Chúa Nhật VII PHỤC SINH A
Cv 1: 12-14; T.vịnh 26; I Phêrô 4: 13-16; Gioan 17: 1-11


HÃY CHÚC TỤNG VINH QUANG Thiên Chúa

Cách đây không lâu, thân phụ một người bạn của tôi qua đời. Ông là người chồng, người cha mẫu mực và là trụ cột vững chắc trong gia đình. Ông lâm trọng bệnh một thời gian và bạn tôi nghĩ bố mình vẫn còn trăn trở, lo lắng về gia đình, đặc biệt là vợ mình hay đau yếu. Liệu rằng bà ấy có được chăm sóc sau khi ông qua đời hay không? Bạn tôi nghĩ bố anh cần sự đồng ý và lời hứa (của người thân) để có thể ra đi. Vì thế, trong một đêm bên cạnh bố, bạn tôi đã nói với ông rằng: “Thưa bố, chúng con hứa sẽ chăm sóc cho mẹ. Giờ đây bố có thể yên tâm ra đi.” Sáng hôm sau, bố anh qua đời.

Đôi khi, những người đang hấp hối cần được đồng ý để họ bình an ra đi. Một số người cố níu kéo cuộc sống do sợ hãi những điều còn ở phía trước. Một số khác, nhìn những người thân yêu đang vây quanh, lại vẫn chưa muốn rời bỏ họ mà đi. Đôi khi, giống như điều bạn tôi nghĩ về thân phụ anh, có những người còn lo lắng cho tình trạng sức khỏe của người thân. Ai sẽ chăm lo cho những người này sau khi tôi qua đời?

Mối dây yêu thương liên kết chúng ta với những người thân một cách bền chặt. Chúng ta tin rằng thời gian đổi thay, nhưng tình yêu thì còn mãi, vượt trên cả sự chết. Chúng ta cầu nguyện cho những người quá cố, và tin tưởng rằng họ cũng cầu nguyện cho chúng ta. Làm sao họ không thể cầu nguyện cho chúng ta bởi vì tình yêu luôn trường tồn và là một nhân đức mạnh mẽ cơ mà? Chúng ta vẫn biết rằng những quan hệ máu mủ không phải lúc nào cũng liên kết chúng ta được. Các sợi dây liên kết như thế cũng có thể xuất hiện giữa bạn bè với nhau, giữa thầy/cô giáo và học sinh, giữa những vị thầy tâm linh và những môn đệ, v.v..

Vào lúc lâm chung, Thánh Đa Minh, Đấng sáng lập Dòng Anh Em Giảng Thuyết, đã khuyên các anh em đang vây quanh ngài đừng đau buồn, vì ngài sắp đi đến một nơi, ở đó ngài có thể làm được nhiều điều hơn cho các anh em trước nhan Chúa. Có cùng một âm hưởng như vậy, Tin Mừng hôm nay nói đến những thời khắc và những lời trăng trối cuối cùng. Đức Giêsu không ra đi trên giường bệnh, nhưng cái chết đối với Người không còn xa nữa. Đức Giêsu không lo cho chính mình, nhưng lo lắng cho những bạn hữu đang đồng bàn với Người. Ngay giờ phút thân mật và trang trọng này, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Chúng ta được diễm phúc lắng nghe những lời của Người.

Người cầu nguyện rằng: “Lạy Cha! Giờ đã đến, xin tôn vinh Con Cha, để Con Cha tôn vinh Cha…” Có gì là vinh quang trong cái chết của ông Giêsu lành thánh này? Có điều gì để vui mừng và hân hoan đây? Có lẽ, bởi trong cái chết của Đức Giêsu, người ta nhận thấy Người đã hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Người luôn trung tín dù phải chịu đau khổ và phải chịu chết. Đây chẳng phải là niềm hân hoan sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa!

