Thái Lan: Thông điệp của Giáo hội Công Giáo Thái Lan nhân Ngày thế giới chống AIDS kêu gọi người Công Giáo bày tỏ sự hiểu biết và lòng thương hơn nữa đối với những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Bức thư từ Ủy Ban Công giáo về Mục vụ Chăm sóc Y tế thúc giục người Công Giáo "mở rộng tấm lòng họ" đối với đông đảo những phụ nữ và trẻ em này, những người “bị cách ly khỏi xã hội”.
Tổng Giám Mục Lawrence Khai Saen-Phon-On của Tharae - Nongsaeng, chủ tịch Ủy ban, đã ký thông điệp được gởi tới 10 giáo phận ở Thái Lan. Mặc dù Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 01-12 là Ngày thế giới Chống AIDS, Giáo Hội Thái Lan đã lấy thêm ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Mười Hai, năm nay rơi vào ngày 07-12. Khẩu hiệu mà Liên Hiệp Quốc đặt cho năm nay là "Vết nhơ và sự phân biệt đối xử".
Trích dẫn từ thống kê của Bộ Y tế, thông điệp của Đức Tổng Giám mục Khai chỉ ra rằng 35% người dân Thái bị nhiễm HIV (gây ra bệnh AIDS) là phụ nữ bị lây nhiễm từ người chồng của họ. Thông điệp cũng lưu ý rằng trẻ em có một trong hai hoặc cả cha mẹ qua đời do hậu quả của bệnh AIDS lên đến con số 380.000.
Thông điệp viết: "Những người này chỉ tìm kiếm sự thông cảm, sự chấp nhận và sự động viên đến từ những lời thăm hỏi tử tế, những hành động cao thượng và tình bằng hữu"
Thông điệp kết luận rằng người Công Giáo phải "mở rộng tấm lòng của họ" đến những người có "cơ hội nhỏ nhất" và "những người bị xã hội tẩy chay", vì Chúa Giêsu dạy: "Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25,40).
Usanee Nanasilp, Thư ký của Ủy Ban, hôm 02-12 đã phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo Á Châu rằng mục tiêu của thông điệp là đánh thức lương tâm của người Công Giáo về nỗi đau của những người bị HIV/AIDS. Bà nói Ủy ban đang hoạt động để truyền đạt đến những người Công Giáo không người nào bị đánh giá thấp kém phẩm giá hơn người khác, và ủy ban cũng tìm cách để những ngượi bị mắc bệnh Siđa được chấp nhận và được thừa nhận.
Bà Usanee nói thêm rằng Ủy Ban động viên những người Công Giáo đến thăm những bệnh nhân AIDS ở các trung tâm AIDS của Giáo hội để có kinh nghiệm trực tiếp về bệnh dịch. Giáo hội Công Giáo Thái Lan có 28 trung tâm HIV/AIDS trên khắp đất nước. Các trung tâm này phục vụ cho các bệnh nhân hoặc trẻ mồ côi do hậu quả của AIDS hoặc làm chức năng như các trung tâm giáo dục. Nhân ngày Thế giới chống AIDS, họ tổ chức các hoạt động như các hội nghị chuyên đề, các cuộc trưng bày và triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các bệnh nhân làm làm ra.
Theo trung tâm điều hành bệnh dịch của Bộ Y tế Thái Lan với dân số 63 triệu người, Thái Lan đã ghi nhận 1.009.747 người bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó 344.403 đã qua đời. Có 23.000 đến 30.000 trường hợp nhiễm bệnh mới mỗi năm, hoặc 70 đến 80 trường hợp mỗi ngày. Trong số những người bị nhiễm, 35% là những phụ nữ bị lây từ chồng họ, 30 đến 35% là những người tiêm chích ma tuý, và 27% là thành phần mãi dâm cả nam lẫn nữ.
Theo bà Usanee, tình hình HIV/AIDS ở Thái Lan vẫn còn "nghiêm trọng", và Giáo Hội tích cực hoạt động trong việc cung cấp sự chăm sóc cho những người bị ảnh hưởng và trong việc thực hiện các cuộc vận động ý thức và phòng ngừa.
