LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

Dân số 21:4b-9; T.vịnh 77; Philiphê 2: 6-11; Gioan 3: 13-17

THẬP GIÁ, DẤU CHỈ ƠN CỨU ĐỘ

Bài trích sách Dân Số hôm nay là một câu chuyện lạ về những con rắn, con rắn đồng treo trên một cái cột và cách thức những nạn nhân được chữa lành. Nhưng không cần phải là một học giả Cựu Ước, quý vị vẫn có thể giải thích và áp dụng câu chuyện vào cuộc sống, đặc biệt các câu mở đầu: “Trong cuộc hành trình, dân mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê…” Trong cuộc sống, ai trong chúng ta mà không bị cám dỗ để nói những lời đó? Bao nhiêu những quanh co, gián đoạn, đổ vỡ, chán nản, thất vọng… trong cuộc sống khiến gợi lên trong chúng ta những cảm giác tương tự. Giống như con cái Israel trong sa mạc, đôi khi chúng ta “mất kiên nhẫn trong cuộc hành trình”.

Mang lấy tâm trạng chán nản của dân Israel, chúng ta bị cám dỗ ca thán Thiên Chúa và hỏi “Tại sao?” Kí ức của dân thật dễ nhạt phai, họ đã quên rằng họ là dân Chúa tuyển chọn và nhận được lời hứa của Người. Chúng ta cũng phản ứng tương tự khi gặp khó khăn, tựa như băng qua sa mạc khắc nghiệt. Chúng ta không được lãng quên Thiên Chúa và những gì Người đã thực hiện cho chúng ta, bởi vì khi lãng quên Người, chúng ta nhận lấy hậu quả, dấu chỉ cụ thể là bị rắn độc cắn. Đối với chúng ta, những “vết cắn” đó có thể gây ra những cảm giác tuyệt vọng, từ đó chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng Thiên Chúa không còn ở với chúng ta nữa. Thay vào đó, chúng ta cảm giác như bị bao vây bởi những con rắn trong sa mạc.

Thiên Chúa đã đánh phạt họ vì sự bất trung của dân. Nhưng khi họ hối hận, Người đã hướng dẫn ông Môsê làm một con rắn và treo lên một cây cột. Những ai nhìn vào con rắn đó thì được chữa lành. Đó không đơn thuần là một sự chữa lành kỳ diệu. Con rắn đồng có năng lực là vì Thiên Chúa đã cho nó sức mạnh. Dân Israel được chữa lành, bằng cách hướng về con rắn, bởi vì họ cũng đã quay về và tin tưởng Thiên Chúa. Họ tin tưởng Thiên Chúa sẽ tiếp tục che chở họ, và vì thế, họ đã làm điều họ cần phải làm là sống mối tương quan giao ước với Thiên Chúa. Giống như nhiều người trong chúng ta, sẽ có những cám dỗ khác khiến chúng ta lạc khỏi con đường dẫn đến miền Đất Hứa. Nhưng khi lạc lối, họ vẫn có thể quay về với Thiên Chúa, Đấng trước hết đã chọn và dẫn đưa họ qua sa mạc khắc nghiệt.

Khi đọc câu chuyện này, các Kitô hữu nhận ra con rắn được treo lên như là hình ảnh ám chỉ thập giá. Tương tự câu chuyện con rắn, thập giá bao gồm cả đau khổ và chữa lành. Đau khổ và cái chết của Đấng trên thập giá cũng mang đến sự chữa lành cho những ai hướng nhìn lên Người.

Cùng với các bậc tổ tiên chúng ta đang trên hành trình sa mạc khắc nghiệt tiến về Đất Hứa, chúng ta cũng chao đảo khi nỗ lực giữ cho đôi mắt của mình luôn tập trung vào đích điểm. Giống như tổ tiên, chúng ta được mời gọi tin tưởng - dù cho nhiều chướng ngại đang cám dỗ chúng ta bỏ cuộc và quay lại chốn nô lệ trước đây. Nhưng Thiên Chúa - Đấng từng ký kết giao ước với Dân - cũng đã thực hiện một cam kết vĩnh viễn với chúng ta qua Đức Kitô và thập giá của Người. Ngày nay, chúng ta suy tôn thánh giá vì thánh giá là bảo chứng nhắc nhớ rằng Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta hoàn tất kế hoạch của Người dành cho chúng ta - dù cho chúng ta có chao đảo và đi chệch hướng.

