NHỮNG TÂM SỰ LỊCH SỬ CỦA ĐHY NGUYỄN VĂN THUẬN
Tôi có cơ duyên làm quen với cố Hồng Y Thuận vào năm 1967 khi Ngài là một vị Giám mục trẻ mới đổi về Giáo phận Nha Trang. Hồi đó, tôi là Sĩ quan cao cấp Không quân và là Đại diện Binh sĩ Công Giáo của Sư Đoàn II ở phi trường Nha Trang. Ngài rất trẻ rất đẹp trai, ăn nói dịu dàng, thái độ hiền hậu rất trí thức dễ thu hút người đối thoại.
Tôi thường lên xuống Toà Giám mục gặp Ngài, không phải là để hỏi các vấn đề Giáo lí hay xưng tội mà để thăm viếng như người thân tình. Mỗi lần xuống là Ngài mời vào trong văn phòng Toà Giám mục nói chuyện thân mật thoải mái. Tôi nhận xét Ngài thích bàn về chính trị và rất thông suốt các vấn đề Quốc tế. Cũng dễ hiểu thôi, vì Ngài hay đi Roma và Ngài cũng là Đại diện Caritas Quốc tế, một tổ chức Từ thiện của Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ ở Việt Nam. Ngài là cháu kêu Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bằng Cậu ruột. Biết Ngài ưu tư nhiều bí ẩn về cuộc đảo chánh 1963 nên có hôm tôi tò mò mạnh dạn hỏi Ngài về biến cố này.
NHỮNG BÍ ẨN LỊCH SỬ
Đức Cha Thuận kể: Với Mĩ thì cuộc đảo chánh không thể ngừng lại được. Lí do là những nhà tư bản Mĩ đã đầu tư cả hàng trăm tỉ Mĩ kim vào những Hãng chế tạo máy bay, Thiết giáp, tàu chiến, vũ khí đạn dược... Đối với họ thì không có gì đem lại lợi nhuận nhanh chóng bằng đầu tư vào chiến tranh. Bên cạnh đó, lại phải kể thêm thành phần các Tướng lãnh hiếu chiến trong Quân đội bên Ngũ Giác đài, những nhà Chính trị diều hâu trong Quốc Hội Mĩ và ở Toà Bạch ốc, có người không đồng quan điểm với Tổng thống Diệm. Trong lúc đó, Ông Cụ (TT Diệm) một mực từ chối không chịu cho quân đội Mĩ đổ vào Việt Nam.
Cái rủi cũng là một đại hoạ vì có một nhóm Tướng lãnh VN thời cơ… bị Mĩ mua chuộc
Trong ngày đảo chánh, có một gia đình người Mĩ thân với gia đình ông Nhu là ông bà Colby từng là Giám đốc CIA đã đến Nhà thờ cầu nguyện cho Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu. Ông bà Colby đã nói với bạn bè là, hãy cầu nguyện cho hai người bạn Việt Nam. Ngài nói tiếp: Ông bà Colby là người Công Giáo và có người con trai làm Linh mục. Cuộc đảo chánh đã xảy ra như thế nào, phần lớn chúng ta đều đã biết. Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết…
Ngài kể tiếp với một giọng bình dị: Hai tuần sau đó, nhân dịp Tướng Dương văn Minh ra Huế, đem theo đứa con trai độ 10 tuổi và có ghé lại thăm. Ngài kể: Dương văn Minh vừa nói vừa đặt tay lên đầu đứa con: Thưa Cha, con thề trên đầu con của con là con không giết Tổng thống.
Ngài trả lời: Chuyện đáng tiếc đó đã xảy ra rồi, bây giờ làm sao đừng để cho quân Mĩ vào…
Nói đến đây, Ngài ngưng một vài phút và kể tiếp: Tướng Trần văn Đôn có đến gặp Ngài. Trong câu chuyện, Tướng Đôn đã nói: Các Tướng lãnh Việt Nam thật nhục nhã xấu hổ…
Chắc Ông Đôn muốn ám chỉ đến các Tướng đảo chánh, trong đó có ông…
Thời gian sau, Tướng Tôn Thất Đính ra Huế làm Tư lệnh Quân đoàn I có ghé lại thăm Ngài. Ngài mời Tướng Đính uống rượu Lễ...
Tướng Đính vừa uống vừa khóc và nói: Thưa Cha, con mà giết Tổng thống thì cũng như con giết cha con. Cho con một Sư Đoàn là con dẹp sạch bọn đó…
Sau đó, Quân Mĩ ồ ạt vào Việt Nam và chiến tranh leo thang khủng khiếp, gây đau thương tang tóc cho khắp 3 Miền Đất nước. Thời điểm này, Thầy Trí Quang có gọi điện thoại đề nghị với Ngài là Công Giáo và Phật giáo cùng họp nhau xuống đường biểu tình chống Mĩ.
Ngài trả lời với Thầy Trí Quang: Tôi với Thầy là những người tu trì… đừng làm chính trị…
Một sự việc đặc biệt đã xẩy ra trong đêm Tết Mậu Thân 1968. Theo lời Ngài kể: Một chiếc xe lạ dừng lại ngoài đường lộ, đối diện với Toà Giám mục trên bãi biển Nha Trang và một chiếc khác đậu bên hông trái Toà Giám mục… đã xối xả bắn vào phòng ngủ của Ngài. Cả phòng ngủ đầy lỗ đạn; áo quần và đồ dùng của Ngài bị rách nát chi chít những lỗ đạn. May là Ngài không ở nhà…
Tôi hỏi: Thưa Đức Cha… ai là thủ phạm việc này..? Ngài giữ im lặng không trả lời…
(* Xin bổ túc chi tiết này: Giáo sư Trần Xuân Nguyên (dạy tại trường La San Bá Ninh, Nha Trang) là Thư kí riêng của Đức Cha Thuận, kể chi tiết: Ngay sau đêm Tết Mậu Thân, xe lạ bắn vô phòng ngủ của Đức Cha Thuận thì sáng hôm sau, mấy giới chức Mĩ đến Toà Giám mục… ngỏ lời phân ưu vì Giám mục Thuận đã chết đêm Tết Mậu Thân… nhưng họ sửng sốt vì thấy Đức Cha không hề hấn gì… Các Giới chức Giáo phận Nha Trang lúc đó, đều quả quyết có bàn tay lông lá của ông bạn Đồng minh..!
* Chính Frère Irénée Trần Xuân Nhật (vừa là người nhà, vừa là bạn đồng môn của Nhị Long), con của Gs Trần Xuân Nguyên kể chi tiết cho Nhị Long tại La San Taberd Sàigòn 1969 – Nhịlangsơn bổ túc).
Nay đã trên 40 năm trôi qua. Buổi nói chuyện với Ngài cứ ám ảnh, làm tôi bận tâm suy nghĩ. Tại sao Ngài đã đem câu chuyện bí hiểm Lịch sử này mà kể cho tôi nghe. Ngoài tôi ra, không biết Ngài có kể thêm cho những người khác nghe không?
Bây giờ Ngài đã qua đời, câu chuyện lịch sử này sẽ là một bí ẩn không ai biết, nếu tôi không kể ra. Cho nên vì bổn phận thiêng liêng, tôi muốn phổ biến nó cho những nhà viết Sử sau này có một vài ánh sáng mới trong vụ đảo chánh 1963. Tôi cảm thấy mình phải viết ra cho công luận đối với một biến cố lịch sử đã làm cán cân chiến tranh nghiêng về phe Cộng sản. Tôi không viết để chỉ trích hay bênh vực một ai.
Theo tôi được biết thì hồi đó, phe Việt Cộng đã ăn mừng và ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam đã vui mừng: Đảo chánh ông Diệm là một món quà Trời cho. Bắc Việt cũng không ngần ngại tuyên bố là Mĩ đã dọn cỗ cho ta ăn…
Một nhà báo Pháp hỏi ông Hồ Chí Minh: Ông Diệm là người thế nào..? Ông Hồ đã trả lời: Ông Diệm là một người yêu nước theo đường lối của ông ta.
Cuộc đảo chánh 1963 vẫn còn nhiều bí ẩn.
Ai giết Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu. Nếu thật sự không phải ông Minh thì là ai? Có lí do nào ông Minh dám nói láo khi thề trên đầu con ông? Về cuộc chính biến 1963 đã có quá nhiều báo chí sách vở nói đến. Nhưng tôi cũng có một vài thắc mắc và nhận xét cá nhân.
Cũng thêm một sự tình cờ, sáng hôm đó, tôi chứng kiến đoàn xe đi vào Nhà thờ Cha Tam đón hai Ông trở ra. Trước đó, tôi ở Đà Nẵng vào họp hành quân ở Bộ Tư lệnh Không quân và tạm trú tại câu lạc bộ An Đông ở trong Chợ lớn. Đoàn xe nhà binh hùng hậu trên mười chiếc có cả xe bọc thép M113 và xe GMC gắn bốn khẩu đại liên 50 phòng không, dẫn đầu là chiếc xe jeep của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, tôi nhận ra ông Lắm; vì ông có bộ râu dê và anh Đỗ Thọ mặc chiếc áo T Shirt. Anh Thọ là dân Không quân quen thuộc.
Theo nhận xét của tôi thì cuộc chính biến 1963 không phải là một cuộc Cách mạng như ông Đôn viết trong hồi kí cuả ông, mà là một cuộc đảo chánh do Mĩ giàn dựng và các Tướng lãnh Việt Nam chỉ là kẻ thừa hành. Họ được trả một giá rẻ mạt là 3 triệu đồng bạc VN, tương đương với 42 ngàn dollars theo thời giá hồi đó, do tên Lou Connein, một Sĩ quan Tình báo Mĩ đưa đến, để các Tướng Tá đảo chánh chia chác với nhau.
Theo nhận xét của tôi thì Tổng thống Diệm là một Chí sĩ hết lòng vì Nước vì dân. Dù sao thì Cụ là một người có uy tín rất lớn đối với dân Việt Nam. Cái sai lầm lớn nhất của Cụ là một nhà Nho áp dụng chữ TÍN vào chính trị không đúng chỗ, đúng lúc và đúng người.
***
Vào những ngày cuối tháng 3.1975, tôi có đến Toà Giám mục lần chót gặp Đức Cha: Lần này, Ngài tỏ ra rất lo âu và nói với một giọng buồn bã. Số phận miền Nam còn bi đát hơn cả Trung hoa Quốc gia năm 1949, khi TT Tưởng Giới Thạch tháo chạy ra Đài Loan…
Tôi nói: Dù sao đi nữa xin Đức Cha đừng đi…
Ngài trả lời: Cha là người tu trì thì đi đâu..
Cứ mổi lần nghĩ đến biến cố 1963 và 30.4.1975, là tự nhiên tôi có hai câu hỏi: Thế kỉ XX này, có hai nhà Chính tri đạo đức, hai nhà Lãnh đạo tài ba Đó là: GANDHI & NGÔ ĐÌNH DIỆM… cả 2 đều bị ám sát…
Phải chăng chính trị không đi đôi với đạo đức ?
Nuớc ta có nợ nần, ân oán gì với Đất nước và Dân tộc Do Thái không? Tại sao có hai nhân vật Do Thái đem tang thương tai hoạ đến cho Đất nước ta?
* Năm 1954: ông Mendes France, Thủ tướng Pháp, một người gốc Do Thái đã chia cắt Việt Nam ra làm hai mảnh.
* Năm 1975: Kissinger, cũng là một người Do Thái đã bán đứng chúng ta. Nhân quả hay vận Nước hay ý Trời..?
Tôi có cơ duyên làm quen với cố Hồng Y Thuận vào năm 1967 khi Ngài là một vị Giám mục trẻ mới đổi về Giáo phận Nha Trang. Hồi đó, tôi là Sĩ quan cao cấp Không quân và là Đại diện Binh sĩ Công Giáo của Sư Đoàn II ở phi trường Nha Trang. Ngài rất trẻ rất đẹp trai, ăn nói dịu dàng, thái độ hiền hậu rất trí thức dễ thu hút người đối thoại.
Tôi thường lên xuống Toà Giám mục gặp Ngài, không phải là để hỏi các vấn đề Giáo lí hay xưng tội mà để thăm viếng như người thân tình. Mỗi lần xuống là Ngài mời vào trong văn phòng Toà Giám mục nói chuyện thân mật thoải mái. Tôi nhận xét Ngài thích bàn về chính trị và rất thông suốt các vấn đề Quốc tế. Cũng dễ hiểu thôi, vì Ngài hay đi Roma và Ngài cũng là Đại diện Caritas Quốc tế, một tổ chức Từ thiện của Giáo Hội Công Giáo Hoàn vũ ở Việt Nam. Ngài là cháu kêu Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bằng Cậu ruột. Biết Ngài ưu tư nhiều bí ẩn về cuộc đảo chánh 1963 nên có hôm tôi tò mò mạnh dạn hỏi Ngài về biến cố này.
NHỮNG BÍ ẨN LỊCH SỬ
Đức Cha Thuận kể: Với Mĩ thì cuộc đảo chánh không thể ngừng lại được. Lí do là những nhà tư bản Mĩ đã đầu tư cả hàng trăm tỉ Mĩ kim vào những Hãng chế tạo máy bay, Thiết giáp, tàu chiến, vũ khí đạn dược... Đối với họ thì không có gì đem lại lợi nhuận nhanh chóng bằng đầu tư vào chiến tranh. Bên cạnh đó, lại phải kể thêm thành phần các Tướng lãnh hiếu chiến trong Quân đội bên Ngũ Giác đài, những nhà Chính trị diều hâu trong Quốc Hội Mĩ và ở Toà Bạch ốc, có người không đồng quan điểm với Tổng thống Diệm. Trong lúc đó, Ông Cụ (TT Diệm) một mực từ chối không chịu cho quân đội Mĩ đổ vào Việt Nam.
Cái rủi cũng là một đại hoạ vì có một nhóm Tướng lãnh VN thời cơ… bị Mĩ mua chuộc
Trong ngày đảo chánh, có một gia đình người Mĩ thân với gia đình ông Nhu là ông bà Colby từng là Giám đốc CIA đã đến Nhà thờ cầu nguyện cho Tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu. Ông bà Colby đã nói với bạn bè là, hãy cầu nguyện cho hai người bạn Việt Nam. Ngài nói tiếp: Ông bà Colby là người Công Giáo và có người con trai làm Linh mục. Cuộc đảo chánh đã xảy ra như thế nào, phần lớn chúng ta đều đã biết. Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết…
Ngài kể tiếp với một giọng bình dị: Hai tuần sau đó, nhân dịp Tướng Dương văn Minh ra Huế, đem theo đứa con trai độ 10 tuổi và có ghé lại thăm. Ngài kể: Dương văn Minh vừa nói vừa đặt tay lên đầu đứa con: Thưa Cha, con thề trên đầu con của con là con không giết Tổng thống.
Ngài trả lời: Chuyện đáng tiếc đó đã xảy ra rồi, bây giờ làm sao đừng để cho quân Mĩ vào…
Nói đến đây, Ngài ngưng một vài phút và kể tiếp: Tướng Trần văn Đôn có đến gặp Ngài. Trong câu chuyện, Tướng Đôn đã nói: Các Tướng lãnh Việt Nam thật nhục nhã xấu hổ…
Chắc Ông Đôn muốn ám chỉ đến các Tướng đảo chánh, trong đó có ông…
Thời gian sau, Tướng Tôn Thất Đính ra Huế làm Tư lệnh Quân đoàn I có ghé lại thăm Ngài. Ngài mời Tướng Đính uống rượu Lễ...
