AI ĂN CẮP MẶT TRĂNG
Thiền sư La Cương sống trong một túp lều tranh dưới chân núi, cuộc sống rất khó nghèo.
Một hôm ông ta có chuyện phải đi khỏi nhà, thì một tên trộm lẻn vào nhà ông để trộm, nhưng nó tìm hoài tìm mãi mà không thấy có thứ gì đáng giá để lấy. Thiền sư La Cương vừa về đến nhà thì gặp lúc tên trộm trong nhà đi ra, ông ta nói:
- “Anh đến trộm nhà tôi thì quả là xúi quẩy, lại trở về tay không, vậy thì lấy áo quần và tấm thảm của tôi mà đi về.”
Tên trộm lúng túng không hiểu nỗi bèn lấy áo quần và bỏ chạy.
Thiền sư La Cương trần truồng ngồi xuống ngước mặt nhìn trăng nghĩ thầm:
- “Tội nghiệp anh bạn, mình hy vọng muốn cho anh bạn vầng trăng sáng chói sáng này.”

Suy tư:
Đem những gì của mình có mà giúp người thì đó là chuyện chính đáng, nhưng lấy của người khác rồi đi bố thí cho người khác thì không phải là việc tốt, mà là một hành vi phạm tội.
Thiền sư vì tội nghiệp tên trộm mà đem áo quần của mình cho nó thì là hành vi thương người, nhưng muốn lấy mặt trăng để tặng cho tên trộm thì là hành vi của tên trộm, vì mặt trăng là của chung của đất trời chứ không phải của riêng ông…
Thiền sư La Cương muốn “ăn cắp” mặt trăng để tặng cho tên trộm, nhưng người Ki-tô hữu thì lấy những gì tự có nơi mình để tặng cho người, đó chính là một lời an ủi, một nụ cười hoặc một cái bắt tay thân thiện, vì đó chính là hành vi bác ái mà những người bất hạnh rất cần trong cuộc sống.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai