Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 25 mùa Thường niên năm A 21-9-2014
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong”.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 20: 1-16
Nơi đời người, rất nhiều người cứ thấy buồn “tự thuở giăng lên núi”, giống nhà thơ. Trong nhà Chúa, chẳng ai còn thấy buồn đến độ như thế. Nhưng vẫn vui hoài, “những ước và mong”.
Trình thuật hôm nay thánh-sử Mát-thêu ghi lại dụ ngôn thợ làm vườn nho người kẻ sau gia-nhập nhóm làm vườn, như mọi người. Nhưng, lại cũng có người buồn nhiều hơn vui, vì nhiều thứ. Thứ dễ thấy nhất là cảm thấy như chủ vườn đối xử không đồng đều, nên mới buồn.
Chuyện người đời, phim ảnh cũng kể lại những tình-huống buồn vui vì người đời đối xử rất khác nhau như câu truyện về người anh hùng ở cuộc chiến có tên là Forrest Gump, rất oái oăm.
“Phim truyện Forrest Gump có lúc được kể là ‘niềm hân hoan của người tham chiến’. Vào một lúc nào đó, truyện phim nói về sự việc: “sao người chót hết lại có thể về trước nhất”. Câu chuyện này, rút từ những điều mà cuốn phim đã để lại trong đầu, của người xem.
Forrest Gump rồi cũng chết. Và, cũng lên thiên đàng. Vừa tới nơi, đã thấy thánh Phêrô đưa ra 3 câu hỏi bắt buộc anh phải giải mã trước khi vào cửa. Ba câu ấy, là: -1) Ngày nào trong tuần bắt đầu bằng chữ T? -2) Một năm gồm bao nhiêu giây? -3) Tên gọi của Thiên Chúa là gì?
Forrest trả lời ngay lập tức: ‘Thưa, 2 ngày trong tuần bắt đầu chữ T là: hôm nay và ngày mai. Thánh Phêrô nói: Ta không nghĩ thế, nhưng con vẫn có điểm. Thế câu tiếp là gì? – Con nghĩ, câu trả lời độc nhất là 12. -12 ư? –Thưa, đó là ngày 2 tháng Giêng, 2 tháng Hai… - Khoan, Ta biết là con đang cò cưa với câu này. Thế còn câu hỏi cuối? – Vâng, đó là Andy! – Andy à? Thôi được, cứ coi như 2 câu đầu con cũng biết cách trả lời rồi. Nhưng sao lại đặt tên gọi cho Chúa là Andy? –Thưa, đó là câu trả lời dễ nhất. Con học điều đó trong bài ca vịnh…ANDY đi với tôi, ANDY tới với tôi, ANDY bảo tôi thuộc về Ngài’ Nghe thế, thánh Phêrô bèn mở cửa ngọc và hối: “Vào đi Forrest, vào lẹ đi!”
Tin Mừng hôm nay, cũng kể về người thợ đến đầu giờ cũng được trả lương y như người đến sau buổi xế. Như thế, thì đàn chim ban sớm cũng đã không nhận ra là chúng có thể đến trễ và cũng được bấy nhiêu đồ ăn. Bằng giọng điệu cay cú, ta có thể dùng danh xưng gọi các tay thợ làm vườn đến vào buổi xế là “Giô-ni đi tàn tàn”. Và, sự thể là: nếu ta buộc phải đối đầu với tình huống tương tự, ta cũng sẽ là người ngồi đó mà càm ràm.
Với Hội thánh tiên khởi, câu chuyện hôm nay mang tính quan trọng, là vì người Do thái, qua bao thế hệ, vẫn cứ mỏi mòn ngồi chờ Đấng Mê-sia sẽ đến. Và, tựa như người thợ đến từ đầu giờ, cộng đoàn khi xưa là các nhà tiên phong đáp ứng lời mời của Đức Giêsu Chúa đã lao động cho hiện trường Vương Quốc của Đức Chúa. Dưới mắt người Do thái đi theo Chúa vào thời đầu, kể cả thánh Phêrô, ai cũng ngỡ ngàng khi thấy Đức Chúa đã mời gọi cả người ngoài luồng đến để sống và phục vụ cho Vương Quốc của Ngài.