Tướng Đính vừa uống vừa khóc và nói: Thưa Cha, con mà giết Tổng thống thì cũng như con giết cha con. Cho con một Sư Đoàn là con dẹp sạch bọn đó…
Sau đó, Quân Mĩ ồ ạt vào Việt Nam và chiến tranh leo thang khủng khiếp, gây đau thương tang tóc cho khắp 3 Miền Đất nước. Thời điểm này, Thầy Trí Quang có gọi điện thoại đề nghị với Ngài là Công Giáo và Phật giáo cùng họp nhau xuống đường biểu tình chống Mĩ.
Ngài trả lời với Thầy Trí Quang: Tôi với Thầy là những người tu trì… đừng làm chính trị…
Một sự việc đặc biệt đã xẩy ra trong đêm Tết Mậu Thân 1968. Theo lời Ngài kể: Một chiếc xe lạ dừng lại ngoài đường lộ, đối diện với Toà Giám mục trên bãi biển Nha Trang và một chiếc khác đậu bên hông trái Toà Giám mục… đã xối xả bắn vào phòng ngủ của Ngài. Cả phòng ngủ đầy lỗ đạn; áo quần và đồ dùng của Ngài bị rách nát chi chít những lỗ đạn. May là Ngài không ở nhà…
Tôi hỏi: Thưa Đức Cha… ai là thủ phạm việc này..? Ngài giữ im lặng không trả lời…
(* Xin bổ túc chi tiết này: Giáo sư Trần Xuân Nguyên (dạy tại trường La San Bá Ninh, Nha Trang) là Thư kí riêng của Đức Cha Thuận, kể chi tiết: Ngay sau đêm Tết Mậu Thân, xe lạ bắn vô phòng ngủ của Đức Cha Thuận thì sáng hôm sau, mấy giới chức Mĩ đến Toà Giám mục… ngỏ lời phân ưu vì Giám mục Thuận đã chết đêm Tết Mậu Thân… nhưng họ sửng sốt vì thấy Đức Cha không hề hấn gì… Các Giới chức Giáo phận Nha Trang lúc đó, đều quả quyết có bàn tay lông lá của ông bạn Đồng minh..!
* Chính Frère Irénée Trần Xuân Nhật (vừa là người nhà, vừa là bạn đồng môn của Nhị Long), con của Gs Trần Xuân Nguyên kể chi tiết cho Nhị Long tại La San Taberd Sàigòn 1969 – Nhịlangsơn bổ túc).
Nay đã trên 40 năm trôi qua. Buổi nói chuyện với Ngài cứ ám ảnh, làm tôi bận tâm suy nghĩ. Tại sao Ngài đã đem câu chuyện bí hiểm Lịch sử này mà kể cho tôi nghe. Ngoài tôi ra, không biết Ngài có kể thêm cho những người khác nghe không?
Bây giờ Ngài đã qua đời, câu chuyện lịch sử này sẽ là một bí ẩn không ai biết, nếu tôi không kể ra. Cho nên vì bổn phận thiêng liêng, tôi muốn phổ biến nó cho những nhà viết Sử sau này có một vài ánh sáng mới trong vụ đảo chánh 1963. Tôi cảm thấy mình phải viết ra cho công luận đối với một biến cố lịch sử đã làm cán cân chiến tranh nghiêng về phe Cộng sản. Tôi không viết để chỉ trích hay bênh vực một ai.
Theo tôi được biết thì hồi đó, phe Việt Cộng đã ăn mừng và ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam đã vui mừng: Đảo chánh ông Diệm là một món quà Trời cho. Bắc Việt cũng không ngần ngại tuyên bố là Mĩ đã dọn cỗ cho ta ăn…
Một nhà báo Pháp hỏi ông Hồ Chí Minh: Ông Diệm là người thế nào..? Ông Hồ đã trả lời: Ông Diệm là một người yêu nước theo đường lối của ông ta.
