5. Người dâng lên Chúa Cha thân xác Người: Thăng Thiên và các bí tích
Chính vì thân xác mở cửa đưa ta vào lãnh vực tương quan của hiện sinh con người, nên việc Lên Trời theo xác thân của Chúa Giêsu đã biến đổi đời sống của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, biến đổi năng động tính từng sinh động hóa vũ trụ. Nói rằng Chúa Kitô làm viên mãn mọi sự bằng sự hiện diện của Người là nói rằng sự sống trong thân xác giờ đây trở nên mới mẻ vì nó đã được nâng lên tới Chúa Kitô. Đây là lý do khiến Thánh Hilariô thành Poitiers giải thích hình ảnh trong Tin Mừng nói về thành phố trên núi không thể nào bị che khuất. Thành phố này chính là thân xác Chúa Giêsu: một thành phố có nhiều dân cư thế nào, thì Chúa Kitô cũng chứa trọn nhân loại trong thân xác của Người như vậy. Như thế, việc hiển dương thân xác Chúa Kitô bao hàm việc hiển dương Giáo Hội, một định chế mà việc làm và việc giảng dạy chính là ánh sáng cho thế gian. Trong Giáo Hội, trong hành động và trong lịch sử Giáo Hội, khả năng của thân xác trong việc biểu lộ thể thần linh như là cùng đích mọi sự đã được đưa lên một độ cao mới. Đó là nhiệm cục bí tích mà ta sẽ lưu tâm dưới đây.
Một yếu tố chính trong niềm tin vào Thăng Thiên là dây nối kết giữa thân xác và Thiên Chúa. Chủ trương này làm ta bỡ ngỡ vì, theo đường lối suy nghĩ của Socrate trong Phaedo, ta thường cho rằng thân xác là một trở ngại đối với mối liên hệ của ta với thể thần linh. Tuy nhiên, theo Thánh Kinh, thân xác là nơi rất tốt để Thiên Chúa tỏ mình ra (34). Sự phục sinh của thân xác, một mục tiêu mà cuộc sống Kitô hữu hướng tới, xác nhận khía cạnh này. Sự viên mãn của thân xác diễn ra khi nó được tràn đầy Chúa Thánh Thần và trở nên thân xác thiêng liêng. Điều này muốn nói thân xác không chống lại Thần Khí, nhưng đúng hơn là bạn đồng hành của Thần Khí, là nơi thích hợp ở trên đời để Người hành động và ngụ cư.
Điều trên khả hữu vì thân xác là nơi sự sống, nhờ biết mở cửa chào đón thế giới và nhân loại, nên đã khám phá ra ngay trong nó mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng Hóa Công. Chỉ ở trong thân xác, Thiên Chúa mới được tỏ tường. Trong thân xác, Thiên Chúa xuất hiện, không như một đối tượng ngoại tại nào đó được đặt trước mắt ta để ta kiểm soát, cũng không như một chân trời xa tít để con người thèm muốn, một chân trời rất dễ bị hiểu lầm là phóng chiếu hay là ảo ảnh đơn thuần. Thân xác làm chứng rằng chúng ta được tình yêu, một tình yêu đi trước chúng ta, dựng nên và chào đón vào hiện sinh. Giờ đây, thể siêu việt được hiểu như nguồn suối từ đó phát sinh ra mọi sự sống, như một tình yêu nguyên sinh hạ sinh ra ta. Đàng khác, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, thân xác đã khởi động một năng động tính để đẩy con người vượt quá chính mình, hướng về hiệp thông với thể siêu việt.
Nhưng đâu là vai trò của Thăng Thiên trong lịch sử của sợi dây nối kết giữa thân xác và thể thần linh này? Thân xác Chúa Kitô, nay đã hiển vinh, được nối kết với mọi tạo vật một cách mới mẻ. Mầu nhiệm này thông truyền cho vũ trụ tình trạng vinh hiển của thân xác Chúa Giêsu, qua việc nó đặt ra mục tiêu dứt khoát là chính Chúa Cha mà mọi tạo vật đều hướng tới. Như thế, một chân trời mới đã mở ra cho tạo dựng: mọi tạo vật đều đã ở trên thiên đàng, vì mọi loài nay đang di chuyển vào chính trái tim Thiên Chúa. Cho nên, dựa vào Thăng Thiên, thân xác nhận được một ngôn ngữ mới; khả năng của thân xác trong việc công bố Thiên Chúa nay được nâng lên một bình diện mới. Đó là ngôn ngữ bí tích, trong đó, tạo dựng vật chất nói lên mối tương quan đã trở nên trọn hảo hơn với thể siêu việt. Ta thường nghe nói tới ý nghĩa bí tích của vũ trụ: mọi sự trong vũ trụ đều là dấu chỉ sự hiện diện thần linh. Nhưng quan điểm này chắc chắn có cái nguy hiểm của nó: đẩy tới tận cùng, nó có thể dẫn ta tới chỗ quên khuấy mất tính mới mẻ do Chúa Kitô mang tới. Thực vậy, nếu toàn thể vũ trụ đều là bí tích cứu rỗi, thì công trình của Chúa Giêsu sẽ chỉ là dọn đường dư thừa; nó chỉ dọn đường nơi đã có đường rồi. Ấy thế nhưng, bất chấp nguy hiểm nào, vẫn cần phải nói tới tính bí tích của vũ trụ, nếu ta muốn phục hồi cái hiểu nhờ đâu trật tự tạo dựng, từ bên trong, vốn mở cửa chào đón cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Hơn nữa, nếu không được nói tới tính bí tích của vũ trụ, thì ta không tài nào hiểu được đích điểm tối hậu mà vũ trụ đã tiếp nhận được từ Chúa Giêsu, vì đích điểm này sẽ trở thành ngoại tại đối với diễn trình vạn vật. Thực thế, quan điểm hiện đại về thiên nhiên, một quan điểm loại bỏ hoàn toàn tính biểu tượng và tính bí tích của nó, quả đi ngược hẳn lại quan điểm về vũ trụ của Thánh Kinh và của Kitô Giáo: thân xác có tính duy máy móc của thời hiện đại chỉ được Lời (Logos) mặc lấy theo kiểu con rối bị người múa rối thao túng.
