CASSANO. ĐTC Phanxicô cổ võ các linh mục sống tình huynh đệ và ngài tái lên án những kẻ gian ác trong các tổ chức bất lương.
Ngài đưa ra lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các linh mục của giáo phận Cassano all'Jonio và trong bài giảng thánh lễ cho các tín hữu tại vùng này, hôm 21-6-2016.
Giáo phận Cassano cách Roma 400 cây số và có 106 ngàn tín hữu Công Giáo, do Đức Cha Nunzio Galantino cai quản. Ngài cũng là Tổng thư ký HĐGM Italia. Vùng này thường bị nạn tổ chức bất lương N'drangheta, giống như mafia, hoành hành. Thậm chí gần đây một em bé 3 tuổi cũng bị bọn bất lương này rưới xăng đốt chết với cha mẹ em.
Huấn dụ cho các linh mục
Trong bài huấn dụ ngắn tại buổi gặp gỡ các LM tại nhà thờ chính tòa Cassano lúc 12 giờ trưa, ĐTC nhắc nhở cho các vị về niềm vui làm linh mục, vẻ đẹp của tình huynh đệ, đồng thời khích lệ các vị làm việc với các gia đình và cho các gia đình. Ngài nói:
Trước tiên tôi muốn chia sẻ với anh em niềm vui được làm LM. Một điều luôn gây ngạc nhiên, đó là được Chúa Giêsu kêu gọi, kêu gọi theo Chúa, ở với Chúa, mang Chúa, Lời Chúa và ơn tha thứ của Chúa cho tha nhân.. Không có gì đẹp hơn đối với một người như thế, có đúng không anh em?. Khi các linh mục chúng ta ở trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa, và chúng ta dừng lại một lát nơi đó, trong thinh lặng, lúc ấy chúng ta cảm thấy cái nhìn của Chúa lại đặt nơi chúng ta, cái nhìn ấy đổi mới và tái linh hoạt chúng ta..
Quả thực, nhiều khi không dễ ở lại trước Chúa, không dễ dàng vì chúng ta bị bao nhiêu công việc, bao nhiêu người lôi kéo..; nhưng nhiều khi việc làm ấy không dễ vì chúng ta cảm thấy một sự khó chịu nào đó, cái nhìn của Chúa làm cho chúng ta có phần bất an, có khi đặt chúng ta trong một cơ khủng hoảng.. Nhưng điều có cũng có lợi cho chúng ta! Trong thinh lặng cầu nguyển, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy chúng ta là những người thợ tốt, hoặc chỉ là những công nhân, công chức; chúng ta là những máng mở rộng và quảng đại qua đó tình thương và ơn thánh của Chúa tuôn chảy dồi dào, hoặc chúng ta tự đặt mình ở trung tâm, và thay vì là máng chuyển, chúng ta trở thành những hàng rào không giúp gặp gỡ Chúa, với ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng”.
Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh em là vẻ đẹp của tình huynh đệ: là linh mục với nhau, không phải một mình theo Chúa, không riêng rẽ nhưng cùng nhau, tuy là trong những năng khiếu và nhân cách khác nhau; đúng ra chính điều ấy là cho linh mục đoàn được phong phú, với nhiều gốc gác, tuổi tác, tài năng khác nhau.. và tất cả những điều đó được sống trong tình hiệp thông, trong tình huynh đệ.
Cả điều này cũng không dễ dàng, không phải là điều đương nhiên xảy ra. Trước tiên vì cả các linh mục chúng ta cũng bị chìm trong nền văn hóa chủ quan ngày nay, thứ văn hóa tuyên dương cái tôi, đến độ tôn thờ nó như thần tượng, và do một thái độ duy cá nhân chủ nghĩa trong mục vụ, đáng tiếc là cũng lan tràn trong các giáo phận chúng ta. Vì thế chúng ta phải phản ứng lại nó bằng một sự chọn lựa tình huynh đệ. Tôi cố ý nói về sự ”chọn lựa”. Không thể chỉ là một điều do tình cờ tạo nên, theo hoàn cảnh thuận tiện. Không phải thế, đó là một sự chọn lựa tương ưng với thực tại của chúng ta, với hồng ân chúng ta đã lãnh nhận, và cần luôn luôn đón nhận và vun trồng: đó là sự hiệp thông trong Chúa Kitô, trong hàng linh mục, quanh Đức GM. Tình hiệp thông này đòi phải được sống bằng cách tìm kiếm những hình thức cụ thể thích hợp với thời đại và thực tại của địa phương, nhưng luôn trong viễn tượng tông đồ, theo cách thức truyền giáo, huynh đệ và đời sống đơn sơ. Khi Chúa Giêsu nói: ”Cứ dấu này mọi người nhận biết các con là môn đệ thầy: nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,35), Chúa nói điều nói điều đó cho mọi người, nhưng trước tiên là cho 12 tông đồ, cho những người mà Ngài kêu gọi theo sát Ngài.
Niềm vui được làm linh mục và vẻ đẹp của tình huynh đệ. Hai điều này tôi nghĩ là quan trọng nhất khi nghĩ đến anh em. Một điều cuối tôi chỉ nhắc sơ, tôi khuyến khích anh em trong công việc với các gia đình và cho các gia đình. Đó là công việc mà Chúa yêu cầu chúng ta làm một cách đặc biệt trong thời kỳ này, là thời kỳ khó khăn, đối với gia đình như một định chế cũng như các gia đình, vì khủng hoảng. Nhưng chính trong thời kỳ khó khăn này mà Thiên Chúa làm cho ta cảm thấy sự gần gũi, ơn thánh, sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa. Và tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành chứng nhân, làm người trung gian về sự gần gũi của Thiên Chúa đối với các gia đình và về sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa cho các gia đình”.
Thánh lễ
Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong cuộc viếng thăm là thánh lễ ngài cử hành lúc 4 giờ chiều ngày 21-6-2014 tại cánh đồng Sibari trước sự tham dự của 250 ngàn tín hữu. Đồng tế với ngài có các GM của 12 giáo phận thuộc miền Calabria và 207 linh mục.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nhắc đến ý nghĩa lễ kính Mình Thánh Chúa, là Bánh Hằng Sống từ trời xuống (Ga 6,51), lương thực thỏa mãn lòng khao hát của chúng ta đối với sự sống đời đời, là sức mạnh cho hành trình của chúng ta. Ngài nói:
”Lễ hôm nay là lễ qua đó Giáo Hội chúc tụng Chúa vì hồng ân Thánh Thể. Trong khi Thứ Năm Tuần Thánh chúng ta tưởng niệm việc Chúa lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, thì hôm nay trổi vượt lòng cảm tạ và thờ lạy Chúa. Thực vậy, theo truyền thống trong ngày này có cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa.
ĐTC khai triển hai khía cạnh của ngày lễ này, đó là ”Thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể và tiến bước với Chúa”. Ngài nói: ”Đây là hai khía cạnh không thể tách rời nhau trong ngày lễ hôm nay, hai khía cạnh ghi dấu vết trong toàn thể đời sống của dân Kitô giáo: một dân tộc thờ lạy Chúa và một dân tộc tiến bước, không dừng lại, nhưng bước đi.
- Trước tiên chúng ta là một dân tộc thờ lạy Thiên Chúa. Chúng ta thờ lạy Thiên Chúa là tình thương, trong Chúa Giêsu Người ban cho chúng ta chính mình, hiến thân trên thập giá để đền tội cho chúng ta và do quyền năng của tình thương ấy, Chúa sống lại từ cõi chết và đang sống trong Giáo Hội. Chúng ta không thờ lạy Thiên Chúa nào khác ngoài Ngài!
Tố giác tổ chức bất lương
Khi người ta thay thế việc thờ lạy Chúa bằng việc thờ lạy tiền bạc, thì người ta mở đường cho tội lỗi, cho tư lợi và cho lạm dụng; khi người ta không thờ lại Thiên Chúa là Chúa, thì họ trở thành người tôn thờ sự ác, như những kẻ sống bằng những điều gian ác và bạo lực. Phần đất của anh chị em đẹp đẽ dường nào, nhưng đang gặp phải những dấu hiệu và hậu quả của tội lỗi ấy. Tổ chức tội phạm N'drangheta là thờ lạy sự ác và coi rẻ ích chung. Cần phải bài trừ sự ác này, xua đuổi nó đi! Cần phải phủ nhận nó! Giáo Hội mà tôi biết là đang dấn thân trong việc giáo dục lương tâm, phải luôn luôn xả thân hơn nữa để sự thiện có thể trổi vượt. Các bạn trẻ của chúng ta yêu cầu điều ấy. Những người trẻ của chúng ta đang cần hy vọng, yêu cầu chúng ta điều ấy. Để có thể đáp ứng đòi hỏi ấy, đức tin có thể giúp đỡ chúng ta. Những người trong cuộc sống đi theo con đường sự ác như thế, như những tên mafia, họ không ở trong tình hiệp thông với Thiên Chúa: họ bị tuyệt thông!
Ngày hôm nay chúng ta tuyên xưng điều ấy, mắt hướng nhìn về Mình Thánh Chúa, Bí Tích Bàn Thánh. Và do niềm tin ấy, chúng ta từ bỏ Satan với tất cả những quyến rũ của nó; chúng ta từ bỏ những thần tượng tiền bạc, háo danh, kiêu ngạo và quyền lực. Các Kitô hữu chúng ta không muốn thờ lạy điều gì và không thờ lạy ai trên trần thế này ngoài Chúa Giêsu Kitô, Đấng hiện diện trong Thánh Thể. Có lẽ chúng ta không luôn luôn ý thức tường tận điều này có ý nghĩa gì, với những hệ luận của việc chúng ta tuyên xưng niềm tin ấy.
Niềm tin của chúng ta nơi sự hiện diện thực của Giêsu Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật trong bánh rượu đã được thánh hiến, là chân thực nếu chúng ta quyết tâm tiến bước theo Chúa và với Chúa. Thờ lạy và tiến bước: một dân tộc thờ lạy là một dân tộc tiến bước! Tiến bước với Chúa và theo Chúa, tìm cách thực hành giới răn của Chúa, giới răn mà Ngài đã ban cho các môn đệ trong bữa tiệc ly: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau” (Ga 13,34). Dân thờ lạy Thiên Chúa trong Thánh Thể là dân tiến bước trong tình bác ái. Thờ lạy Chúa trong Thánh Thể, tiến bước với Chúa trong tình bác ái huynh đệ.
ĐTC nói tiếp:
Ngày hôm nay, trong tư cách là GM Roma, tôi đến đây để củng cố anh chị em không những trong đức tin nhưng cả trong đức bác ái, để tháp tùng và khích lệ anh chị em trong hành trì với Chúa Giêsu Tình Thương. Tôi muốn bày tỏ sự hỗ trợ của tôi với Đức Giám Mục, các LM và phó tế của giáo phận này, cũng như giáo phận Công Giáo đông phương Lungro, vốn có truyền thống Hy lập Bizantine phong phú. Nhưng tôi cũng nới rộng sự khích lệ nâng đỡ ấy cho tất cả các vị Mục Tử và tín hữu của Giáo Hội ở miền Calabria, can dảm dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng và cổ võ lối sống cũng như những sáng kiến đặt những nhu cầu của người nghèo và những người rốt cùng ở trung tâm. Tôi cũng khích lệ chính quyền dân sự đang nỗ lực dấn thân chính trị và hành chính để phục vụ công ích. Tôi khuyến khích tất cả hãy biểu lộ tình liên đới cụ thể với các anh chị em, nhất là những người đang cần nhiều hơn công lý, hy vọng và dịu dàng. Cám ơn Chúa có bao nhiêu dấu chỉ hy vọng trong các gia đình, giáo xứ, hội đoàn và phon gtrào Giáo Hội. Chúa Giêsu không ngừng khơi dậy những cử chỉ bác ái nơi đoàn dân lữ hành của Ngài! Một dấu chỉ cụ thể nói lên niềm hy vọng ấy là dự án Policoro, dành cho những người trẻ muốn dấn thân và kiến tạo những cơ hội làm việc cho bản thân và tha nhân. Hỡi các bạn trẻ quí mến, các bạn đừng để cho người ta cướp mất niềm hy vọng! Khi thờ lạy Chúa trong tâm hồn anh chị em và liên kết với Chúa anh chị em sẽ biết chống lại sự ác, chống lại bất công, bạo lực bằng sức mạnh của chân, thiện, mỹ.
