Lịch sử Đạo Công Giáo ở Đại Hàn là trường hợp duy nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo . Khác biệt với những xứ truyền giáo khác, chính là người Đại Hàn tự động theo đạo và xin Tòa Thánh gởi các linh mục đến chăm sóc giáo dân .

Nhưng khi họ chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm viếng, họ cũng là một Giáo Hội có một lịch sử với những đau buồn thảm cảnh bị bách hại.
Năm 1784 : Một người Đại Hàn đầu tiên được chịu Phép Rửa Tội .

Câu chuyện bắt đầu từ một nho sinh thông thái tên là Hong Yu-han . Vào cuối thế kỷ XVIII, với vài người bạn, ông đã tìm đọc được vài quyển sách viết về Đạo Công Giáo xưa hơn hai trăm năm , từ thời nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci đến rao giảng Tin Mừng ở Trung quốc . Người thanh niên này đã trở lại theo như ý nghĩ của chúng ta vì ông đã giữ đạo theo như ông am hiểu trong những quyển sách này . Nhưng ông đã thực hành bằng cách cầu nguyện và hàng tuần dành một ngày thờ phượng Chúa “như Ngày của Chúa” .

Hong Yu-han có người bạn đồng môn là Lee Byeok, thuyết phục một người bạn khác trở lại đạo Công Giáo . Người bạn này là Lee Seung-hun, là thành phần trong phái đòan đi sứ mà Hàn quốc hàng năm phái đến Trung quốc tham kiến Hòang đế để tỏ lòng trung thành như một chư hầu và nhận lãnh Lịch Tông Miếu .

Lee Seung-hun, một khi đến Bắc Kinh thì tìm mọi cách để liên lạc với các cha Dòng Tên, thì gặp được Cha Grammont, người Pháp và sau đó xin được chịu Phép Rửa Tội. Hai người cùng không nói được ngôn ngữ nhưng trao đổi với nhau bằng bút đàm chữ Hán. Dù vậy Cha Grammont cũng dạy cho Lee một nền giáo lý căn bản và còn sát hạch như một tân tòng .

Với sự đồng ý của thân phụ và của vị quan sứ thần, cha Grammont đã rửa tội cho Lee Seung-hun vào tháng giêng năm 1784, và đặt cho một tên Công Giáo là Phêrô Lee, khi nhớ đến thánh Phêrô mà Chúa Giêsu đã giao phó trọng trách xây dựng Giáo Hội. Phêrô Lee trở về Hàn quốc với một mớ sách vở tôn giáo và được thúc đẩy với tinh thần truyền giáo, đã rao giảng Tin Mừng và bắt đầu làm phép rửa cho đồng bào của mình.
Năm 1794 : vị linh mục đầu tiên đến Hàn quốc .

Mười năm sau khi Phêrô Lee được chịu Phép Rửa Tội, thì có một linh mục người Trung Hoa, là Giacôbê Ju, lén lút bí mật vào Hàn quốc . Ngài được Đức Giám Mục Bắc Kinh gởi đến theo lời cầu xin của cọng đồng Công Giáo Hàn quốc . Cọng đồng này đã gia tăng nhiều trên nhiều ngàn người, họ cần có linh mục dù họ đã nhiều lần bầu người trong cọng đòan đãm trách phần vụ này .

Linh mục Giacôbê phải sống lẩn trốn vì chính quyền đương thời tỏ ra ghét thù đạo Công Giáo : một giáo dân tên là Thomas Kim, thường tụ họp giáo dân tại nhà mình, đã bi bắt nhốt và bị lưu đày vài năm sau đó . Nhưng linh mục Giacôbê vẫn cương quyết đi rao giảng Tin Mừng và ban các Phép Bí Tích . Trong sáu năm làm việc không hề biết mệt mỏi, cọng đòan Công Giáo đã gia tăng từ 4000 đến 10,000 ngàn người .

Nhưng đến năm 1801, Cha Giacôbê biết có nhiều giáo dân bị bắt bớ và tra khảo vì không chịu tố cáo chổ ẩn núp của ngài . Ngài tự động đến trình diện với chính quyền Ngài liền bị bắt giam, bị tra tấn dã man và bị kết án tử hình ngay vào năm ấy sau sáu năm bốn tháng thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng .
Người giáo dân Đại Hàn quyết đinh gởi đơn cầu xin Đức Giáo Hòang gởi đến cho họ các linh muc. Nhưng lá thư đầu tiên bị bại lộ và tác giả đã bị kết án tử hình . Lá thư thứ hai đã đến được Rôma, nhưng vào thời kỳ Đức Giáo Hòang Pius VII, lúc ngài bị Napoleon Bonaparte giam giữ tại Fontainebleau . Lá thư thứ ba được gởi đi vào năm 1820 đã đến được Rôma và Đức Giáo Hòang Leon XII đã chấp thuận .

Năm 1845 : phong chức linh mục đầu tiên cho Andrê Kim, người linh mục đầu tiên .