Trong thế quân bình tế vi giữa tính bí tích của tạo dựng và nét mới mẻ của Chúa Kitô, có thể nói, tính thân xác đã cho ta thấy một sự cân bằng rất thích đáng. Như đã nói, chính ở đây, trong thân xác, vũ trụ (nhất là nhờ cuộc gặp gở bản vị) đã mở cửa cho Thiên Chúa. Cho nên, trong tính thân xác, ta thấy có sự trong suốt sơ khởi đối với mầu nhiệm, một tiếp nhận sơ khởi đối với ơn thánh cứu chuộc, được thông truyền qua cảm nghiệm yêu thương. Một hiện diện như thế chắc chắn vẫn còn mỏng manh, chưa có khả năng tiếp tục sáng rực được lâu (chắc chắn sẽ tan vỡ trước cái chết) cũng như không đủ sức mạnh (sẽ bất lực trước tội dửng dưng hay vị kỷ).
Chính Chúa Kitô, trong việc Nhập Thể, trong sự sống và trong sự chết của Người giữa chúng ta, đã ban cho ngôn ngữ thân xác sự viên mãn của nó, giúp nó tính liên tục quá bên kia sự chết, và một tính nhất quán bất chấp mọi mỏng dòn nhân bản. Từ đây, thân xác có khả năng biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải mình như nguồn gốc và đích đến trong cuộc hành trình này của lịch sử. Trong việc Lên Trời của Người, Chúa Kitô liên kết cách mới mẻ tính vật chất của tạo dựng vào chính Người, bằng cách cho ta thấy: nguồn gốc mọi thân xác là ở nơi Chúa Cha và bằng cách thiết lập ra đích đến tối hậu là Thiên Chúa. Điều được khai sáng ở đây chính là hình thức bí tích rất thích đáng của sự hiện diện trong thân xác. Thăng Thiên trở thành nền tảng của bí tích học, vì nó tái cấu hình (reconfigures) khả năng biểu tượng của thân xác. Đấng Đáng Kính Bede, chẳng hạn, khi so sánh việc Elia lên trời với việc Chúa Giêsu lên trời, đã nói rằng Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội các bí tích, hệt như tiên tri Êlia để lại cho Êlisa chiếc áo khoác của ông.
Nhấn mạnh tới sợi dây nối kết giữa Thăng Thiên và các bí tích chỉ là đặt chúng vào một viễn tượng thích đáng. Dưới ánh sáng này, điều trước nhất là các bí tích xuất hiện không như là hành động của Giáo Hội mà như là công trình của Chúa Kitô, qua đó, Người hạ sinh ra Nhiệm Thể Giáo Hội. Ta nên nhớ rằng Êphêsô 4:10, trong đó, Chúa Giêsu bay lên để Người làm cho mọi sự nên viên mãn, là nền tảng của Êphêsô 1:22-23, nơi Giáo Hội được coi như sự viên mãn của Chúa Kitô. Điều này làm nổi bật sự kiện này: Giáo Hội được hạ sinh từ các bí tích và chỉ vì lý do này, các bí tích có khả năng xuất hiện trong Giáo Hội.
Theo chiều hướng này, điều quan trọng là phải nhớ tới ý nghĩa hy sinh trong hành vi lên trời của Chúa Kitô. Điều này đã được Thư Do Thái nhấn mạnh. Thư này trình bày Lên Trời như là đỉnh cao lễ dâng của Chúa Kitô: “chúng ta có vị thượng tế đã băng qua các tầng trời” (Dt 4:14), và đã dâng lễ hy sinh của Người trong nhà tạm không do bàn tay con người làm nên (Dt 9:11), là chính thân xác vinh hiển của Chúa Kitô. Một truyền thống giáo phụ cũng đã liên kết Thăng Thiên với lễ hy sinh. Thực vậy, Hippôlytô nói rằng Chúa Giêsu, khi lên trời, đã đem thân xác Người lên Chúa Cha và dâng con người làm của lễ. Chúa Kitô dâng thân xác hiển vinh của Người cho Thiên Chúa làm hoa quả đầu mùa của tân sáng thế, một sáng thế bao gồm mọi con người.
Đâu là ý nghĩa của lễ dâng mà Chúa Kitô đã dâng bằng thân xác của Người lên Chúa Cha trên thiên đàng? Về phương diện này, lời giải thích của Thánh Augustinô về lễ hy sinh rất hữu ích. Lễ hy sinh không hệ ở việc tiêu hủy của lễ hiến dâng, mà đúng hơn hệ ở việc Thiên Chúa và con người ở trong nhau, hệ ở việc hợp nhất đạt được trong sự viên mãn của yêu thương. Qua cái chết trên Thánh Giá của Người, Chúa Giêsu hoàn toàn trở nên một với tình yêu của Thiên Chúa, trong một lễ hy sinh hoàn hảo. Cũng thế, nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô như một thân thể, các môn đệ tham dự vào sự hợp nhất của Chúa Kitô với Cha của Người. Do đó, Thánh Augustinô kết luận như sau: “Đây là lễ hy sinh của các Kitô hữu: nhiều người nên một thân xác trong Chúa Kitô”.
Hilariô thành Poitiers nói rằng sau 40 ngày hiện ra với các môn đệ, Chúa Kitô cảm nghiệm cùng một điều như Người đã cảm nghiệm sau 40 ngày ăn chay trong hoang địa: Người thấy đói. Chắc chắn đây là một cái đói đặc biệt: cái đói ơn cứu rỗi nhân loại, một cái đói được thỏa mãn khi Chúa Giêsu, lúc lên cùng Chúa Cha, đã dâng con người nhân bản lên Thiên Chúa và mang ơn cứu rỗi xuống cho con người. Như thế, lễ hy sinh của Thăng Thiên là chính sự hiệp thông trọn vẹn giữa thân xác và Thiên Chúa trong các hoa trái đầu mùa của thân xác Chúa Giêsu. Hậu quả của việc này là từ nay con người có thể tiếp nhận được các hoa trái đầu mùa của Thần Khí. Như thế, lịch sử trở thành một diễn trình trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, từ từ trở thành đồng hình đồng dạng với Thần Khí của Đấng Phu Quân mình, vốn là Con Thiên Chúa. Sự viên mãn của việc đồng hình đồng dạng này sẽ đạt được trọn vẹn khi lời lẽ của Thánh Irênê được ứng nghiệm: “thân xác đã chiếm hữu được gia sản của nó nhờ Thần Khí; nó đã từ bỏ chính mình để có thể mặc lấy phẩm tính của Thần Khí; nó đồng hình đồng dạng với Lời Thiên Chúa”.