Thập giá nhắc nhớ rằng Thiên Chúa luôn quan phòng, dự liệu điều tốt đẹp nhất cho chúng ta. Chúng ta có thể tin tưởng vào Thiên Chúa - Đấng đã hứa với chúng ta, và qua thập giá đảm bảo rằng lời hứa đó được hoàn thành - hay không? Ngày nay, chúng ta làm dấu thánh giá mỗi khi bước vào nhà thờ hay rời khỏi nơi đây, cũng như khi bắt đầu và kết thúc việc cầu nguyện của mình. Mỗi lần chúng ta thực hiện như thế là chúng ta nhớ đến Thiên Chúa của Lời Hứa, Đấng sẽ luôn chiếmvị trí thiết yếu trong hành trình của chúng ta. Làm dấu thánh giá trên mình cũng “nhắc nhớ” Thiên Chúa luôn trung thành với chúng ta.

Một phụ nữ trẻ cho thấy chiếc nhẫn đính hôn cô mới nhận được. Một đôi bạn mới cưới mang những dải băng cưới được chúc lành và trao cho nhau, cùng với lời thề hứa, trong lễ cưới của họ. Những dấu chỉ vật chất này là những vật nhắc nhớ và đảm bảo rằng họ sẽ ở cùng nhau cả “lúc vui cũng như lúc buồn”. Khi những điều rắc rối xảy đến, chiếc nhẫn nhắc nhớ họ về một bảo đảm cho cam kết được thực hiện trong tình yêu.

Thập giá nhắc nhớ chúng ta một lời hứa Thiên Chúa thực hiện trong tình yêu dành cho chúng ta; và lời hứa ấy được hoàn trọn khi “Con Người được nâng lên cao”. Chúng ta chưa hoàn tất chuyến hành trình sa mạc của mình, và có lẽ sẽ có nhiều bước lầm lạc trước khi hành trình kết thúc. Trong hành trình này, chúng ta không đánh mất hy vọng khi phải đối mặt với những thiếu sót của mình và con đường vẫn còn ở phía trước. Nếu cảm thấy chán nản và sợ hãi muốn bỏ cuộc, chúng ta hãy hướng nhìn thập giá và lời hứa của thập giá bảo đảm cho chúng ta một sự trợ giúp không ngừng. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta những dấu chỉ rõ ràng về tình yêu Người dành cho chúng ta; trong Đức Giêsu, Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm và đã gánh lấy thập giá vì chúng ta.

Chúng ta nhìn lên thập giá trong niềm tin tưởng vào tình yêu nhưng không Thiên Chúa đã tỏ bày cho chúng ta. Chúng ta sống mối dây hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau, không phải chúng ta có thể làm được điều ấy, nhưng vì Thiên Chúa đã quyết định làm điều ấy cho chúng ta. Nói cách khác, đó là “ý định tuyệt vời” của Thiên Chúa để kéo chúng ta ra khỏi bóng tối do những việc làm của chúng ta mà đưa vào ánh sáng ấm áp của đức tin. Nhờ ánh sáng được ban tặng này, chúng ta được nhắc nhớ rằng chúng ta đã có cuộc sống vĩnh cửu rồi: “bất cứ ai tin vào Người thì có sự sống đời đời”. Sự sống này đã dành sẵn cho chúng ta ở đây và bây giờ.

Thư gửi giáo đoàn Philipphê cũng được đọc trong Chúa Nhật Lễ Lá khi Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem để nhận lấy thập giá của Người. Thánh Phaolô nói: “Người đã hạ mình, vâng lời cho đến chết, chết trên thập giá”. “Sự trống không” này (tiếng Hy Lạp là “kenosis”) là một con đường phục vụ mà Đức Giêsu đã thực hiện, và chúng ta, những môn đệ của Người, phải noi gương bắt chước. Thánh Phaolô đã ở đâu khi ngài viết bức thư này? Thưa rằng thánh nhân đang trải qua thập giá Đức Kitô. Ngài đã thiết lập Giáo Hội tại Philipphê và ngài đã viết lá thư này khi đang bị tù, có lẽ ở Êphêsô, vì sứ vụ của mình.