Bức thư từ Ủy Ban Công giáo về Mục vụ Chăm sóc Y tế thúc giục người Công Giáo "mở rộng tấm lòng họ" đối với đông đảo những phụ nữ và trẻ em này, những người “bị cách ly khỏi xã hội”.
Tổng Giám Mục Lawrence Khai Saen-Phon-On của Tharae - Nongsaeng, chủ tịch Ủy ban, đã ký thông điệp được gởi tới 10 giáo phận ở Thái Lan. Mặc dù Liên Hiệp Quốc đã lấy ngày 01-12 là Ngày thế giới Chống AIDS, Giáo Hội Thái Lan đã lấy thêm ngày Chúa Nhật đầu tiên của tháng Mười Hai, năm nay rơi vào ngày 07-12. Khẩu hiệu mà Liên Hiệp Quốc đặt cho năm nay là "Vết nhơ và sự phân biệt đối xử".
Trích dẫn từ thống kê của Bộ Y tế, thông điệp của Đức Tổng Giám mục Khai chỉ ra rằng 35% người dân Thái bị nhiễm HIV (gây ra bệnh AIDS) là phụ nữ bị lây nhiễm từ người chồng của họ. Thông điệp cũng lưu ý rằng trẻ em có một trong hai hoặc cả cha mẹ qua đời do hậu quả của bệnh AIDS lên đến con số 380.000.
Thông điệp viết: "Những người này chỉ tìm kiếm sự thông cảm, sự chấp nhận và sự động viên đến từ những lời thăm hỏi tử tế, những hành động cao thượng và tình bằng hữu"
Thông điệp kết luận rằng người Công Giáo phải "mở rộng tấm lòng của họ" đến những người có "cơ hội nhỏ nhất" và "những người bị xã hội tẩy chay", vì Chúa Giêsu dạy: "Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25,40).
Usanee Nanasilp, Thư ký của Ủy Ban, hôm 02-12 đã phát biểu với Thông tấn xã Công Giáo Á Châu rằng mục tiêu của thông điệp là đánh thức lương tâm của người Công Giáo về nỗi đau của những người bị HIV/AIDS. Bà nói Ủy ban đang hoạt động để truyền đạt đến những người Công Giáo không người nào bị đánh giá thấp kém phẩm giá hơn người khác, và ủy ban cũng tìm cách để những ngượi bị mắc bệnh Siđa được chấp nhận và được thừa nhận.
Bà Usanee nói thêm rằng Ủy Ban động viên những người Công Giáo đến thăm những bệnh nhân AIDS ở các trung tâm AIDS của Giáo hội để có kinh nghiệm trực tiếp về bệnh dịch. Giáo hội Công Giáo Thái Lan có 28 trung tâm HIV/AIDS trên khắp đất nước. Các trung tâm này phục vụ cho các bệnh nhân hoặc trẻ mồ côi do hậu quả của AIDS hoặc làm chức năng như các trung tâm giáo dục. Nhân ngày Thế giới chống AIDS, họ tổ chức các hoạt động như các hội nghị chuyên đề, các cuộc trưng bày và triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các bệnh nhân làm làm ra.
Theo trung tâm điều hành bệnh dịch của Bộ Y tế Thái Lan với dân số 63 triệu người, Thái Lan đã ghi nhận 1.009.747 người bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó 344.403 đã qua đời. Có 23.000 đến 30.000 trường hợp nhiễm bệnh mới mỗi năm, hoặc 70 đến 80 trường hợp mỗi ngày. Trong số những người bị nhiễm, 35% là những phụ nữ bị lây từ chồng họ, 30 đến 35% là những người tiêm chích ma tuý, và 27% là thành phần mãi dâm cả nam lẫn nữ.
Theo bà Usanee, tình hình HIV/AIDS ở Thái Lan vẫn còn "nghiêm trọng", và Giáo Hội tích cực hoạt động trong việc cung cấp sự chăm sóc cho những người bị ảnh hưởng và trong việc thực hiện các cuộc vận động ý thức và phòng ngừa.