Tại buổi ăn sáng cuả toà Bạch Cung có tên là "Bữa ăn sáng Cầu Nguyện cuả Muà Phục Sinh" (Easter Prayer Breakfast ), ông Obama, TT HK, đã ca tụng Đức Giáo Hoàng Phanxicô như là một tấm gương sáng trước khi mở lời kêu gọi các cấp lãnh đạo tôn giáo ở Hoa Kỳ hãy hợp tác với chương trình cuả ông gọi là "My Brother’s Keeper". ("Tôi là Người Giám Hộ cuả anh em tôi").
Bữa ăn sáng này là cuộc tiếp tân cuả chính quyền, tổ chức hằng năm cho tất cả các đại diện tôn giáo, bắt đầu từ năm 2010, và đây là lần thứ 5.
Có 150 thực khách được mời tham dự. Theo tin cuả Toà Bạch Cung thì trong số được mời có ĐHY Donald Wuerl cuả tổng giáo phận Công Giáo Washington DC, Tổng Giám Mục Demetrios cuả Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp và ông Sharon Watkins, chủ tịch phái "the Christian Church, Disciples of Christ." ("Giáo Hội Kitô giáo, môn đệ của Chúa Cứu Thế ")
Toà Bạch Cung từ chối không nêu hết danh sách cuả 150 thực khách và cũng không cho biết có bao nhiêu khách đã khước từ. Cũng không rõ ĐHY Donald Wuerl có mặt trong buổi tiếp tân không.
Có lẽ những người được Tổng Thống mời thì đều phải cố đến tham dự cả, tuy nhiên hệ thống truyền thông FOX News cho biết rằng giáo phái Tin Lành lớn nhất, the Southern Baptist Convention (SBC, 16 triệu giáo dân theo thống kê năm 2012), đã không được mời.
Ngược lại một vài mục sư đã gây ra nhiều điều tiếng và thường khích động gây chia rẽ chủng tộc, nhưng vì là 'bạn' và có cùng mầu da với Tổng Thống, thì đã được mời, như là Mục sư Al Sharpton (Mục sư Baptist, giảng TV).
Vì vậy Tiến Sĩ Richard Land, viện trưởng cuả đại Chủng Viện giáo phái Tin Lành Miền Nam (Southern Evangelical Seminary), đã chua chát phê bình như sau: "Bà nội cuả tôi ở miền đông Texas thường nói như thế này 'những loại chim giống lông thì thường lập đàn với nhau' (‘Birds of a feather tend to flock together')".
Mời ai là quyền cuả Tổng Thống chủ nhà, nhưng những sự việc như vậy không chứng tỏ rằng lời kêu gọi đoàn kết cuả ông Tổng Thống là thực tình. Vì vậy những lời ca tụng cuả Obama về Đức Giáo Hoàng có lẽ chỉ là những lời nói môi mép hoặc có thể ông chỉ muốn lợi dụng danh giá cuả Ngài mà thôi. Tuy nhiên dầu sao thì cũng là một phần khá lớn trong thông điệp cuả ông và cũng là một sự mô tả đúng đắn về ĐGH mà mọi người đồng ý, vậy chúng ta hãy nghe ông nói:
..."Và không ai trong chúng ta thoát khỏi tội lỗi, nhưng khi chúng ta nhìn vào cuộc sống và ước nguyện cuả Chuá, thì chúng ta biết rằng "nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa sẽ ở trong chúng ta, và tình yêu của Ngài được hoàn thiện trong chúng ta."
"Tôi muốn nói với quí vị, tôi cảm nghiệm cái tinh thần ấy khi tôi có được vinh dự lớn lao gặp mặt Ðức Thánh Cha Phanxicô, mới vừa đây (ngày 27 tháng 3 tại Vatican.) Tôi nghĩ, công bằng mà nói thì mọi người có niềm tin Kitô giáo, không phân biệt giáo phái, đều được đánh động bởi Đức Thánh Cha Phanxicô. Một phần là bởi những lời nói của Ngài - thông điệp của Ngài về công lý và sự hòa nhập, đặc biệt là đối với những người nghèo và người bị bỏ rơi. Ngài nài xin chúng ta hãy nhìn thấy phẩm giá vốn có trong mỗi con người. Nhưng cũng còn là những hành động của Ngài, tuy đơn giản nhưng sâu sắc - ôm lấy người vô gia cư, và rửa chân cho một người mà những người bình thường khác sẽ dửng dưng bước qua trên đường phố. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người, dù là ở địa vị nào, cũng có nghĩa vụ phải sống công chính, và tất cả chúng ta có bổn phận phải sống một cách khiêm nhường. Bởi vì đó là, trên thực tế, những gương sáng mà chúng ta tuyên xưng để noi theo.
Vì vậy, tôi đã có một cuộc trò chuyện thật tuyệt vời với Đức Thánh Cha Phanxicô, chủ yếu là sự khẩn thiết phải giải quyết nạn đói nghèo và bất bình đẳng. Và tôi đã mời Ngài đến Hoa Kỳ, và tôi hi vọng Ngài sẽ tới. Khi chúng tôi trao đổi quà tặng, Ngài đã cho tôi một bản sao của tác phẩm đầy cảm hứng của Ngài " Niềm vui của Tin Mừng" mà trong đó có một đoạn nói với chúng ta hôm nay rằng: " sự phục sinh của Chúa Kitô, " Ngài viết, "không phải là một sự kiện của quá khứ; nó chứa một sức mạnh quan trọng đã thấm nhuần vào thế giới này. " Và Ngài nói thêm, " Chúa Giêsu không sống lại một cách vô ích. Mà là để chúng ta không còn phải đi ở ngoài cuộc hành trình cuả niềm hy vọng sống động! "“
Obama tránh không đề cập gì thêm về cuộc họp riêng giữa ông và Đức Giáo Hoàng, kéo dài gần một giờ.
Hồi đó các tin tức cho biết rằng đã có những thảo luận về chủ đề nhập cư, nạn buôn bán người, và tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo trở thành một mối quan tâm ngày càng tăng đối với Giáo Hội Hoa Kỳ dưới chính quyền Obama.
Cuộc ăn sáng cuả Obama kết thúc bằng một sự kiện bất ngờ, có thể mô tả như là một cú 'đá giò lái' xấu xa cuả Obama nhắm vào các tôn giáo đang chống 'hôn nhân đồng tính':
Lúc kết thúc bữa ăn, Obama bất ngờ mời một vị giám mục lên đọc lời chúc lành. Vị đó không ai khác hơn là vị giám mục đồng tính công khai đầu tiên của Giáo Hội Episcopal. Ðó là giám mục Gene Robinson.
Giám mục Gene Robinson, 66 tuổi, đã nghỉ hưu từ năm 2013 và hiện làm cố vấn cho Phong trào Tiến bộ cuả Hoa Kỳ về quyền đồng tính.
Giám mục Robinson đã có thời cho rằng hôn nhân nên được định nghĩa là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, nhưng sau đó ông thay đổi ý kiến và bắt đầu có mối quan hệ đồng tính với một nhân viên cuả Peace Corps có tên là Mark Andrew. Hai Người đã kết hôn theo thể thức dân sự trong một buổi lễ công khai vào năm 2008.