CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Mt 10, 17-25
Nói tới các Thánh Tử Đạo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên đến lạ lùng bởi vì hàng hàng lớp các vị tử đạo trên khắp thế giới đã đổ máu đào để minh chứng cho Chúa Giêsu. Tertullien đã viết :” Chính dòng máu các Thánh Tử Đạo đã nẩy sinh Kitô hữu “. Và chúng ta cũng không thể tả xiết nỗi vui mừng khi sách Khải Huyền mô tả :” …Xuất hiện một đoàn lũ thật đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô :” Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai và chính Chiên Con đã cứu độ chúng ta “ ( Kh 7, 9-11 ). Họ là ai ? Vị Kỳ mục trả lời :” Họ là những người đã đến, sau khi trải qua những cơn thử thách lớn lao, đã giặt và tẩy trắng áo mình trong máu của Chiên Con “ ( Kh 7, 14 ). Họ là những người đã không tiếc gì với Chúa, đã không khước từ tình yêu dù để cứu lấy mạng sống mình. Và họ là những người đã luôn tin vào Chúa, tin vào ơn cứu độ chỉ có nơi Thập Giá của Đức Kitô.
Đọc lại lịch sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hông khỏi bùi ngùi xúc động, bởi vì các Thánh Tử Đạo Việt Nam xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội. Họ là những người thấp bé trong xã hội. Họ là những giáo dân vì theo Chúa, nên họ đã bị bắt, bị kết án và bởi vì không chịu chối đạo, không chịu bước qua Thánh Giá, họ đã bị xử tử hình bằng nhiều cách hung bạo dã man. Họ là những phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng quyết không nhường bước, không thỏa hiệp để được sống thảnh thơi mà chối Chúa. Họ đã trung kiên, tín thác nơi Chúa và như thánh Phaolô họ đã :” Tôi làm được mọi sự trong Đấng củng cố tôi “( Pl 4, 13 ). Họ là cụ già 80 tuổi như thánh Lê Bảo Tịnh; là một bà cụ già 62 tuổi như nữ thánh Anê Đê; như một cậu trai 14 tuổi, thánh Phaolô Bột; là một thiếu nữ 12 tuổi như cô Lucia Liễu; như Phaolô Đạm 10 tuổi; như em bé Phaolô Túc 9 tuổi. Họ là các Giám mục, các Linh mục, các Nữ tu. Họ là chủng sinh, là Ban Hành Giáo, là quan trong triều đình, là quân lính, là công chức, là y sĩ, là thương gia. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, trong Giáo Hội. Tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù vô danh tiểu tốt hay có chức có quyền trong Hội Thánh, có địa vị trong xã hội. Tất cả họ đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có thể là tổ tiên, cha ông, những người thân thương trong gia đình chúng ta, có thể là những Kitô hữu sống trong địa phận, trong giáo xứ, giáo họ, điểm giáo của chúng ta. Họ đã sống trên quê hương, đất nước của chúng ta, đã chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người chúng ta. Tuy nhiên, họ đã giữ vững đức tin, thà chết chứ quyết một lòng không chối Chúa, không bỏ đạo. Họ đã nghe tiếng Chúa :” Không có Thầy các con không thể làm được gì “ ( Ga 15, 5 ) hoặc “ Ai yêu mạng sống hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ của Ta “. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dám liều sống đức tin, làm chứng cho đức tin và chết cho đức tin, lấy máu mình làm chứng cho Thiên Chúa. Tử đạo là chọn Chúa, là chết cho Chúa. Tử đạo là sống đạo một cách sống động và làm môn đệ của Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam là men, là muối, là ánh sáng soi dọi đức tin cho những người khác. Nhờ các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói :” Giáo Hội Việt Nam đã phát sinh các nhân chứng, đặc biệt là các Vị Tử Đạo.Lời tiền nhân nói rất đúng : Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu. Vì do máu các Đấng Tử Đạo của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà đức tin trong thế hệ trước đã mọc lên, và đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được gìn giữ “.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống hết mình vì đức tin. Các Ngài đã giữ đạo và sống đạo một cách hết sức anh hùng. Các Ngài đã thà chết chẳng thà bỏ Chúa. Nên, Chúa đã củng cố đức tin cho các Ngài và trước những cực hình hết sức dã man, điên dại của những kẻ bách hại, các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Các Ngài đã không hận thù, không gây hấn, không bạo lực; các Ngài luôn sống hiền lành và khiêm nhượng như Chúa Giêsu. Các Ngài đã sống yêu thương, trung tín và đơn sơ trước những kẻ bách hại đầy hận thù, gây hấn, dọa nạt. Các Ngài đã hiểu rõ lời Chúa :” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của kẻ hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Các Ngài đã sống như lời một tu sĩ nói :” Hãy để cho mình bị bách hại, nhưng đừng bách hại ai. Hãy để cho mình bị đóng đinh, nhưng đừng đóng đinh ai . Hãy để cho mình bị vu khống, nhưng đừng vu khống ai “. Chúng ta hãy noi gương bắt chước các Ngài để làm chứng cho Chúa bằng đời sống đạo tốt, trung kiên và bền vững, luôn bám chặt và thuộc trọn về Chúa.