Anh chị em thân mến, Thánh Thể tụ họp chúng ta với nhau, Mình Chúa làm cho chúng ta trở nên một, một gia đình duy nhất, Dân Chúa quây quần quanh Chúa Giêsu, Bánh sự sống. Điều mà tôi đã nói với những người trẻ, tôi cũng nói với tất cả mọi người, đó là nếu anh chị em thờ lạy Chúa Kitô và bước theo Chúa và với Chúa, thì giáo phận, các giáo xứ của anh chị em sẽ tăng trưởng trong đức tin và bác ái, trong niềm vui loan báo Tin Mừng. Anh chị em sẽ là một giáo phận trong đó các cha mẹ,các LM tu sĩ, giáo lý viên, trẻ em, người già, người trẻ tiến bước cạnh nhau, nâng đỡ, tương trợ, yêu thương nhau như anh chị em, nhất là trong những lúc khó khăn.
Sau thánh lễ vào khoảng 6 giờ chiều ĐTC đã đáp trực thăng trở về Vatican bình an.
Ngài đưa ra lập trường trên đây trong cuộc gặp gỡ các linh mục của giáo phận Cassano all'Jonio và trong bài giảng thánh lễ cho các tín hữu tại vùng này, hôm 21-6-2016.
Giáo phận Cassano cách Roma 400 cây số và có 106 ngàn tín hữu Công Giáo, do Đức Cha Nunzio Galantino cai quản. Ngài cũng là Tổng thư ký HĐGM Italia. Vùng này thường bị nạn tổ chức bất lương N'drangheta, giống như mafia, hoành hành. Thậm chí gần đây một em bé 3 tuổi cũng bị bọn bất lương này rưới xăng đốt chết với cha mẹ em.
Huấn dụ cho các linh mục
Trong bài huấn dụ ngắn tại buổi gặp gỡ các LM tại nhà thờ chính tòa Cassano lúc 12 giờ trưa, ĐTC nhắc nhở cho các vị về niềm vui làm linh mục, vẻ đẹp của tình huynh đệ, đồng thời khích lệ các vị làm việc với các gia đình và cho các gia đình. Ngài nói:
Trước tiên tôi muốn chia sẻ với anh em niềm vui được làm LM. Một điều luôn gây ngạc nhiên, đó là được Chúa Giêsu kêu gọi, kêu gọi theo Chúa, ở với Chúa, mang Chúa, Lời Chúa và ơn tha thứ của Chúa cho tha nhân.. Không có gì đẹp hơn đối với một người như thế, có đúng không anh em?. Khi các linh mục chúng ta ở trước Nhà Tạm Mình Thánh Chúa, và chúng ta dừng lại một lát nơi đó, trong thinh lặng, lúc ấy chúng ta cảm thấy cái nhìn của Chúa lại đặt nơi chúng ta, cái nhìn ấy đổi mới và tái linh hoạt chúng ta..
