Từ miền thấp lên cao

Hằng năm người Công Giáo mừng Chúa Giêsu vào thành thánh Gierusalem ngày Chúa Nhật lễ Lá.

Nhưng đâu là ý nghĩa ngày lễ mừng này?

Lễ mừng này không chỉ có nguồn gốc nơi Kinh Thánh, lịch sử của đức tin, nhưng còn nói đến ý nghĩa về cuộc đời Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Hội Thánh Chúa ở trần gian từ hơn hai ngàn năm qua.

Chúa Nhật lễ Lá theo nguyên ngữ tiếng Latinh Dominica in Palmis de passione Domini,. Chúa Nhật này là Chúa Nhật thứ sáu và cũng là Chúa Nhật cuối cùng mùa chay, cùng là Chúa Nhật trước lễ Chúa Giêsu phục sinh. Từ Chúa Nhật lễ Lá bắt đầu Tuần Thánh, theo tập tục nếp sống đức tin của Hội Thánh Công gíao và Giáo Hội Chính Thống.

Ngày Chúa Nhật lễ Lá nhắc nhớ lại biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Thánh Giêrusalem như một vị Vua. Khi Ngài vào tới thành Thánh được dân chúng hoan hô vạn tuế Hosanna đón chào như một vị Vua ( Ga 12,13-15; Mt 21,1-11; Lk 19, 28-40.)

Dân chúng đón chào Vua Giêsu đang cỡi con lừa đi vào không chỉ qua lời tung hô vạn tuế Hosanna, nhưng họ còn cầm cành lá vạn tuế chiến thắng vẫy chào, cùng trải khăn áo ra ngoài đường phố đón mừng Ngài nữa.

Cành lá vạn tuế chiến thắng xưa kia ở nhiều nơi là „ cây thánh thiêng“. Ở vùng biển Địa trung hải cành lá vạn tuế chiến thắng là hình ảnh của sự sống, của chiến thắng vinh quang. Với người Do Thái còn mang ý nghĩa đặc biệt về hình ảnh nói lên sự độc lập và của Vua chiến thắng khải hoàn (1 Maccabe 13,51, 2 Maccabe 14,4). Vì thế, cuộc tiến vào thành Giêrusalem với cành lá vạn tuế tung hô, dưới mắt người Roma là một hình thức đe dọa thách thức quyền uy thống trị đế quốc của họ.

Cành lá vạn tuế theo Thánh Vịnh trong Kinh Thánh mang ý nghĩa chỉ về sự công chính: Người công chính của Thiên Chúa xanh tươi như cánh là vạn tuế (Tv 92,13). Cây cành vạn tuế có rễ ăn sâu trong dòng nước sự sống. Nơi đó người công chính cũng bắt nguồn đời sống mình.

Trong Lễ Lều Trại của người Do Thái, cành lá vạn tuế là hình ảnh của sự vui mừng. Lễ Lều Trại nhắc nhớ đến cuộc xuất hành đi trong sa mạc của dân Do Thái từ Ai Cập trở về quê hương đất nước Do Thái. Trong thời gian đi trong sa mạc họ cư ngụ trong các lều trại.

Con lừa theo sách Tiên tri Sacharia 9,9 là hình ảnh của vị Vua hòa bình không có quyền hành sức mạnh, là hình ảnh của sự khiêm nhường, của sự nghèo khó.

Chúa Giêsu cỡi lừa vào thành Giêrusalem nói lên hình ảnh mang ý nghĩa: Ngài không xây dựng nước Thiên Chúa trên quyền hành sức mạnh, Ngài không dùng sức mạnh quân sự làm cách mạnh chống lại người Roma. Quyền hành của Người là một hình thái khác: Đó là sự nghèo khó của Thiên Chúa, nền hòa bình của Thiên Chúa, là sức mạnh ơn cứu chuộc phần linh hồn con người.

Lời tung hô Hosanna dân chúng gào thét đón mừng Vua Giêsu, theo nguồn gốc là lời kêu xin: Xin hãy cứu giúp! Vào lễ Lều Trại (Laubtenhuettenfest) của người Do Thái, vị Tư Tế khi tiến vào nơi bàn thờ tế lễ nói lời kêu xin „Hosanna“ xin cho được nước mưa từ trời cao rơi xuống trên trần gian. Và lời cầu xin Hosanna từ đó biến thành lời thố lộ sự mừng rỡ hân hoan.

Lời tung hô Hosanna dân chúng gào thét ngày Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem nằm trong ý nghĩa lời vui mừng ca tụng Thiên Chúa đang tiến vào thành Giêsrusalem. Đồng thời cũng còn mang ý nghĩa nói lên niềm hy vọng vào thời giờ của vị cứu thế đang đến, cùng xin vương quốc của vua David và vương quốc của Thiên Chúa thể hiện mới lại trên dân Israel.



Để kỷ niệm cuộc tiến vào thành Giêrusalem của Chúa Giêsu ngày xưa, từ thế kỷ thứ 4. Giáo Hội Chính Thống đã có truyền thống rước cành lá ngày Chúa Nhật lễ Lá.

Truyền thống lễ nghi rước Lá ngày Chúa Nhật lễ Lá nơi đạo Công Giáo có muộn hơn từ thế kỷ thứ 8.

Ngày nat, cuộc rước kiệu Lá mang ý nghĩa cảm động rất đặc biệt hằng năm diễn ra ở Giêsusalem. Vào ngày này hàng ngàn người hành hương với cành lá trên tay cùng nhạc cụ do Dòng Phanxico tổ chức rước kiệu từ Vườn Cây Dầu đi qua cổng thành tiến vào phố cổ thành Giêrusalem.

Các Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu tường thuật chi tiết cuộc hy sinh khổ nạn Chúa Giêsu và sự phục sinh sống lại vào dịp lễ mừng Vượt Qua của người Do Thái. Thánh Luca Thánh sử diễn tả con đường của Chúa Giêsu như con dường hành hương leo lên cao từ miền Galile lên Giêrusalem.

Theo phương diện hình thể địa lý, biển hồ Galile miền Nazareth ở vị trí 200 mét thấp hơn mặt nước biển, còn Giêrusalem nằm ở vị trí trung bình 760 mét cao hơn mặt nước biển. Như thế, Chúa Giêsu từ nơi ngài sinh sống ở miền Galile dưới thấp vượt đường leo lên Giêrusalem trên vùng cao nói lên ý nghĩa: sự đi lên cao của Ngài nơi đền thờ Giêrusalem là địa điểm, mà Thiên Chúa cho danh tính Ngài được cư ngụ, như trong sách Dân số 12, 11, 14,13 đã nói đến.

Cuộc hành hương leo lên đền thờ thành Giêrusalem là cao điểm sự hy sinh chịu chết được dương lên cao treo trên thập gía của Chúa Giêsu mở đầu với biến cố cỡi con lừa tiến vào thành Giêrusalem ngày lễ Lá.

Chúa Nhật lễ Lá 2014

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long