tuy nhiên, đối với thánh Gioan, việc Đức Giêsu làm phép lạ không chỉ đơn thuần là một phép lạ, nhưng đó là một dấu chỉ, để từ đó khơi dậy niềm tin và củng cố niềm tin cho các Tông đồ và cả chúng ta ngày hôm nay. Điều này đã được chính vị thánh sử quả quyết trong lời kết sách Tin mừng của mình :”Các điều đã viết đây, là để anh em tin rằng : Đức Giêsu chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa; và bởi tin thì anh em được có sự sống nhờ danh Ngài” (Ga 20,31).
Thánh Gioan với một ngòi bút rất linh động đã mô tả cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với người mù từ thuở mới sinh. Câu chuyện gặp gỡ và chữa người mù này có thể được chia làm ba phần :
1. Sự kiện chữa người mù
Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một ngừời mù từ mới sinh ngồi ăn xin bên vệ đường. Các môn đệ cũng thấy thế và nêu lên ngay thắc mắc của các ông cũng như của mọi người Do thái thời bấy giờ vì theo họ, bệnh tật đều do tội mà ra :”Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta” ? Đức Giêsu không trực tiếp trả lời câu hỏi mà chỉ nói :”Chuyện đó xẩy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh”.
Thánh Gioan mô tả việc chữa bệnh này bằng vài dòng vắn tắt, nhưng đầy ý nghĩa tượng trưng :”Nói xong, Đức Giêsu nhỏ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta :”Anh hãy đi đến suối Siloê mà rửa (Siloê có nghĩa là : người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được”(Ga 9,6-7).
2. Mở cuộc điều tra rộng rãi
Nhóm biệt phái không tin nên mở cuộc điều tra rộng rãi và cặn kẽ, từ đương sự đến những người láng giềng và cả cha mẹ đương sự nữa. Nhưng phép lạ quá hiển nhiên không thể chối cãi được vì chính đương sự khẳng định điều đó. Kết quả là : Đức Giêsu là Đấng quyền năng mở mắt kẻ đui mù. Nhưng làm sao họ chấp nhận được ? Vì chấp nhận tức là chối bỏ tất cả tòa nhà đạo giáo của họ. Nên họ quyết định gạt bỏ một sự thật hiển nhiên và gây khó dễ cho đương sự. Tuy thế, anh không sợ cường quyền, cương quyết phân bua :”Xưa nay chưa từng nghe nói có ai mở mắt một người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì không làm được gì”.
3. Đức tin của anh mù
Vì lập trường cương quyết của anh mù tin vào Đức Giêsu, nên anh bị trục xuất khỏi hội đường. Nhưng Đức Giêsu đâu có bỏ anh ? Ngài xuất hiện với một sáng kiến mới :”Biết họ đã trục xuất anh, Ngài đến gặp anh”. Và cuộc đối thọai với anh mù đã được lành dẫn anh đến việc tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu là “Con Người” :”Lạy Thầy, con tin”, anh tuyên xưng và “sấp mình xuống trước mặt Ngài”.
Qua sự việc này, A. Marchadour giải thích :”Đức Giêsu đã đưa anh qua một giai đọan quyết định, từ một “Giêsu tiên tri” đến một “Giêsu là Con Người”, Đấng Cứu Thế đưa anh vào cộng đồng của thời kỳ cuối cùng… Người mù sấp mình xuống trước “Con Người”, nhận ra thiên tính của Ngài, bởi vì theo thánh Gioan, sự thờ lạy chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa… và danh xưng Chúa (Seigneur) nói lên căn tính thần linh của Đức Giêsu. Nhận ra Đức Giêsu như là Đấng mạc khải cuối cùng của Thiên Chúa, việc thờ lạy Ngài là đỉnh cao của cuộc hành trình của anh mù (Fiches dominicales A, tr 92).
Việc chữa lành người mù này chia ra thành hai hạng người với hai lập trường trái ngược nhau : tin và không tin nhận Đức Giêsu là Chúa.
J. Potin kết luận : “Trong lúc người mù được thấy, người Do thái lại lao mình vào sự mù tối. Những dấu lạ Đức Giêsu làm cho họ thêm cứng lòng. Họ tưởng mình biết vì cho rằng mình biết Maisen và Lề Luật cấm chữa bệnh vào ngày Sabbat. Thật ra họ từ chối ánh sáng thật. Với Đức Giêsu, thảm trạng này làm thành một trường hợp phải đặt thành “vấn đề” trong tiến trình ý định của Thiên Chúa, bởi lẽ những người không tin, người ngọai tìm thấy ánh sáng cho đức tin vào “Con Người”, trong lúc đó, những kẻ “thấy”, những người Do thái lại trở nên mù tối, bị lóa mắt vì những sự thật giả dối của họ. Đức Giêsu nói :”Vì thế họ ở trong tội lỗi của họ” (Fiches dominicales A, tr 93).
II. CHÚA CHỮA CHÚNG TA KHỎI MÙ TINH THẦN
1. Nói về bệnh mù
Tuy khoa học nói chung và ngành y học nói riêng đã đạt được những bước tiến khá cao trong việc chữa các bệnh tật, nhưng chưa đẩy được bệnh mù. Hiện nay trên thế giới có khỏang 13 triệu người mù. Họ bị mù hoặc là do bẩm sinh, hoặc do một tai nạn, hoặc do bệnh tật gây nên.
Bệnh mù cũng có cấp độ :
- Quáng gà : bệnh con mắt không phải mù mà không trông thấy rõ khi chập tối, giống như gà vậy.
- Thong manh : bệnh làm cho mắt không thấy đường tuy con mắt vẫn mở như người thường.
- Mù tịt : con mắt không trông thấy gì, không những không thấy những vật chung quanh mà lúc nào cũng như ở trong đêm tối.
Khi nói về bệnh mù thì ai cũng hiểu là mù thể xác nghĩa là không trông thấy sự vật chung quanh mình. Nhưng đứng về phương diện thiêng liêng, ta thấy còn bệnh mù nữa là mù tinh thần hay mù đức tin.
Để thấy rõ, chỉ một đôi mắt sáng chưa đủ, bởi vì không chỉ có mỗi một thứ bệnh mù là đôi mắt, mà còn nhiều thứ bệnh mù khác do nhiều nguyên nhân khác nhau :
Tính ích kỷ làm ta mù không thấy nhu cầu của tha nhân.
Tính vô cảm làm ta mù không thấy những việc ta làm đau lòng tha nhân.
Tính tự phụ làm ta mù không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình.
Tính kiêu căng làm ta mù không thấy khuyết điểm của mình.
Những thành kiến làm ta mù không thấy sự thật.
Sự hối hả làm ta mù không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh.
Khuynh hướng duy vật làm ta mù không thấy những giá trị thiêng liêng.
Sự hời hợt làm ta mù không thấy giá trị thật của con người mà khiến ta hay lên án (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 122).
2. Mù thể xác và mù tinh thần
a) Bệnh mù thể xác.
Mù thể xác có nhiều cấp độ nhưng nói chung là không thấy rõ hoặc không thấy sự vật ở chung quanh. Anh mù trong Tin mừng hôm nay ngồi ăn xin bên vệ đường có lẽ là người mù tịt không biết Đức Giêsu đi qua, nhưng Ngài động lòng thương cứu chữa anh, đồng thời cũng qua phép lạ này Đức Giêsu muốn giới thiệu cho các môn đệ : Ngài là ánh sáng trần gian. Ngài nhổ nước miếng trên đất, trộn thành bùn và xức vào mắt anh mù, rồi bảo anh ta :”Hãy đến hồ Siloê mà rửa”. Vậy anh ta đến rửa ở hồ và khi về thì nhìn thấy được.
Anh ta sung sướng vô cùng vì được nhìn thấy sự vật chung quanh. Trước đây người ta kể cho anh nghe đủ mọi thứ chuyện chung quanh nhưng anh ta không có một khái niệm nào về sự vật. Đối với anh lúc nào cũng là đêm tối dầy đặc. Bây giờ anh được trực tiếp ngắm xem cảnh vật, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng kỳ lạ… không cần phải cắt nghĩa cho anh nữa.
Truyện : Trời đất đẹp thế này.
Một bé trai bị mù từ mới sinh. Nhờ một cuộc giải phẫu, em bắt đầu thấy được. Một hôm má em đem em ra khỏi nhà , lần đầu tiên em thấy bầu trời mặt đất. Em kêu lên với mẹ em :”Má ơi, sao trước đây má không kể cho con là trời đất đẹp đến thế này” ! Người mẹ òa lên khóc, đáp :”Con ạ, mẹ đã cố gắng kể cho con nghe, nhưng con không thể hiểu mẹ”(Arthur Tonne).
Số phận anh mù trong Tin mừng hôm nay đã được thay đổi hòan tòan. Anh xác nhận là anh đã khỏi mù, anh đã được trông thấy. Mọi người láng giềng xác nhận rằng chính anh ta là người mù ngồi ăn xin ở vệ đường xưa nay, bây giờ được sáng mắt. Đây là một sự thực hiển nhiên không thể chối cãi được.
b) Bệnh mù tinh thần.
Câu chuyện anh mù được chữa khỏi không phải là một câu chuyện đơn giản và hiển nhiên, khiến mọi người phải chấp nhận. Có những người cố tình nhắm mắt lại không chấp nhận sự thật hiển nhiên đó. Họ khẳng định rằng đây không phải là anh mù trước kia, mà là một người nào giống anh ta.
Còn tệ hơn nữa, các người biệt phái cố tình bẻ quặp sự thật bằng cách trớ trêu lý luận rằng: ông Giêsu đã chữa mắt cho người mù trong ngày hưu lễ vì luật trong hưu lễ là cấm làm việc. Ai vi phạm là kẻ có tội. Mà kẻ tội lỗi thì không thể là người bởi Thiên Chúa và không thể làm được phép lạ. Đó là lý luận cứng nhắc đã làm mù mắt người Do thái. Nhưng thực tế vẫn xẩy ra, nghĩa là đã có phép lạ.
Người biệt phái tìm cách chối bỏ sự thật : họ cho người được sáng mắt này không phải là người ăn xin bấy lâu nay; họ cho đòi cha mẹ anh ta đến hạch hỏi, đe dọa đủ thứ, còn anh mù được khỏi bệnh phải trình tòa hai ba lần để xét hỏi. Mục đích của họ là ép anh mù và cha mẹ anh ta phải chối bỏ cái thực tế được sáng mắt. Tất cả những tình tiết trên có thể đưa đến kết luận rằng người sáng mắt lại là anh mù, còn kẻ mù quáng lại chính bọn biệt phái vẫn tự cho mình thông minh sáng suốt mọi sự.
Phần kết của đọan Tin mừng, thánh Gioan đã ghi lại câu nói của Đức Giêsu :”Chính vì để luận xét mà Ta đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy sẽ trở nên mù”(Ga 9,39). Từ sự mù – sáng đôi mắt thể xác, Đức Giêsu đi đến kết luận về sự mù – sáng đôi mắt tinh thần. Quả vậy, người mù được thấy, được sáng con mắt đức tin. Anh đã nhận ra Giêsu : từ một vị ân nhân của mình, đến một tiên tri và tiến một bước dài tin nhận Ngài là Con Thiên Chúa. Trong khi ấy, người Do thái mà cụ thể là những biệt phái lại đi vào sự mù tối. Họ không nhận ra Giêsu Nazareth là ai, họ chỉ biết đó là một người không tuân thủ lề luật, dám làm việc ngày hưu lễ cho dù đó là việc tốt. Họ đã từ chối ánh sáng thật và cuối cùng đã lên án cho Ngài.
3. Xin cho được “sáng mắt sáng lòng”
Trong một bài hát nào đó tôi có đọc thấy bốn từ ngữ “sáng mắt sáng lòng” và tôi liên tưởng đến anh mù trong bài Tin mừng hôm nay được Đức Giêsu đã làm cho anh được “sáng mắt sáng lòng”. Anh mù từ mới sinh này được Đức Giêsu chữa cho sáng mắt, với con mắt này anh đã nhìn thấy những vật chung quanh một cách dễ dàng, giải thóat anh khỏi sự tối tăm từ bao lâu nay : anh đã được “sáng mắt”.
Nhưng còn hơn thế nữa, Đức Giêsu còn mạc khải cho anh biết không những Ngài chỉ là một vị ân nhân, một tiên tri và Ngài còn là Con Thiên Chúa. Đức Giêsu đã cho anh cái nhìn bằng cặp mắt đức tin để nhờ cái nhìn đó mà anh đã qùi xuống trước mặt Đức Giêsu (cử chỉ tôn thờ :”Ngươi chỉ được tôn thờ Thiên Chúa mà thôi”) và tuyên xưng :”Lạy Chúa, con tin”(Ga 5,37) : anh đã được “sáng lòng”.
Anh mù hôm nay đã được Đức Giêsu cho được “sáng mắt sáng lòng”. Trong cuộc sống Kitô hữu, chúng ta cũng phải xin Chúa cho được sáng mắt và sáng lòng. Nhìn bằng cặp mắt thể xác là một điều quí, nhưng biết nhìn bằng cặp mắt đức tin còn quan trọng hơn.
Những người chỉ biết tôn thờ vật chất, tiền của, danh vọng, xác thịt… là những người chỉ biết nhìn bằng cặp mắt thể xác để được sáng mắt. Họ có thể giống như con heo khi thấy được thức ăn thì ăn rồi quay ra ngủ, thức dậy rồi lại ăn. Không biết gì khác ngòai việc ăn uống ngủ nghỉ, không biết tới tương lai, khi nào người ta giết thì chết.
Con người được “sáng lòng” là người biết vươn lên cao cho xứng với “linh ư vạn vật”, vươn tới hạnh phúc tuyệt đối là Thượng Đế, biết mình từ đâu tới, sống phải làm gì và hậu thế sẽ ra sao ? Họ cũng phải ăn uống, ngủ nghỉ, nhưng ăn uống có chừng mực, tránh những thức ăn có nguy hại cho tâm hồn để chuẩn bị cho tương lai. Những người này đã dùng cặp mắt đức tin để nhìn sự vật trong cuộc sống hằng ngày.
Trong cuộc sống của Kitô hữu, không những chúng ta phải nhìn bằng con mắt thể xác như mọi người nhưng còn phải dùng con mắt đức tin để thấy những thực tại siêu nhiên và có thể nhìn thấy Chúa.
Về vấn đề này, thánh Thêôphilo, Giám mục thành Antiokia, gửi cho Antiôcô có viết :”Nếu bạn nói : “Hãy tỏ cho tôi biết Thiên Chúa của bạn”, thì tôi có thể trả lời : Hãy tỏ cho tôi biết con người của bạn, rồi tôi sẽ tỏ cho bạn biết Thiên Chúa của tôi”. Vì thế, bạn hãy cho biết mắt tâm hồn bạn có nhìn thấy và tai lòng bạn có nghe được không.
Cũng như những người nhìn xem bằng con mắt thể xác thì nhìn thấy những việc diễn ra trong cuộc sống trần gian này : họ nhìn thấy sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối, giữa trắng và đen, đẹp và xấu, thanh nhã và thô thiển, cân xứng với bất cân xứng, ngắn với dài. Tai cũng vậy, nó phân biệt được tiếng bổng tiếng trầm, tiếng du dương. Về tai và mắt tâm hồn cũng vậy, chúng có thể nghe và nhìn thấy Thiên Chúa.