Với đầu óc giàu tưởng tượng, ta thấy ngay là: một số đàn chim ban sớm vẫn mang nặng cảm giác dày vò cay cú, khi thấy đám “Giôni đi tàn tàn” lại được trao cho trọng trách trông nom sứ vụ truyền giáo rất rộng. Điều này hẳn đã vượt ngoài sức tưởng tượng, của nhiều người. Vì thế, vẫn có người thắc mắc hỏi rằng: sao lại xảy ra như thế được!
Tìm hiểu kỹ, ta thấy truyện kể hôm nay cho thấy tính khí thất thường nơi con người chúng ta. May cho ta, Chúa vẫn rất mực độ lượng. Ngài có lòng khoan dung, đại độ không ai sánh tày. Trong khi đó, nhìn lại mình, nhìn người khác, vẫn chỉ thấp thoáng một vài gương lành, do đã bắt chước cách hành xử cao quý của Đức Kitô thật đấy, nhưng vẫn chưa đậm nét. Nơi Đức Chúa là cả sự sung mãn, tràn đầy.Tràn đầy yêu thương. Ngập tràn tha thứ. Đầy ắp những xót xa. Những sung mãn về sự công chính.
Tự thân, Chúa vượt quá tầm tay với mà ta có thể kêu cầu, đòi hỏi hoặc mơ ước. Nên, ta vẫn không hết bỡ ngỡ đứng trước các hành xử đảo ngược lòng ao ước đợi trông. Đảo ngược tính sợ hãi vẩn vơ. Đảo, cả những đồn đoán khó tin của người phàm. Chúng ta vẫn không ngừng tìm kiếm Đức Chúa vĩ đại đầy ấn tượng. Tựa như khoa học giả tưởng do ta sáng chế. Trong khi đó, Chúa đến với ta chỉ như kẻ bần hàn, đói rét. Ngài đến, rất trần trụi. Lạnh căm. Lạnh căm, như người ốm o gầy mòn, mang hình hài thân phận của người tù, ốm đói. Nhưng, Chúa tỏ lộ chân lý của Ngài ngang qua những người làm ta kinh ngạc. Vào thời điểm dễ làm ta sửng sốt.
Đó còn là lý do tại sao nhiều người cứ mải quyết đoán: Đức Chúa chỉ hoạt động theo cách thân quen tại nơi chốn, qua con người, hoặc vào thời điểm ở thể chế rất dễ nhận. Việc Ngài làm, thường kết thúc ở cuối đường ranh khôn ngoan, tin tưởng. Tin vào Đạo. Tin vào Lời.
Trong cuốn “Những thứ bạn kiếm được mà không phải trả tiền”, tác giả Michael McGirr đã biện luận: thế giới hôm nay đang có khủng hoảng về niềm tin. Đây không là phương thức ta thường nghĩ. Trong bối cảnh lật lại bàn cờ, McGirr khẳng định là: khủng hoảng niềm tin nằm ở chỗ: người ở ngoài truyền thống vẫn cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Chúa. Quả thật, Chúa luôn yêu thương, dẫn dắt Hội thánh. Nhưng, Ngài không bị ràng buộc bởi Giáo Hội. Ngài bận tâm lo toan để đoan chắc rằng: ai người chậm chạp, đến trễ, vẫn có cơ-hội được ngang bằng với người đến sớm. Vẫn nhận được món hời hệt như đàn chim ban sớm.
Dẫu thế nào, ta hãy nên, thay vì phẫn nộ về cái-gọi-là sự bất công này, hãy chăm lo mà cảm tạ Chúa vì nhờ vào Ngài ta mới trở nên lớn lao, cao trọng. Cảm tạ Ngài, đã tỏ ra công minh, chính trực với thần dân. Cũng chẳng nên hỏi: khi nào và làm sao ta nắm được Lời. Bởi vì, Lời không “gớm ghiếc” và cũng chẳng “bất công”. Lời chẳng “thấy Tôi tốt bụng mà đâm ghen tức”. Duy có điều, là: vì ta chưa hiểu thế thái nhân tình, nên chưa hiểu rõ được Lời.
Cảm-nghiệm những điều vừa kể, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở ở trên, nay tiếp tục:
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong.
Ai biết lòng anh thương nhớ đâu?
Gần nhau không nói, nói không sầu.
Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi,
Thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu.”
