ĐÊM TỪ PHỤ VINH DANH CÁC NGƯỜI CHA
Như thường lệ, tôi là người vẫn đều đặn tham dự các Đêm Gia Đình từ những lần tổ chức đầu tiên tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange do Gia Đình Nazareth tổ chức.
Đối với tôi, Đêm Gia Đình là một sinh hoạt rất giá trị và ích lợi cho những ai đang sống trong đời sống hôn nhân, gia đình, cũng như cho những ai đang phải đối diện với những khó khăn đến từ nhiều mặt, từ tâm lý, tâm sinh lý, giáo dục, xã hội, luật pháp, cũng như những vấn đề liên quan đến việc thực hành niềm tin tôn giáo. Điểm son của Gia Đình Nazareth là ở chỗ vẫn trung thành tổ chức các Đêm Gia Đình và đã không ngừng tìm kiếm những đề tài, cải tiến những hình thức sinh hoạt, nhờ đó thu hút số người tham dự ngày càng đông đảo.
Đêm Gia Đình, do đó, là một sinh hoạt nhằm đưa Gia Đình Nazareth đi vào dòng chính của sinh hoạt xã hội, của sinh hoạt tôn giáo. Với Đêm Gia Đình, Gia Đình Nazareth đã thực hành đúng phương châm sinh hoạt của mình: “Gia Đình Nazareth đồng hành với các gia đình”.
Đôi dòng lịch sử của Đêm Gia Đình:
Đêm Gia Đình là một sinh hoạt mang tầm mức Cộng Đồng và mở rộng cho mọi thành phần tham dự. Đêm Gia Đình đầu tiên được tổ chức vào chiều ngày 5 tháng 9 năm 2012 dưới sự chủ tọa, và giảng thuyết của Đức Cha Mai Thanh Lương. Kể từ đó đến nay, liên tiếp hàng tháng vẫn có những Đêm Gia Đình. Sinh hoạt này vì thế đã trở thành nét đặc thù của Gia Đình Nazareth.
Được tổ chức vào mỗi tối thứ Sáu, tuần thứ 2 trong tháng từ 7giờ đến 9giờ tối tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, Đêm Gia Đình đã thu hút nhiều thành phần trong cộng đồng Công Giáo cũng như những thính giả đến từ các tôn giáo bạn, hoặc từ các nơi xa. Điểm đặc biệt của Đêm Gia Đình là sự phối hợp nhịp nhàng giữa phần tâm linh và phần sinh hoạt đời thường.
a) Sinh hoạt tâm linh:
Bao gồm những đề tài về giáo lý, Giáo Hội, và Thánh Kinh nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về mục đích, giá trị, và ý nghĩa của sinh hoạt tâm linh trong ứng dụng thực tế vào đời sống ơn gọi hôn nhân, gia đình. Đức Cha Mai Thanh Lương, Cha Giám Đốc Nguyễn Thái, các Cha Cựu Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo như cha Nguyễn Uy Sỹ và cha Mai Khải Hoàn, cha Phạm Ngọc Hùng, Viện Phụ Phạm Sỹ Hanh, Đan Viện Xitô, cha Trần Đình Thụy, Giáo Sư đại chủng viện Thánh Qui, Cần Thơ, cha Vũ Thế Toàn Dòng Tên, Cha Timothy Nguyễn, Cha Trịnh Ngọc Danh, linh hướng Gia Đình Nazareth, phó tế Hoàng Thanh Sơn, phụ tá linh hướng Gia Đình Nazareth và nhiều linh mục tên tuổi, phó tế đã đến với các Đêm Gia Đình qua những chủ đề khác nhau.