Thánh Phaolô đã nhìn lên thập giá của Thầy mình và nhận lấy sự sống Đức Giêsu đã hứa cho những ai tin vào Người. Thánh nhân có thể là một tù nhân, nhưng niềm tin của ngài vào Đức Chúa Phục Sinh đảm bảo rằng mặc dù hiện tại ngài đang chịu đau khổ, nhưng sự sống ngài có trong Đức Kitô là “vĩnh cửu” - bây giờ và mãi mãi. Noi gương Đức Kitô, Đấng đã tự hủy mình, không nhận lấy các quyền lợi và phẩm vị thần thiêng, thánh Phaolô cũng đặt mình quy phục thập giá để phục vụ và rao giảng Lời Chúa. Như Đức Giêsu đón nhận sự ô nhục nơi thập giá thế nào, thì thánh Phaolô cũng đón lấy những hậu quả do lời giảng của mình như vậy - tù đày và cái chết.

Cái gì sẽ chữa lành những thương tích nơi cộng đoàn Giáo Hội chúng ta trong những ngày này? Một sức sống đã bắt đầu - Đức Kitô hiến mình trên thập giá. Vì thế, là những môn đệ của Người, nhờ sức mạnh của hoa trái từ thập giá, chúng ta noi theo mẫu gương tình yêu vị tha của Người; theo cách này, chúng ta có thể trở thành bí tích cho sự hiện diện và tự hiến không ngừng của Đức Kitô trên trần gian.

Đức Kitô và thập giá của Người nhắc nhớ chúng ta rằng Vị Vua của chúng ta trị vì không bằng sức mạnh và bạo lực, nhưng bởi sự từ bỏ chính mình. Món quà Người ban tặng cho chúng ta không phải là đất đai và các dân nước để cai trị, nhưng là lòng thương cảm và sự tha thứ. Chúng ta nhìn lên thập giá, nhưng mắt chúng ta vượt xa thập giá để vươn đến chiến thắng sự chết của Đức Giêsu và sự phục sinh của Người. Như thánh Phaolô nói với các tín hữu Philipphê: “Thiên Chúa đã siêu tôn Người…” Đứng trước thập giá, chúng ta bái quỳ, rồi sau đó đứng thẳng lên để noi theo cách thức tự hiến và phục vụ của Người.

Chuyển ngữ: A.E. HV Đaminh Gò-Vấp

EXALTATION OF THE CROSS (A) -

Numbers 21:4b-9; Psalm 78; Philippians 2: 6-11; John 3: 13-17

Today’s reading from Numbers is a strange one with those biting snakes, the bronze snake on a pole and the way the victims are cured But you don’t have to be an Old Testament scholar to be able to interpret and apply it to our lives, especially the opening verses, "With their patience worn out by the journey the people complained against God and Moses…." In the course of our lives who among us has not been tempted to speak those words? How many detours, interruptions, break-downs, discouragements, disappointments etc. along our life’s journey have stirred up similar sentiments? Like the Israelites in the desert, at times, our "patience [is] worn out by the journey."

With the bedraggled people of Israel we are tempted to complain to God and ask, "Why?" The people’s memories are short, they have already forgotten that they are God’s chosen people and the recipients of God’s promise. We do similarly when we find ourselves in hard times with a difficult desert to pass through. We mustn’t forget who God is and what God has done for us, because when we do, we suffer the consequences, symbolized by the bites by the seraph serpents. For us those "bites" can cause feelings of hopelessness that tempt us to think that God is not with us. Instead, we feel like we are surrounded by those biting snakes in the desert.