Dựa vào điều trên, ta có thể thiết lập được mối liên kết giữa Thăng Thiên và bí tích Thánh Thể, vốn là lễ dâng thân xác Chúa Con lên Chúa Cha. Calvin trước đây đã nối kết hai mầu nhiệm này với nhau. Nhà cải cách này giải thích rằng vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên thiên đàng, nên nó không thể hiện diện trên bàn thờ được nữa; tuy nhiên, ông nói thêm: bất cứ ai rước Lễ chắc chắn sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Kitô, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Như thế, Calvin đã mạnh mẽ làm nổi bật thành tố thần khí học (pneumatological). Ấy thế nhưng bên dưới quan điểm của ông là cái hiểu quá hẹp hòi về tính thân xác: vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên trời, nên nó không thể đồng thời ở dưới đất. Như ta đã thấy: sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trên trời chính là để Người có thể làm mọi sự nên viên mãn; đây chính là cơ sở khiến thân xác Người có khả năng trở nên hiện diện dưới các hình thánh thể.
Thăng Thiên là mầu nhiệm của hiện diện và khuyết diện. Làm thế nào để có thể kết hợp hai chiều kích này? Nếu ta quả quyết sự hiện diện bằng thân xác của Người, thì điều này há không dẫn ta tới chỗ quá nhấn mạnh tới căn tính của Giáo Hội đó ư? Há ta không nên nói rằng Chúa Giêsu khuyết diện bằng thân xác, và chỉ hiện diện bằng Thần Khí, để tránh khả thể Giáo Hội có thể thay thế Chúa Giêsu đó sao? Trái lại, điều rõ ràng là sự hiện diện thực sự, có tính thân xác của Chúa Kitô trong Thánh Thể đã cung cấp cho ta chìa khóa để hiểu sự tương phản của hiện diện và khuyết diện này. Thực vậy, ta phải phân biệt giữa loại hiện diện của một đối tượng mà nếu đặt trước mặt tôi, sẽ được tôi thăm dò dưới mọi khía cạnh có thể thăm dò được, và loại hiện diện kêu mời tôi vào trong chính nó để có thể tiến tới chỗ biết nó; nó cho phép tôi được bao bọc trong ánh sáng của nó, và vì lý do này, nó không bao giờ để mình bị thống trị bởi chủ thể đang ngắm nhìn nó. Chính loại hiện diện sau được tính thân xác làm cho khả hữu. Thân xác không bao giờ bị đặt trước ta; ta nhìn thế giới từ bên trong thân xác, nghĩa là, từ bên trong chính thực tại đang bảo bọc ta, từ bên trong cái nơi ta đã luôn được tiếp nhận. Bên trong sự hiện diện đang diễn ra trong và nhờ thân xác này, ta có khả năng nhận ra hồng phúc nguyên khởi trước nhất, tức sự hiện diện đầu tiên luôn luôn có đó, ngay trước cả sự hiện diện của con người với chính họ. Chính vì là nguyên khởi, sự hiện diện này không bao giờ bị chiếm hữu cả; đây là lý do giải thích sự mầu nhiệm tại sao nó vừa rất gần gũi mà lại rất khuyết diện đối với ta. Chính trong cách thế này, thân xác đã nói thứ ngôn ngữ của phận làm con (filiation), là thứ ngôn ngữ biểu lộ một hiện diện nguyên khởi vốn đi trước ta nhưng bảo bọc ta.
Hơn nữa, sự hiện diện thân xác mở ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ bản vị giữa các ngôi vị có thể diễn ra và đồng thời nó khai mở cả một chân trời dẫn tới siêu việt. Một lần nữa, sự hiện diện của yêu thương, vốn được mở ra trong thân xác, không bao giờ bị đặt trước mặt ta, như một đối tượng để ta mặc tình ngắm nghía, chính vì nó đụng tới ta từ bên trong và xác định ta là ai. Nó chỉ có thể được nhìn nhận nếu ta chịu tham dự vào nó và đồng hành hướng về chân trời nó mở ra. Bằng cách này, thân xác nói thứ ngôn ngữ của tân hôn (nuptiality), chào đón mầu mỡ.
Sự hiện diện bí tích của Chúa Kitô là sự hiện diện thân xác và do đó bao hàm trong nó cảm thức khuyết diện này: nó không thể bị đặt trước mắt ta; nó đi trước ta với một ơn thánh nguyên khởi (chiều kích con thảo) và mời gọi ta lên đường hướng về chân trời mãi mãi tít tắp xa xăm (chiều kích phu thê và mầu mỡ). Thân xác mở cho ta một viễn tượng con thảo vì nó mở cho ta thấy sự hiện diện của Chúa Cha, một hiện diện luôn có trước ta. Nó mở cho ta một chân trời tân hôn trong đó thân xác nên một của Chúa Kitô và của Giáo Hội luôn luôn là một gặp gỡ trong tự do, trong nhu cầu trưởng thành bên trong thời gian, sống hướng về lời hứa tối hậu, chào đón “điều luôn lớn hơn”, mong chờ cuộc gặp gỡ dứt khoát.
Như một loại suy, ta hãy xem sét một cái mơn trớn hay một cái ôm thân xác: điều mà tay ta hay cánh tay ta muốn giữ chặt lấy luôn luôn vượt quá điều được rờ mó. Có một chiều sâu được thân xác mở ra cho ta, và chiều sâu này thực sự là hậu cảnh tối hậu cho hành động của ta, đó là sự hiệp thông với người ta yêu. Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong các bí tích mang một cấu trúc tương tự, thứ cấu trúc của một hiện diện thực sự được tỏ hiện như tình yêu nguyên khởi và tình yêu này hướng ta về đích điểm cánh chung tối hậu.