b) Sinh hoạt đời thường:
Bao gồm những chủ đề về tâm lý giáo dục, tâm lý tuổi trẻ, tâm lý hôn nhân, tâm lý gia đình, tâm lý cao niên, tâm lý xã hội, luật lệ xã hội, và những vấn nạn liên quan đến gia đình, bạo hành gia đình... Các chủ đề này được trình bày do các nhà tâm lý, luật sư, bác sĩ, và những chuyên gia giầu kinh nghiệm như Bác sĩ Trung Chỉnh, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt, Tiến Sĩ Tâm Lý Phan Nguyễn Kim, Tiến Sĩ Tâm Lý Lê Văn Ẩn, Tiến Sĩ Giáo Dục Phạm Thị Huê, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Luật Sư Phòng Biện Lý của Quận Cam (District Attorney of Orange County) chuyên lo về bạo hành trong gia đình, Đại diện văn phòng Cảnh Sát của Quận Cam chuyên lo về ngăn ngừa rượu, ma túy, Anh chị Nguyễn Văn Nhuệ-Thu Nhi, và Ông Kenny Phan, Giám Đốc của PNA Insurance…
Đêm Từ Phụ vinh danh người cha:
Không như những Đêm Gia Đình khác trong đó trình bày những chủ đề về đạo hiếu, về tình thương vợ chồng, về những ưu tư của cha mẹ đối với con cái, Đêm Gia Đình lần này được gọi là “Đêm Từ Phụ. Đêm Vinh Danh Các Người Cha”. Những gì xảy ra trong đêm nay đã gây xúc động cho mọi người tham dự, không những đối với những người cha mà cả những người mẹ, người con nữa.
Phần tâm linh của đêm hôn nay đã được bắt đầu bằng thánh lễ tạ ơn do linh mục Christ Phạm Quốc Tuấn chủ tế và giảng thuyết qua đề tài “Gia Đình là Cộng Đoàn Cầu Nguyện, Cộng Đoàn Yêu Thương”. Là một linh mục trẻ, hoạt bát, rất hăng say trong các sinh hoạt mục vụ tông đồ. Cha từng là linh hướng của Chương Trình TTHN, và hiện giờ là linh hướng của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Một trong những điểm khiến tôi tâm đắc và suy nghĩ nhất là câu nói của Thánh Augustine đã được linh mục giảng thuyết nhắc lại trong bài giảng của mình: “Gia đình cầu nguyện chung, gia đình ăn cơm chung với nhau là gia đình sống cho nhau”. Một tư tưởng nói lên đầy đủ ý nghĩa thế nào “Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn yêu thương”, nhưng có lẽ đây cũng là một thách đố lớn lao đối với nhiều gia đình trong nếp sống hiện tại do thiếu ý thức trách nhiệm của các phần tử, và cũng do vì quá chú trọng vào những thu hút của cuộc sống trước mắt.
Phần sinh hoạt đời thường hôm nay mới thật sự gây ấn tượng hết sức đặc biệt đối với mọi người tham dự qua nghi thức “rửa chân cha” do các em đã tình nguyện rửa chân cho cha mình.
Nghi thức bắt đầu sau khi các người cha đã ngồi vào những chiếc ghế danh dự được chỉ định sẵn. Trước mặt họ là các con tuổi từ 8, 9, 10 đến 25, 29. Có em đã là những kỹ sư, chuyên viên computer, sinh viên y khoa, hoặc sinh viên các đại học, trai cũng như gái tất cả đều quì gốc rửa và lau chân cho cha mình. Nhiều gia đình cả mấy anh chị em cùng tham dự với nhau. Lúc đầu mọi người xem như bỡ ngỡ và coi đây như một hành động vui đùa, tượng trưng, nhưng khi thấy các em làm công việc này với tất cả tấm lòng biết ơn cha mình, thì cả hội trường đều thổn thức, đặc biệt, đối với những ai không còn cha. Và nhiều người đã thấy những giọt nước mắt lăn trên những gò má xám nắng vì công việc của một vài người cha. Việc này càng khiến tôi cảm động hơn khi nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con đã trao đổi hôm trước Đêm Gia Đình như sau:
-Mẹ ơi, con nghĩ con không cần mua quà cho ba trong ngày Father’s Day nữa.
-Vậy con định làm cái gì cho ba. Hay là con mời ba đi ăn tối?
-Không. Con không nói trước được, chỉ cần mẹ nhớ nhắc ba và cả mẹ nữa đi dự Đêm Gia Đình tối mai là được. Tối mai con sẽ cho ba và mẹ xem quà gì con tặng cho ba.
-Con định tham dự nghi thức “Rửa Chân Cho Ba”?
-Mẹ đừng đoán nữa, sợ lộ chuyện, tối mai sẽ biết.
-Mẹ không đoán nữa, nhưng mà con trai của mẹ ngoan quá, mẹ không ngờ con lại biết tỏ lòng kính yêu cha mẹ như vậy. Mẹ biết thế nào ba con cũng sẽ cảm động lắm.
-Con sẽ làm một cử chỉ đẹp cho ba con, vì từ hồi nào tới giờ con ít khi nghĩ đến việc phải đền đáp công ơn của ba con. Nhưng cũng từ hôm nay, ngay bây giờ con muốn mẹ khi nào khen con, mẹ cũng thêm ba trong đó nữa, thí dụ như “Con trai của Ba Mẹ …tử tế, dễ thương, giỏi giang quá ”, tại vì con nghĩ rằng nếu không có Ba thì cũng không có con.
Gia Đình Nazareth đã đi tiên phong trong việc tuyên dương công đức người cha bằng việc làm rửa chân này. Nếu bên Đại Hàn, người ta đã xúc động nghẹn ngào khi chứng kiến hàng trăm các em qùi trước mặt mẹ, rửa chân, và cúi đầu lạy mẹ các em trong một chương trình vinh danh hiền mẫu nhân ngày của mẹ, thì ở đây, cũng trong một hội trường đông đảo, nhiều người đã rưng rưng dòng lệ khi thấy hàng chục em quì trước mặt cha mình, rửa và lau chân cho cha mình trong một nghi thức vinh danh cha nhân ngày từ phụ.
Qua việc làm rửa chân này, Gia Đình Nazareth đã đem mọi người tham dự trở về với nguồn gốc gia đình và tinh thần hiếu thảo, khi hướng dẫn các em “rửa chân” cho cha mình như một món quà đặc biệt tặng cha nhân ngày Từ Phụ. Đây không phải là nghi thức rửa chân của tôn giáo, nhưng qua hình thức rửa chân này cũng đã nhắc nhở cho các con nhớ đến công ơn của cha mình. Nhờ những bàn chân bụi bậm, bầm dập, trầy trụa của cha mà các con mới có của ăn, áo mặc, mới có tương lai tươi sáng. Nhờ những bàn tay sạm nắng, chai cứng của cha mà cả gia đình được bảo toàn và sống những ngày bình an không thiếu thốn. Nhờ những cặp mắt nghiêm nghị của cha mà các con mới hiểu thế nào là kỷ luật. Nhờ những vất vả, mồ hôi nhễ nhãi của cha mà con mới hiểu thế nào là bổn phận, là trách nhiệm. Nhiều em đã khóc ròng, thổn thức khi nâng niu những bàn chân mà các em có lẽ chưa bao giờ cảm thấy hoặc sờ được cái chai cứng, sần xùi, và xấu xí của cha mình. Có lẽ chính những giây phút ấy, các em mới nhận ra món quà quí giá mà Thượng Đế đã ban tặng cho các em là người cha, mặc dù bề ngoài những món quà ấy có được gói ghém và mang những hình hài không như các em nghĩ.
Ca dao Việt Nam có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nhưng có lẽ khi nói về tình mẹ, nghĩa cha, đa số chỉ nhắc đến công ơn sinh thành của mẹ, nhưng lại quên đi công đức dưỡng dục của người cha. Sinh thành và dưỡng dục phải đi đôi với nhau, sự hòa nhịp và gắn bó này không thể thiếu cho sự phát triển đồng đều và cần thiết của người con. Người con mỗi khi nhớ đến chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm của mẹ, cũng phải nghĩ đến sự dưỡng dục ân cần, những giọt mồ hôi và cả nước mắt của người cha trong khi lo lắng bảo toàn sự an nguy của gia đình, của con cái.
Xin thắp nén hương lòng dâng về người cha kính yêu. Người cha không còn trên cõi đời này để cùng đồng hành với con.
Đêm Gia Đình vinh danh những người cha.
