Thăm Hàn Quốc,Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang qua Trung Quốc
Giáo hoàng Phanxicô rời Roma hôm nay, 13/08/2014, để lên đường đi thăm Hàn Quốc, nơi mà Ngài sẽ « ngỏ lời với toàn bộ các quốc gia châu Á », như lời của Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin. Chuyến công du ở châu Á lần này cũng có thể đánh dấu sự hòa dịu trong quan hệ giữa Tòa Thánh với Bắc Kinh, qua việc phi cơ chở Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc.
Chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Giáo hoàng Phanxicô sẽ kéo dài từ ngày 13/08 đến 18/08. Trả lời phỏng vấn tại Trung tâm truyền hình Vatican tối hôm qua, Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin đã nhấn mạnh rằng chuyến đi châu Á lần này của Đức Giáo Hoàng có tầm quan trọng đặc biệt, do vị trí của vùng này trong chính trị và kinh tế thế giới.
Cũng theo Hồng Y Parolin, tại Hàn Quốc, Giáo hoàng Phanxicô « sẽ ngỏ lời với toàn bộ các quốc gia của châu lục » và khi gặp gỡ các bạn trẻ nhân Đại hội Thanh niên Công Giáo Thế giới, Ngài muốn mang đến « một thông điệp cho tương lai của châu Á ».
Quốc vụ khanh Vatican cho biết hiện giờ con đường rao giảng Phúc Âm ở châu Á chưa được nhanh như mong muốn, bởi vì người Công Giáo hiện chỉ chiếm 3,2% dân số châu lục này. Hồng Y Parolin cũng hy vọng là chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Giáo hoàng Phanxicô sẽ tạo điều kiện cho sự liên lạc và đối thoại giữa hai miền Triều Tiên.
Chuyến đi châu Á của Đức Giáo Hoàng lần này là nhằm yểm trợ cho các Giáo Hội Công Giáo ở châu lục này, đặc biệt là tại Trung Quốc, quốc gia mang tính chiến lược đối với Vatican trong việc truyền bá Phúc Âm.
Kể từ năm 1949 cho tới nay, Vatican vẫn chưa có quan hệ chính thức với Bắc Kinh. Trước đây, mỗi lần đi thăm châu Á, cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị đều phải tránh bay qua không phận Trung Quốc.
Nhưng lần này, Giáo hoàng Phanxicô đã được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc. Theo linh mục Bernado Cervellera, giám đốc hãng tin Asia News ở Roma, sự kiện này là một « dấu hiệu hòa dịu ». Từ nhiều thập niên qua, Tòa thánh vẫn tỏ thái độ hòa dịu với Bắc Kinh, nhưng việc Vatican công nhận Đài Loan vẫn là trở ngại lớn cho đối thoại giữa hai bên.
Giáo hoàng Phanxicô rời Roma hôm nay, 13/08/2014, để lên đường đi thăm Hàn Quốc, nơi mà Ngài sẽ « ngỏ lời với toàn bộ các quốc gia châu Á », như lời của Quốc vụ khanh Vatican Pietro Parolin. Chuyến công du ở châu Á lần này cũng có thể đánh dấu sự hòa dịu trong quan hệ giữa Tòa Thánh với Bắc Kinh, qua việc phi cơ chở Đức Giáo Hoàng được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc.
Chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Giáo hoàng Phanxicô sẽ kéo dài từ ngày 13/08 đến 18/08. Trả lời phỏng vấn tại Trung tâm truyền hình Vatican tối hôm qua, Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin đã nhấn mạnh rằng chuyến đi châu Á lần này của Đức Giáo Hoàng có tầm quan trọng đặc biệt, do vị trí của vùng này trong chính trị và kinh tế thế giới.
Cũng theo Hồng Y Parolin, tại Hàn Quốc, Giáo hoàng Phanxicô « sẽ ngỏ lời với toàn bộ các quốc gia của châu lục » và khi gặp gỡ các bạn trẻ nhân Đại hội Thanh niên Công Giáo Thế giới, Ngài muốn mang đến « một thông điệp cho tương lai của châu Á ».
Quốc vụ khanh Vatican cho biết hiện giờ con đường rao giảng Phúc Âm ở châu Á chưa được nhanh như mong muốn, bởi vì người Công Giáo hiện chỉ chiếm 3,2% dân số châu lục này. Hồng Y Parolin cũng hy vọng là chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Giáo hoàng Phanxicô sẽ tạo điều kiện cho sự liên lạc và đối thoại giữa hai miền Triều Tiên.
Chuyến đi châu Á của Đức Giáo Hoàng lần này là nhằm yểm trợ cho các Giáo Hội Công Giáo ở châu lục này, đặc biệt là tại Trung Quốc, quốc gia mang tính chiến lược đối với Vatican trong việc truyền bá Phúc Âm.
Kể từ năm 1949 cho tới nay, Vatican vẫn chưa có quan hệ chính thức với Bắc Kinh. Trước đây, mỗi lần đi thăm châu Á, cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị đều phải tránh bay qua không phận Trung Quốc.
Nhưng lần này, Giáo hoàng Phanxicô đã được phép bay ngang qua không phận Trung Quốc. Theo linh mục Bernado Cervellera, giám đốc hãng tin Asia News ở Roma, sự kiện này là một « dấu hiệu hòa dịu ». Từ nhiều thập niên qua, Tòa thánh vẫn tỏ thái độ hòa dịu với Bắc Kinh, nhưng việc Vatican công nhận Đài Loan vẫn là trở ngại lớn cho đối thoại giữa hai bên.