Quả thật, Thiên Chúa được nhìn thấy do những kẻ có thể nhìn thấy Ngài nếu họ biết mở con mắt tâm hồn ra. Ai cũng có mắt, nhưng một số người bị mù lòa và không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Nếu những người mù không nhìn thấy, thì chẳng phải tại ánh mặt trời không chiếu sáng, nhưng người mù phải nhận rằng chính tại mình, tại mắt mình. Đối với bạn cũng thế, mắt tâm hồn của bạn bị mù lòa là do tội lỗi và các hành động xấu xa của bạn (Các bài đọc Kinh sách, tập 2, tr 106-107) .
Chúng ta có thể kết luận : Con người có cặp mắt thể xác và tinh thần. Cả hai cặp mắt đều quan trọng để nhìn xem. Nhưng nếu có trường hợp đối chọi nhau giữa hai cặp mắt ấy thì với danh nghĩa là Kitô hữu, chúng ta phải dành ưu tiên cho con mắt tinh thần, nghĩa là tuy bị mù về con mắt thể xác, nhưng lại ngời sáng về con mắt đức tin : Không sáng mắt nhưng sáng lòng !
Truyện : Xin được sáng lòng.
Chuyện kể rằng : có một người mù lúc nào cũng kết thúc lời cầu nguyện của mình bằng câu :”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi con”.
Một hôm, người ta dẫn ông đến trước mộ thánh Tôma thành Cantorbéry để xin Người chữa cho ông sáng mắt. Ông được nhận lời. Mắt ông liền mở ra. Cảnh vật tưng bừng reo vui trước mắt ông. Khi nỗi vui mừng đầu tiên trôi qua, ông mới chợt nhớ là mình đã quên thêm vào lời cầu nguyện câu kết thúc :”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi con”.
Ông liền trở lại viếng mộ thánh, và xin được mù trở lại nếu điều đó đem lại lợi ích cho linh hồn ông. Thế là ông lại mù như trước.
CON MẮT ĐỨC TIN CỦA ANH MÙ
A. DẪN NHẬP
Khoa học ngày nay đã thu được những bước tiến đáng kể nhằm phục vụ đời sống con người. Riêng ngành y học đã tìm ra được những phương pháp tân kỳ để khống chế bệnh tật, nhưng bệnh tật cũng chưa giảm được bao nhiêu. Bệnh mù lòa vẫn còn thống trị trên thế giới, hiện nay trên thế giới còn khỏang 13 triệu người mù. Người mù là bệnh nhân rất đáng thương vì họ luôn phải sống trong đêm tối. Không có đức tin, người ta dễ thất vọng trong cảnh sống này. Văn hào Montferland đã tự tử vì không chịu được cảnh sống như vậy.
Đức Giêsu tỏ ra thông cảm với những người ở trong tình trạng xấu số như vậy. Một hôm, đi ngang qua, Ngài thấy một anh mù ngồi ăn xin bên vệ đường. Mặc dầu chưa cần phải xin, Ngài đã nhổ nước miếng xuống đất, nhào thành bùn bôi vào mắt anh, rồi bảo anh hãy đi rửa ở hồ Siloê, anh đã làm và anh được sáng mắt. Chính việc Đức Giêsu chữa bệnh vào ngày Sabbat đã làm cho nhóm biệt phái tức giận, mở cuộc điều tra rộng rãi và cặn kẽ nhằm phủ nhận phép lạ này. Nhưng kết quả là nhóm biệt phái phủ nhận phép lạ, không tin Đức Giêsu, lại còn đi sâu vào sự mù tối; còn anh mù được khỏi bệnh đã cương quyết khẳng định phép lạ này và còn tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Cứu thế :”Lạy Thầy, con tin”.
Mỗi người trong chúng ta đều có hai con mắt để nhìn, để thấy những sự vật chung quanh. Ai không có khả năng trông thấy thì gọi là mù. Tuy nhiên, chúng ta có hai cặp mắt : cặp mắt thể xác và cặp mắt tinh thần hay đức tin. Cặp mắt thân xác chỉ cung cấp cho chúng ta được cái nhìn của lòai người, chỉ thấy những gì tỏ lộ ra bên ngòai như trường hợp ông Samuel xức dầu cho Eliab một người cao lớn khỏe mạnh theo cặp mắt xác thịt của ông. Còn cặp mắt đức tin cung cấp cho chúng ta cái nhìn của Thiên Chúa như trường hợp ông Samuel biết xức dầu cho Đavít; và anh mù nhờ cặp mắt đức tin mà nhận ra và tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Cặp mắt đức tin này quan trọng hơn vì nó giúp chúng ta xem điều gì đẹp lòng Chúa (Ep 5,9).
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : 1Sm 16,1b.6-7.10-13.
Lúc đầu dân Do thái chỉ có các phán quan cai trị, sau này dân chúng muốn tìm cho mình một ông vua để cai trị. Vị vua đầu tiên được chọn là Saul, nhưng vị vua này chỉ giải quyết vụ việc theo quan điểm chính trị và ý riêng hơn là ý Chúa, nên Chúa bỏ ông và thay thế bằng một vị vua khác đẹp lòng Ngài hơn.