13 tháng 6 năm 2014
Tường Vy
Như thường lệ, tôi là người vẫn đều đặn tham dự các Đêm Gia Đình từ những lần tổ chức đầu tiên tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange do Gia Đình Nazareth tổ chức.
Đối với tôi, Đêm Gia Đình là một sinh hoạt rất giá trị và ích lợi cho những ai đang sống trong đời sống hôn nhân, gia đình, cũng như cho những ai đang phải đối diện với những khó khăn đến từ nhiều mặt, từ tâm lý, tâm sinh lý, giáo dục, xã hội, luật pháp, cũng như những vấn đề liên quan đến việc thực hành niềm tin tôn giáo. Điểm son của Gia Đình Nazareth là ở chỗ vẫn trung thành tổ chức các Đêm Gia Đình và đã không ngừng tìm kiếm những đề tài, cải tiến những hình thức sinh hoạt, nhờ đó thu hút số người tham dự ngày càng đông đảo.
Đêm Gia Đình, do đó, là một sinh hoạt nhằm đưa Gia Đình Nazareth đi vào dòng chính của sinh hoạt xã hội, của sinh hoạt tôn giáo. Với Đêm Gia Đình, Gia Đình Nazareth đã thực hành đúng phương châm sinh hoạt của mình: “Gia Đình Nazareth đồng hành với các gia đình”.
Đôi dòng lịch sử của Đêm Gia Đình:
Đêm Gia Đình là một sinh hoạt mang tầm mức Cộng Đồng và mở rộng cho mọi thành phần tham dự. Đêm Gia Đình đầu tiên được tổ chức vào chiều ngày 5 tháng 9 năm 2012 dưới sự chủ tọa, và giảng thuyết của Đức Cha Mai Thanh Lương. Kể từ đó đến nay, liên tiếp hàng tháng vẫn có những Đêm Gia Đình. Sinh hoạt này vì thế đã trở thành nét đặc thù của Gia Đình Nazareth.
Được tổ chức vào mỗi tối thứ Sáu, tuần thứ 2 trong tháng từ 7giờ đến 9giờ tối tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Orange, Đêm Gia Đình đã thu hút nhiều thành phần trong cộng đồng Công Giáo cũng như những thính giả đến từ các tôn giáo bạn, hoặc từ các nơi xa. Điểm đặc biệt của Đêm Gia Đình là sự phối hợp nhịp nhàng giữa phần tâm linh và phần sinh hoạt đời thường.
a) Sinh hoạt tâm linh:
Bao gồm những đề tài về giáo lý, Giáo Hội, và Thánh Kinh nhằm giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về mục đích, giá trị, và ý nghĩa của sinh hoạt tâm linh trong ứng dụng thực tế vào đời sống ơn gọi hôn nhân, gia đình. Đức Cha Mai Thanh Lương, Cha Giám Đốc Nguyễn Thái, các Cha Cựu Giám Đốc Trung Tâm Công Giáo như cha Nguyễn Uy Sỹ và cha Mai Khải Hoàn, cha Phạm Ngọc Hùng, Viện Phụ Phạm Sỹ Hanh, Đan Viện Xitô, cha Trần Đình Thụy, Giáo Sư đại chủng viện Thánh Qui, Cần Thơ, cha Vũ Thế Toàn Dòng Tên, Cha Timothy Nguyễn, Cha Trịnh Ngọc Danh, linh hướng Gia Đình Nazareth, phó tế Hoàng Thanh Sơn, phụ tá linh hướng Gia Đình Nazareth và nhiều linh mục tên tuổi, phó tế đã đến với các Đêm Gia Đình qua những chủ đề khác nhau.