Điều hoàn toàn chắc chắn là các bí tích cũng mang theo một tính mới mẻ lớn lao. Kết quả của Thăng Thiên là đây: cấu trúc của sự hiện diện thân xác đã được biến đổi, nguồn gốc được chỉ ra trong thân xác nay ở trong cung lòng Chúa Cha, được nối kết với việc sinh ra Chúa Con từ thuở đời đời; đích điểm ta được hướng dẫn tới chính là tay phải Chúa Cha. Như thế, ta gặp một năng động tính mới mẻ, một năng động tính mở rộng các biên giới của tính thân xác, để thân xác có khả năng tiếp đón trong chính nó sức nặng muôn đời của tình yêu thần linh. Sự biến đổi này đòi hỏi thời gian, một thời gian trong đó Thần Khí và Tân Nương kêu lên “Hãy đến!” Hành trình của Chúa Con khiến Giáo Hội có khả năng vuợt qua con đường giữa hai tọa độ nguồn gốc và đích đến của mình. Như thế, sự hiện diện trong thân xác mở toang một vết thương buộc ta đi tìm một kết hợp trọn vẹn, như Thánh Gioan Thánh Giá từng hát: “Hỡi người yêu dấu, người đang trốn nơi nao, để tôi phải kêu than? Người bỏ trốn như hươu đực sau khi làm tôi bị thương; tôi ra gọi người, nhưng người đã biệt tăm…” (Ca Khúc Thiêng Liêng, I)
Vết thương này không những ảnh hưởng tới tín hữu, nó cũng phải được phản ảnh cả nơi Chúa Kitô nữa, vì Người vốn gần gũi với nhân tính trong thân xác của Người. Thời gian sau Thăng Thiên, tức thời gian Người che mặt, bảo đảm rằng Chúa Giêsu không tách biệt khỏi các đau khổ của ta; vì các đau khổ này đã được Người kết hợp mãi mãi với các vết thương vinh hiển của Người. Do đó, ta có thể đồng hành với Người trong suốt các mầu nhiệm của đời Người trong thân xác và biến ta thành những người đồng thời với Người. Bản văn giáo phụ của Thánh Giustinô Tử Đạo nói rõ khía cạnh này:
“Vì khi các nhà cai trị thiên đàng thấy Người trong bộ dạng xấu xa và méo mó, và chẳng vẻ vang chút nào, đến không nhận ra Người, bèn lên tiếng hỏi: “Vị Vua vinh hiển này là ai?” Thì Chúa Thánh Thần, một là nhân danh Ngôi Cha hai là nhân danh chính ngôi của Người, đã trả lời: “Chúa các đạo binh, chính là vị Vua vinh hiển này”. Vì mọi người sẽ thú nhận rằng không một ai trong số những người chủ trì tại các cổng Đền Thờ ở Giêrusalem dám nói liên quan tới Salômôn… hay liên quan tới hòm bia giao ước “vị Vua vinh hiển này là ai?” (Đối thoại với Trypho, 36, 5-6).
Các đau khổ của các Kitô hữu bị bách hại đã ghi ấn tượng mạnh mẽ nơi Thánh Giustinô. Vì lý do này, ngài nhìn Chúa Giêsu lên trời, không dưới khía cạnh vinh hiển của Vua Salômôn, mà đúng hơn dưới bộ dạng méo mó vì thương tích và cái chết của Người. Đây là lý do khiến các thiên thần không nhận ra Người và lên tiếng hỏi “Vị vua vinh hiển này là ai?”. Mầu nhiệm Lên Trời bảo đảm dây liên kết giữa thân xác Chúa Giêsu và Giáo Hội; nó bảo đảm rằng Người tiếp tục dự phần vào các đau khổ của ta. Như thể mọi lịch sử đều hội tụ vào trong các thương tích của Chúa Kitô, các thương tích mà Đấng Phục Sinh vẫn duy trì, cùng lên trời với chúng.
Nói tóm lại, với Thăng Thiên, một điều gì mới mẻ đã diễn ra sau các biến cố Phục Sinh: thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu liên kết thân thể Giáo Hội với chính Người, và qua thân thể này, Người liên kết với toàn thể vũ trụ. Một lối mới trong việc sống thực tính thân xác đã xuất hiện trong thế giới; lối sống này, do đó, là lối sống riêng của Đấng Phục Sinh. Nếu trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu nối kết nguồn gốc lịch sử vào chính nguồn gốc của Người là Chúa Cha, thì nay, Người kết hợp việc Người trở về với Chúa Cha với việc lịch sử chuyển dịch về hướng Thiên Chúa. Nó như thể việc đổi hướng để lái các thế kỷ về một mục đích mới. Mọi sự, do đó, được chuẩn bị cho ngày Hiện Xuống, tức giờ phút Chúa Thánh Thần được tràn đổ trên Giáo Hội. Vai trò của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn Giáo Hội qua dòng lịch sử, làm đường đi của Giáo Hội luôn đồng dạng với nguồn gốc mà Chúa Kitô đã thiết lập khi Người xuống thế và đích đến mà Người đã thiết lập khi trở về với Chúa Cha. Suốt qua diễn trình này, Chúa Kitô đều hiện diện bằng thân xác qua các bí tích, là các thực thể mở rộng các khả năng của thân xác thành nơi ngụ cư của Thiên Chúa. Thân xác của Người tạo ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ trong tự do có thể diễn ra; trong cuộc gặp gỡ này, Kitô hữu có thể nhận ra nguồn gốc chân thực và cuộc hành trình tiến về đích đến tối hậu của họ: từ Chúa Cha và tới Chúa Cha.
Phóng dịch bài Mầu Nhiệm Thăng Thiên của Jose Granadas, DCJM, phó chủ tịch Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia Đình tại Đại Học Latêranô ở Rôma, đăng trên Communio số 38 (Xuân 2011).