Quả thực, nhiều khi không dễ ở lại trước Chúa, không dễ dàng vì chúng ta bị bao nhiêu công việc, bao nhiêu người lôi kéo..; nhưng nhiều khi việc làm ấy không dễ vì chúng ta cảm thấy một sự khó chịu nào đó, cái nhìn của Chúa làm cho chúng ta có phần bất an, có khi đặt chúng ta trong một cơ khủng hoảng.. Nhưng điều có cũng có lợi cho chúng ta! Trong thinh lặng cầu nguyển, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy chúng ta là những người thợ tốt, hoặc chỉ là những công nhân, công chức; chúng ta là những máng mở rộng và quảng đại qua đó tình thương và ơn thánh của Chúa tuôn chảy dồi dào, hoặc chúng ta tự đặt mình ở trung tâm, và thay vì là máng chuyển, chúng ta trở thành những hàng rào không giúp gặp gỡ Chúa, với ánh sáng và sức mạnh của Tin Mừng”.
Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh em là vẻ đẹp của tình huynh đệ: là linh mục với nhau, không phải một mình theo Chúa, không riêng rẽ nhưng cùng nhau, tuy là trong những năng khiếu và nhân cách khác nhau; đúng ra chính điều ấy là cho linh mục đoàn được phong phú, với nhiều gốc gác, tuổi tác, tài năng khác nhau.. và tất cả những điều đó được sống trong tình hiệp thông, trong tình huynh đệ.
Cả điều này cũng không dễ dàng, không phải là điều đương nhiên xảy ra. Trước tiên vì cả các linh mục chúng ta cũng bị chìm trong nền văn hóa chủ quan ngày nay, thứ văn hóa tuyên dương cái tôi, đến độ tôn thờ nó như thần tượng, và do một thái độ duy cá nhân chủ nghĩa trong mục vụ, đáng tiếc là cũng lan tràn trong các giáo phận chúng ta. Vì thế chúng ta phải phản ứng lại nó bằng một sự chọn lựa tình huynh đệ. Tôi cố ý nói về sự ”chọn lựa”. Không thể chỉ là một điều do tình cờ tạo nên, theo hoàn cảnh thuận tiện. Không phải thế, đó là một sự chọn lựa tương ưng với thực tại của chúng ta, với hồng ân chúng ta đã lãnh nhận, và cần luôn luôn đón nhận và vun trồng: đó là sự hiệp thông trong Chúa Kitô, trong hàng linh mục, quanh Đức GM. Tình hiệp thông này đòi phải được sống bằng cách tìm kiếm những hình thức cụ thể thích hợp với thời đại và thực tại của địa phương, nhưng luôn trong viễn tượng tông đồ, theo cách thức truyền giáo, huynh đệ và đời sống đơn sơ. Khi Chúa Giêsu nói: ”Cứ dấu này mọi người nhận biết các con là môn đệ thầy: nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,35), Chúa nói điều nói điều đó cho mọi người, nhưng trước tiên là cho 12 tông đồ, cho những người mà Ngài kêu gọi theo sát Ngài.
Niềm vui được làm linh mục và vẻ đẹp của tình huynh đệ. Hai điều này tôi nghĩ là quan trọng nhất khi nghĩ đến anh em. Một điều cuối tôi chỉ nhắc sơ, tôi khuyến khích anh em trong công việc với các gia đình và cho các gia đình. Đó là công việc mà Chúa yêu cầu chúng ta làm một cách đặc biệt trong thời kỳ này, là thời kỳ khó khăn, đối với gia đình như một định chế cũng như các gia đình, vì khủng hoảng. Nhưng chính trong thời kỳ khó khăn này mà Thiên Chúa làm cho ta cảm thấy sự gần gũi, ơn thánh, sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa. Và tất cả chúng ta được kêu gọi trở thành chứng nhân, làm người trung gian về sự gần gũi của Thiên Chúa đối với các gia đình và về sức mạnh ngôn sứ của Lời Chúa cho các gia đình”.