(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)
Cuối cùng thì, cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” nên hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy-nghĩ về dụ ngôn Chúa Kể, để coi đó như bí kíp sống ở đời. Bí kíp, dựa nhiều trên chọn lựa của mỗi người, tùy tình thân thương đối xử với nhau mà thôi.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong”.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 20: 1-16
Nơi đời người, rất nhiều người cứ thấy buồn “tự thuở giăng lên núi”, giống nhà thơ. Trong nhà Chúa, chẳng ai còn thấy buồn đến độ như thế. Nhưng vẫn vui hoài, “những ước và mong”.
Trình thuật hôm nay thánh-sử Mát-thêu ghi lại dụ ngôn thợ làm vườn nho người kẻ sau gia-nhập nhóm làm vườn, như mọi người. Nhưng, lại cũng có người buồn nhiều hơn vui, vì nhiều thứ. Thứ dễ thấy nhất là cảm thấy như chủ vườn đối xử không đồng đều, nên mới buồn.
Chuyện người đời, phim ảnh cũng kể lại những tình-huống buồn vui vì người đời đối xử rất khác nhau như câu truyện về người anh hùng ở cuộc chiến có tên là Forrest Gump, rất oái oăm.
“Phim truyện Forrest Gump có lúc được kể là ‘niềm hân hoan của người tham chiến’. Vào một lúc nào đó, truyện phim nói về sự việc: “sao người chót hết lại có thể về trước nhất”. Câu chuyện này, rút từ những điều mà cuốn phim đã để lại trong đầu, của người xem.
Forrest Gump rồi cũng chết. Và, cũng lên thiên đàng. Vừa tới nơi, đã thấy thánh Phêrô đưa ra 3 câu hỏi bắt buộc anh phải giải mã trước khi vào cửa. Ba câu ấy, là: -1) Ngày nào trong tuần bắt đầu bằng chữ T? -2) Một năm gồm bao nhiêu giây? -3) Tên gọi của Thiên Chúa là gì?
Forrest trả lời ngay lập tức: ‘Thưa, 2 ngày trong tuần bắt đầu chữ T là: hôm nay và ngày mai. Thánh Phêrô nói: Ta không nghĩ thế, nhưng con vẫn có điểm. Thế câu tiếp là gì? – Con nghĩ, câu trả lời độc nhất là 12. -12 ư? –Thưa, đó là ngày 2 tháng Giêng, 2 tháng Hai… - Khoan, Ta biết là con đang cò cưa với câu này. Thế còn câu hỏi cuối? – Vâng, đó là Andy! – Andy à? Thôi được, cứ coi như 2 câu đầu con cũng biết cách trả lời rồi. Nhưng sao lại đặt tên gọi cho Chúa là Andy? –Thưa, đó là câu trả lời dễ nhất. Con học điều đó trong bài ca vịnh…ANDY đi với tôi, ANDY tới với tôi, ANDY bảo tôi thuộc về Ngài’ Nghe thế, thánh Phêrô bèn mở cửa ngọc và hối: “Vào đi Forrest, vào lẹ đi!”
Tin Mừng hôm nay, cũng kể về người thợ đến đầu giờ cũng được trả lương y như người đến sau buổi xế. Như thế, thì đàn chim ban sớm cũng đã không nhận ra là chúng có thể đến trễ và cũng được bấy nhiêu đồ ăn. Bằng giọng điệu cay cú, ta có thể dùng danh xưng gọi các tay thợ làm vườn đến vào buổi xế là “Giô-ni đi tàn tàn”. Và, sự thể là: nếu ta buộc phải đối đầu với tình huống tương tự, ta cũng sẽ là người ngồi đó mà càm ràm.
Với Hội thánh tiên khởi, câu chuyện hôm nay mang tính quan trọng, là vì người Do thái, qua bao thế hệ, vẫn cứ mỏi mòn ngồi chờ Đấng Mê-sia sẽ đến. Và, tựa như người thợ đến từ đầu giờ, cộng đoàn khi xưa là các nhà tiên phong đáp ứng lời mời của Đức Giêsu Chúa đã lao động cho hiện trường Vương Quốc của Đức Chúa. Dưới mắt người Do thái đi theo Chúa vào thời đầu, kể cả thánh Phêrô, ai cũng ngỡ ngàng khi thấy Đức Chúa đã mời gọi cả người ngoài luồng đến để sống và phục vụ cho Vương Quốc của Ngài.
Với đầu óc giàu tưởng tượng, ta thấy ngay là: một số đàn chim ban sớm vẫn mang nặng cảm giác dày vò cay cú, khi thấy đám “Giôni đi tàn tàn” lại được trao cho trọng trách trông nom sứ vụ truyền giáo rất rộng. Điều này hẳn đã vượt ngoài sức tưởng tượng, của nhiều người. Vì thế, vẫn có người thắc mắc hỏi rằng: sao lại xảy ra như thế được!