Chính vì thân xác mở cửa đưa ta vào lãnh vực tương quan của hiện sinh con người, nên việc Lên Trời theo xác thân của Chúa Giêsu đã biến đổi đời sống của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, biến đổi năng động tính từng sinh động hóa vũ trụ. Nói rằng Chúa Kitô làm viên mãn mọi sự bằng sự hiện diện của Người là nói rằng sự sống trong thân xác giờ đây trở nên mới mẻ vì nó đã được nâng lên tới Chúa Kitô. Đây là lý do khiến Thánh Hilariô thành Poitiers giải thích hình ảnh trong Tin Mừng nói về thành phố trên núi không thể nào bị che khuất. Thành phố này chính là thân xác Chúa Giêsu: một thành phố có nhiều dân cư thế nào, thì Chúa Kitô cũng chứa trọn nhân loại trong thân xác của Người như vậy. Như thế, việc hiển dương thân xác Chúa Kitô bao hàm việc hiển dương Giáo Hội, một định chế mà việc làm và việc giảng dạy chính là ánh sáng cho thế gian. Trong Giáo Hội, trong hành động và trong lịch sử Giáo Hội, khả năng của thân xác trong việc biểu lộ thể thần linh như là cùng đích mọi sự đã được đưa lên một độ cao mới. Đó là nhiệm cục bí tích mà ta sẽ lưu tâm dưới đây.
Một yếu tố chính trong niềm tin vào Thăng Thiên là dây nối kết giữa thân xác và Thiên Chúa. Chủ trương này làm ta bỡ ngỡ vì, theo đường lối suy nghĩ của Socrate trong Phaedo, ta thường cho rằng thân xác là một trở ngại đối với mối liên hệ của ta với thể thần linh. Tuy nhiên, theo Thánh Kinh, thân xác là nơi rất tốt để Thiên Chúa tỏ mình ra (34). Sự phục sinh của thân xác, một mục tiêu mà cuộc sống Kitô hữu hướng tới, xác nhận khía cạnh này. Sự viên mãn của thân xác diễn ra khi nó được tràn đầy Chúa Thánh Thần và trở nên thân xác thiêng liêng. Điều này muốn nói thân xác không chống lại Thần Khí, nhưng đúng hơn là bạn đồng hành của Thần Khí, là nơi thích hợp ở trên đời để Người hành động và ngụ cư.
Điều trên khả hữu vì thân xác là nơi sự sống, nhờ biết mở cửa chào đón thế giới và nhân loại, nên đã khám phá ra ngay trong nó mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng Hóa Công. Chỉ ở trong thân xác, Thiên Chúa mới được tỏ tường. Trong thân xác, Thiên Chúa xuất hiện, không như một đối tượng ngoại tại nào đó được đặt trước mắt ta để ta kiểm soát, cũng không như một chân trời xa tít để con người thèm muốn, một chân trời rất dễ bị hiểu lầm là phóng chiếu hay là ảo ảnh đơn thuần. Thân xác làm chứng rằng chúng ta được tình yêu, một tình yêu đi trước chúng ta, dựng nên và chào đón vào hiện sinh. Giờ đây, thể siêu việt được hiểu như nguồn suối từ đó phát sinh ra mọi sự sống, như một tình yêu nguyên sinh hạ sinh ra ta. Đàng khác, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, thân xác đã khởi động một năng động tính để đẩy con người vượt quá chính mình, hướng về hiệp thông với thể siêu việt.
Nhưng đâu là vai trò của Thăng Thiên trong lịch sử của sợi dây nối kết giữa thân xác và thể thần linh này? Thân xác Chúa Kitô, nay đã hiển vinh, được nối kết với mọi tạo vật một cách mới mẻ. Mầu nhiệm này thông truyền cho vũ trụ tình trạng vinh hiển của thân xác Chúa Giêsu, qua việc nó đặt ra mục tiêu dứt khoát là chính Chúa Cha mà mọi tạo vật đều hướng tới. Như thế, một chân trời mới đã mở ra cho tạo dựng: mọi tạo vật đều đã ở trên thiên đàng, vì mọi loài nay đang di chuyển vào chính trái tim Thiên Chúa. Cho nên, dựa vào Thăng Thiên, thân xác nhận được một ngôn ngữ mới; khả năng của thân xác trong việc công bố Thiên Chúa nay được nâng lên một bình diện mới. Đó là ngôn ngữ bí tích, trong đó, tạo dựng vật chất nói lên mối tương quan đã trở nên trọn hảo hơn với thể siêu việt. Ta thường nghe nói tới ý nghĩa bí tích của vũ trụ: mọi sự trong vũ trụ đều là dấu chỉ sự hiện diện thần linh. Nhưng quan điểm này chắc chắn có cái nguy hiểm của nó: đẩy tới tận cùng, nó có thể dẫn ta tới chỗ quên khuấy mất tính mới mẻ do Chúa Kitô mang tới. Thực vậy, nếu toàn thể vũ trụ đều là bí tích cứu rỗi, thì công trình của Chúa Giêsu sẽ chỉ là dọn đường dư thừa; nó chỉ dọn đường nơi đã có đường rồi. Ấy thế nhưng, bất chấp nguy hiểm nào, vẫn cần phải nói tới tính bí tích của vũ trụ, nếu ta muốn phục hồi cái hiểu nhờ đâu trật tự tạo dựng, từ bên trong, vốn mở cửa chào đón cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Hơn nữa, nếu không được nói tới tính bí tích của vũ trụ, thì ta không tài nào hiểu được đích điểm tối hậu mà vũ trụ đã tiếp nhận được từ Chúa Giêsu, vì đích điểm này sẽ trở thành ngoại tại đối với diễn trình vạn vật. Thực thế, quan điểm hiện đại về thiên nhiên, một quan điểm loại bỏ hoàn toàn tính biểu tượng và tính bí tích của nó, quả đi ngược hẳn lại quan điểm về vũ trụ của Thánh Kinh và của Kitô Giáo: thân xác có tính duy máy móc của thời hiện đại chỉ được Lời (Logos) mặc lấy theo kiểu con rối bị người múa rối thao túng.