Đúng chin năm nhà truyền giáo Phêrô Maubant, đến Hàn quốc với hai đồng bạn là Cha Chastan và Laurent Imbert. Các ngài thuộc Dòng Truyền giáo Paris (MEP) mà Đức Giáo Hòang giao trách nhiệm tuyển chọn các linh mục để gởi đi truyền giáo ở Hàn quốc .

Đời sống của các vị truyền giáo rất là vất vả và nguy hiểm, nhưng công việc truyền giáo mang lại kết quả rất tốt đẹp: các người trở lại đạo rất là đông đúc . Vào năm 1839, có ba linh mục bị hành quyết .Nhưng Cha Maubant cũng gởi được ba thanh niên Hàn quốc sang học chủng viện ở Trung quốc .Có hai người được phong chức Phó Tế bởi Đức Giám Mục Jean Ferréol .Và ngài đã ra lệnh cho thầy Andrê Kim trở về Hàn quốc bằng mọi phương tiện. Ngài đã về được Hàn quốc bằng đường biển trên một con tàu nhỏ với một chiếc địa bàn đơn sơ với một nhóm thủy thủ chưa hề có kinh nghiệm đi biển !

Vào ngày 17 tháng 8 năm 1845 , Thầy Andrê Kim được thụ phong linh mục ở Thượng hải . Đó là vị linh mục Đại Hàn đầu tiên . Ngài đã cùng Đức Giám Mục Jean Ferréol, cùng cha Antoine Daveluy, lại trở về lại Hàn quốc qua biển Hòang Hà . Mười ba tháng , sau khi ngài tiếp xúc với những người đánh cá Trung quốc thì ngài bị chính quyền bắt giam . Sau một năm chịu chức, ngài mới 25 tuổi, bị chính quyền đem đi xử trảm . Ngài đã được Đức Giáo Hòang Gioan Phao lồ II phong hiển thánh vào ngày 6 tháng 5 năm 1984 .

Năm 1866 : Một cuộc bách hại lớn lao chống Đạo Công Giáo .

Hòan cảnh chính trị bên ngòai như đổ thêm dầu vào lửa : đó là thời kỳ “có những hiệp ước bất công”có những căng thẳng giữa các nước Á Châu và Tây Phương như các nước Anh, Pháp và Nga . Đạo Công Giáo được xem như là một mối đe dọa cho trật tự xã hội bây giờ, lại nữa đây là một tôn giáo đến từ Tây phương và các người làm nghề đánh cá và các giáo dân được xem như là những kẻ do thám cho giặc .
Những cuộc bách hại và giết chóc . Những giáo dân bị giết chết khỏang trên mười ngàn người . . .

Các nhà truyền giáo cũng bị cùng chung số phận như giáo dân .Chín vị trong số 12 vị đã bị hành quyết chặt đầu . Ba vị sống sót, Cha Ridel, Calais và Feron đã phải trốn qua Trung quốc .

Các cuộc áp lực của quốc tế đòi hỏi Hàn quốc chấm dứt các cuộc bách hại các Kitô hữu .Pháp quốc đã gởi những tàu chiến đến Hàn quốc . Họ đã đánh chiếm thành phố Ganghwa và tịch thu các văn khố của nhà vua và họ mới trả lại cho Hàn quốc vào năm 2011 !

Năm 1888 : Nhũng nữ tu đầu tiên của Hàn quốc .

Mặc dù có những áp lực quốc tế nhưng Giáo Hội Đại Hàn luôn luôn sống động dù bị bách hại. Vào năm 1877, Cha Ridel, một nhà truyền giáo khác trở thành giám mục ở Hàn quốc . Ngài bị bắt cầm tù nhưng khác với các đấng tiền nhiệm là ngài được thả ra và bị trục xuất khỏi Hàn quốc .
Vào năm 1886, một hiệp ước được ký kết giữa Pháp và Đại Hàn gồm có điều khỏan tự do tôn giáo . Nhưng chính quyền trung ương không loan báo cho các địa phương. Lúc này tòan tòan thể giáo dân có khỏang 20,000 người và sống rải rác trong xứ .Lúc bây giờ có 12 linh mục của Dòng Thừa Sai Paris, nhưng không có linh mục bản xứ .

Những giáo dân sống sót lại bắt đầu họat động và dần dần họ được xã hội chấp nhận . Họ bắt đầu mở Nhà In vào năm 1886 và năm kế tiếp họ bắt đầu xây dựng Nhà thờ Chánh Tòa Hán Thành (Seoul) .

Vào năm 1888, Giáo Hội Hàn quốc có vẻ vững mạnh và Hội Thừa Sai Paris đã gởi đến các Nữ Tu Dòng Saint Paul de Chatrtres. Đây thật là một cuộc thay đổi lớn lao vì phụ nữ Đại Hàn chỉ chăm lo công việc nội trợ mà thôi .

Mười hai năm sau, tổng số người Công Giáo tăng gấp đôi: đầu thế kỷ XX có chừng khỏang 40,000 người . Và sau một thế kỷ, đã có khỏang năm triệu người Công Giáo chào đón Đức Giáo Hòang Phanxicô đến tông du . . .(Trích dịch từ báo La Croix).