Phỏng vấn ông Pasquale Ferrara, tác giả cuốn sách ”Các tôn giáo và các tương quan quốc tế, sách bản đồ thần học chính trị”
Kể từ khi các lực lượng thánh chiến của Nhà nước hồi ISIS chiếm đóng thành Mossoul bên Irak hồi tháng 8 năm 2014, đã có hàng trằm ngàn kitô hữu bị đuổi khỏi gia cư của họ. Nhà nước hồi đưa ra cho họ bốn lựa chọn: một là bị chặt đầu, hai là theo Hồi giáo, ba là muốn ở lại thì phải trả thuế tôn giáo, bốn là phải ra đi.
Vì không muốn mất đức tin kitô nên chỉ nội trong một sớm một chiều hàng chục ngàn tín hữu kitô đã bị tước đoạt hết mọi sự: nhà cửa, đất đai, gia tài sản nghiệp, tiền bạc, tất cả, và đang đêm phải ra khỏi nhà chỉ vỏn vẹn với bộ quần áo trên người. Phụ nữ, người già, người bệnh trẻ em phải bồng bế nhau lang thang vất vưởng tìm đến những làng mạc và thành phố chưa rơi vào tay quân hồi cuồng tín. Bên cạnh hàng chục ngàn kitô hữu cũng có hàng ngàn tín hữu hồi Yazidi và các nhóm khác không thuộc cùng hệ phái với những lực lượng nói trên.
Chỉ vài tuần sau các kitô hữu bên Siria cũng phải chịu cùng số phận bị các lực lượng thánh chiến hồi bách hại như thế, khiến cho hàng trăm ngàn người đa số là phụ nữ, người già, người bệnh và trẻ em phải bồng bế nhau hướng về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để lánh nạn. Ban đầu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng cửa biên giới tiếp nhận họ, nhưng khi thấy con số qúa đông, họ lại ra lệnh đóng cửa biên giới, khiến cho hàng chục ngàn người khác bị kẹt lại bên Siria trong các vùng đất hoang vu khô cằn, chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát và thiếu thốn mọi sự.
Sau khi nhà nước Hồi thành hình bên Irak, đến lượt các lực lượng thánh chiến hồi bên Siria và lực lượng khủng bố hồi Boko Haram bên Nigeria cũng tuyên bố thành lập Califat hồi. Tuy bị cộng đồng quốc tế lên án và không nhìn nhận, nhưng các Califat hồi này đã là một thực tại sờ sờ trước mắt, và chúng dấy lên làn sóng khiến cho các lượng hồi cuồng tín tại nhiều nơi khác trên thế giới cũng muốn thành lập quốc gia hồi giáo, trong đó ngự trị luật Sharia và không có chỗ cho các tôn giáo khác, kể cả các hệ phái hồi không phải là hệ phái của giới lãnh đao và các lực lượng thánh chiến hồi này.
Riêng bên Siria ngày mùng 9-11-2014 cha Giuseppe Nazzaro, cho biết đã có ít nhất 21 thường dân bị chết và hàng trăm người khác bị thương, vì các cuộc bỏ bỏm và oanh kích của chính quyền trên thành phố Al-Bab đã rơi vào tay các lực lượng thánh chiến Jihad. Các cuộc dội bom và oanh kích của không lực liên minh quốc tế vẫn tiếp tục. Có tin cho biết lãnh tụ Califat hồi Abu Bakr al Baghdadi đã chết trong các vụ dội bom trên thành phố Mossul bên Irak. Bộ chỉ huy Hoa Kỳ đã chỉ xác nhận các cuộc dội bom chống lại hàng lãnh đạo các lưc lượng hồi Jihad, nhưng không xác nhận cái chết hay bị thương của lãnh tụ Al Baghdadi. Trong khi đó chính quyền Hoa Kỳ gia tăng sự liên lụy quân sự của mình tại Irak. Tổng thống Barack Obama đã quyết định gửi thêm 500 cố vấn quân sự huấn luyện viên nữa sang Irak, thêm vào số 1.600 người đã đến Irak trong các tuần trước đây.