Trong cuộc đời có nhiều người chỉ mang danh Kitô nhưng lại sống phản Kitô. Họ sợ hãi, thỏa hiệp để được sống an nhàn. Họ quên mình là Kitô hữu. Chúa đã nói :” Không Thầy chúng con làm được gì “ hoặc như thánh Phaolô viết :” Không phải là chính tôi mà là ơn Chúa ở với tôi “( 1 Co 15, 10 ). Theo Chúa, chúng ta phải can đảm sống chứng nhân giữa đời bằng đức tin sắt đá của mỗi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con can đảm, hăng say phục vụ vì chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời. Xin lảm cho chúng con trở nên những chứng nhân kiên trì, những chứng nhân bất khuất không chịu đầu hàng trước những bách hại, trước những đòn vọt, trước trăm ngàn sự thử thách. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao đạo Chúa lại hay bị bách hại ?
2.Tử đạo có nghĩa gì ?
3.Tại sao lại nói máu các thánh tử đạo làm nẩy sinh các Kitô hữu ?
4.Bế quan tỏa cảng là gì ?
5.Các chiếu chỉ cấm đạo có mang lại sự hòa hợp giữa mọi người không ?
Mt 10, 17-25
Nói tới các Thánh Tử Đạo, chúng ta không khỏi ngạc nhiên đến lạ lùng bởi vì hàng hàng lớp các vị tử đạo trên khắp thế giới đã đổ máu đào để minh chứng cho Chúa Giêsu. Tertullien đã viết :” Chính dòng máu các Thánh Tử Đạo đã nẩy sinh Kitô hữu “. Và chúng ta cũng không thể tả xiết nỗi vui mừng khi sách Khải Huyền mô tả :” …Xuất hiện một đoàn lũ thật đông đảo không thể đếm được, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Chiên Con, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô :” Chính Thiên Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai và chính Chiên Con đã cứu độ chúng ta “ ( Kh 7, 9-11 ). Họ là ai ? Vị Kỳ mục trả lời :” Họ là những người đã đến, sau khi trải qua những cơn thử thách lớn lao, đã giặt và tẩy trắng áo mình trong máu của Chiên Con “ ( Kh 7, 14 ). Họ là những người đã không tiếc gì với Chúa, đã không khước từ tình yêu dù để cứu lấy mạng sống mình. Và họ là những người đã luôn tin vào Chúa, tin vào ơn cứu độ chỉ có nơi Thập Giá của Đức Kitô.
