Trong bài giảng sáng thứ Ba 4/11 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng nói chung con người lo sợ trước những ân sủng nhưng không của Thiên Chúa. Chúng ta tìm cách thoái thác để đừng theo Ngài. Đồng thời, chúng ta thường nghĩ mình là trung tâm của thế giới này.
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên dụ ngôn được kể trong bài Phúc Âm trong ngày kể về một người kia tổ chức bữa tiệc lớn trong đó ông mời rất nhiều người. Cố nhiên là chúng ta ai cũng muốn được mời đi ăn tiệc nhưng có những yếu tố nào đó khiến cho 3 người khách mời không thích và những người khách này tiêu biểu cho nhiều người trong chúng ta.
Một người nói rằng ông phải đi thăm ruộng của mình, ông ta cần phải nhìn thấy nó để cảm nhận hương vị ngọt ngào của “sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào” và ông thích những điều này hơn là ngồi cùng bàn với người khác. Người thứ hai vừa mới mua năm con bò và do đó ông bận lắm và không muốn lãng phí thời gian với những người khác. Lý do khước từ của người cuối cùng là vì ông ta vừa kết hôn và không muốn mang cô dâu đến với bữa tiệc. Ông muốn giữ tất cả tình cảm của cô cho chính mình mà thôi: đó là sự ích kỷ ".
Đức Thánh Cha nhận xét là: "Cuối cùng con người coi trọng sở thích riêng của mình hơn là việc chia sẻ bữa ăn tối với nhau: Họ không biết ý nghĩa của việc ăn mừng với nhau". Trong một xã hội ai cũng coi trọng đến lợi ích cá nhân của mình, người ta sẽ nghĩ rằng trên cõi đời này làm gì có cái chuyện nhưng không. Đời là phải có qua có lại!
"Nếu lời mời được thay đổi đi, chẳng hạn nói: 'Hãy đến, tôi có một, hai hoặc ba người bạn kinh doanh từ nước ngoài, chúng ta có thể làm điều gì đó với nhau’, lúc đó không ai có lý do nào để từ chối cả. Nhưng điều khiến họ bị sốc là sự nhưng không. Điều này xảy ra vì theo Đức Thánh Cha "khá thường xuyên chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ trong cuộc sống của mình". Cho nên, cũng như các môn đệ trên đường Emmau hoặc như Thánh Tôma, người ta muốn có cái gì trong một giới hạn tâm lý nào đó để có thể tin. Ngài đưa ra một câu tục ngữ phổ biến: Khi "đề nghị mà tuyệt vời như vậy ngay cả các Thánh cũng đem lòng ngờ vực", bởi vì "phần thưởng là quá lớn nên khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một bữa tiệc như thế này," chúng ta nghĩ rằng "tốt hơn là đừng có dây dưa vào làm gì ".
"Chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong tội lỗi của chúng ta, trong giới hạn của chúng ta, vì chúng ta cảm thấy như đang ở nhà. Rời khỏi nhà của chúng ta để đáp trả lời mời của Thiên Chúa, đi đến nhà của Thiên Chúa, với những người khác hả? Thôi, tôi sợ lắm. Và tất cả các Kitô hữu chúng ta đều có nỗi sợ hãi này tiềm ẩn bên trong ... nhưng không chôn kín. Là Công Giáo, nhưng chút ít thôi, đừng quá Công Giáo. Tin tưởng vào Chúa, nhưng chút đỉnh thôi, đừng nhiều quá. Cái não trạng ' đừng nhiều quá ' này đánh dấu cuộc sống của chúng ta, nó hạ thấp chúng ta ".
Chúng ta cũng không thích cái vị thế “là một trong số những người khác” vì lòng tự ái khiến chúng ta muốn mình là trung tâm của mọi sự. Điều đó gây cho chúng ta những khó khăn để lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu, tiếng nói của Thiên Chúa. Khi anh chị em tin rằng cả thế giới này đang xoay quanh anh chị em thì anh chị em không có chân trời, bởi vì anh chị em đã trở thành chân trời của riêng mình.
"Một điều làm tôi suy nghĩ nhiều là khi các đầy tớ báo cáo với chủ của mình là không ai muốn đến dự tiệc, thì người chủ tức giận vì thấy mình bị người ta xem thường. Ông sai tôi tớ của mình đi kêu những người nghèo, những người tàn tật, ông đã sai đầy tớ đến những quảng trường và các đường phố để buộc mọi người đến với bữa tiệc. Quá thường khi Chúa đã làm như thế với chúng ta qua các thử thách, rất nhiều những thử thách".