Thánh lễ
Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong cuộc viếng thăm là thánh lễ ngài cử hành lúc 4 giờ chiều ngày 21-6-2014 tại cánh đồng Sibari trước sự tham dự của 250 ngàn tín hữu. Đồng tế với ngài có các GM của 12 giáo phận thuộc miền Calabria và 207 linh mục.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC nhắc đến ý nghĩa lễ kính Mình Thánh Chúa, là Bánh Hằng Sống từ trời xuống (Ga 6,51), lương thực thỏa mãn lòng khao hát của chúng ta đối với sự sống đời đời, là sức mạnh cho hành trình của chúng ta. Ngài nói:
”Lễ hôm nay là lễ qua đó Giáo Hội chúc tụng Chúa vì hồng ân Thánh Thể. Trong khi Thứ Năm Tuần Thánh chúng ta tưởng niệm việc Chúa lập phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, thì hôm nay trổi vượt lòng cảm tạ và thờ lạy Chúa. Thực vậy, theo truyền thống trong ngày này có cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa.
ĐTC khai triển hai khía cạnh của ngày lễ này, đó là ”Thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể và tiến bước với Chúa”. Ngài nói: ”Đây là hai khía cạnh không thể tách rời nhau trong ngày lễ hôm nay, hai khía cạnh ghi dấu vết trong toàn thể đời sống của dân Kitô giáo: một dân tộc thờ lạy Chúa và một dân tộc tiến bước, không dừng lại, nhưng bước đi.
- Trước tiên chúng ta là một dân tộc thờ lạy Thiên Chúa. Chúng ta thờ lạy Thiên Chúa là tình thương, trong Chúa Giêsu Người ban cho chúng ta chính mình, hiến thân trên thập giá để đền tội cho chúng ta và do quyền năng của tình thương ấy, Chúa sống lại từ cõi chết và đang sống trong Giáo Hội. Chúng ta không thờ lạy Thiên Chúa nào khác ngoài Ngài!
Tố giác tổ chức bất lương
Khi người ta thay thế việc thờ lạy Chúa bằng việc thờ lạy tiền bạc, thì người ta mở đường cho tội lỗi, cho tư lợi và cho lạm dụng; khi người ta không thờ lại Thiên Chúa là Chúa, thì họ trở thành người tôn thờ sự ác, như những kẻ sống bằng những điều gian ác và bạo lực. Phần đất của anh chị em đẹp đẽ dường nào, nhưng đang gặp phải những dấu hiệu và hậu quả của tội lỗi ấy. Tổ chức tội phạm N'drangheta là thờ lạy sự ác và coi rẻ ích chung. Cần phải bài trừ sự ác này, xua đuổi nó đi! Cần phải phủ nhận nó! Giáo Hội mà tôi biết là đang dấn thân trong việc giáo dục lương tâm, phải luôn luôn xả thân hơn nữa để sự thiện có thể trổi vượt. Các bạn trẻ của chúng ta yêu cầu điều ấy. Những người trẻ của chúng ta đang cần hy vọng, yêu cầu chúng ta điều ấy. Để có thể đáp ứng đòi hỏi ấy, đức tin có thể giúp đỡ chúng ta. Những người trong cuộc sống đi theo con đường sự ác như thế, như những tên mafia, họ không ở trong tình hiệp thông với Thiên Chúa: họ bị tuyệt thông!
Ngày hôm nay chúng ta tuyên xưng điều ấy, mắt hướng nhìn về Mình Thánh Chúa, Bí Tích Bàn Thánh. Và do niềm tin ấy, chúng ta từ bỏ Satan với tất cả những quyến rũ của nó; chúng ta từ bỏ những thần tượng tiền bạc, háo danh, kiêu ngạo và quyền lực. Các Kitô hữu chúng ta không muốn thờ lạy điều gì và không thờ lạy ai trên trần thế này ngoài Chúa Giêsu Kitô, Đấng hiện diện trong Thánh Thể. Có lẽ chúng ta không luôn luôn ý thức tường tận điều này có ý nghĩa gì, với những hệ luận của việc chúng ta tuyên xưng niềm tin ấy.