Trong các ngày này tại Bologna trung bắc Italia cha Nazzaro đang phát động chiến dịch quyên góp trợ giúp dân chúng Aleppo tu sửa nhà cửa của họ bị bom đạn làm hư hại. Cha cho biết đây là một cuộc chiến mà nhân dân Siria đã và hiện nay không muốn. Nhưng họ phải gánh chịu nó và đau khổ vì bất lực không thể làm gì được. Là chủ chăn cha Nazzaro rất đau khổ nhìn đoàn chiên của mình bị thương tích và hấp hối. Cho tới năm 2011 Siria là một quốc gia phát triển, tiến bộ và phồn thịnh của vùng Trung Đông, nơi các tín hữu kitô và hồi giáo thuộc các hệ phái khác nhau chung sống trong tình huynh đệ và hòa binh; nhưng nay nó đã trở thành một thùng thuốc nổ khổng lồ, và là một đất nước tan hoang. Toàn dân đang phải chết vì đói khát và lạnh, và nếu không tỵ nạn tại nước ngoài thì là người tỵ nạn ngay trên chính quê hương mình. Tại Aleppo thực phẩm khan hiếm, không có điện nước và khí đốt, cũng không còn nước trong lành để uống, không còn tiền để mua bất cứ thứ gì.
Siria là một quốc gia có 23 triệu dân có 10% theo Kitô giáo, nhưng ngày nay chỉ số kitô hữu chỉ còn lại phân nửa và có nguy cơ biến mất. Hiện nay Giáo Hội làm tất cả những gì có thể, để trợ giúp dân chúng. Các nhà dòng trở thành các nơi phân phát thực phẩm, và cũng được nhiều tín hữu hồi trợ giúp. Đức Cha Georges Abou Khaze, Giám quản tông tòa Aleppo đã phát động một dự án nhỏ giúp tu sửa nhà cửa cho dân chúng, để giúp họ tránh cái giá lạnh mùa đông đã đến.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Pasquale Ferrara, tác giả cuốn sách ”Tôn giáo và tương quan quốc tế, sách bản đồ thần học chính trị”.
Hỏi: Thưa ông Ferrara, các tôn giáo có vai trò nòng cốt trong các tương quan quốc tế không, và xem ra đôi khi chúng cũng có vai trò trong các xung đột giữa các dân tộc, có phải thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi. Các tôn giáo có vai trò nền tảng trong các tương giao quốc tế, nhưng đôi khi chúng cũng có vai trò trong các xung khắc giữa các dân tộc. Nhưng điều đang xảy ra ngày nay rất khác biệt. Các nhà phân tích chính trị quốc tế đã nhận ra rằng hệ thống quốc tế không chỉ hoạt động dựa trên nền tảng quyền lực quân sự và quyền lực kinh tế mà thôi. Có các yếu tố nền tảng khác nữa trong tương quan giữa các nước vuột thoát khỏi cái luận lý này và trái lại chúng dựa trên các nhân tố căn tính. Đương nhiên yếu tố căn tính đầu tiên là yếu tố tôn giáo. Điểm khác biệt giữa phân tích đương thời với phân tích trong qúa khứ đó là các tôn giáo không luôn luôn và chỉ được coi như các yếu tố tiêu cực. Chẳng hạn, người ta nói rằng khi tôn giáo vào cuộc, các xung đột trở thành triệt để hơn, nhưng trên thực tế tôn giáo cũng nắm một vai trò trong việc tạo ra một thực thể tập thể toàn cầu. Như vậy, đây là lần đầu tiên người ta cũng khám phá ra rằng các tôn giáo có một vai trò nền tảng trong việc hợp thức hóa một trật tự quốc tế được tán đồng và không bị áp đặt bởi người khác, hay do vài vùng của trái đất như trong trường hợp của việc toàn cầu hóa.
Hỏi: Thưa ông, dấu diếm thật là vô ích, khi người ta nói tới các tôn giáo, các tương quan quốc tế, các xung đột, người ta nghĩ ngay tới Hồi giáo và vai trò mà nó đang có trong các năm sau này, không phải chỉ trong thế giới A rập, mà cả giữa thế giới A rập và Tây phương nữa. Ông nghĩ sao?
Đáp: Trước hết cần phải sửa lại cả từ vựng. Thường khi chúng ta dùng sự đối chiếu này giữa Hồi giáo, là một tôn giáo đại đồng và không nhất thiết phải là bắc phi hay trung đông, chẳng hạn chúng ta nghĩ tới nước Indonesia đi - nhưng ngoài chuyện này ra, một đàng chúng ta nói tới Hồi giáo, đàng khác chúng ta nghĩ tới Tây Phương. Bên trong Tây Phương có Kitô giáo chắc chắn rồi, nhưng Tây Phương cũng là một thực tại đa diện, kể cả trên bình diện các nền văn hóa. Thế rồi, câu chuyện liên quan tới liên hệ giữa tôn giáo và chiến tranh, trong trường hợp đặc biệt là Nhà nước hồi giáo, nghĩa là: các tôn giáo có phải là các động cơ của chiến tranh hay không? Và trong trường hợp của Hồi giáo cực đoan tôn giáo có phải là lý do nền tảng của sự xung đột không? Về điều này tôi có nhiều nghi ngờ, bởi vì cả trong trường hợp của Nhà nước hồi giáo Califato, chúng ta cũng thấy rằng các lực lượng đang hoạt động không dính dáng gì tới tôn giáo. Thật ra, mục tiêu không phải là tạo ra một chiều kích ”liên quốc” của Hồi giáo, nhưng là tìm kiếm một thực tại chính trị, có cả tính cách nhà nước nữa, và điều này liên quan tới quyền lực, chứ không liên quan gì tới tôn giáo.
