Chúa Nhật VI PHỤC SINH, năm B
Ga 15, 9-17
YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Yêu như Chúa đã yêu là một đòi hỏi của Tin Mừng . Do đó, những môn đệ của Chúa luôn phải suy nghĩ, học đòi, noi gương Chúa sống yêu thương. Thực tế, đã có những người chỉ bo bo, ích kỷ lo cho mình, cho gia đình mình, nhưng bên cạnh đó lại có không biết bao người đã có tấm lòng quảng đại, từ tâm đối với anh em đồng loại, đặc biệt là những người nghèo, những người bơ vơ, vất vưởng, những người bất hạnh.Và đó là những con người đã có trái tim, có tấm lòng như Chúa, đã biết trắc ẩn trước những nỗi đau khổ của kẻ khác, đã biết lắng nghe và thực hành lời mời gọi của Chúa :” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).
Xuyên suốt Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của thánh Gioan, chúng ta bắt gặp một Chúa Giêsu đầy lòng nhân từ. Ngài cảm thông với mọi hạng người trong xã hội, Ngài đến với những kẻ tội lỗi, Ngài đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ bần cùng. Ngài chữa lành những kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Đọc Tin Mừng, chúng ta nhìn thấy một Thiên Chúa đầy lòng nhân nghĩa, một Thiên Chúa thứ tha, một Thiên Chúa yêu thương đến tột cùng, đến chết. Ngài tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Ngài thứ tha cho kẻ trộm lành. Ngài yêu thương con người, yêu thương bạn bè, Ngài đã cho Lagiarô chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại. Chúa đã làm cho con bà góa thành Naim sống lại khi người ta đang khiêng cậu con trai của bà góa đi chôn. Chúa Giêsu đã luôn để ý tới nhu cầu của đám đông, của nhóm người, của từng người. Tình thương của Người vô biên, không biên giới, không giới hạn vv…” Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết “ ( Ga 15, 15 ). Tình yêu của Chúa đã đi tới chỗ tuyệt đỉnh, đã đi tới cùng :” Người đã yêu thương họ đến cùng “ ( Ga 13, 1 ).
Nên, Chúa Giêsu muốn con người cũng phải có thái độ, có tình yêu đối với nhau như Ngài đã yêu, đã đối xử đối với mỗi người chúng ta. Tình yêu của Chúa là tình yêu tận hiến, tình yêu vô vị lợi :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Gạ, 13 ).
Tình yêu của Chúa đến từ Thiên Chúa Cha, tình yêu này luân chuyển từ Ngài đến mỗi người và giữa con người với con người :” Các con hãy yêu mến nhau như Thầy yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).
Thiên Chúa là tình yêu. Người môn đệ Chúa cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Chúa. Do đó, thánh Gioan đã viết Tin Mừng thứ tư để chia sẻ cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Bản chất của tình yêu là chia sẻ, dâng hiến và trao tặng. Nhìn vào Chúa Giêsu cúi mình rửa chân cho các môn đệ, chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu chết treo trên thập giá, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu tận hiến của Chúa là thế nào! Nhìn gương Đức Mẹ, thánh cả Giuse, các thánh, đặc biệt những vị thánh sống gần gũi chúng ta như thánh Maximilianô Kolbê, Chân phước Têrêsa Calcutta, thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Chân phước Phaolô VI, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu…Chúng ta sẽ nhận ra sống như Chúa đã yêu phải làm sao ! Yêu như Thầy đã yêu là yêu cho đến cùng và chết trên thập giá.
Chúng ta đang sống trong một thế giới với đà văn minh phát triển tột bực. Con người nhiều khi chạy theo công nghệ,chạy theo thời gian, chạy theo những tiến bộ khoa học, tìm lợi nhuận, tìm hư danh, tìm những của chóng qua…Những con người này nhiều khi trở nên chai đá, thiếu cảm thông, thiếu lòng nhân từ. Giữa sa mạc khô cằn của cuộc đời. Một nụ cười, một ánh mắt cảm thông sẽ nâng đỡ, vực dậy con người. Người môn đệ của Chúa phải làm chứng cho Chúa qua cuộc sống bác ái của mình. Yêu như Thầy đã yêu là chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Một cử chỉ bác ái, một hành động yêu thương là chúng ta đang tập sống như Chúa đã yêu.
Linh mục Duvillaret viết :” Tình yêu Chúa mang đến cho chúng con và Chúa muốn chúng con làm đầy con tim chúng con, không phải là một tình yêu nhân loại nghèo nàn và mỏng dòn, đây là một tình yêu thần linh, đây chính là tình yêu mà Chúa lãnh nhận từ Chúa Cha :” Thầy yêu các con như Cha Thầy yêu Thầy ! Chính là tình yêu mà Thầy nhận từ Cha Thầy mà Thầy đến chia sẻ với các con “. Chúng ta không cần phải cố gắng bắt chước tình yêu vô biên đó, nó kết hiệp Cha với Con và với Thánh Thần.Chúng ta chỉ cần mở tay, mở lòng chúng ta ra, và đón lấy tình yêu đến từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa nơi anh chị em chúng con để chúng con luôn cảm thấy hạnh phúc khi chúng con có dịp gặp gỡ anh chị em chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa nhắn nhủ các môn đệ những gì ?
2.Chúa hứa với các môn đệ điều gì ?
3.Đấng phù trợ là ai ?
4.Tại sao Chúa Giêsu lại được gọi là Đấng chữa lành ?
