Rome, 19 tháng 12, 2014 (Zenit.org)

Sự tiếp cận giữa Cuba và Hoa kỳ được coi là sự thành công của “phương pháp đối thoại”, theo lời của Đức Hồng Y Tổng Trưởng ngoại giao Pietro Parolin.

Vai trò quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô

Vị Tổng Trưởng Ngoại Giao nói đó là kết quả của công trình “kiên nhẫn” của các nhà ngoại giao trong bao nhiêu năm qua. Vì tất cả các chứng cớ, các quyết định, nhất là một quyết định loại này là kết quả của một công trình to lớn, của những nỗ lực, và kiên nhẫn, đi từng bước nhỏ. (...)

Vai trò của Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn là quyết định, vì ngài đã có sáng kiến viết thư cho hai tổng thống để mời gọi hai người vượt thắng mọi khó khăn hiện hữu và tìm được một điểm đồng ý, một điểm gặp gỡ. Và sự kiện ngài đến từ Mỹ Châu La Tinh cũng là một lợi điểm, vì ngài thực sự hiểu biết những khó khăn và đã tìm được “một phương cách công bằng” để vượt thắng những ngăn cách và giúp dỡ cho sự tiếp cận giữa hai bên.

Nền văn hóa của sự gặp gỡ

Đức Hồng Y Parolin thấy trong biến cố này một gương mẫu của “nền văn hóa của sự gặp gỡ”: “Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói và tôi muốn lập lại không ngừng: khi có các vấn đề chúng ta phải áp dụng phương pháp của sự đối thoại, càng có nhiều vấn đề thì càng nhiều khó khăn, và càng phải đối thoại. Và nếu cuộc đối thoại chân thành, thì mục tiêu luôn luôn là phải gặp gỡ mọi người liên hệ, dù có dị biệt đến đâu, miễn là có thể hợp tác với nhau. Dường như đây là một thí dụ tốt đẹp của “nền văn hóa của sự gặp gỡ này”, Đức Thánh Cha liên tục mời gọi mọi người, mọi nhóm người, và mọi quốc gia trên thế giơi."

Hòa Bình, sự tranh đấu chống nghèo khó và các nhịp cầu

Có ba yếu tố trong công trình ngoại giao của Vatican do Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định trong bài diễn từ đầu tiên của ngài trước ngoại giao đoàn khi ngài mới được bầu lên: "Yếu tố hoà bình, luôn luôn là đặc tính căn bản của hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh trong nhiều thời kỳ khác nhau của lịch sử: ngày nay, cuộc tranh đấu chống khó nghèo; rồi ngài còn nói phải “xây dựng các nhịp cầu” để giúp cho sự đối thoại giữa hai bên, và Toà Thánh đã cung cấp những dịch vụ tốt đẹp, để cho hai bên có thể gặp gỡ và đạt đến một kết quả hài lòng cho cả hai bên,”

Một liều thuốc can đảm

Đức Hồng Y Parolin tiên đoán sẽ có các kết quả tích cực của sự tiếp cận này cho toàn thể Mỹ Châu: “Một bước đầu như thế này sẽ chắc chắn có những ảnh hưỏng tích cực trong tất cả Vùng Mỹ Châu La Tinh và tôi hy vọng là có những hoàn cảnh được cải tiến và tìm được giải pháp. Do đó cần phải có một mẫu mực cho hai quốc gia đã từng có quá nhiều vấn đề, nhìều sự khó khăn trong mối tương giao, và hai nước này đã có thể đi đến kết quả này, nhờ vào thiện chí và lòng can đảm của hai vị lãnh đạo – tôi muốn nhấn mạnh vào sự kiện này, vì dường như điều quan trọng là cần có một liều thuốc can đảm đến đạt được kết quả này – do đó sẽ có thể sui khiến cho các nhà lãnh đạo khác cũng có nhiều can đảm để tìm kiếm con đường đối thoại và con đường của sự gặp gỡ."

Có thể đạt tới sự thông hiểu

Về phần Giáo Hội Cuba: “Tôi nghe nói là các tháp chuông đã đang rung liên hồi về sự việc này, điều này có nghiã là Giáo Hội cũng đang hân hoan tham dự vào biến cố này. Tôi tin rằng, bước khác này cũng sẽ giúp cho Giáo Hội thi hành nhiệm vụ của mình tốt hơn trong lòng xã hội Cuba, giúp cho việc xây dựng một thực tại càng ngày càng liên đới hơn, và giúp Giáo Hội đóng góp nhiều hơn cho tất cả xã hội Cuba. Tôi muốn nói là cuối cùng có biết bao nhiêu sự hợp tác, và chúng ta phải cám ơn Thiên Chúa. Đây là một dấu chỉ tốt đẹp, một tin mừng giữa bao nhiêu tin buồn của thế giới hiện nay. Điều này cho thấy các giáo hoàng và đặc biệt là Đức Thánh Cha Phanxicô đã luôn luôn nói và nhấn mạnh, là có thể; có thể đi đến sự thông hiểu; có thể đạt đến sự hợp tác và tìm được con đường để thoát ra khỏi những khó khăn làm cho chúng ta bị chia rẽ."