Munich, 7 tháng 9, 2015: Đức Thánh Cha Phanxicô hôm qua kêu gọi tất cả mọi giáo xứ, cộng đồng tôn giáo, các tu viện và các thánh đường tiếp nhận một gia đình tị nạn. Lời kêu gọi này nếu được đáp ứng sẽ giúp cho có chỗ trú thân cho hàng vạn người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng trong khi hàng vạn người tị nạn đã bị giữ lại tại Hungary đang tràn vào hai nước Đức và Áo, và một số nhỏ nhưng ngày càng gia tăng các thiện nguyện viên đã đón tiếp một số gia đình. Mặc dầu lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được hoan nghênh tại quảng trường Thánh Phêrô, một số người dân Đức đang tự hỏi làm sao họ có thể đón tiếp nhiều người tị nạn hơn.
Đức Thánh Cha đã lao mình vào các cuộc tranh luận về thay đổi thời tiết và nền kinh tế thị trường tự do, nay lại dấn thân vào vấn đề làm sao Âu Châu có thể đối phó với làn sóng người tị nạn to lớn nhất tính từ trận chiến Balkan trong thập niên 1990. Đa số dân tị nạn là người Hồi giáo đến từ Syria, Iraq và các quốc gia khác, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã can thiệp trong khi các chính trị gia chống đối việc di dân, kể cả các vị lãnh đạo cao cấp tại Âu Châu lại đang dùng tôn giáo như là một vũ khí để phản đối.
Victor Orban, thủ tướng Hungary, nơi đạo Công Giáo lớn mạnh nhất, tuần qua đã tuyên bố rằng điều mà ông coi là căn tính Thiên Chúa giáo của Âu Châu đang bị đe dọa, vì “những người đang tràn vào lại được nuôi dưỡng trong một tôn giáo khác, và biểu hiệu cho một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt.”
Solvakia tuyên bố sẽ chỉ tiếp nhận những Kitô hữu. Phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ Slovakia, ông Ivan Netik nói: “Chúng tôi không có các đền thờ Hồi giáo tại Solvakia, do đó làm sao người Hồi giáo có thể hội nhâp nếu họ không cảm thấy thoải mái ở đây?”
Đức Thánh Cha Phanxicô, một nhà lãnh đạo đã nổi tiếng là có thể xây dựng các nhịp cầu nối kết đạo Công Giáo với các tôn giáo khác, đã tung ra một thách đố trực tiếp đối với lối suy nghĩ này: “Đối chọi với thảm trạng của hàng vạn người tị nạn – trốn chạy cái chết vì chiến tranh và đói khát, và đang tìm đường đạt tới niềm hy vọng cho đời sống- Phúc Âm kêu gọi chúng ta hãy gần gũi với những người bé mọn và bị bỏ rơi, để đem lại cho họ một niềm hy vọng cụ thể. Và không chỉ nói suông là hãy can đảm lên, hãy kiên nhẫn.”
Mặc dầu nước Đức rất quảng đại, đang có áp lực ngày càng gia tăng đối với tổ hợp lãnh đạo của bà thủ tướng Angela Merkel, trong khi các đồng minh chất vấn bà về quyết định là nước Đức sẽ là quốc gia tiếp nhận nhiều dân tị nạn nhất. Berlin sẽ tiếp đón 800.000 di dân, khoảng 1 phần trăn dân số quốc gia này. Andreas Scheuer, tổng thư ký của đảng Xã hội Kitô thiên hữu, một đảng thân hữu với bà Merkel nói: “Các lãnh đạo phải ngăn chặn làn sóng người tị nạn kéo vào Đức.”
Nước Áo, các giới chức trong chính quyền nói họ dự trù chấm dứt các nỗ lực tiếp đón người ti nạn trong cuối tuần này bằng các chuyến xe lửa đặc biệt và lập thủ tục nhanh chóng, một dấu hiệu của sự dằng co trong nội bộ một quốc gia đã không hoàn toàn đồng ý về gánh nặng của người di dân.
Sự kiện các lãnh tụ Âu Châu không thể đạt tới một thỏa thuận hiệp nhất, một cách nào đã khuyến khích làn sóng di dân và gia tăng cuộc khủng hoảng. Nhiều dân tị nạn các nước khác ngòai Syria như Iraq và các nước khác cũng kéo nhau qua Đức qua ngả Hungary.