Chúa truyền cho ông Samuel đến nhà ông Giêsê để xức dầu phong một người khác làm vua. Giêsê có 8 người con trai, lúc đầu ông xức dầu cho Eliab, một người cao lớn khỏe mạnh, nhưng Chúa không đồng ý và bảo :”Không phải người phàm nhìn sao, Thiên Chúa cũng nhìn thế, bởi vì người phàm chỉ trông thấy điều lộ trước mắt, còn Giavê trông thấy điều ẩn kín trong lòng (1Sm 16,7). Sau cùng, Samuel chọn Đavít để xức dầu, một đứa con nhỏ nhất mà ban đầu Giêsê coi thường, không giới thiệu.
+ Bài đọc 2 : Ep 5,8-14.
Thánh Phaolô mời gọi các tín hữu Ephêsô hãy từ bỏ nếp sống cũ là sống trong giả dối và tội lỗi để được làm con của ánh sáng; đồng thời hãy sống theo giáo huấn của Đức Kitô là ánh sáng đích thực :
-“Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ trong Chúa, anh em là ánh sáng (c. 8).
-“Mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật (c. 9).
-“Anh em hãy nhìn xem điều gì đẹp lòng Chúa (c. 10).
Lời thánh Phaolô trong bài đọc này :”Hãy thức dậy, đừng mê ngủ nữa”, chính là lời nói với các Kitô hữu hôm nay.
+ Bài Tin mừng : Ga 9,1-41.
Trình thuật việc Đức Giêsu chữa mắt cho người mù từ bẩm sinh khá dài. Có rất nhiều chi tiết và mỗi chi tiết có một ý nghĩa riêng. Các thánh Giáo phụ đã cắt nghĩa nhiều về vấn đề này, nhất là việc “lấy bùn hòa nước bọt xức mắt người mù”. Nhưng tựu trung, tất cả mọi hành vi đó là dấu chỉ để mọi người tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa. Nhờ tin như thế mà người ta có sự sống.
Như vậy, cùng một lúc Đức Giêsu làm hai phép lạ : chữa cặp mắt thể xác cho anh mù có cái nhìn của lòai người, và chữa cặp mắt đức tin cho anh này có cái nhìn Thiên Chúa. Trong hai phép lạ chữa mắt thì việc chữa mắt đức tin quan trọng hơn vì nhờ cặp mắt này mà người mù đã nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa và đã tuyên xưng :”Lạy Thầy, con tin”, rồi anh sấp mình trước mặt Ngài (Ga 9,37).
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Xin cho con sáng mắt sáng lòng.
I. ĐỨC GIÊSU CHỮA LÀNH NGƯỜI MÙ.
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Đức Giêsu chữa một người mù tự thuở mới sinh. Mới nghe qua, chúng ta thấy không có vẻ gì khác với các phép lạ khác mà Đức Giêsu đã làm. Tuy nhiên, đối với thánh Gioan, việc Đức Giêsu làm phép lạ không chỉ đơn thuần là một phép lạ, nhưng đó là một dấu chỉ, để từ đó khơi dậy niềm tin và củng cố niềm tin cho các Tông đồ và cả chúng ta ngày hôm nay. Điều này đã được chính vị thánh sử quả quyết trong lời kết sách Tin mừng của mình :”Các điều đã viết đây, là để anh em tin rằng : Đức Giêsu chính là Đức Kitô, Con Thiên Chúa; và bởi tin thì anh em được có sự sống nhờ danh Ngài” (Ga 20,31).
Thánh Gioan với một ngòi bút rất linh động đã mô tả cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với người mù từ thuở mới sinh. Câu chuyện gặp gỡ và chữa người mù này có thể được chia làm ba phần :
1. Sự kiện chữa người mù
Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một ngừời mù từ mới sinh ngồi ăn xin bên vệ đường. Các môn đệ cũng thấy thế và nêu lên ngay thắc mắc của các ông cũng như của mọi người Do thái thời bấy giờ vì theo họ, bệnh tật đều do tội mà ra :”Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta” ? Đức Giêsu không trực tiếp trả lời câu hỏi mà chỉ nói :”Chuyện đó xẩy ra là để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh”.
Thánh Gioan mô tả việc chữa bệnh này bằng vài dòng vắn tắt, nhưng đầy ý nghĩa tượng trưng :”Nói xong, Đức Giêsu nhỏ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta :”Anh hãy đi đến suối Siloê mà rửa (Siloê có nghĩa là : người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được”(Ga 9,6-7).
2. Mở cuộc điều tra rộng rãi
Nhóm biệt phái không tin nên mở cuộc điều tra rộng rãi và cặn kẽ, từ đương sự đến những người láng giềng và cả cha mẹ đương sự nữa. Nhưng phép lạ quá hiển nhiên không thể chối cãi được vì chính đương sự khẳng định điều đó. Kết quả là : Đức Giêsu là Đấng quyền năng mở mắt kẻ đui mù. Nhưng làm sao họ chấp nhận được ? Vì chấp nhận tức là chối bỏ tất cả tòa nhà đạo giáo của họ. Nên họ quyết định gạt bỏ một sự thật hiển nhiên và gây khó dễ cho đương sự. Tuy thế, anh không sợ cường quyền, cương quyết phân bua :”Xưa nay chưa từng nghe nói có ai mở mắt một người mù từ khi mới sinh. Nếu người đó không bởi Thiên Chúa thì không làm được gì”.