Niềm tin của chúng ta nơi sự hiện diện thực của Giêsu Giêsu, Thiên Chúa thật và là Người thật trong bánh rượu đã được thánh hiến, là chân thực nếu chúng ta quyết tâm tiến bước theo Chúa và với Chúa. Thờ lạy và tiến bước: một dân tộc thờ lạy là một dân tộc tiến bước! Tiến bước với Chúa và theo Chúa, tìm cách thực hành giới răn của Chúa, giới răn mà Ngài đã ban cho các môn đệ trong bữa tiệc ly: ”Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau” (Ga 13,34). Dân thờ lạy Thiên Chúa trong Thánh Thể là dân tiến bước trong tình bác ái. Thờ lạy Chúa trong Thánh Thể, tiến bước với Chúa trong tình bác ái huynh đệ.
ĐTC nói tiếp:
Ngày hôm nay, trong tư cách là GM Roma, tôi đến đây để củng cố anh chị em không những trong đức tin nhưng cả trong đức bác ái, để tháp tùng và khích lệ anh chị em trong hành trì với Chúa Giêsu Tình Thương. Tôi muốn bày tỏ sự hỗ trợ của tôi với Đức Giám Mục, các LM và phó tế của giáo phận này, cũng như giáo phận Công Giáo đông phương Lungro, vốn có truyền thống Hy lập Bizantine phong phú. Nhưng tôi cũng nới rộng sự khích lệ nâng đỡ ấy cho tất cả các vị Mục Tử và tín hữu của Giáo Hội ở miền Calabria, can dảm dấn thân trong việc loan báo Tin Mừng và cổ võ lối sống cũng như những sáng kiến đặt những nhu cầu của người nghèo và những người rốt cùng ở trung tâm. Tôi cũng khích lệ chính quyền dân sự đang nỗ lực dấn thân chính trị và hành chính để phục vụ công ích. Tôi khuyến khích tất cả hãy biểu lộ tình liên đới cụ thể với các anh chị em, nhất là những người đang cần nhiều hơn công lý, hy vọng và dịu dàng. Cám ơn Chúa có bao nhiêu dấu chỉ hy vọng trong các gia đình, giáo xứ, hội đoàn và phon gtrào Giáo Hội. Chúa Giêsu không ngừng khơi dậy những cử chỉ bác ái nơi đoàn dân lữ hành của Ngài! Một dấu chỉ cụ thể nói lên niềm hy vọng ấy là dự án Policoro, dành cho những người trẻ muốn dấn thân và kiến tạo những cơ hội làm việc cho bản thân và tha nhân. Hỡi các bạn trẻ quí mến, các bạn đừng để cho người ta cướp mất niềm hy vọng! Khi thờ lạy Chúa trong tâm hồn anh chị em và liên kết với Chúa anh chị em sẽ biết chống lại sự ác, chống lại bất công, bạo lực bằng sức mạnh của chân, thiện, mỹ.
Anh chị em thân mến, Thánh Thể tụ họp chúng ta với nhau, Mình Chúa làm cho chúng ta trở nên một, một gia đình duy nhất, Dân Chúa quây quần quanh Chúa Giêsu, Bánh sự sống. Điều mà tôi đã nói với những người trẻ, tôi cũng nói với tất cả mọi người, đó là nếu anh chị em thờ lạy Chúa Kitô và bước theo Chúa và với Chúa, thì giáo phận, các giáo xứ của anh chị em sẽ tăng trưởng trong đức tin và bác ái, trong niềm vui loan báo Tin Mừng. Anh chị em sẽ là một giáo phận trong đó các cha mẹ,các LM tu sĩ, giáo lý viên, trẻ em, người già, người trẻ tiến bước cạnh nhau, nâng đỡ, tương trợ, yêu thương nhau như anh chị em, nhất là trong những lúc khó khăn.
Sau thánh lễ vào khoảng 6 giờ chiều ĐTC đã đáp trực thăng trở về Vatican bình an.