Khoảng 100 đại biểu từ Liên minh Châu âu và Châu Á, Phòng thương mại Châu Âu và Á Châu các hội đoàn doanh nghiệp đưa ra thông điệp mạnh mẽ hơn củng cố vai trò và tạo thêm cầu nói của khu vực kinh tế tư nhân.
Các cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vừa và nhỏ và cấp vốn cho các dự án kinh doanh mới trên cơ sở các đề xuất.
Một trong những thách thức lớn được nói đến nhiều trong diễn đàn là rào cản về tâm lý cũng như môi trường kinh doanh thực tế giữa Âu châu và Á châu.
Đặc biệt trong bối cảnh còn dè dặt khi thâm nhập vào các thị trường mà các doanh nghiệp thấy còn xa lạ.
Ông Christopher Wiesner, giám đốc vụ thương mại, chính trị và kinh tế của Phái đoàn Uỷ Hội Âu châu nói rằng thông điệp chung là phải cắt bớt tệ quan liêu
"Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tạo điều kiện nhanh gọn hơn trong thủ tục quyết định đầu tư, tạo ra khuôn khổ một cửa."
Ông Wiesner cho hay các công ty Châu Âu quan tâm đến việc đưa ra nhiều cơ hội hợp tác và thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa.
Trên thực tế, Việt Nam là nước tham gia tích cực thứ hai của Chương trình Đầu tư-Châu Á vơi 35 dự án (chỉ sau Trung Quốc 50 dự án) trong tổng số 160 dự án trong giai đoạn đầu.
Được biết các dự án của Việt Nam bao gồm cả chiến lược thâm nhập thị trường trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, quà tặng và đồ gỗ và máy chế biến gỗ, quản lý chất thải y tế và công nghiệp da, xây dựng và cơ khí.
Diễn đàn Đầu tư-Châu Á 2003 tại TP. Hồ Chí Minh tiếp nối từ thành công của Diễn đàn Đầu tư-Châu Á lần thứ nhất (Hội nghị Hợp tác) diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11 năm 2002.
Diễn đàn Đầu tư-Châu Á sẽ được tổ chức mỗi năm hai lần tại EU và Châu Á trong khuôn khổ Chương trình Đầu tư-Châu Á.
Đây là sáng kiến của EU nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hợp tác kinh doanh giữa EU và Châu Á.
Chương trình Đầu tư-Châu Á bao gồm 3 lĩnh vực hoạt động chính như nối kết doanh nghiệp với doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật nhằm trợ giúp phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Châu Á và xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Châu Á và Châu Âu. (BBC)
Các cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề chính là tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vừa và nhỏ và cấp vốn cho các dự án kinh doanh mới trên cơ sở các đề xuất.
Một trong những thách thức lớn được nói đến nhiều trong diễn đàn là rào cản về tâm lý cũng như môi trường kinh doanh thực tế giữa Âu châu và Á châu.
Đặc biệt trong bối cảnh còn dè dặt khi thâm nhập vào các thị trường mà các doanh nghiệp thấy còn xa lạ.
Ông Christopher Wiesner, giám đốc vụ thương mại, chính trị và kinh tế của Phái đoàn Uỷ Hội Âu châu nói rằng thông điệp chung là phải cắt bớt tệ quan liêu
"Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tạo điều kiện nhanh gọn hơn trong thủ tục quyết định đầu tư, tạo ra khuôn khổ một cửa."
Ông Wiesner cho hay các công ty Châu Âu quan tâm đến việc đưa ra nhiều cơ hội hợp tác và thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa.
Trên thực tế, Việt Nam là nước tham gia tích cực thứ hai của Chương trình Đầu tư-Châu Á vơi 35 dự án (chỉ sau Trung Quốc 50 dự án) trong tổng số 160 dự án trong giai đoạn đầu.
Được biết các dự án của Việt Nam bao gồm cả chiến lược thâm nhập thị trường trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, quà tặng và đồ gỗ và máy chế biến gỗ, quản lý chất thải y tế và công nghiệp da, xây dựng và cơ khí.
Diễn đàn Đầu tư-Châu Á 2003 tại TP. Hồ Chí Minh tiếp nối từ thành công của Diễn đàn Đầu tư-Châu Á lần thứ nhất (Hội nghị Hợp tác) diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11 năm 2002.
Diễn đàn Đầu tư-Châu Á sẽ được tổ chức mỗi năm hai lần tại EU và Châu Á trong khuôn khổ Chương trình Đầu tư-Châu Á.
Đây là sáng kiến của EU nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hợp tác kinh doanh giữa EU và Châu Á.
Chương trình Đầu tư-Châu Á bao gồm 3 lĩnh vực hoạt động chính như nối kết doanh nghiệp với doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật nhằm trợ giúp phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Châu Á và xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Châu Á và Châu Âu. (BBC)