3. Đức tin của anh mù
Vì lập trường cương quyết của anh mù tin vào Đức Giêsu, nên anh bị trục xuất khỏi hội đường. Nhưng Đức Giêsu đâu có bỏ anh ? Ngài xuất hiện với một sáng kiến mới :”Biết họ đã trục xuất anh, Ngài đến gặp anh”. Và cuộc đối thọai với anh mù đã được lành dẫn anh đến việc tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu là “Con Người” :”Lạy Thầy, con tin”, anh tuyên xưng và “sấp mình xuống trước mặt Ngài”.
Qua sự việc này, A. Marchadour giải thích :”Đức Giêsu đã đưa anh qua một giai đọan quyết định, từ một “Giêsu tiên tri” đến một “Giêsu là Con Người”, Đấng Cứu Thế đưa anh vào cộng đồng của thời kỳ cuối cùng… Người mù sấp mình xuống trước “Con Người”, nhận ra thiên tính của Ngài, bởi vì theo thánh Gioan, sự thờ lạy chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa… và danh xưng Chúa (Seigneur) nói lên căn tính thần linh của Đức Giêsu. Nhận ra Đức Giêsu như là Đấng mạc khải cuối cùng của Thiên Chúa, việc thờ lạy Ngài là đỉnh cao của cuộc hành trình của anh mù (Fiches dominicales A, tr 92).
Việc chữa lành người mù này chia ra thành hai hạng người với hai lập trường trái ngược nhau : tin và không tin nhận Đức Giêsu là Chúa.
J. Potin kết luận : “Trong lúc người mù được thấy, người Do thái lại lao mình vào sự mù tối. Những dấu lạ Đức Giêsu làm cho họ thêm cứng lòng. Họ tưởng mình biết vì cho rằng mình biết Maisen và Lề Luật cấm chữa bệnh vào ngày Sabbat. Thật ra họ từ chối ánh sáng thật. Với Đức Giêsu, thảm trạng này làm thành một trường hợp phải đặt thành “vấn đề” trong tiến trình ý định của Thiên Chúa, bởi lẽ những người không tin, người ngọai tìm thấy ánh sáng cho đức tin vào “Con Người”, trong lúc đó, những kẻ “thấy”, những người Do thái lại trở nên mù tối, bị lóa mắt vì những sự thật giả dối của họ. Đức Giêsu nói :”Vì thế họ ở trong tội lỗi của họ” (Fiches dominicales A, tr 93).
II. CHÚA CHỮA CHÚNG TA KHỎI MÙ TINH THẦN
1. Nói về bệnh mù
Tuy khoa học nói chung và ngành y học nói riêng đã đạt được những bước tiến khá cao trong việc chữa các bệnh tật, nhưng chưa đẩy được bệnh mù. Hiện nay trên thế giới có khỏang 13 triệu người mù. Họ bị mù hoặc là do bẩm sinh, hoặc do một tai nạn, hoặc do bệnh tật gây nên.
Bệnh mù cũng có cấp độ :
- Quáng gà : bệnh con mắt không phải mù mà không trông thấy rõ khi chập tối, giống như gà vậy.
- Thong manh : bệnh làm cho mắt không thấy đường tuy con mắt vẫn mở như người thường.
- Mù tịt : con mắt không trông thấy gì, không những không thấy những vật chung quanh mà lúc nào cũng như ở trong đêm tối.
Khi nói về bệnh mù thì ai cũng hiểu là mù thể xác nghĩa là không trông thấy sự vật chung quanh mình. Nhưng đứng về phương diện thiêng liêng, ta thấy còn bệnh mù nữa là mù tinh thần hay mù đức tin.
Để thấy rõ, chỉ một đôi mắt sáng chưa đủ, bởi vì không chỉ có mỗi một thứ bệnh mù là đôi mắt, mà còn nhiều thứ bệnh mù khác do nhiều nguyên nhân khác nhau :
Tính ích kỷ làm ta mù không thấy nhu cầu của tha nhân.
Tính vô cảm làm ta mù không thấy những việc ta làm đau lòng tha nhân.
Tính tự phụ làm ta mù không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình.
Tính kiêu căng làm ta mù không thấy khuyết điểm của mình.
Những thành kiến làm ta mù không thấy sự thật.
Sự hối hả làm ta mù không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh.
Khuynh hướng duy vật làm ta mù không thấy những giá trị thiêng liêng.
Sự hời hợt làm ta mù không thấy giá trị thật của con người mà khiến ta hay lên án (Lm Carôlô, Sợi chỉ đỏ A, tr 122).
2. Mù thể xác và mù tinh thần
a) Bệnh mù thể xác.