"Buộc họ phải đến, vì đây là lễ ăn mừng nhưng không. Buộc con tim, linh hồn họ phải tin vào sự nhưng không của Thiên Chúa, phải tin rằng ân sủng của Thiên Chúa là cho không, ơn cứu rỗi không thể mua được: Đó là một ân sủng tuyệt vời, là tình yêu của Thiên Chúa ... là quà tặng lớn nhất! Nhưng chúng ta có một chút lo sợ và đây là lý do tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể nên thánh thiện bằng ý chí riêng của mình và chúng ta trở thành những kẻ có chút Pelagian trong đầu".
Pelagius, sinh năm 380 và qua đời năm 418, là một nhà đạo đức học khổ hạnh. Ông tin rằng con người có thể nên thánh bởi ý chí tự do của mình mà không đến cần ân sủng của Chúa. Những người theo thuyết của Pelagius được gọi là những người Pelagian. Thánh Augustionô bác bỏ thuyết này. Ngài nói là con người không thể đạt đến sự thánh thiện nếu không có ân sủng của Chúa vì từ lúc lọt lòng chúng ta đã là những người tội lỗi, với một con tim và một ý chí đầy tội lỗi (Mẹ con cưu mang con trong nguồn mạch tội lỗi. Thoát sinh trong kiếp tội nhân, con hằng sợ hãi u sầu – Chúa Nhân Từ - Nhạc của linh mục Kim Long).
Đức Giáo Hoàng kết luận: Chúa Giêsu "trả giá cho bữa tiệc bằng sự sỉ nhục cho đến chết trên cây thánh giá. Và đây là ân sủng nhưng không thật cao cả. Khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nên nghĩ về thánh giá như một lời mời gọi đến bữa tiệc. Vâng, lạy Chúa, con là một tội nhân, con có nhiều thứ, nhưng con nhìn lên Chúa và đi đến bữa tiệc của Chúa Cha. Con tín thác. Con sẽ không phải thất vọng, bởi vì Chúa đã trả giá cho mọi thứ. Ngày nay, Giáo Hội đòi hỏi chúng ta không phải sợ sự nhưng không của Thiên Chúa .Thay vào đó chúng ta phải mở lòng chúng ta ra, làm mọi thứ có thể để đến dự bữa tiệc Chúa dọn sẵn cho chúng ta."
Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài trên dụ ngôn được kể trong bài Phúc Âm trong ngày kể về một người kia tổ chức bữa tiệc lớn trong đó ông mời rất nhiều người. Cố nhiên là chúng ta ai cũng muốn được mời đi ăn tiệc nhưng có những yếu tố nào đó khiến cho 3 người khách mời không thích và những người khách này tiêu biểu cho nhiều người trong chúng ta.
Một người nói rằng ông phải đi thăm ruộng của mình, ông ta cần phải nhìn thấy nó để cảm nhận hương vị ngọt ngào của “sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào” và ông thích những điều này hơn là ngồi cùng bàn với người khác. Người thứ hai vừa mới mua năm con bò và do đó ông bận lắm và không muốn lãng phí thời gian với những người khác. Lý do khước từ của người cuối cùng là vì ông ta vừa kết hôn và không muốn mang cô dâu đến với bữa tiệc. Ông muốn giữ tất cả tình cảm của cô cho chính mình mà thôi: đó là sự ích kỷ ".
Đức Thánh Cha nhận xét là: "Cuối cùng con người coi trọng sở thích riêng của mình hơn là việc chia sẻ bữa ăn tối với nhau: Họ không biết ý nghĩa của việc ăn mừng với nhau". Trong một xã hội ai cũng coi trọng đến lợi ích cá nhân của mình, người ta sẽ nghĩ rằng trên cõi đời này làm gì có cái chuyện nhưng không. Đời là phải có qua có lại!
"Nếu lời mời được thay đổi đi, chẳng hạn nói: 'Hãy đến, tôi có một, hai hoặc ba người bạn kinh doanh từ nước ngoài, chúng ta có thể làm điều gì đó với nhau’, lúc đó không ai có lý do nào để từ chối cả. Nhưng điều khiến họ bị sốc là sự nhưng không. Điều này xảy ra vì theo Đức Thánh Cha "khá thường xuyên chúng ta có những kinh nghiệm đau khổ trong cuộc sống của mình". Cho nên, cũng như các môn đệ trên đường Emmau hoặc như Thánh Tôma, người ta muốn có cái gì trong một giới hạn tâm lý nào đó để có thể tin. Ngài đưa ra một câu tục ngữ phổ biến: Khi "đề nghị mà tuyệt vời như vậy ngay cả các Thánh cũng đem lòng ngờ vực", bởi vì "phần thưởng là quá lớn nên khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một bữa tiệc như thế này," chúng ta nghĩ rằng "tốt hơn là đừng có dây dưa vào làm gì ".
