Khi tới Sri Lanka vào thứ Ba hôm nay, Đức Phanxicô sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên thăm đất nước này kể từ năm 2009 lúc chấm dứt cuộc nội chiến từng khiến người Tamil, phần đông theo Ấn Giáo ở phía bắc, chống lại khối đa số Sinhala. Cuộc thăm viếng của ngài cũng trùng hợp với cuộc bầu cử mà kết quả là giai cấp lãnh đạo thời chiến đã bị đánh bại.
Theo tin Reuters, trước khi lên đường, Đức Phanxicô cho biết: chuyến đi này phản ảnh quan tâm mục vụ của ngài đối với nhân dân trong vùng. Ngài nói: “Với họ và các chính phủ của họ, tôi muốn bày tỏ một lần nữa ý nguyện của Tòa Thánh muốn đóng góp vào việc phục vụ ích chung, vào sự hoà điệu và hòa hợp xã hội” (Diễn văn với các Đại Sứ bên cạnh Tòa Thánh).
Không khí sau ngày bầu cử tại Sri Lanka là bầu khí hòa dịu, rất thuận lợi cho mục tiêu trên đây của Đức Phanxicô. Thực vậy, Tổng Thống tân cử Maithripala Sirisena, người vừa nhậm chức hôm Thứ Sáu, hứa sẽ chấm dứt thời kỳ đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số dưới thời chính phủ vừa thất cử, một chính phủ phần nào làm ngơ sự bạo động của Phật Giáo chống người Hồi Giáo.
Chế độ cai trị kéo dài 10 năm nay của cựu TT Mahinda Rajapaksa cũng cho thấy nhiều vụ tấn công lẻ tẻ do các nhà sư Phật Giáo quá khích thực hiện nhằm vào các nhà thờ và trung tâm Kitô Giáo. Người Kitô Giáo vì thế coi chính phủ của ông là đối nghịch và càng ngày càng độc đoán.
H. Mendis, 49 tuổi, một nhân viên chính phủ, nhận định rằng: “chúng tôi diễm phúc được thấy vị đại diện Thiên Chúa tới viếng thăm Sri Lanka. Đây là cơ hội tốt để chứng minh rằng Sri Lanka không phải là một quốc gia Phật Giáo cực đoan”.
Đức Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho chân phúc Joseph Vaz, người đã tái lập Giáo Hội tại Sri Lanka trong thế kỷ 17, sau khi nó bị phe Calvin người Hòa Lan dẹp bỏ. Ngài cũng sẽ viếng Madhu, là địa điểm hành hương chính của Công Giáo tại Sri Lanka.
Madhu thuộc vùng trước đây xẩy ra những cuộc đánh nhau rất khốc liệt và hiện nay vẫn ít được các vị vọng ngoại quốc tới viếng thăm, bất chấp các tái thiết nhanh chóng đang diễn ra tại đây.
AFP khi đưa tin về chuyến viếng thăm bắt đầu từ hôm nay của Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới khía cạnh hòa giải trong bối cảnh nền tân văn hóa khoan dung của một xứ sở vẫn còn đang hồi phục khỏi cuộc nội chiến.
Người Công Giáo Sri Lanka chỉ chiếm khỏang 6% trong tổng dân số 20 triệu người, nhưng họ được coi là một lực lượng đoàn kết vì bao gồm người đa số Sinhalese và người thiểu số Tamil.
Đức Giáo Hoàng sẽ được nghênh đón bởi Tân TT Sri Lanka là Maithripala Sirisena, người đoan hứa sẽ bảo vệ tự do tôn giáo, trước khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo tại Colombo.
Hôm Thứ Tư, ngài sẽ phong hiển thánh cho chân phúc Joseph Vaz, nhà truyền giáo thế kỷ 17 và sẽ là vị thánh đầu tiên của Sri Lanka.
Ngài cũng sẽ viếng thăm một thánh đường nhỏ trong rừng vốn là nơi xẩy ra các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phiến quân Tamil muốn ly khai, những cuộc đụng độ đã sát hại khoảng 100,000 người và chỉ mới chấm dứt cách nay 5 năm.
Đền thờ Đức Mẹ Madhu, tọa lạc ở phía bắc thuộc vùng đa số dân là người Tamil, từng được dùng làm nơi trú ẩn trong thời chiến tranh và nay là địa điểm hành hương của Kitô hữu bất phân sắc tộc.
Cuộc viếng thăm hôm nay diễn ra chỉ sau cuộc viếng thăm Nam Hàn 5 tháng, cho người ta thấy tầm quan trọng lớn lao mà Tòa Thánh dành cho Á Châu cũng như tiềm năng lôi cuốn thêm nhiều tín hữu mới.
Vùng này luôn được Đức Phanxicô quan tâm vì thời son trẻ, ngài vốn mơ ước được qua Nhật giảng đạo.
John Allen Jr., khi đề cập tới chuyến viếng thăm hai nước Sri Lanka và Phi Luật Tân của Đức Phanxicô, đã cho rằng chính tại Sri Lanka, ngài sẽ thực hiện được nhiều việc hơn cả. Lý do dễ hiểu vì Sri Lanka hiện đang ở ngã ba đường với khả thể một là tiến tới hòa giải hai là rơi trở lại hỗn loạn. Được tiếng là người thành công trong vai trò thay đổi cuộc cờ chính trị và ngoại giao, Đức Phanxicô có cơ hội thúc đẩy nước này hướng tới hòa bình bền bỉ.
Thực vậy, Sri Lanka kinh qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm, bắt đầu từ năm 1983, khi “những Con Hổ Tamil” nổi lên đòi ly khai. Cuộc nội chiến này chấm dứt năm 2009, khi TT Mahinda Rajapaksa bãi bỏ chính sách đối thoại và thay vào đó đã mở cuộc tấn công ồ ạt dẹp tan phiến quân Tamil. Nhưng ông chỉ thắng cuộc chiến mà không thắng hòa bình. Người ta tố cáo ông đã không chịu phát triển các vùng phía bắc thuộc người Tamil. Nên việc Đức Phanxicô lên phía bắc hôm thứ Tư này để viếng Đền Đức Mẹ Madhu sẽ có một ý nghĩa rất lớn. Nó được nhiều người Sri Lanka coi như lời kêu gọi chính phủ phải đẩy mạnh các cố gắng nối vòng tay lớn của mình.
Tân tổng thống Sirisena, người mới đây vốn là một bộ trưởng trong nội các của ông Rajapaksa, tuy cũng là một người Sinhalese theo Phật Giáo, nhưng đã lấy người thiểu số Tamil làm viên đá nền cho chiến dịch tranh cử của mình.
Cuối tuần qua, tân chính phủ loan báo rằng việc lui tới các trang mạng truyền thông vốn bị chính phủ Rajapaksa ngăn cấm sẽ được mở lại và việc theo dõi các người bất đồng về chính trị sẽ được chấm dứt.
Dĩ nhiên, tàn dư chế độ cũ chưa chắc đã chết hẳn. Trong bối cảnh ấy, một cuộc tông du thành công của Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ giúp người dân Sri Lanka tin chắc rằng trải nghiệm mới nhất định sẽ thành công.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô hẳn cũng sẽ khích lệ người CG Sri Lanka đẩy mạnh hơn nữa vai trò bắc cầu của họ căn cứ vào thành phần đầy hồng ân của họ về hòa hợp sắc tộc. Một điểm son của Giáo Hội Sri Lanka là các chủng sinh buộc phải thông thạo cả tiếng Sinhalese lẫn tiếng Tamil. Phần lớn các giáo xứ có thánh lễ bằng cả hai ngôn ngữ và cộng đoàn giáo xứ thường bao gồm cả hai sắc tộc.
Theo tin Reuters, trước khi lên đường, Đức Phanxicô cho biết: chuyến đi này phản ảnh quan tâm mục vụ của ngài đối với nhân dân trong vùng. Ngài nói: “Với họ và các chính phủ của họ, tôi muốn bày tỏ một lần nữa ý nguyện của Tòa Thánh muốn đóng góp vào việc phục vụ ích chung, vào sự hoà điệu và hòa hợp xã hội” (Diễn văn với các Đại Sứ bên cạnh Tòa Thánh).
Không khí sau ngày bầu cử tại Sri Lanka là bầu khí hòa dịu, rất thuận lợi cho mục tiêu trên đây của Đức Phanxicô. Thực vậy, Tổng Thống tân cử Maithripala Sirisena, người vừa nhậm chức hôm Thứ Sáu, hứa sẽ chấm dứt thời kỳ đàn áp các nhóm tôn giáo thiểu số dưới thời chính phủ vừa thất cử, một chính phủ phần nào làm ngơ sự bạo động của Phật Giáo chống người Hồi Giáo.
Chế độ cai trị kéo dài 10 năm nay của cựu TT Mahinda Rajapaksa cũng cho thấy nhiều vụ tấn công lẻ tẻ do các nhà sư Phật Giáo quá khích thực hiện nhằm vào các nhà thờ và trung tâm Kitô Giáo. Người Kitô Giáo vì thế coi chính phủ của ông là đối nghịch và càng ngày càng độc đoán.
H. Mendis, 49 tuổi, một nhân viên chính phủ, nhận định rằng: “chúng tôi diễm phúc được thấy vị đại diện Thiên Chúa tới viếng thăm Sri Lanka. Đây là cơ hội tốt để chứng minh rằng Sri Lanka không phải là một quốc gia Phật Giáo cực đoan”.
Đức Phanxicô sẽ phong hiển thánh cho chân phúc Joseph Vaz, người đã tái lập Giáo Hội tại Sri Lanka trong thế kỷ 17, sau khi nó bị phe Calvin người Hòa Lan dẹp bỏ. Ngài cũng sẽ viếng Madhu, là địa điểm hành hương chính của Công Giáo tại Sri Lanka.
Madhu thuộc vùng trước đây xẩy ra những cuộc đánh nhau rất khốc liệt và hiện nay vẫn ít được các vị vọng ngoại quốc tới viếng thăm, bất chấp các tái thiết nhanh chóng đang diễn ra tại đây.