Mù thể xác có nhiều cấp độ nhưng nói chung là không thấy rõ hoặc không thấy sự vật ở chung quanh. Anh mù trong Tin mừng hôm nay ngồi ăn xin bên vệ đường có lẽ là người mù tịt không biết Đức Giêsu đi qua, nhưng Ngài động lòng thương cứu chữa anh, đồng thời cũng qua phép lạ này Đức Giêsu muốn giới thiệu cho các môn đệ : Ngài là ánh sáng trần gian. Ngài nhổ nước miếng trên đất, trộn thành bùn và xức vào mắt anh mù, rồi bảo anh ta :”Hãy đến hồ Siloê mà rửa”. Vậy anh ta đến rửa ở hồ và khi về thì nhìn thấy được.
Anh ta sung sướng vô cùng vì được nhìn thấy sự vật chung quanh. Trước đây người ta kể cho anh nghe đủ mọi thứ chuyện chung quanh nhưng anh ta không có một khái niệm nào về sự vật. Đối với anh lúc nào cũng là đêm tối dầy đặc. Bây giờ anh được trực tiếp ngắm xem cảnh vật, cái gì cũng đẹp, cái gì cũng kỳ lạ… không cần phải cắt nghĩa cho anh nữa.
Truyện : Trời đất đẹp thế này.
Một bé trai bị mù từ mới sinh. Nhờ một cuộc giải phẫu, em bắt đầu thấy được. Một hôm má em đem em ra khỏi nhà , lần đầu tiên em thấy bầu trời mặt đất. Em kêu lên với mẹ em :”Má ơi, sao trước đây má không kể cho con là trời đất đẹp đến thế này” ! Người mẹ òa lên khóc, đáp :”Con ạ, mẹ đã cố gắng kể cho con nghe, nhưng con không thể hiểu mẹ”(Arthur Tonne).
Số phận anh mù trong Tin mừng hôm nay đã được thay đổi hòan tòan. Anh xác nhận là anh đã khỏi mù, anh đã được trông thấy. Mọi người láng giềng xác nhận rằng chính anh ta là người mù ngồi ăn xin ở vệ đường xưa nay, bây giờ được sáng mắt. Đây là một sự thực hiển nhiên không thể chối cãi được.
b) Bệnh mù tinh thần.
Câu chuyện anh mù được chữa khỏi không phải là một câu chuyện đơn giản và hiển nhiên, khiến mọi người phải chấp nhận. Có những người cố tình nhắm mắt lại không chấp nhận sự thật hiển nhiên đó. Họ khẳng định rằng đây không phải là anh mù trước kia, mà là một người nào giống anh ta.
Còn tệ hơn nữa, các người biệt phái cố tình bẻ quặp sự thật bằng cách trớ trêu lý luận rằng: ông Giêsu đã chữa mắt cho người mù trong ngày hưu lễ vì luật trong hưu lễ là cấm làm việc. Ai vi phạm là kẻ có tội. Mà kẻ tội lỗi thì không thể là người bởi Thiên Chúa và không thể làm được phép lạ. Đó là lý luận cứng nhắc đã làm mù mắt người Do thái. Nhưng thực tế vẫn xẩy ra, nghĩa là đã có phép lạ.
Người biệt phái tìm cách chối bỏ sự thật : họ cho người được sáng mắt này không phải là người ăn xin bấy lâu nay; họ cho đòi cha mẹ anh ta đến hạch hỏi, đe dọa đủ thứ, còn anh mù được khỏi bệnh phải trình tòa hai ba lần để xét hỏi. Mục đích của họ là ép anh mù và cha mẹ anh ta phải chối bỏ cái thực tế được sáng mắt. Tất cả những tình tiết trên có thể đưa đến kết luận rằng người sáng mắt lại là anh mù, còn kẻ mù quáng lại chính bọn biệt phái vẫn tự cho mình thông minh sáng suốt mọi sự.
Phần kết của đọan Tin mừng, thánh Gioan đã ghi lại câu nói của Đức Giêsu :”Chính vì để luận xét mà Ta đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy sẽ trở nên mù”(Ga 9,39). Từ sự mù – sáng đôi mắt thể xác, Đức Giêsu đi đến kết luận về sự mù – sáng đôi mắt tinh thần. Quả vậy, người mù được thấy, được sáng con mắt đức tin. Anh đã nhận ra Giêsu : từ một vị ân nhân của mình, đến một tiên tri và tiến một bước dài tin nhận Ngài là Con Thiên Chúa. Trong khi ấy, người Do thái mà cụ thể là những biệt phái lại đi vào sự mù tối. Họ không nhận ra Giêsu Nazareth là ai, họ chỉ biết đó là một người không tuân thủ lề luật, dám làm việc ngày hưu lễ cho dù đó là việc tốt. Họ đã từ chối ánh sáng thật và cuối cùng đã lên án cho Ngài.
3. Xin cho được “sáng mắt sáng lòng”
Trong một bài hát nào đó tôi có đọc thấy bốn từ ngữ “sáng mắt sáng lòng” và tôi liên tưởng đến anh mù trong bài Tin mừng hôm nay được Đức Giêsu đã làm cho anh được “sáng mắt sáng lòng”. Anh mù từ mới sinh này được Đức Giêsu chữa cho sáng mắt, với con mắt này anh đã nhìn thấy những vật chung quanh một cách dễ dàng, giải thóat anh khỏi sự tối tăm từ bao lâu nay : anh đã được “sáng mắt”.