Trong thế quân bình tế vi giữa tính bí tích của tạo dựng và nét mới mẻ của Chúa Kitô, có thể nói, tính thân xác đã cho ta thấy một sự cân bằng rất thích đáng. Như đã nói, chính ở đây, trong thân xác, vũ trụ (nhất là nhờ cuộc gặp gở bản vị) đã mở cửa cho Thiên Chúa. Cho nên, trong tính thân xác, ta thấy có sự trong suốt sơ khởi đối với mầu nhiệm, một tiếp nhận sơ khởi đối với ơn thánh cứu chuộc, được thông truyền qua cảm nghiệm yêu thương. Một hiện diện như thế chắc chắn vẫn còn mỏng manh, chưa có khả năng tiếp tục sáng rực được lâu (chắc chắn sẽ tan vỡ trước cái chết) cũng như không đủ sức mạnh (sẽ bất lực trước tội dửng dưng hay vị kỷ).
Chính Chúa Kitô, trong việc Nhập Thể, trong sự sống và trong sự chết của Người giữa chúng ta, đã ban cho ngôn ngữ thân xác sự viên mãn của nó, giúp nó tính liên tục quá bên kia sự chết, và một tính nhất quán bất chấp mọi mỏng dòn nhân bản. Từ đây, thân xác có khả năng biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải mình như nguồn gốc và đích đến trong cuộc hành trình này của lịch sử. Trong việc Lên Trời của Người, Chúa Kitô liên kết cách mới mẻ tính vật chất của tạo dựng vào chính Người, bằng cách cho ta thấy: nguồn gốc mọi thân xác là ở nơi Chúa Cha và bằng cách thiết lập ra đích đến tối hậu là Thiên Chúa. Điều được khai sáng ở đây chính là hình thức bí tích rất thích đáng của sự hiện diện trong thân xác. Thăng Thiên trở thành nền tảng của bí tích học, vì nó tái cấu hình (reconfigures) khả năng biểu tượng của thân xác. Đấng Đáng Kính Bede, chẳng hạn, khi so sánh việc Elia lên trời với việc Chúa Giêsu lên trời, đã nói rằng Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội các bí tích, hệt như tiên tri Êlia để lại cho Êlisa chiếc áo khoác của ông.
Nhấn mạnh tới sợi dây nối kết giữa Thăng Thiên và các bí tích chỉ là đặt chúng vào một viễn tượng thích đáng. Dưới ánh sáng này, điều trước nhất là các bí tích xuất hiện không như là hành động của Giáo Hội mà như là công trình của Chúa Kitô, qua đó, Người hạ sinh ra Nhiệm Thể Giáo Hội. Ta nên nhớ rằng Êphêsô 4:10, trong đó, Chúa Giêsu bay lên để Người làm cho mọi sự nên viên mãn, là nền tảng của Êphêsô 1:22-23, nơi Giáo Hội được coi như sự viên mãn của Chúa Kitô. Điều này làm nổi bật sự kiện này: Giáo Hội được hạ sinh từ các bí tích và chỉ vì lý do này, các bí tích có khả năng xuất hiện trong Giáo Hội.
Theo chiều hướng này, điều quan trọng là phải nhớ tới ý nghĩa hy sinh trong hành vi lên trời của Chúa Kitô. Điều này đã được Thư Do Thái nhấn mạnh. Thư này trình bày Lên Trời như là đỉnh cao lễ dâng của Chúa Kitô: “chúng ta có vị thượng tế đã băng qua các tầng trời” (Dt 4:14), và đã dâng lễ hy sinh của Người trong nhà tạm không do bàn tay con người làm nên (Dt 9:11), là chính thân xác vinh hiển của Chúa Kitô. Một truyền thống giáo phụ cũng đã liên kết Thăng Thiên với lễ hy sinh. Thực vậy, Hippôlytô nói rằng Chúa Giêsu, khi lên trời, đã đem thân xác Người lên Chúa Cha và dâng con người làm của lễ. Chúa Kitô dâng thân xác hiển vinh của Người cho Thiên Chúa làm hoa quả đầu mùa của tân sáng thế, một sáng thế bao gồm mọi con người.
Đâu là ý nghĩa của lễ dâng mà Chúa Kitô đã dâng bằng thân xác của Người lên Chúa Cha trên thiên đàng? Về phương diện này, lời giải thích của Thánh Augustinô về lễ hy sinh rất hữu ích. Lễ hy sinh không hệ ở việc tiêu hủy của lễ hiến dâng, mà đúng hơn hệ ở việc Thiên Chúa và con người ở trong nhau, hệ ở việc hợp nhất đạt được trong sự viên mãn của yêu thương. Qua cái chết trên Thánh Giá của Người, Chúa Giêsu hoàn toàn trở nên một với tình yêu của Thiên Chúa, trong một lễ hy sinh hoàn hảo. Cũng thế, nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô như một thân thể, các môn đệ tham dự vào sự hợp nhất của Chúa Kitô với Cha của Người. Do đó, Thánh Augustinô kết luận như sau: “Đây là lễ hy sinh của các Kitô hữu: nhiều người nên một thân xác trong Chúa Kitô”.
Hilariô thành Poitiers nói rằng sau 40 ngày hiện ra với các môn đệ, Chúa Kitô cảm nghiệm cùng một điều như Người đã cảm nghiệm sau 40 ngày ăn chay trong hoang địa: Người thấy đói. Chắc chắn đây là một cái đói đặc biệt: cái đói ơn cứu rỗi nhân loại, một cái đói được thỏa mãn khi Chúa Giêsu, lúc lên cùng Chúa Cha, đã dâng con người nhân bản lên Thiên Chúa và mang ơn cứu rỗi xuống cho con người. Như thế, lễ hy sinh của Thăng Thiên là chính sự hiệp thông trọn vẹn giữa thân xác và Thiên Chúa trong các hoa trái đầu mùa của thân xác Chúa Giêsu. Hậu quả của việc này là từ nay con người có thể tiếp nhận được các hoa trái đầu mùa của Thần Khí. Như thế, lịch sử trở thành một diễn trình trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, từ từ trở thành đồng hình đồng dạng với Thần Khí của Đấng Phu Quân mình, vốn là Con Thiên Chúa. Sự viên mãn của việc đồng hình đồng dạng này sẽ đạt được trọn vẹn khi lời lẽ của Thánh Irênê được ứng nghiệm: “thân xác đã chiếm hữu được gia sản của nó nhờ Thần Khí; nó đã từ bỏ chính mình để có thể mặc lấy phẩm tính của Thần Khí; nó đồng hình đồng dạng với Lời Thiên Chúa”.