Hỏi: Ông có thể dẫn chứng các trường hợp trong đó việc tùy thuộc các tôn giáo đã giúp tái xây dựng hòa bình không?
Đáp: Chắc chắn rồi, các tôn giáo đã nắm giữ một vai trò nền tảng trong vài cuộc xung đột trong các quốc gia, tuy nhiên chúng ta phải đồng ý với nhau điều này: đó là chúng ta không thể yêu sách các tôn giáo giải quyết các xung đột. Chính trị phải giải quyết các xung đột. Điều nền tảng là lắng nghe tiếng nói của các tôn giáo, khi chúng hướng tới một luận lý hiệp thông chứ không phải luận lý xung đột.
Hỏi: Các tôn giáo có thể làm gì nhiều hơn để ảnh hưởng một cách tích cực trên các tương quan giữa các dân tộc và các chính quyền không thưa ông?
Đáp: Theo tôi, các tôn giáo có một vai trò trung tâm trong việc chỉ cho thấy đâu là các vấn đề chiến thuật. Chẳng hạn, vấn đề phát triển, hay vấn đề mô thức phát triển, vấn đề là thế nào để cùng nhau đối phó với các bệnh đia phương bên Phi châu, vấn đề tôn trọng các căn tính của nhau. Khi có các hội nghị thượng đỉnh của khối G8, cũng như của khối G20, thật là hay khi thấy giới lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới họp nhau trước vài ngày để thảo luận chính các đề tài được đề ra trong nghị sự làm việc của hội nghi thượng đỉnh quốc tế, để đưa ra các đề nghị. Không phải vô tình mà cả các chính quyền cũng bắt đầu nhận ra nơi sự kiện này các tiềm năng tích cực. (RG 9-11-2014)
Kể từ khi các lực lượng thánh chiến của Nhà nước hồi ISIS chiếm đóng thành Mossoul bên Irak hồi tháng 8 năm 2014, đã có hàng trằm ngàn kitô hữu bị đuổi khỏi gia cư của họ. Nhà nước hồi đưa ra cho họ bốn lựa chọn: một là bị chặt đầu, hai là theo Hồi giáo, ba là muốn ở lại thì phải trả thuế tôn giáo, bốn là phải ra đi.
Vì không muốn mất đức tin kitô nên chỉ nội trong một sớm một chiều hàng chục ngàn tín hữu kitô đã bị tước đoạt hết mọi sự: nhà cửa, đất đai, gia tài sản nghiệp, tiền bạc, tất cả, và đang đêm phải ra khỏi nhà chỉ vỏn vẹn với bộ quần áo trên người. Phụ nữ, người già, người bệnh trẻ em phải bồng bế nhau lang thang vất vưởng tìm đến những làng mạc và thành phố chưa rơi vào tay quân hồi cuồng tín. Bên cạnh hàng chục ngàn kitô hữu cũng có hàng ngàn tín hữu hồi Yazidi và các nhóm khác không thuộc cùng hệ phái với những lực lượng nói trên.
Chỉ vài tuần sau các kitô hữu bên Siria cũng phải chịu cùng số phận bị các lực lượng thánh chiến hồi bách hại như thế, khiến cho hàng trăm ngàn người đa số là phụ nữ, người già, người bệnh và trẻ em phải bồng bế nhau hướng về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để lánh nạn. Ban đầu chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng cửa biên giới tiếp nhận họ, nhưng khi thấy con số qúa đông, họ lại ra lệnh đóng cửa biên giới, khiến cho hàng chục ngàn người khác bị kẹt lại bên Siria trong các vùng đất hoang vu khô cằn, chịu cảnh màn trời chiếu đất, đói khát và thiếu thốn mọi sự.