Đọc lại lịch sử các Thánh Tử Đạo Việt Nam, chúng ta hông khỏi bùi ngùi xúc động, bởi vì các Thánh Tử Đạo Việt Nam xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội. Họ là những người thấp bé trong xã hội. Họ là những giáo dân vì theo Chúa, nên họ đã bị bắt, bị kết án và bởi vì không chịu chối đạo, không chịu bước qua Thánh Giá, họ đã bị xử tử hình bằng nhiều cách hung bạo dã man. Họ là những phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng quyết không nhường bước, không thỏa hiệp để được sống thảnh thơi mà chối Chúa. Họ đã trung kiên, tín thác nơi Chúa và như thánh Phaolô họ đã :” Tôi làm được mọi sự trong Đấng củng cố tôi “( Pl 4, 13 ). Họ là cụ già 80 tuổi như thánh Lê Bảo Tịnh; là một bà cụ già 62 tuổi như nữ thánh Anê Đê; như một cậu trai 14 tuổi, thánh Phaolô Bột; là một thiếu nữ 12 tuổi như cô Lucia Liễu; như Phaolô Đạm 10 tuổi; như em bé Phaolô Túc 9 tuổi. Họ là các Giám mục, các Linh mục, các Nữ tu. Họ là chủng sinh, là Ban Hành Giáo, là quan trong triều đình, là quân lính, là công chức, là y sĩ, là thương gia. Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, trong Giáo Hội. Tất cả các Thánh Tử Đạo Việt Nam dù vô danh tiểu tốt hay có chức có quyền trong Hội Thánh, có địa vị trong xã hội. Tất cả họ đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có thể là tổ tiên, cha ông, những người thân thương trong gia đình chúng ta, có thể là những Kitô hữu sống trong địa phận, trong giáo xứ, giáo họ, điểm giáo của chúng ta. Họ đã sống trên quê hương, đất nước của chúng ta, đã chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người chúng ta. Tuy nhiên, họ đã giữ vững đức tin, thà chết chứ quyết một lòng không chối Chúa, không bỏ đạo. Họ đã nghe tiếng Chúa :” Không có Thầy các con không thể làm được gì “ ( Ga 15, 5 ) hoặc “ Ai yêu mạng sống hơn Ta thì không xứng đáng làm môn đệ của Ta “. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dám liều sống đức tin, làm chứng cho đức tin và chết cho đức tin, lấy máu mình làm chứng cho Thiên Chúa. Tử đạo là chọn Chúa, là chết cho Chúa. Tử đạo là sống đạo một cách sống động và làm môn đệ của Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam là men, là muối, là ánh sáng soi dọi đức tin cho những người khác. Nhờ các thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội Việt Nam càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói :” Giáo Hội Việt Nam đã phát sinh các nhân chứng, đặc biệt là các Vị Tử Đạo.Lời tiền nhân nói rất đúng : Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu. Vì do máu các Đấng Tử Đạo của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam mà đức tin trong thế hệ trước đã mọc lên, và đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được gìn giữ “.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã sống hết mình vì đức tin. Các Ngài đã giữ đạo và sống đạo một cách hết sức anh hùng. Các Ngài đã thà chết chẳng thà bỏ Chúa. Nên, Chúa đã củng cố đức tin cho các Ngài và trước những cực hình hết sức dã man, điên dại của những kẻ bách hại, các Ngài đã anh dũng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô. Các Ngài đã không hận thù, không gây hấn, không bạo lực; các Ngài luôn sống hiền lành và khiêm nhượng như Chúa Giêsu. Các Ngài đã sống yêu thương, trung tín và đơn sơ trước những kẻ bách hại đầy hận thù, gây hấn, dọa nạt. Các Ngài đã hiểu rõ lời Chúa :” Không tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của kẻ hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Ga 15, 13 ). Các Ngài đã sống như lời một tu sĩ nói :” Hãy để cho mình bị bách hại, nhưng đừng bách hại ai. Hãy để cho mình bị đóng đinh, nhưng đừng đóng đinh ai . Hãy để cho mình bị vu khống, nhưng đừng vu khống ai “. Chúng ta hãy noi gương bắt chước các Ngài để làm chứng cho Chúa bằng đời sống đạo tốt, trung kiên và bền vững, luôn bám chặt và thuộc trọn về Chúa.
Trong cuộc đời có nhiều người chỉ mang danh Kitô nhưng lại sống phản Kitô. Họ sợ hãi, thỏa hiệp để được sống an nhàn. Họ quên mình là Kitô hữu. Chúa đã nói :” Không Thầy chúng con làm được gì “ hoặc như thánh Phaolô viết :” Không phải là chính tôi mà là ơn Chúa ở với tôi “( 1 Co 15, 10 ). Theo Chúa, chúng ta phải can đảm sống chứng nhân giữa đời bằng đức tin sắt đá của mỗi người.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con can đảm, hăng say phục vụ vì chính khi chết đi là khi vui sống muôn đời. Xin lảm cho chúng con trở nên những chứng nhân kiên trì, những chứng nhân bất khuất không chịu đầu hàng trước những bách hại, trước những đòn vọt, trước trăm ngàn sự thử thách. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao đạo Chúa lại hay bị bách hại ?
2.Tử đạo có nghĩa gì ?
3.Tại sao lại nói máu các thánh tử đạo làm nẩy sinh các Kitô hữu ?
4.Bế quan tỏa cảng là gì ?
5.Các chiếu chỉ cấm đạo có mang lại sự hòa hợp giữa mọi người không ?