Dựa vào điều trên, ta có thể thiết lập được mối liên kết giữa Thăng Thiên và bí tích Thánh Thể, vốn là lễ dâng thân xác Chúa Con lên Chúa Cha. Calvin trước đây đã nối kết hai mầu nhiệm này với nhau. Nhà cải cách này giải thích rằng vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên thiên đàng, nên nó không thể hiện diện trên bàn thờ được nữa; tuy nhiên, ông nói thêm: bất cứ ai rước Lễ chắc chắn sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Kitô, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Như thế, Calvin đã mạnh mẽ làm nổi bật thành tố thần khí học (pneumatological). Ấy thế nhưng bên dưới quan điểm của ông là cái hiểu quá hẹp hòi về tính thân xác: vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên trời, nên nó không thể đồng thời ở dưới đất. Như ta đã thấy: sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trên trời chính là để Người có thể làm mọi sự nên viên mãn; đây chính là cơ sở khiến thân xác Người có khả năng trở nên hiện diện dưới các hình thánh thể.
Thăng Thiên là mầu nhiệm của hiện diện và khuyết diện. Làm thế nào để có thể kết hợp hai chiều kích này? Nếu ta quả quyết sự hiện diện bằng thân xác của Người, thì điều này há không dẫn ta tới chỗ quá nhấn mạnh tới căn tính của Giáo Hội đó ư? Há ta không nên nói rằng Chúa Giêsu khuyết diện bằng thân xác, và chỉ hiện diện bằng Thần Khí, để tránh khả thể Giáo Hội có thể thay thế Chúa Giêsu đó sao? Trái lại, điều rõ ràng là sự hiện diện thực sự, có tính thân xác của Chúa Kitô trong Thánh Thể đã cung cấp cho ta chìa khóa để hiểu sự tương phản của hiện diện và khuyết diện này. Thực vậy, ta phải phân biệt giữa loại hiện diện của một đối tượng mà nếu đặt trước mặt tôi, sẽ được tôi thăm dò dưới mọi khía cạnh có thể thăm dò được, và loại hiện diện kêu mời tôi vào trong chính nó để có thể tiến tới chỗ biết nó; nó cho phép tôi được bao bọc trong ánh sáng của nó, và vì lý do này, nó không bao giờ để mình bị thống trị bởi chủ thể đang ngắm nhìn nó. Chính loại hiện diện sau được tính thân xác làm cho khả hữu. Thân xác không bao giờ bị đặt trước ta; ta nhìn thế giới từ bên trong thân xác, nghĩa là, từ bên trong chính thực tại đang bảo bọc ta, từ bên trong cái nơi ta đã luôn được tiếp nhận. Bên trong sự hiện diện đang diễn ra trong và nhờ thân xác này, ta có khả năng nhận ra hồng phúc nguyên khởi trước nhất, tức sự hiện diện đầu tiên luôn luôn có đó, ngay trước cả sự hiện diện của con người với chính họ. Chính vì là nguyên khởi, sự hiện diện này không bao giờ bị chiếm hữu cả; đây là lý do giải thích sự mầu nhiệm tại sao nó vừa rất gần gũi mà lại rất khuyết diện đối với ta. Chính trong cách thế này, thân xác đã nói thứ ngôn ngữ của phận làm con (filiation), là thứ ngôn ngữ biểu lộ một hiện diện nguyên khởi vốn đi trước ta nhưng bảo bọc ta.
Hơn nữa, sự hiện diện thân xác mở ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ bản vị giữa các ngôi vị có thể diễn ra và đồng thời nó khai mở cả một chân trời dẫn tới siêu việt. Một lần nữa, sự hiện diện của yêu thương, vốn được mở ra trong thân xác, không bao giờ bị đặt trước mặt ta, như một đối tượng để ta mặc tình ngắm nghía, chính vì nó đụng tới ta từ bên trong và xác định ta là ai. Nó chỉ có thể được nhìn nhận nếu ta chịu tham dự vào nó và đồng hành hướng về chân trời nó mở ra. Bằng cách này, thân xác nói thứ ngôn ngữ của tân hôn (nuptiality), chào đón mầu mỡ.
Sự hiện diện bí tích của Chúa Kitô là sự hiện diện thân xác và do đó bao hàm trong nó cảm thức khuyết diện này: nó không thể bị đặt trước mắt ta; nó đi trước ta với một ơn thánh nguyên khởi (chiều kích con thảo) và mời gọi ta lên đường hướng về chân trời mãi mãi tít tắp xa xăm (chiều kích phu thê và mầu mỡ). Thân xác mở cho ta một viễn tượng con thảo vì nó mở cho ta thấy sự hiện diện của Chúa Cha, một hiện diện luôn có trước ta. Nó mở cho ta một chân trời tân hôn trong đó thân xác nên một của Chúa Kitô và của Giáo Hội luôn luôn là một gặp gỡ trong tự do, trong nhu cầu trưởng thành bên trong thời gian, sống hướng về lời hứa tối hậu, chào đón “điều luôn lớn hơn”, mong chờ cuộc gặp gỡ dứt khoát.
Như một loại suy, ta hãy xem sét một cái mơn trớn hay một cái ôm thân xác: điều mà tay ta hay cánh tay ta muốn giữ chặt lấy luôn luôn vượt quá điều được rờ mó. Có một chiều sâu được thân xác mở ra cho ta, và chiều sâu này thực sự là hậu cảnh tối hậu cho hành động của ta, đó là sự hiệp thông với người ta yêu. Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong các bí tích mang một cấu trúc tương tự, thứ cấu trúc của một hiện diện thực sự được tỏ hiện như tình yêu nguyên khởi và tình yêu này hướng ta về đích điểm cánh chung tối hậu.