Tìm hiểu kỹ, ta thấy truyện kể hôm nay cho thấy tính khí thất thường nơi con người chúng ta. May cho ta, Chúa vẫn rất mực độ lượng. Ngài có lòng khoan dung, đại độ không ai sánh tày. Trong khi đó, nhìn lại mình, nhìn người khác, vẫn chỉ thấp thoáng một vài gương lành, do đã bắt chước cách hành xử cao quý của Đức Kitô thật đấy, nhưng vẫn chưa đậm nét. Nơi Đức Chúa là cả sự sung mãn, tràn đầy.Tràn đầy yêu thương. Ngập tràn tha thứ. Đầy ắp những xót xa. Những sung mãn về sự công chính.
Tự thân, Chúa vượt quá tầm tay với mà ta có thể kêu cầu, đòi hỏi hoặc mơ ước. Nên, ta vẫn không hết bỡ ngỡ đứng trước các hành xử đảo ngược lòng ao ước đợi trông. Đảo ngược tính sợ hãi vẩn vơ. Đảo, cả những đồn đoán khó tin của người phàm. Chúng ta vẫn không ngừng tìm kiếm Đức Chúa vĩ đại đầy ấn tượng. Tựa như khoa học giả tưởng do ta sáng chế. Trong khi đó, Chúa đến với ta chỉ như kẻ bần hàn, đói rét. Ngài đến, rất trần trụi. Lạnh căm. Lạnh căm, như người ốm o gầy mòn, mang hình hài thân phận của người tù, ốm đói. Nhưng, Chúa tỏ lộ chân lý của Ngài ngang qua những người làm ta kinh ngạc. Vào thời điểm dễ làm ta sửng sốt.
Đó còn là lý do tại sao nhiều người cứ mải quyết đoán: Đức Chúa chỉ hoạt động theo cách thân quen tại nơi chốn, qua con người, hoặc vào thời điểm ở thể chế rất dễ nhận. Việc Ngài làm, thường kết thúc ở cuối đường ranh khôn ngoan, tin tưởng. Tin vào Đạo. Tin vào Lời.
Trong cuốn “Những thứ bạn kiếm được mà không phải trả tiền”, tác giả Michael McGirr đã biện luận: thế giới hôm nay đang có khủng hoảng về niềm tin. Đây không là phương thức ta thường nghĩ. Trong bối cảnh lật lại bàn cờ, McGirr khẳng định là: khủng hoảng niềm tin nằm ở chỗ: người ở ngoài truyền thống vẫn cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Chúa. Quả thật, Chúa luôn yêu thương, dẫn dắt Hội thánh. Nhưng, Ngài không bị ràng buộc bởi Giáo Hội. Ngài bận tâm lo toan để đoan chắc rằng: ai người chậm chạp, đến trễ, vẫn có cơ-hội được ngang bằng với người đến sớm. Vẫn nhận được món hời hệt như đàn chim ban sớm.
Dẫu thế nào, ta hãy nên, thay vì phẫn nộ về cái-gọi-là sự bất công này, hãy chăm lo mà cảm tạ Chúa vì nhờ vào Ngài ta mới trở nên lớn lao, cao trọng. Cảm tạ Ngài, đã tỏ ra công minh, chính trực với thần dân. Cũng chẳng nên hỏi: khi nào và làm sao ta nắm được Lời. Bởi vì, Lời không “gớm ghiếc” và cũng chẳng “bất công”. Lời chẳng “thấy Tôi tốt bụng mà đâm ghen tức”. Duy có điều, là: vì ta chưa hiểu thế thái nhân tình, nên chưa hiểu rõ được Lời.
Cảm-nghiệm những điều vừa kể, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở ở trên, nay tiếp tục:
“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
Ấy độ tôi hoài ước lại mong.
Ai biết lòng anh thương nhớ đâu?
Gần nhau không nói, nói không sầu.
Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi,
Thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu.”
(Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)
Cuối cùng thì, cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” nên hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy-nghĩ về dụ ngôn Chúa Kể, để coi đó như bí kíp sống ở đời. Bí kíp, dựa nhiều trên chọn lựa của mỗi người, tùy tình thân thương đối xử với nhau mà thôi.
Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.