Nhưng còn hơn thế nữa, Đức Giêsu còn mạc khải cho anh biết không những Ngài chỉ là một vị ân nhân, một tiên tri và Ngài còn là Con Thiên Chúa. Đức Giêsu đã cho anh cái nhìn bằng cặp mắt đức tin để nhờ cái nhìn đó mà anh đã qùi xuống trước mặt Đức Giêsu (cử chỉ tôn thờ :”Ngươi chỉ được tôn thờ Thiên Chúa mà thôi”) và tuyên xưng :”Lạy Chúa, con tin”(Ga 5,37) : anh đã được “sáng lòng”.
Anh mù hôm nay đã được Đức Giêsu cho được “sáng mắt sáng lòng”. Trong cuộc sống Kitô hữu, chúng ta cũng phải xin Chúa cho được sáng mắt và sáng lòng. Nhìn bằng cặp mắt thể xác là một điều quí, nhưng biết nhìn bằng cặp mắt đức tin còn quan trọng hơn.
Những người chỉ biết tôn thờ vật chất, tiền của, danh vọng, xác thịt… là những người chỉ biết nhìn bằng cặp mắt thể xác để được sáng mắt. Họ có thể giống như con heo khi thấy được thức ăn thì ăn rồi quay ra ngủ, thức dậy rồi lại ăn. Không biết gì khác ngòai việc ăn uống ngủ nghỉ, không biết tới tương lai, khi nào người ta giết thì chết.
Con người được “sáng lòng” là người biết vươn lên cao cho xứng với “linh ư vạn vật”, vươn tới hạnh phúc tuyệt đối là Thượng Đế, biết mình từ đâu tới, sống phải làm gì và hậu thế sẽ ra sao ? Họ cũng phải ăn uống, ngủ nghỉ, nhưng ăn uống có chừng mực, tránh những thức ăn có nguy hại cho tâm hồn để chuẩn bị cho tương lai. Những người này đã dùng cặp mắt đức tin để nhìn sự vật trong cuộc sống hằng ngày.
Trong cuộc sống của Kitô hữu, không những chúng ta phải nhìn bằng con mắt thể xác như mọi người nhưng còn phải dùng con mắt đức tin để thấy những thực tại siêu nhiên và có thể nhìn thấy Chúa.
Về vấn đề này, thánh Thêôphilo, Giám mục thành Antiokia, gửi cho Antiôcô có viết :”Nếu bạn nói : “Hãy tỏ cho tôi biết Thiên Chúa của bạn”, thì tôi có thể trả lời : Hãy tỏ cho tôi biết con người của bạn, rồi tôi sẽ tỏ cho bạn biết Thiên Chúa của tôi”. Vì thế, bạn hãy cho biết mắt tâm hồn bạn có nhìn thấy và tai lòng bạn có nghe được không.
Cũng như những người nhìn xem bằng con mắt thể xác thì nhìn thấy những việc diễn ra trong cuộc sống trần gian này : họ nhìn thấy sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối, giữa trắng và đen, đẹp và xấu, thanh nhã và thô thiển, cân xứng với bất cân xứng, ngắn với dài. Tai cũng vậy, nó phân biệt được tiếng bổng tiếng trầm, tiếng du dương. Về tai và mắt tâm hồn cũng vậy, chúng có thể nghe và nhìn thấy Thiên Chúa.
Quả thật, Thiên Chúa được nhìn thấy do những kẻ có thể nhìn thấy Ngài nếu họ biết mở con mắt tâm hồn ra. Ai cũng có mắt, nhưng một số người bị mù lòa và không nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Nếu những người mù không nhìn thấy, thì chẳng phải tại ánh mặt trời không chiếu sáng, nhưng người mù phải nhận rằng chính tại mình, tại mắt mình. Đối với bạn cũng thế, mắt tâm hồn của bạn bị mù lòa là do tội lỗi và các hành động xấu xa của bạn (Các bài đọc Kinh sách, tập 2, tr 106-107) .
Chúng ta có thể kết luận : Con người có cặp mắt thể xác và tinh thần. Cả hai cặp mắt đều quan trọng để nhìn xem. Nhưng nếu có trường hợp đối chọi nhau giữa hai cặp mắt ấy thì với danh nghĩa là Kitô hữu, chúng ta phải dành ưu tiên cho con mắt tinh thần, nghĩa là tuy bị mù về con mắt thể xác, nhưng lại ngời sáng về con mắt đức tin : Không sáng mắt nhưng sáng lòng !
Truyện : Xin được sáng lòng.
Chuyện kể rằng : có một người mù lúc nào cũng kết thúc lời cầu nguyện của mình bằng câu :”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi con”.
Một hôm, người ta dẫn ông đến trước mộ thánh Tôma thành Cantorbéry để xin Người chữa cho ông sáng mắt. Ông được nhận lời. Mắt ông liền mở ra. Cảnh vật tưng bừng reo vui trước mắt ông. Khi nỗi vui mừng đầu tiên trôi qua, ông mới chợt nhớ là mình đã quên thêm vào lời cầu nguyện câu kết thúc :”Nếu điều đó có ích cho phần rỗi con”.
Ông liền trở lại viếng mộ thánh, và xin được mù trở lại nếu điều đó đem lại lợi ích cho linh hồn ông. Thế là ông lại mù như trước.