Điều hoàn toàn chắc chắn là các bí tích cũng mang theo một tính mới mẻ lớn lao. Kết quả của Thăng Thiên là đây: cấu trúc của sự hiện diện thân xác đã được biến đổi, nguồn gốc được chỉ ra trong thân xác nay ở trong cung lòng Chúa Cha, được nối kết với việc sinh ra Chúa Con từ thuở đời đời; đích điểm ta được hướng dẫn tới chính là tay phải Chúa Cha. Như thế, ta gặp một năng động tính mới mẻ, một năng động tính mở rộng các biên giới của tính thân xác, để thân xác có khả năng tiếp đón trong chính nó sức nặng muôn đời của tình yêu thần linh. Sự biến đổi này đòi hỏi thời gian, một thời gian trong đó Thần Khí và Tân Nương kêu lên “Hãy đến!” Hành trình của Chúa Con khiến Giáo Hội có khả năng vuợt qua con đường giữa hai tọa độ nguồn gốc và đích đến của mình. Như thế, sự hiện diện trong thân xác mở toang một vết thương buộc ta đi tìm một kết hợp trọn vẹn, như Thánh Gioan Thánh Giá từng hát: “Hỡi người yêu dấu, người đang trốn nơi nao, để tôi phải kêu than? Người bỏ trốn như hươu đực sau khi làm tôi bị thương; tôi ra gọi người, nhưng người đã biệt tăm…” (Ca Khúc Thiêng Liêng, I)
Vết thương này không những ảnh hưởng tới tín hữu, nó cũng phải được phản ảnh cả nơi Chúa Kitô nữa, vì Người vốn gần gũi với nhân tính trong thân xác của Người. Thời gian sau Thăng Thiên, tức thời gian Người che mặt, bảo đảm rằng Chúa Giêsu không tách biệt khỏi các đau khổ của ta; vì các đau khổ này đã được Người kết hợp mãi mãi với các vết thương vinh hiển của Người. Do đó, ta có thể đồng hành với Người trong suốt các mầu nhiệm của đời Người trong thân xác và biến ta thành những người đồng thời với Người. Bản văn giáo phụ của Thánh Giustinô Tử Đạo nói rõ khía cạnh này:
“Vì khi các nhà cai trị thiên đàng thấy Người trong bộ dạng xấu xa và méo mó, và chẳng vẻ vang chút nào, đến không nhận ra Người, bèn lên tiếng hỏi: “Vị Vua vinh hiển này là ai?” Thì Chúa Thánh Thần, một là nhân danh Ngôi Cha hai là nhân danh chính ngôi của Người, đã trả lời: “Chúa các đạo binh, chính là vị Vua vinh hiển này”. Vì mọi người sẽ thú nhận rằng không một ai trong số những người chủ trì tại các cổng Đền Thờ ở Giêrusalem dám nói liên quan tới Salômôn… hay liên quan tới hòm bia giao ước “vị Vua vinh hiển này là ai?” (Đối thoại với Trypho, 36, 5-6).
Các đau khổ của các Kitô hữu bị bách hại đã ghi ấn tượng mạnh mẽ nơi Thánh Giustinô. Vì lý do này, ngài nhìn Chúa Giêsu lên trời, không dưới khía cạnh vinh hiển của Vua Salômôn, mà đúng hơn dưới bộ dạng méo mó vì thương tích và cái chết của Người. Đây là lý do khiến các thiên thần không nhận ra Người và lên tiếng hỏi “Vị vua vinh hiển này là ai?”. Mầu nhiệm Lên Trời bảo đảm dây liên kết giữa thân xác Chúa Giêsu và Giáo Hội; nó bảo đảm rằng Người tiếp tục dự phần vào các đau khổ của ta. Như thể mọi lịch sử đều hội tụ vào trong các thương tích của Chúa Kitô, các thương tích mà Đấng Phục Sinh vẫn duy trì, cùng lên trời với chúng.
Nói tóm lại, với Thăng Thiên, một điều gì mới mẻ đã diễn ra sau các biến cố Phục Sinh: thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu liên kết thân thể Giáo Hội với chính Người, và qua thân thể này, Người liên kết với toàn thể vũ trụ. Một lối mới trong việc sống thực tính thân xác đã xuất hiện trong thế giới; lối sống này, do đó, là lối sống riêng của Đấng Phục Sinh. Nếu trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu nối kết nguồn gốc lịch sử vào chính nguồn gốc của Người là Chúa Cha, thì nay, Người kết hợp việc Người trở về với Chúa Cha với việc lịch sử chuyển dịch về hướng Thiên Chúa. Nó như thể việc đổi hướng để lái các thế kỷ về một mục đích mới. Mọi sự, do đó, được chuẩn bị cho ngày Hiện Xuống, tức giờ phút Chúa Thánh Thần được tràn đổ trên Giáo Hội. Vai trò của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn Giáo Hội qua dòng lịch sử, làm đường đi của Giáo Hội luôn đồng dạng với nguồn gốc mà Chúa Kitô đã thiết lập khi Người xuống thế và đích đến mà Người đã thiết lập khi trở về với Chúa Cha. Suốt qua diễn trình này, Chúa Kitô đều hiện diện bằng thân xác qua các bí tích, là các thực thể mở rộng các khả năng của thân xác thành nơi ngụ cư của Thiên Chúa. Thân xác của Người tạo ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ trong tự do có thể diễn ra; trong cuộc gặp gỡ này, Kitô hữu có thể nhận ra nguồn gốc chân thực và cuộc hành trình tiến về đích đến tối hậu của họ: từ Chúa Cha và tới Chúa Cha.
Phóng dịch bài Mầu Nhiệm Thăng Thiên của Jose Granadas, DCJM, phó chủ tịch Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia Đình tại Đại Học Latêranô ở Rôma, đăng trên Communio số 38 (Xuân 2011).