"Chúng ta cảm thấy an toàn hơn trong tội lỗi của chúng ta, trong giới hạn của chúng ta, vì chúng ta cảm thấy như đang ở nhà. Rời khỏi nhà của chúng ta để đáp trả lời mời của Thiên Chúa, đi đến nhà của Thiên Chúa, với những người khác hả? Thôi, tôi sợ lắm. Và tất cả các Kitô hữu chúng ta đều có nỗi sợ hãi này tiềm ẩn bên trong ... nhưng không chôn kín. Là Công Giáo, nhưng chút ít thôi, đừng quá Công Giáo. Tin tưởng vào Chúa, nhưng chút đỉnh thôi, đừng nhiều quá. Cái não trạng ' đừng nhiều quá ' này đánh dấu cuộc sống của chúng ta, nó hạ thấp chúng ta ".
Chúng ta cũng không thích cái vị thế “là một trong số những người khác” vì lòng tự ái khiến chúng ta muốn mình là trung tâm của mọi sự. Điều đó gây cho chúng ta những khó khăn để lắng nghe tiếng nói của Chúa Giêsu, tiếng nói của Thiên Chúa. Khi anh chị em tin rằng cả thế giới này đang xoay quanh anh chị em thì anh chị em không có chân trời, bởi vì anh chị em đã trở thành chân trời của riêng mình.
"Một điều làm tôi suy nghĩ nhiều là khi các đầy tớ báo cáo với chủ của mình là không ai muốn đến dự tiệc, thì người chủ tức giận vì thấy mình bị người ta xem thường. Ông sai tôi tớ của mình đi kêu những người nghèo, những người tàn tật, ông đã sai đầy tớ đến những quảng trường và các đường phố để buộc mọi người đến với bữa tiệc. Quá thường khi Chúa đã làm như thế với chúng ta qua các thử thách, rất nhiều những thử thách".
"Buộc họ phải đến, vì đây là lễ ăn mừng nhưng không. Buộc con tim, linh hồn họ phải tin vào sự nhưng không của Thiên Chúa, phải tin rằng ân sủng của Thiên Chúa là cho không, ơn cứu rỗi không thể mua được: Đó là một ân sủng tuyệt vời, là tình yêu của Thiên Chúa ... là quà tặng lớn nhất! Nhưng chúng ta có một chút lo sợ và đây là lý do tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể nên thánh thiện bằng ý chí riêng của mình và chúng ta trở thành những kẻ có chút Pelagian trong đầu".
Pelagius, sinh năm 380 và qua đời năm 418, là một nhà đạo đức học khổ hạnh. Ông tin rằng con người có thể nên thánh bởi ý chí tự do của mình mà không đến cần ân sủng của Chúa. Những người theo thuyết của Pelagius được gọi là những người Pelagian. Thánh Augustionô bác bỏ thuyết này. Ngài nói là con người không thể đạt đến sự thánh thiện nếu không có ân sủng của Chúa vì từ lúc lọt lòng chúng ta đã là những người tội lỗi, với một con tim và một ý chí đầy tội lỗi (Mẹ con cưu mang con trong nguồn mạch tội lỗi. Thoát sinh trong kiếp tội nhân, con hằng sợ hãi u sầu – Chúa Nhân Từ - Nhạc của linh mục Kim Long).
Đức Giáo Hoàng kết luận: Chúa Giêsu "trả giá cho bữa tiệc bằng sự sỉ nhục cho đến chết trên cây thánh giá. Và đây là ân sủng nhưng không thật cao cả. Khi chúng ta nhìn vào cây thánh giá, chúng ta nên nghĩ về thánh giá như một lời mời gọi đến bữa tiệc. Vâng, lạy Chúa, con là một tội nhân, con có nhiều thứ, nhưng con nhìn lên Chúa và đi đến bữa tiệc của Chúa Cha. Con tín thác. Con sẽ không phải thất vọng, bởi vì Chúa đã trả giá cho mọi thứ. Ngày nay, Giáo Hội đòi hỏi chúng ta không phải sợ sự nhưng không của Thiên Chúa .Thay vào đó chúng ta phải mở lòng chúng ta ra, làm mọi thứ có thể để đến dự bữa tiệc Chúa dọn sẵn cho chúng ta."