Ngày Chúa Nhật vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói hai gia đình tị nạn sẽ được hai giáo xứ nằm trong lãnh thổ của Thánh Đô Vatican tiếp đón. Lời kêu gọi của ngài không biết có được đáp ứng toàn diện không, tuy nhiên nhiều người dường như nghe thấy tiếng vang vọng của Phúc Âm qua lời Đức Thánh Cha: “Ta là khách lạ và các người đã đón tiếp ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng trong khi hàng vạn người tị nạn đã bị giữ lại tại Hungary đang tràn vào hai nước Đức và Áo, và một số nhỏ nhưng ngày càng gia tăng các thiện nguyện viên đã đón tiếp một số gia đình. Mặc dầu lời kêu gọi của Đức Thánh Cha được hoan nghênh tại quảng trường Thánh Phêrô, một số người dân Đức đang tự hỏi làm sao họ có thể đón tiếp nhiều người tị nạn hơn.
Đức Thánh Cha đã lao mình vào các cuộc tranh luận về thay đổi thời tiết và nền kinh tế thị trường tự do, nay lại dấn thân vào vấn đề làm sao Âu Châu có thể đối phó với làn sóng người tị nạn to lớn nhất tính từ trận chiến Balkan trong thập niên 1990. Đa số dân tị nạn là người Hồi giáo đến từ Syria, Iraq và các quốc gia khác, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã can thiệp trong khi các chính trị gia chống đối việc di dân, kể cả các vị lãnh đạo cao cấp tại Âu Châu lại đang dùng tôn giáo như là một vũ khí để phản đối.
Victor Orban, thủ tướng Hungary, nơi đạo Công Giáo lớn mạnh nhất, tuần qua đã tuyên bố rằng điều mà ông coi là căn tính Thiên Chúa giáo của Âu Châu đang bị đe dọa, vì “những người đang tràn vào lại được nuôi dưỡng trong một tôn giáo khác, và biểu hiệu cho một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt.”
Solvakia tuyên bố sẽ chỉ tiếp nhận những Kitô hữu. Phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ Slovakia, ông Ivan Netik nói: “Chúng tôi không có các đền thờ Hồi giáo tại Solvakia, do đó làm sao người Hồi giáo có thể hội nhâp nếu họ không cảm thấy thoải mái ở đây?”
Đức Thánh Cha Phanxicô, một nhà lãnh đạo đã nổi tiếng là có thể xây dựng các nhịp cầu nối kết đạo Công Giáo với các tôn giáo khác, đã tung ra một thách đố trực tiếp đối với lối suy nghĩ này: “Đối chọi với thảm trạng của hàng vạn người tị nạn – trốn chạy cái chết vì chiến tranh và đói khát, và đang tìm đường đạt tới niềm hy vọng cho đời sống- Phúc Âm kêu gọi chúng ta hãy gần gũi với những người bé mọn và bị bỏ rơi, để đem lại cho họ một niềm hy vọng cụ thể. Và không chỉ nói suông là hãy can đảm lên, hãy kiên nhẫn.”
Mặc dầu nước Đức rất quảng đại, đang có áp lực ngày càng gia tăng đối với tổ hợp lãnh đạo của bà thủ tướng Angela Merkel, trong khi các đồng minh chất vấn bà về quyết định là nước Đức sẽ là quốc gia tiếp nhận nhiều dân tị nạn nhất. Berlin sẽ tiếp đón 800.000 di dân, khoảng 1 phần trăn dân số quốc gia này. Andreas Scheuer, tổng thư ký của đảng Xã hội Kitô thiên hữu, một đảng thân hữu với bà Merkel nói: “Các lãnh đạo phải ngăn chặn làn sóng người tị nạn kéo vào Đức.”
Nước Áo, các giới chức trong chính quyền nói họ dự trù chấm dứt các nỗ lực tiếp đón người ti nạn trong cuối tuần này bằng các chuyến xe lửa đặc biệt và lập thủ tục nhanh chóng, một dấu hiệu của sự dằng co trong nội bộ một quốc gia đã không hoàn toàn đồng ý về gánh nặng của người di dân.
Sự kiện các lãnh tụ Âu Châu không thể đạt tới một thỏa thuận hiệp nhất, một cách nào đã khuyến khích làn sóng di dân và gia tăng cuộc khủng hoảng. Nhiều dân tị nạn các nước khác ngòai Syria như Iraq và các nước khác cũng kéo nhau qua Đức qua ngả Hungary.
Ngày Chúa Nhật vừa qua Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói hai gia đình tị nạn sẽ được hai giáo xứ nằm trong lãnh thổ của Thánh Đô Vatican tiếp đón. Lời kêu gọi của ngài không biết có được đáp ứng toàn diện không, tuy nhiên nhiều người dường như nghe thấy tiếng vang vọng của Phúc Âm qua lời Đức Thánh Cha: “Ta là khách lạ và các người đã đón tiếp ta.”