b) Sinh hoạt đời thường:
Bao gồm những chủ đề về tâm lý giáo dục, tâm lý tuổi trẻ, tâm lý hôn nhân, tâm lý gia đình, tâm lý cao niên, tâm lý xã hội, luật lệ xã hội, và những vấn nạn liên quan đến gia đình, bạo hành gia đình... Các chủ đề này được trình bày do các nhà tâm lý, luật sư, bác sĩ, và những chuyên gia giầu kinh nghiệm như Bác sĩ Trung Chỉnh, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt, Tiến Sĩ Tâm Lý Phan Nguyễn Kim, Tiến Sĩ Tâm Lý Lê Văn Ẩn, Tiến Sĩ Giáo Dục Phạm Thị Huê, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, Luật Sư Phòng Biện Lý của Quận Cam (District Attorney of Orange County) chuyên lo về bạo hành trong gia đình, Đại diện văn phòng Cảnh Sát của Quận Cam chuyên lo về ngăn ngừa rượu, ma túy, Anh chị Nguyễn Văn Nhuệ-Thu Nhi, và Ông Kenny Phan, Giám Đốc của PNA Insurance…
Đêm Từ Phụ vinh danh người cha:
Không như những Đêm Gia Đình khác trong đó trình bày những chủ đề về đạo hiếu, về tình thương vợ chồng, về những ưu tư của cha mẹ đối với con cái, Đêm Gia Đình lần này được gọi là “Đêm Từ Phụ. Đêm Vinh Danh Các Người Cha”. Những gì xảy ra trong đêm nay đã gây xúc động cho mọi người tham dự, không những đối với những người cha mà cả những người mẹ, người con nữa.
Phần tâm linh của đêm hôn nay đã được bắt đầu bằng thánh lễ tạ ơn do linh mục Christ Phạm Quốc Tuấn chủ tế và giảng thuyết qua đề tài “Gia Đình là Cộng Đoàn Cầu Nguyện, Cộng Đoàn Yêu Thương”. Là một linh mục trẻ, hoạt bát, rất hăng say trong các sinh hoạt mục vụ tông đồ. Cha từng là linh hướng của Chương Trình TTHN, và hiện giờ là linh hướng của Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng. Một trong những điểm khiến tôi tâm đắc và suy nghĩ nhất là câu nói của Thánh Augustine đã được linh mục giảng thuyết nhắc lại trong bài giảng của mình: “Gia đình cầu nguyện chung, gia đình ăn cơm chung với nhau là gia đình sống cho nhau”. Một tư tưởng nói lên đầy đủ ý nghĩa thế nào “Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, cộng đoàn yêu thương”, nhưng có lẽ đây cũng là một thách đố lớn lao đối với nhiều gia đình trong nếp sống hiện tại do thiếu ý thức trách nhiệm của các phần tử, và cũng do vì quá chú trọng vào những thu hút của cuộc sống trước mắt.
Phần sinh hoạt đời thường hôm nay mới thật sự gây ấn tượng hết sức đặc biệt đối với mọi người tham dự qua nghi thức “rửa chân cha” do các em đã tình nguyện rửa chân cho cha mình.
Nghi thức bắt đầu sau khi các người cha đã ngồi vào những chiếc ghế danh dự được chỉ định sẵn. Trước mặt họ là các con tuổi từ 8, 9, 10 đến 25, 29. Có em đã là những kỹ sư, chuyên viên computer, sinh viên y khoa, hoặc sinh viên các đại học, trai cũng như gái tất cả đều quì gốc rửa và lau chân cho cha mình. Nhiều gia đình cả mấy anh chị em cùng tham dự với nhau. Lúc đầu mọi người xem như bỡ ngỡ và coi đây như một hành động vui đùa, tượng trưng, nhưng khi thấy các em làm công việc này với tất cả tấm lòng biết ơn cha mình, thì cả hội trường đều thổn thức, đặc biệt, đối với những ai không còn cha. Và nhiều người đã thấy những giọt nước mắt lăn trên những gò má xám nắng vì công việc của một vài người cha. Việc này càng khiến tôi cảm động hơn khi nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con đã trao đổi hôm trước Đêm Gia Đình như sau:
-Mẹ ơi, con nghĩ con không cần mua quà cho ba trong ngày Father’s Day nữa.
-Vậy con định làm cái gì cho ba. Hay là con mời ba đi ăn tối?
-Không. Con không nói trước được, chỉ cần mẹ nhớ nhắc ba và cả mẹ nữa đi dự Đêm Gia Đình tối mai là được. Tối mai con sẽ cho ba và mẹ xem quà gì con tặng cho ba.