Sau khi nhà nước Hồi thành hình bên Irak, đến lượt các lực lượng thánh chiến hồi bên Siria và lực lượng khủng bố hồi Boko Haram bên Nigeria cũng tuyên bố thành lập Califat hồi. Tuy bị cộng đồng quốc tế lên án và không nhìn nhận, nhưng các Califat hồi này đã là một thực tại sờ sờ trước mắt, và chúng dấy lên làn sóng khiến cho các lượng hồi cuồng tín tại nhiều nơi khác trên thế giới cũng muốn thành lập quốc gia hồi giáo, trong đó ngự trị luật Sharia và không có chỗ cho các tôn giáo khác, kể cả các hệ phái hồi không phải là hệ phái của giới lãnh đao và các lực lượng thánh chiến hồi này.
Riêng bên Siria ngày mùng 9-11-2014 cha Giuseppe Nazzaro, cho biết đã có ít nhất 21 thường dân bị chết và hàng trăm người khác bị thương, vì các cuộc bỏ bỏm và oanh kích của chính quyền trên thành phố Al-Bab đã rơi vào tay các lực lượng thánh chiến Jihad. Các cuộc dội bom và oanh kích của không lực liên minh quốc tế vẫn tiếp tục. Có tin cho biết lãnh tụ Califat hồi Abu Bakr al Baghdadi đã chết trong các vụ dội bom trên thành phố Mossul bên Irak. Bộ chỉ huy Hoa Kỳ đã chỉ xác nhận các cuộc dội bom chống lại hàng lãnh đạo các lưc lượng hồi Jihad, nhưng không xác nhận cái chết hay bị thương của lãnh tụ Al Baghdadi. Trong khi đó chính quyền Hoa Kỳ gia tăng sự liên lụy quân sự của mình tại Irak. Tổng thống Barack Obama đã quyết định gửi thêm 500 cố vấn quân sự huấn luyện viên nữa sang Irak, thêm vào số 1.600 người đã đến Irak trong các tuần trước đây.
Trong các ngày này tại Bologna trung bắc Italia cha Nazzaro đang phát động chiến dịch quyên góp trợ giúp dân chúng Aleppo tu sửa nhà cửa của họ bị bom đạn làm hư hại. Cha cho biết đây là một cuộc chiến mà nhân dân Siria đã và hiện nay không muốn. Nhưng họ phải gánh chịu nó và đau khổ vì bất lực không thể làm gì được. Là chủ chăn cha Nazzaro rất đau khổ nhìn đoàn chiên của mình bị thương tích và hấp hối. Cho tới năm 2011 Siria là một quốc gia phát triển, tiến bộ và phồn thịnh của vùng Trung Đông, nơi các tín hữu kitô và hồi giáo thuộc các hệ phái khác nhau chung sống trong tình huynh đệ và hòa binh; nhưng nay nó đã trở thành một thùng thuốc nổ khổng lồ, và là một đất nước tan hoang. Toàn dân đang phải chết vì đói khát và lạnh, và nếu không tỵ nạn tại nước ngoài thì là người tỵ nạn ngay trên chính quê hương mình. Tại Aleppo thực phẩm khan hiếm, không có điện nước và khí đốt, cũng không còn nước trong lành để uống, không còn tiền để mua bất cứ thứ gì.
Siria là một quốc gia có 23 triệu dân có 10% theo Kitô giáo, nhưng ngày nay chỉ số kitô hữu chỉ còn lại phân nửa và có nguy cơ biến mất. Hiện nay Giáo Hội làm tất cả những gì có thể, để trợ giúp dân chúng. Các nhà dòng trở thành các nơi phân phát thực phẩm, và cũng được nhiều tín hữu hồi trợ giúp. Đức Cha Georges Abou Khaze, Giám quản tông tòa Aleppo đã phát động một dự án nhỏ giúp tu sửa nhà cửa cho dân chúng, để giúp họ tránh cái giá lạnh mùa đông đã đến.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Pasquale Ferrara, tác giả cuốn sách ”Tôn giáo và tương quan quốc tế, sách bản đồ thần học chính trị”.