In response to their disloyalty God punishes the people and, when they repent, God instructs Moses to make a figure of a snake, put it on a pole and raise it up. Those who looked to it were healed. It’s wasn’t just a magical healing. The bronze snake had power because God gave it power. The Israelites were healed because, by turning towards the snake, they were also turned in faith to God. They trusted God would continue to care for them and so they did what they were supposed to do – live in covenanted relationship with God – more or less. Like the rest of us there would be other temptations away from the path to the Promised Land. But when they strayed they could always come back to the God who first chose them and had guided them through the harsh desert terrain.

Christians reading the story see the raised serpent as a type of the cross. Like the serpent narrative, the cross includes both suffering and healing. The suffering and death of the One on the cross also brings healing to those who look upon him.

Along with our ancestors struggling through the harsh desert on their way to the Promised Land, we also stumble while we try to stay determined and keep our eyes fixed on our goal. Like them we are called to trust – despite the obstacles that tempt us to give up and go back to some former place of slavery. But the One who covenanted with the people has also made a permanent commitment with us through Christ and his cross. We exalt over the cross today because it’s our sure reminder that God will help us complete God’s plan for us – even with all our stumbling and wrong turns along the way.

The cross reminds us that God is in charge and has a plan for our ultimate well-being. Can we trust the God who has made a promise to us and, through the cross, guarantees to see that promise come to completion? We sign ourselves with the cross as we enter and leave church today and as we begin and end our prayers. Each time we do that we remember the God of the Promise who will always be part of our journey. Signing ourselves with the cross also "reminds" God of God’s promise to be faithful tous.

A young woman shows off her newly-received engagement ring. A newly married couple wear wedding bands that were blessed and exchanged, along with life-promises, at their wedding ceremony. These material signs are reminders and assurances that they will be there for each other "in good times and in bad." When troubles do arise a glance at the ring serves as a reassurance of a commitment made in love.

The cross is that for us – a reminder of a promise God made in love with us and was fulfilled when "the Son of Man [was] lifted up." We have not finished our individual desert treks yet and there probably will be lots of missteps before our journey is finished. In the meanwhile, we do not lose hope as we face our shortcomings and the road that still lies in front of us. Lest we get discouraged and fear dropping out along the way, we look to the cross and the promise of continual help it offers to us. God has given us concrete signs of God’s love for us; in Jesus, the Word made flesh and in the cross which he embraced on our behalf.

We look to the cross with faith in the gratuitous love God has shown us. We are in communion with God and one another, not because of anything we have done, but because of what God decided to do for us. In a manner of speaking it was God’s "bright idea" to draw us out of the darkness of our own doings into the warm light of faith. Through the light we have been given we are reminded that we already have eternal life, "everyone who believes in him may have eternal life." This life has already begun for us here and now.

The reading from the Philippians was also read on Palm Sunday as Jesus was entering Jerusalem to accept his cross. Paul says, "he humbled himself, becoming obedient to death, even death on a cross." This "emptying" (in Greek "kenosis") is a path of service. Jesus followed and we, his disciples, must do the same. Where was Paul when he wrote this letter? Experiencing the cross of Christ. He had founded the church at Philippi and he wrote the letter while he was in captivity, because of his missionary work, probably in Ephesus.

Paul had looked to the cross of his Master and received the life Jesus promised those who believe in him. Paul may be a prisoner, but his faith in the risen Lord assures him that despite his current suffering, the life he has in Christ is "eternal" – it is now and always. Just as Christ emptied himself, not assuming the rights and dignity owed his divinity, Paul, in imitation of his Master, also submitted himself to the cross of service and the preaching of the Word. Just as Jesus accepted the humiliation of the cross, so Paul embraced the consequences of his preaching – imprisonment and death.

What will heal the wounds of our church community these days? The same dynamism that began it – Christ’s self giving on the cross. So too, we his disciples, empowered by the fruits of the cross, must follow his example of altruistic love so that we can be the sacrament of Christ’s continued presence and self-offering in the world.

Christ and his cross remind us that our King rules not by power and might, but self-denial. The gifts he dispenses to his subjects are not lands and peoples to rule over, but compassion and forgiveness. We look to the cross but our eyes go beyond the cross to Jesus’ triumph over death, his resurrection. As Paul told the Philippians, "God greatly exalted him…." Before the cross we bend our knees and then stand upright to follow his way of self giving and service.