-Con định tham dự nghi thức “Rửa Chân Cho Ba”?
-Mẹ đừng đoán nữa, sợ lộ chuyện, tối mai sẽ biết.
-Mẹ không đoán nữa, nhưng mà con trai của mẹ ngoan quá, mẹ không ngờ con lại biết tỏ lòng kính yêu cha mẹ như vậy. Mẹ biết thế nào ba con cũng sẽ cảm động lắm.
-Con sẽ làm một cử chỉ đẹp cho ba con, vì từ hồi nào tới giờ con ít khi nghĩ đến việc phải đền đáp công ơn của ba con. Nhưng cũng từ hôm nay, ngay bây giờ con muốn mẹ khi nào khen con, mẹ cũng thêm ba trong đó nữa, thí dụ như “Con trai của Ba Mẹ …tử tế, dễ thương, giỏi giang quá ”, tại vì con nghĩ rằng nếu không có Ba thì cũng không có con.
Gia Đình Nazareth đã đi tiên phong trong việc tuyên dương công đức người cha bằng việc làm rửa chân này. Nếu bên Đại Hàn, người ta đã xúc động nghẹn ngào khi chứng kiến hàng trăm các em qùi trước mặt mẹ, rửa chân, và cúi đầu lạy mẹ các em trong một chương trình vinh danh hiền mẫu nhân ngày của mẹ, thì ở đây, cũng trong một hội trường đông đảo, nhiều người đã rưng rưng dòng lệ khi thấy hàng chục em quì trước mặt cha mình, rửa và lau chân cho cha mình trong một nghi thức vinh danh cha nhân ngày từ phụ.
Qua việc làm rửa chân này, Gia Đình Nazareth đã đem mọi người tham dự trở về với nguồn gốc gia đình và tinh thần hiếu thảo, khi hướng dẫn các em “rửa chân” cho cha mình như một món quà đặc biệt tặng cha nhân ngày Từ Phụ. Đây không phải là nghi thức rửa chân của tôn giáo, nhưng qua hình thức rửa chân này cũng đã nhắc nhở cho các con nhớ đến công ơn của cha mình. Nhờ những bàn chân bụi bậm, bầm dập, trầy trụa của cha mà các con mới có của ăn, áo mặc, mới có tương lai tươi sáng. Nhờ những bàn tay sạm nắng, chai cứng của cha mà cả gia đình được bảo toàn và sống những ngày bình an không thiếu thốn. Nhờ những cặp mắt nghiêm nghị của cha mà các con mới hiểu thế nào là kỷ luật. Nhờ những vất vả, mồ hôi nhễ nhãi của cha mà con mới hiểu thế nào là bổn phận, là trách nhiệm. Nhiều em đã khóc ròng, thổn thức khi nâng niu những bàn chân mà các em có lẽ chưa bao giờ cảm thấy hoặc sờ được cái chai cứng, sần xùi, và xấu xí của cha mình. Có lẽ chính những giây phút ấy, các em mới nhận ra món quà quí giá mà Thượng Đế đã ban tặng cho các em là người cha, mặc dù bề ngoài những món quà ấy có được gói ghém và mang những hình hài không như các em nghĩ.
Ca dao Việt Nam có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nhưng có lẽ khi nói về tình mẹ, nghĩa cha, đa số chỉ nhắc đến công ơn sinh thành của mẹ, nhưng lại quên đi công đức dưỡng dục của người cha. Sinh thành và dưỡng dục phải đi đôi với nhau, sự hòa nhịp và gắn bó này không thể thiếu cho sự phát triển đồng đều và cần thiết của người con. Người con mỗi khi nhớ đến chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm của mẹ, cũng phải nghĩ đến sự dưỡng dục ân cần, những giọt mồ hôi và cả nước mắt của người cha trong khi lo lắng bảo toàn sự an nguy của gia đình, của con cái.
Xin thắp nén hương lòng dâng về người cha kính yêu. Người cha không còn trên cõi đời này để cùng đồng hành với con.
Đêm Gia Đình vinh danh những người cha.
13 tháng 6 năm 2014
Tường Vy