AFP khi đưa tin về chuyến viếng thăm bắt đầu từ hôm nay của Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới khía cạnh hòa giải trong bối cảnh nền tân văn hóa khoan dung của một xứ sở vẫn còn đang hồi phục khỏi cuộc nội chiến.
Người Công Giáo Sri Lanka chỉ chiếm khỏang 6% trong tổng dân số 20 triệu người, nhưng họ được coi là một lực lượng đoàn kết vì bao gồm người đa số Sinhalese và người thiểu số Tamil.
Đức Giáo Hoàng sẽ được nghênh đón bởi Tân TT Sri Lanka là Maithripala Sirisena, người đoan hứa sẽ bảo vệ tự do tôn giáo, trước khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo tại Colombo.
Hôm Thứ Tư, ngài sẽ phong hiển thánh cho chân phúc Joseph Vaz, nhà truyền giáo thế kỷ 17 và sẽ là vị thánh đầu tiên của Sri Lanka.
Ngài cũng sẽ viếng thăm một thánh đường nhỏ trong rừng vốn là nơi xẩy ra các cuộc đụng độ giữa lực lượng chính phủ và phiến quân Tamil muốn ly khai, những cuộc đụng độ đã sát hại khoảng 100,000 người và chỉ mới chấm dứt cách nay 5 năm.
Đền thờ Đức Mẹ Madhu, tọa lạc ở phía bắc thuộc vùng đa số dân là người Tamil, từng được dùng làm nơi trú ẩn trong thời chiến tranh và nay là địa điểm hành hương của Kitô hữu bất phân sắc tộc.
Cuộc viếng thăm hôm nay diễn ra chỉ sau cuộc viếng thăm Nam Hàn 5 tháng, cho người ta thấy tầm quan trọng lớn lao mà Tòa Thánh dành cho Á Châu cũng như tiềm năng lôi cuốn thêm nhiều tín hữu mới.
Vùng này luôn được Đức Phanxicô quan tâm vì thời son trẻ, ngài vốn mơ ước được qua Nhật giảng đạo.
John Allen Jr., khi đề cập tới chuyến viếng thăm hai nước Sri Lanka và Phi Luật Tân của Đức Phanxicô, đã cho rằng chính tại Sri Lanka, ngài sẽ thực hiện được nhiều việc hơn cả. Lý do dễ hiểu vì Sri Lanka hiện đang ở ngã ba đường với khả thể một là tiến tới hòa giải hai là rơi trở lại hỗn loạn. Được tiếng là người thành công trong vai trò thay đổi cuộc cờ chính trị và ngoại giao, Đức Phanxicô có cơ hội thúc đẩy nước này hướng tới hòa bình bền bỉ.
Thực vậy, Sri Lanka kinh qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm, bắt đầu từ năm 1983, khi “những Con Hổ Tamil” nổi lên đòi ly khai. Cuộc nội chiến này chấm dứt năm 2009, khi TT Mahinda Rajapaksa bãi bỏ chính sách đối thoại và thay vào đó đã mở cuộc tấn công ồ ạt dẹp tan phiến quân Tamil. Nhưng ông chỉ thắng cuộc chiến mà không thắng hòa bình. Người ta tố cáo ông đã không chịu phát triển các vùng phía bắc thuộc người Tamil. Nên việc Đức Phanxicô lên phía bắc hôm thứ Tư này để viếng Đền Đức Mẹ Madhu sẽ có một ý nghĩa rất lớn. Nó được nhiều người Sri Lanka coi như lời kêu gọi chính phủ phải đẩy mạnh các cố gắng nối vòng tay lớn của mình.
Tân tổng thống Sirisena, người mới đây vốn là một bộ trưởng trong nội các của ông Rajapaksa, tuy cũng là một người Sinhalese theo Phật Giáo, nhưng đã lấy người thiểu số Tamil làm viên đá nền cho chiến dịch tranh cử của mình.
Cuối tuần qua, tân chính phủ loan báo rằng việc lui tới các trang mạng truyền thông vốn bị chính phủ Rajapaksa ngăn cấm sẽ được mở lại và việc theo dõi các người bất đồng về chính trị sẽ được chấm dứt.
Dĩ nhiên, tàn dư chế độ cũ chưa chắc đã chết hẳn. Trong bối cảnh ấy, một cuộc tông du thành công của Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ giúp người dân Sri Lanka tin chắc rằng trải nghiệm mới nhất định sẽ thành công.
Nhân dịp này, Đức Phanxicô hẳn cũng sẽ khích lệ người CG Sri Lanka đẩy mạnh hơn nữa vai trò bắc cầu của họ căn cứ vào thành phần đầy hồng ân của họ về hòa hợp sắc tộc. Một điểm son của Giáo Hội Sri Lanka là các chủng sinh buộc phải thông thạo cả tiếng Sinhalese lẫn tiếng Tamil. Phần lớn các giáo xứ có thánh lễ bằng cả hai ngôn ngữ và cộng đoàn giáo xứ thường bao gồm cả hai sắc tộc.