Ga 15, 9-17
YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
Yêu như Chúa đã yêu là một đòi hỏi của Tin Mừng . Do đó, những môn đệ của Chúa luôn phải suy nghĩ, học đòi, noi gương Chúa sống yêu thương. Thực tế, đã có những người chỉ bo bo, ích kỷ lo cho mình, cho gia đình mình, nhưng bên cạnh đó lại có không biết bao người đã có tấm lòng quảng đại, từ tâm đối với anh em đồng loại, đặc biệt là những người nghèo, những người bơ vơ, vất vưởng, những người bất hạnh.Và đó là những con người đã có trái tim, có tấm lòng như Chúa, đã biết trắc ẩn trước những nỗi đau khổ của kẻ khác, đã biết lắng nghe và thực hành lời mời gọi của Chúa :” Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).
Xuyên suốt Tin Mừng Nhất Lãm và Tin Mừng của thánh Gioan, chúng ta bắt gặp một Chúa Giêsu đầy lòng nhân từ. Ngài cảm thông với mọi hạng người trong xã hội, Ngài đến với những kẻ tội lỗi, Ngài đồng bàn với những người thu thuế, những kẻ bần cùng. Ngài chữa lành những kẻ bệnh hoạn tật nguyền. Đọc Tin Mừng, chúng ta nhìn thấy một Thiên Chúa đầy lòng nhân nghĩa, một Thiên Chúa thứ tha, một Thiên Chúa yêu thương đến tột cùng, đến chết. Ngài tha thứ cho người phụ nữ ngoại tình bị bắt quả tang. Ngài thứ tha cho kẻ trộm lành. Ngài yêu thương con người, yêu thương bạn bè, Ngài đã cho Lagiarô chết chôn trong mồ bốn ngày được sống lại. Chúa đã làm cho con bà góa thành Naim sống lại khi người ta đang khiêng cậu con trai của bà góa đi chôn. Chúa Giêsu đã luôn để ý tới nhu cầu của đám đông, của nhóm người, của từng người. Tình thương của Người vô biên, không biên giới, không giới hạn vv…” Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết “ ( Ga 15, 15 ). Tình yêu của Chúa đã đi tới chỗ tuyệt đỉnh, đã đi tới cùng :” Người đã yêu thương họ đến cùng “ ( Ga 13, 1 ).
Nên, Chúa Giêsu muốn con người cũng phải có thái độ, có tình yêu đối với nhau như Ngài đã yêu, đã đối xử đối với mỗi người chúng ta. Tình yêu của Chúa là tình yêu tận hiến, tình yêu vô vị lợi :” Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu “ ( Gạ, 13 ).
Tình yêu của Chúa đến từ Thiên Chúa Cha, tình yêu này luân chuyển từ Ngài đến mỗi người và giữa con người với con người :” Các con hãy yêu mến nhau như Thầy yêu mến các con “ ( Ga 15, 12 ).
Thiên Chúa là tình yêu. Người môn đệ Chúa cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Chúa. Do đó, thánh Gioan đã viết Tin Mừng thứ tư để chia sẻ cảm nghiệm tình yêu của Chúa. Bản chất của tình yêu là chia sẻ, dâng hiến và trao tặng. Nhìn vào Chúa Giêsu cúi mình rửa chân cho các môn đệ, chiêm ngắm Chúa Giêsu chịu chết treo trên thập giá, chúng ta sẽ nhận ra tình yêu tận hiến của Chúa là thế nào! Nhìn gương Đức Mẹ, thánh cả Giuse, các thánh, đặc biệt những vị thánh sống gần gũi chúng ta như thánh Maximilianô Kolbê, Chân phước Têrêsa Calcutta, thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Chân phước Phaolô VI, thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu…Chúng ta sẽ nhận ra sống như Chúa đã yêu phải làm sao ! Yêu như Thầy đã yêu là yêu cho đến cùng và chết trên thập giá.
Chúng ta đang sống trong một thế giới với đà văn minh phát triển tột bực. Con người nhiều khi chạy theo công nghệ,chạy theo thời gian, chạy theo những tiến bộ khoa học, tìm lợi nhuận, tìm hư danh, tìm những của chóng qua…Những con người này nhiều khi trở nên chai đá, thiếu cảm thông, thiếu lòng nhân từ. Giữa sa mạc khô cằn của cuộc đời. Một nụ cười, một ánh mắt cảm thông sẽ nâng đỡ, vực dậy con người. Người môn đệ của Chúa phải làm chứng cho Chúa qua cuộc sống bác ái của mình. Yêu như Thầy đã yêu là chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Một cử chỉ bác ái, một hành động yêu thương là chúng ta đang tập sống như Chúa đã yêu.
Linh mục Duvillaret viết :” Tình yêu Chúa mang đến cho chúng con và Chúa muốn chúng con làm đầy con tim chúng con, không phải là một tình yêu nhân loại nghèo nàn và mỏng dòn, đây là một tình yêu thần linh, đây chính là tình yêu mà Chúa lãnh nhận từ Chúa Cha :” Thầy yêu các con như Cha Thầy yêu Thầy ! Chính là tình yêu mà Thầy nhận từ Cha Thầy mà Thầy đến chia sẻ với các con “. Chúng ta không cần phải cố gắng bắt chước tình yêu vô biên đó, nó kết hiệp Cha với Con và với Thánh Thần.Chúng ta chỉ cần mở tay, mở lòng chúng ta ra, và đón lấy tình yêu đến từ Chúa Cha qua Chúa Giêsu “.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra Chúa nơi anh chị em chúng con để chúng con luôn cảm thấy hạnh phúc khi chúng con có dịp gặp gỡ anh chị em chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa nhắn nhủ các môn đệ những gì ?
2.Chúa hứa với các môn đệ điều gì ?
3.Đấng phù trợ là ai ?
4.Tại sao Chúa Giêsu lại được gọi là Đấng chữa lành ?