Trong cái chết của Đức Giêsu, người ta hiểu được Thiên Chúa yêu thương Người đến dường nào, hiện diện bên cạnh Người và tăng sức cho Người. Đây chính là một lời hứa cho chúng ta: Thiên Chúa cũng yêu thương và hiện diện bên cạnh chúng ta trong đau khổ và thất vọng. Đây chẳng phải là điều đáng vui mừng hay sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa! Sau khi Đức Giêsu chịu chết, Thiên Chúa không bỏ rơi Người nơi huyệt mộ, nhưng đã nâng Người lên một đời sống mới. Đây cũng là một lời hứa cho chúng ta: Thiên Chúa sẽ không rời bỏ chúng ta trong sự chết, nhưng sẽ nâng chúng ta lên một đời sống mới. Đây chẳng phải là điều đáng vui mừng hay sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa!

Lời cầu nguyện của Đức Giêsu trong bữa Tiệc Ly đã được hoàn tất. Vinh quang Thiên Chúa chiếu toả nơi Đức Giêsu. Thiên Chúa chứng tỏ sự tin tưởng, thuỷ chung và mạnh mẽ trong đau khổ và cái chết của Đức Giêsu. Ngoài Thiên Chúa ra, ai có thể khuất phục hoàn toàn và đánh bại sự chết? Nếu Thiên Chúa đã chinh phục được sự chết, thì không ai phải sống mà không có niềm hy vọng. Sẽ chẳng còn một hoàn cảnh hay nơi nào vượt khỏi tầm với của Thiên Chúa; chẳng một ai lạc hướng mà Thiên Chúa lại không trao ban sự sống cho họ. Đây chẳng phải là điều đáng vui mừng hay sao! Xin tôn vinh Thiên Chúa!

Các cuộc chiến thắng và những khoảnh khắc vinh quang trong cuộc sống chỉ là nhất thời. Năm trước, đội Red Sox đã thắng giải World Series trên sân Fenway. Những người hâm mộ đội bóng rất phấn kích và ăn mừng chiến thắng trong nhiều ngày. Đây là vinh quang của năm ngoái. Nhưng năm nay, họ thắng 20 trận và để thua 21 trận. Vinh quang thế gian thật chóng qua! Từ nơi Đức Giêsu, chúng ta học biết rằng vinh quang Thiên Chúa biểu lộ chính là việc Người hiện diện bên cạnh chúng ta ngay cả trong thất bại, và hứa ban cho chúng ta sự sống mới. Thiên Chúa có thể giúp chúng ta bắt đầu lại khi mọi sự dường như không thể. Chúng ta có thể sử dụng một từ để miêu tả tất cả điều này, tóm gọn vinh quang Thiên Chúa, đó là “Phục sinh”

Chúng ta tôn vinh sự phục sinh không chỉ trong Lễ Phục Sinh hoặc những tuần sau lễ này, nhưng là mỗi khi chúng ta quy tụ nơi đây để thờ phượng. Chúng ta tôn vinh điều sứ thần Gabriel nói với Đức Maria: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể.”

Đôi lúc, thật khó để giữ lấy niềm hy vọng: dù đã biết lường trước hết mọi cách, nhưng mọi việc vẫn cứ rạn nứt ở những nơi vết thương sắp lành; khi khả năng của lý trí cám dỗ chúng ta hãy từ bỏ và thúc giục chúng ta: “Hãy quên đi”; khi chúng ta dồn hết tâm lực vào một vấn đề khó khăn nào đó, và chúng ta không chắc mình có thể thành công hay không. Chúng ta cần những điều đã mang đến cho Đức Giêsu, đó là sức mạnh, hy vọng và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Tắt một lời, chúng ta cần Thánh Thần.

Trong bữa Tiệc Ly, Thiên Chúa đã hứa với các tông đồ rằng Người sẽ không để các ông mồ côi, cũng chẳng để chúng ta lẻ loi một mình, nhưng sẽ sai Thần Khí đến với chúng ta. Và Người đã giữ lời hứa.

Tuần sau, chúng ta sẽ mừng kính Thần Khí ngự đến. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống không chỉ là một trong những ngày lễ lớn của Giáo Hội. Đó là lễ chúng ta chúc tụng vinh quang Thiên Chúa: Thiên Chúa chúng ta, Đấng luôn quý trọng chúng ta, Đấng không bỏ rơi chúng ta trong những lúc khó khăn, và khi chúng ta thấy mình như đã chết, thì Đấng ấy lại ban cho chúng ta sự sống mới.