Hỏi: Thưa ông Ferrara, các tôn giáo có vai trò nòng cốt trong các tương quan quốc tế không, và xem ra đôi khi chúng cũng có vai trò trong các xung đột giữa các dân tộc, có phải thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi. Các tôn giáo có vai trò nền tảng trong các tương giao quốc tế, nhưng đôi khi chúng cũng có vai trò trong các xung khắc giữa các dân tộc. Nhưng điều đang xảy ra ngày nay rất khác biệt. Các nhà phân tích chính trị quốc tế đã nhận ra rằng hệ thống quốc tế không chỉ hoạt động dựa trên nền tảng quyền lực quân sự và quyền lực kinh tế mà thôi. Có các yếu tố nền tảng khác nữa trong tương quan giữa các nước vuột thoát khỏi cái luận lý này và trái lại chúng dựa trên các nhân tố căn tính. Đương nhiên yếu tố căn tính đầu tiên là yếu tố tôn giáo. Điểm khác biệt giữa phân tích đương thời với phân tích trong qúa khứ đó là các tôn giáo không luôn luôn và chỉ được coi như các yếu tố tiêu cực. Chẳng hạn, người ta nói rằng khi tôn giáo vào cuộc, các xung đột trở thành triệt để hơn, nhưng trên thực tế tôn giáo cũng nắm một vai trò trong việc tạo ra một thực thể tập thể toàn cầu. Như vậy, đây là lần đầu tiên người ta cũng khám phá ra rằng các tôn giáo có một vai trò nền tảng trong việc hợp thức hóa một trật tự quốc tế được tán đồng và không bị áp đặt bởi người khác, hay do vài vùng của trái đất như trong trường hợp của việc toàn cầu hóa.
Hỏi: Thưa ông, dấu diếm thật là vô ích, khi người ta nói tới các tôn giáo, các tương quan quốc tế, các xung đột, người ta nghĩ ngay tới Hồi giáo và vai trò mà nó đang có trong các năm sau này, không phải chỉ trong thế giới A rập, mà cả giữa thế giới A rập và Tây phương nữa. Ông nghĩ sao?
Đáp: Trước hết cần phải sửa lại cả từ vựng. Thường khi chúng ta dùng sự đối chiếu này giữa Hồi giáo, là một tôn giáo đại đồng và không nhất thiết phải là bắc phi hay trung đông, chẳng hạn chúng ta nghĩ tới nước Indonesia đi - nhưng ngoài chuyện này ra, một đàng chúng ta nói tới Hồi giáo, đàng khác chúng ta nghĩ tới Tây Phương. Bên trong Tây Phương có Kitô giáo chắc chắn rồi, nhưng Tây Phương cũng là một thực tại đa diện, kể cả trên bình diện các nền văn hóa. Thế rồi, câu chuyện liên quan tới liên hệ giữa tôn giáo và chiến tranh, trong trường hợp đặc biệt là Nhà nước hồi giáo, nghĩa là: các tôn giáo có phải là các động cơ của chiến tranh hay không? Và trong trường hợp của Hồi giáo cực đoan tôn giáo có phải là lý do nền tảng của sự xung đột không? Về điều này tôi có nhiều nghi ngờ, bởi vì cả trong trường hợp của Nhà nước hồi giáo Califato, chúng ta cũng thấy rằng các lực lượng đang hoạt động không dính dáng gì tới tôn giáo. Thật ra, mục tiêu không phải là tạo ra một chiều kích ”liên quốc” của Hồi giáo, nhưng là tìm kiếm một thực tại chính trị, có cả tính cách nhà nước nữa, và điều này liên quan tới quyền lực, chứ không liên quan gì tới tôn giáo.
Hỏi: Ông có thể dẫn chứng các trường hợp trong đó việc tùy thuộc các tôn giáo đã giúp tái xây dựng hòa bình không?
Đáp: Chắc chắn rồi, các tôn giáo đã nắm giữ một vai trò nền tảng trong vài cuộc xung đột trong các quốc gia, tuy nhiên chúng ta phải đồng ý với nhau điều này: đó là chúng ta không thể yêu sách các tôn giáo giải quyết các xung đột. Chính trị phải giải quyết các xung đột. Điều nền tảng là lắng nghe tiếng nói của các tôn giáo, khi chúng hướng tới một luận lý hiệp thông chứ không phải luận lý xung đột.
Hỏi: Các tôn giáo có thể làm gì nhiều hơn để ảnh hưởng một cách tích cực trên các tương quan giữa các dân tộc và các chính quyền không thưa ông?
Đáp: Theo tôi, các tôn giáo có một vai trò trung tâm trong việc chỉ cho thấy đâu là các vấn đề chiến thuật. Chẳng hạn, vấn đề phát triển, hay vấn đề mô thức phát triển, vấn đề là thế nào để cùng nhau đối phó với các bệnh đia phương bên Phi châu, vấn đề tôn trọng các căn tính của nhau. Khi có các hội nghị thượng đỉnh của khối G8, cũng như của khối G20, thật là hay khi thấy giới lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới họp nhau trước vài ngày để thảo luận chính các đề tài được đề ra trong nghị sự làm việc của hội nghi thượng đỉnh quốc tế, để đưa ra các đề nghị. Không phải vô tình mà cả các chính quyền cũng bắt đầu nhận ra nơi sự kiện này các tiềm năng tích cực. (RG 9-11-2014)