Cuộc đảo chánh 1963 vẫn còn nhiều bí ẩn.
Ai giết Tổng thống Diệm và ông Cố vấn Nhu. Nếu thật sự không phải ông Minh thì là ai? Có lí do nào ông Minh dám nói láo khi thề trên đầu con ông? Về cuộc chính biến 1963 đã có quá nhiều báo chí sách vở nói đến. Nhưng tôi cũng có một vài thắc mắc và nhận xét cá nhân.
Cũng thêm một sự tình cờ, sáng hôm đó, tôi chứng kiến đoàn xe đi vào Nhà thờ Cha Tam đón hai Ông trở ra. Trước đó, tôi ở Đà Nẵng vào họp hành quân ở Bộ Tư lệnh Không quân và tạm trú tại câu lạc bộ An Đông ở trong Chợ lớn. Đoàn xe nhà binh hùng hậu trên mười chiếc có cả xe bọc thép M113 và xe GMC gắn bốn khẩu đại liên 50 phòng không, dẫn đầu là chiếc xe jeep của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, tôi nhận ra ông Lắm; vì ông có bộ râu dê và anh Đỗ Thọ mặc chiếc áo T Shirt. Anh Thọ là dân Không quân quen thuộc.
Theo nhận xét của tôi thì cuộc chính biến 1963 không phải là một cuộc Cách mạng như ông Đôn viết trong hồi kí cuả ông, mà là một cuộc đảo chánh do Mĩ giàn dựng và các Tướng lãnh Việt Nam chỉ là kẻ thừa hành. Họ được trả một giá rẻ mạt là 3 triệu đồng bạc VN, tương đương với 42 ngàn dollars theo thời giá hồi đó, do tên Lou Connein, một Sĩ quan Tình báo Mĩ đưa đến, để các Tướng Tá đảo chánh chia chác với nhau.
Theo nhận xét của tôi thì Tổng thống Diệm là một Chí sĩ hết lòng vì Nước vì dân. Dù sao thì Cụ là một người có uy tín rất lớn đối với dân Việt Nam. Cái sai lầm lớn nhất của Cụ là một nhà Nho áp dụng chữ TÍN vào chính trị không đúng chỗ, đúng lúc và đúng người.
***
Vào những ngày cuối tháng 3.1975, tôi có đến Toà Giám mục lần chót gặp Đức Cha: Lần này, Ngài tỏ ra rất lo âu và nói với một giọng buồn bã. Số phận miền Nam còn bi đát hơn cả Trung hoa Quốc gia năm 1949, khi TT Tưởng Giới Thạch tháo chạy ra Đài Loan…
Tôi nói: Dù sao đi nữa xin Đức Cha đừng đi…
Ngài trả lời: Cha là người tu trì thì đi đâu..
Cứ mổi lần nghĩ đến biến cố 1963 và 30.4.1975, là tự nhiên tôi có hai câu hỏi: Thế kỉ XX này, có hai nhà Chính tri đạo đức, hai nhà Lãnh đạo tài ba Đó là: GANDHI & NGÔ ĐÌNH DIỆM… cả 2 đều bị ám sát…
Phải chăng chính trị không đi đôi với đạo đức ?
Nuớc ta có nợ nần, ân oán gì với Đất nước và Dân tộc Do Thái không? Tại sao có hai nhân vật Do Thái đem tang thương tai hoạ đến cho Đất nước ta?
* Năm 1954: ông Mendes France, Thủ tướng Pháp, một người gốc Do Thái đã chia cắt Việt Nam ra làm hai mảnh.
* Năm 1975: Kissinger, cũng là một người Do Thái đã bán đứng chúng ta. Nhân quả hay vận Nước hay ý Trời..?