Giờ đây, liệu rằng đội Red Sox sẽ chiến thắng trong mùa giải khác, sẽ giành giải World Series một lần nữa và mang vinh quang về cho Boston hay không? Trừ phi họ cải thiện những cú đánh bóng và ném bóng!

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


7th SUNDAY OF EASTER (A) -
Acts 1: 12-14; Psalm 27; I Peter 4: 13-16; John 17: 1-11


A friend’s father died recently. He was a very good man, an affectionate husband and father and a hard-working provider for his family. He had been gravely ill for a while and my friend thought he was hanging on because he was worried about his family, especially his frail wife. Would she be cared for after his death? My friend thought his father needed permission and assurance to let go and so, alone with his father one night, he told him, "It’s ok dad, we will take care of mom, you can go home now." The next morning his father died.

Sometimes dying people need permission and encouragement to let go. Some cling to life out of fear of what lies ahead. Others, looking at loved ones gathered around them, are reluctant to leave those they love. Sometimes, as my friend thought about his dad, they have concern for the well-being of a loved one. Who will take care of them after the death of the caretaker or spouse?

The bonds of love we have join us with unbreakable ties to those we love. We believe that while changed, that love lasts beyond the grave. We pray for our deceased and trust they do the same for us. How could they not, since love lasts and it such a powerful virtue? We know too that blood ties are not all that unite us. Such ties also exist between friends; teachers and students; religious guides and disciples, etc.

The founder of our Order, St. Dominic, told those gathered around his bedside as he lay dying, not to grieve, he was going to a place where he could do even more for them in God’s presence. Today’s gospel has that kind of sound to it; of last moments and last words. Jesus is not on his death bed, but death is not very far away. His concern is not for himself, but for those seated around the table with him. It is an intimate and solemn moment as he prays to God and we are privileged to listen in.

He prays, "Father, the hour has come. Give glory to your son, so that your son may glorify you...." What can be so "glorious" about the death of this good man Jesus? What is there to stand up and cheer about? Maybe, because in his death, people will see how much he trusted God. He remained faithful, even through his pain and death. That’s something to cheer about. Glory to God!

In his death people will also see how much God loved him, stood by him and strengthened him. It’s a promise to us: God loves us too and is with us in pain and disappointment. That’s something to cheer about! Glory to God! After his death, God didn’t abandon Jesus in his grave, but raised him to new life. A promise to us too: God does not desert us in our death, but raises us to new life. That’s something to cheer about! Glory to God!

Jesus’ prayer at the Last Supper was fulfilled. God’s glory shone through Jesus. God proved faithful, constant and strong in Jesus’ suffering and dying. Who else but God could bring such victory out of complete defeat and death? If God could conquer death then there is no one who need be without hope. There is no situation or place out of God’s reach; no person who is so lost that God can’t bring life to them. That’s something to cheer about! Glory to God!

Most victories and moments of glory in life are temporary. The Red Sox won the World Series last year at Fenway Park. Their fans cheered and the celebration went on for days. That was last year’s glory. This year they have won 20 games and lost 21. Thus passes the glory of the world! What’s "glorious" about God, we learn through Jesus, is that God stands with us even in defeat and promises us new life. God can help us begin again when all seems impossible. There’s a word to describe it all, that sums up God’s glory, it’s "Resurrection."

We celebrate resurrection, not only on Easter, or these weeks right after the feast, but each time we come together here for worship. We celebrate what the angel Gabriel said to Mary, "Nothing is impossible for God."

It’s hard to cling to hope sometimes: when, by all measurable means, things are cracking at the seams; when human logic tempts us to give up and urges us, "Forget about it"; when we have to stick with a difficult task and we are not sure we can. We need what gave Jesus strength, hope and confidence in God. In a word... we need the Holy Spirit.

Jesus made a promise to his disciples at the Last Supper that he would not leave us orphans, struggling on our own, but that he would send us the Spirit. It is a promise he kept.

Next week we will celebrate the coming of that Spirit. Pentecost isn’t just one among many church feasts. It is the feast when we celebrate the glory of God: our God, who doesn’t let us down; who doesn’t abandon us inrough times and who, when we feel dead, gives us new life.

Now, will the Red Sox pull off another winning season, win the World Series again and bring glory again to Boston? Not unless their relief pitching and batting improves!