Nhà xuất bản Văn Hóa Ấu Phúc
Taiwan

NĂM PHÚT KỂ CHUYỆN
CHO THIẾU NHI



Quý phụ huynh thân mến,
“Năm phút kể chuyện cho thiếu nhi” là loại truyện giáo dục do nhà xuất bản “Ấu Phúc Văn Hóa” tại Taiwan ấn hành, và được các nhà giáo dục tại quốc gia này dùng để kể cho các em thiếu nhi nghe trong giờ kể chuyện.
Bởi vì nó có tính giáo dục nhân bản và giáo dục các đức tính tốt cho các em, nên nó cũng là những quyển sách rất ích lợi cho việc giáo dục các em trong các hội đoàn của giáo xứ, như Thiếu Nhi Thánh Thể hoặc Hùng Tâm Dũng Chí, hoặc ngành Sói của hướng đạo...
Hy vọng “Năm Phút Kể Chuyện cho Thiếu Nhi” sẽ đem lại nhiều ích lợi cho các thầy cô giáo và các hướng dẫn viên giáo lý trong các giáo xứ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------------

HỔ (cọp) CON HỌC BẮT CÁ
N2T

Hổ con ở trong rừng, bởi vì trong rừng thường ẩm ướt rồi lại còn lo đề phòng cạm bẫy của thợ săn, nên dần dần nó không thích chơi giỡn ở trong rừng nữa.
Một hôm, hổ con đi dạo đến bên một thôn trang ở dưới chân núi, nó nhìn thấy một con mèo nhỏ lông vằn vện giống nó như đúc, tay chân lanh lợi đang bắt cá bên suối, mà lại bắt được một sọt cá lớn, khiến cho nó rất ngưỡng mộ khâm phục.
Hổ con nhìn thấy dáng bên ngoài của mèo con là đồng loại với mình, nên nhẹ nhàng tiến tới núp trong bụi cây để quan sát coi nó bắt cá như thế nào.
Một tuần lễ sau, hổ con cũng bắt chước mèo con uốn cong lưng, tập trung toàn tinh thần chú ý vào những con cá trong suối, đợi khi cá nhô lên mặt nước thì hổ con nhanh chóng giơ vuốt ra chộp ngay con cá, nhưng vì móng vuốt của hổ con lớn hơn mèo con, mà đuôi con cá thì vùng vẫy và dùng hết sức quẫy nước vào mắt hổ con, và lợi dụng khi hổ con chùi mắt thì thoát chạy, do đó mà cả buổi sáng hổ con chỉ bắt được có hai con cá.
Hổ con nghi ngờ nên hỏi mẹ:
- “Rốt cuộc thì phải làm như thế nào để trở thành cao thủ bắt cá ?”
Mẹ nó mĩm cười nói:
- “Con cưng của mẹ, đợi khi con lớn lên thì con không cần dùng móng vuốt bắt cá, chỉ cần phát huy bản lãnh của nhà hổ chúng ta, thì có thể bắt được nhiều thức ăn ngon hơn.”

Suy tư:
Mỗi một con người trước mặt Thiên Chúa đều có giá trị như nhau, nhưng tài năng và bản lãnh của mỗi người thì không giống nhau, nhưng dù cho không giống nhau thì ai cũng có thể phát huy khả năng và thiên phú bẩm sinh của mình để giúp ích cho cuộc sống của mình và xã hội.
Hổ và mèo bên ngoài vằn vện giống nhau nhưng sở trường thì không giống nhau, hổ thì bắt những con mồi lớn còn mèo thì chỉ bắt những con cá nhỏ.
Trẻ em thường hiếu động và dễ dàng bắt chước người khác trong cuộc sống, do đó mà những người lớn phải làm gương tốt cho trẻ em, ngay cả những lời nói và hành vi của mình.
Đức Chúa Giê-su nói: “Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn.”

Lời cho phụ huynh:
Bất tất phải ngưỡng mộ những sự đầy đủ của người khác, nên để con cái hiểu được ưu điểm mà chúng nó có và đang sống, và dạy chúng biết cách nắm vững và phát huy sở trường của bản thân mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

----------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai