Những lời nhắn gởi của Đức Thánh Cha và thực tế xã hội hiện nay của chúng ta.
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha vừa qua được coi như là một thành công vượt bực. Những biển người mênh mông gồm đủ mọi sắc dân, đủ mọi thành phần xã hội chào đón Ngài. Ngày cuối cùng cuộc tông du, hàng trăm ngàn người đổ về Philadelphia tham dự Đại Hội Thế Giới về Gia Đình với ước mong được tận mắt nhìn thấy Đức Thánh Cha. Các đài truyền hình, truyền thanh tràn ngập hình ảnh và tin tức về Ngài đến nỗi người ta không còn chú ý đến cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyền lực của Trung Quốc. Có người còn ví von là nơi nào có ánh sáng, có tình yêu thì bóng tối bị đẩy lùi cùng với lòng hận thù của nó.
Nhưng làm thế nào để lời dạy của Đức Thánh Cha về yêu thương, tha thứ, đoàn kết, về hòa bình, tôn trọng nhân phẩm, mở cửa biên giới, đa văn hóa…vang vọng đến toàn thể nhân loại một cách lâu dài, toàn diện thì lại một vấn đề khác. Đức Thánh Cha đã đến, như một làn gió mát trong lành, đem niềm vui và hy vọng cho những ai mở lòng đón nhận. Còn thế gian, cái xã hội chúng ta đang sống thì đầy rẫy hận thù và chia rẽ với nền nền văn hóa sự chết, đòi buộc chúng ta phải tiếp tục chiến đấu và cầu nguyện lâu dài.
Ngay hôm Chúa Nhật, 27 tháng 9, Tổng Thống Obama đã tham dự buổi gây quỹ của nhóm đồng tính (LGBT) tại thành phố New York và kêu gọi hợp thức hóa việc cấm “ điều trị chuyển đổi”, một phương pháp giúp các em tránh xa việc chuyển đổi giới tính.
Hôm qua Thứ Tư ngày 29 tháng 9 năm 2015, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật “ Ngân Sách Tạm Thời” (CR) cho phép chính phủ tiếp tục dùng quỹ Liên Bang để tài trợ cho một lò giết người quy mô khổng lồ với cái tên mỹ miều là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình” (Planned Parenthood) với số phiếu 319/108. Theo thống kê, cơ cở này đã nhận được số tiền là $540.6 triệu Mỹ Kim, tiề thuế của dân Mỹ và đã thực hiện 327,166 vụ phá thai trong năm 2012.
Còn bên ngoài Hoa Kỳ, cũng ngay ngày Đức Thánh Cha rời Philadelphia thì 78 phần trăm cử tri ở Catalonia, vùng biển nghỉ mát nằm phía đông bắc thuộc Tây Ban Nha, đã bỏ phiếu cho một đảng chủ trương tách Catalonia ra khỏi nước này.
Cũng như người Scotland ở Anh, người Wallon ở Bỉ và người Ý ở Neneto họ đều muốn sống biệt lập, họ không muốn chung sống hòa bình.
Trong khi Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ và Châu Âu mở cửa biên giới đón chào hàng triệu người tỵ nạn thuộc thế giới thứ ba, thì cũng rất là thực tế, Đức Giám Mục Laszlo Kiss-Rigo, đang coi sóc một giáo phận trải dài trên khắp vùng phía nam Công Giáo Hungary đã phải hoảng hốt kêu lên khi nói về làn sóng người đang đổ vào Âu Châu: “Chúng không phải là những người tỵ nạn. Đây là một cuộc xâm lược. Chúng đến đây hò hét “Allahu Akbar”. Chúng muốn chiếm đoạt.”
Đức Giám Mục đã ca ngợi Thủ Tướng Viktor Orban, người đã lên án sự mở cửa, rằng : “ Tất cả những gì đang diễn ra hôm nay trước mắt chúng ta sẽ gây ra những hậu quả tai hại khó lường cho toàn thể Âu Châu. Chúng ta phải thừa nhận rằng chính sách nhập cư sai lầm của Liên Minh Âu Châu đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn này.
“Chúng ta không nên quên rằng những người đang đến đây đã được lớn lên trong một tôn giáo khác và họ đại diện cho một nền văn hòa hoàn toàn khác. Hầu hết họ không phải là Kitô giáo, nhưng là Hồi giáo…Đó là vấn đề quan trọng, bởi Châu Âu và văn hóa Châu Âu có nguồn gốc từ Kitô giáo.”
Nước Cộng Hòa Czech, Slovakia và Ba Lan đã cùng với Hungary đã bỏ phiếu chống lại những hạn ngạch về những di dân của Liên Hiệp Châu Âu. Dưới áp lực của các đồng minh ở Bavaria, nước Angela Merket cũng đã phải tái lập việc kiểm soát biên giới.
Lòng thương và sự hiếu khách của chúng ta đã bị lợi dụng như thế sao khi mà chúng ta chứng kiến trên truyền thông mỗi ngày những người được gọi là tỵ nạn phá hàng rào biên giới, tràn vào như những tên cướp, đập xe, đánh người, đốt nhà và reo bao tang tóc kinh hoàng cho người bản xứ? Xã hội chúng ta đang sống, ngoài tình thương, sự hiếu khách, chúng ta cũng cần sự công bằng, cần một trật tự xã hội. Có ai là khôn ngoan mà mở cửa cho cướp vào nhà bao giờ?
Một phản ứng dữ dội chống lại những người tỵ nạn, người di dân và những người tỵ nạn từ Châu Phi và thế giới Hồi Giáo đang càn quét Châu Âu. Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia, một đảng chống Liên Hiệp Châu Âu mạnh nhất, đã kêu gọi Paris hãy vận chuyển tất cả những di dân về lại Địa Trung Hải.
Đây cũng là giải pháp mà Tổng Thống Dwight Eisenhower đã áp dụng “Chiến Dịch Hồi Hương” vào năm 1954, khi ông ra lệnh cho Tướng Joseph Swing trục xuất hằng triệu ngoại kiều bất hợp phát về Mexico.
Làm sao để giải quyết hồi hương 12 triệu người bất hợp pháp hiện nay cũng là một đề tài nóng bỏng mà ứng cử viên Tổng Thống dẫn đầu đảng Cộng Hòa, Donald J. Trump, đã nhắc tới.
Thực ra, đằng sau việc chống lại di dân bất hợp phát đang lên cao là bản chất tự nhiên của con người - mong muốn bẩm sinh là được sống với người có cùng ngôn ngữ, lịch sử, niềm tin, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống và bản sắc, chứ không muốn sống người khác.
Ước muốn đó mạnh mẽ hơn bất cứ văn bản hiến pháp nào. Trong thực tế, chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải chủ nghĩa toàn cầu luôn được đề cao.
Putin là người theo chủ nghĩa dân tộc, nhìn đất nước mình như là một nước mạnh nhất thế giới và tự coi mình như là người đứng ra bảo vệ tất cả những người Nga trên khắp thế giới. Ông ta tin rằng Moscow cần có học thuyết bảo vệ riêng và những quyền lực đối thủ khác sẽ không được có mặt trên ngưỡng cửa của nước Nga.
Cũng dễ hiểu là làm sao chúng ta lại không chấp nhận cho quân đội Liên Xô có mặt ở căn cứ Castro, Cuba.
Trung Cộng cũng vậy, từ bỏ chủ nghĩa cách mạng Cộng Sản thế giới để theo đuổi quyền lực dân tộc, đang tìm kiếm sự thống trị những vùng biển quanh nó - Hoàng Hải và eo biển Đài Loan, phía Đông và phía Nam biển Trung Hoa.
Hoa Kỳ thì đã hơn một thế kỷ nay kiểm soát Vịnh Mexico and Caribbean, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương từ California đến bờ biển Trung Quốc.
Trung Cộng càng mạnh, nó càng đẩy Mỹ ra xa, cũng như Mỹ đã đuổi các thế lực Âu Châu và Hải Quân Hoàng Gia Anh ra khỏi bán cầu của Mỹ vậy.
Trong khi Trung Cộng đang có tranh chấp về lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philipie và Nga ở Crimea đang viện trợ cho quân nổi dậy thân Nga nhằm dành quyền tự chủ trong khu vực Đông Ukraine, thì Mỹ không thấy những việc đó ảnh hưởng gì đến lợi ích sống còn của mình.
Cái đe dọa hiện nay là “Trật Tự Thế Giới Mới” được áp dụng bởi cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush nhân vụ khủng bố 911, là một “ thế giới đơn cực” được cổ vũ bởi các tân bảo thủ như Dick Cheney, Donal Rumsfeld và cựu Tổng Thống George H. Bush II liên quan tới việc tiến chiếm Iraq vào năm 2003, và là “quy tắc nền tảng” thế giới của Barack Obama, trong đó các nước chung sống hòa bình và nước mạnh là nước bảo vệ những quy tắc.
Nga và Trung Quốc, và các thế lực đang lên, sẽ chơi theo luật của họ, những luật chơi của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ,mà những luật này thì người Mỹ là tay chơi sành sỏi, đã trở thành siêu cường trên thế giới.
Nước Mỹ có một chính sách rõ ràng vì quyền lợi sống còn của mình. Những người bạn đồng minh của Mỹ nên biết rằng việc phòng thủ và quyền lợi sống còn của họ, trước hết và trên hết, là trách nhiệm của riêng họ.
Một bức tranh ảm đạm rối mù với chia rẽ hận thù, bạo loạn và tội ác của thế gian tương phản với luật yêu thương của Chúa mà Đức Thánh Cha vừa nhắc lại trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ vừa qua không làm cho những người tin vào Chúa phải thất vọng, nhưng giúp họ kiên trì và dấn thân hơn nữa trong đời sống chứng nhân tình yêu Chúa nơi thế gian.
Nguồn CNSNews: "Pope's World and the Real World"by Patrick J. Buchanan
Giuse Thẩm Nguyễn
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Đức Thánh Cha vừa qua được coi như là một thành công vượt bực. Những biển người mênh mông gồm đủ mọi sắc dân, đủ mọi thành phần xã hội chào đón Ngài. Ngày cuối cùng cuộc tông du, hàng trăm ngàn người đổ về Philadelphia tham dự Đại Hội Thế Giới về Gia Đình với ước mong được tận mắt nhìn thấy Đức Thánh Cha. Các đài truyền hình, truyền thanh tràn ngập hình ảnh và tin tức về Ngài đến nỗi người ta không còn chú ý đến cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo quyền lực của Trung Quốc. Có người còn ví von là nơi nào có ánh sáng, có tình yêu thì bóng tối bị đẩy lùi cùng với lòng hận thù của nó.
Nhưng làm thế nào để lời dạy của Đức Thánh Cha về yêu thương, tha thứ, đoàn kết, về hòa bình, tôn trọng nhân phẩm, mở cửa biên giới, đa văn hóa…vang vọng đến toàn thể nhân loại một cách lâu dài, toàn diện thì lại một vấn đề khác. Đức Thánh Cha đã đến, như một làn gió mát trong lành, đem niềm vui và hy vọng cho những ai mở lòng đón nhận. Còn thế gian, cái xã hội chúng ta đang sống thì đầy rẫy hận thù và chia rẽ với nền nền văn hóa sự chết, đòi buộc chúng ta phải tiếp tục chiến đấu và cầu nguyện lâu dài.
Ngay hôm Chúa Nhật, 27 tháng 9, Tổng Thống Obama đã tham dự buổi gây quỹ của nhóm đồng tính (LGBT) tại thành phố New York và kêu gọi hợp thức hóa việc cấm “ điều trị chuyển đổi”, một phương pháp giúp các em tránh xa việc chuyển đổi giới tính.
Hôm qua Thứ Tư ngày 29 tháng 9 năm 2015, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật “ Ngân Sách Tạm Thời” (CR) cho phép chính phủ tiếp tục dùng quỹ Liên Bang để tài trợ cho một lò giết người quy mô khổng lồ với cái tên mỹ miều là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình” (Planned Parenthood) với số phiếu 319/108. Theo thống kê, cơ cở này đã nhận được số tiền là $540.6 triệu Mỹ Kim, tiề thuế của dân Mỹ và đã thực hiện 327,166 vụ phá thai trong năm 2012.
Còn bên ngoài Hoa Kỳ, cũng ngay ngày Đức Thánh Cha rời Philadelphia thì 78 phần trăm cử tri ở Catalonia, vùng biển nghỉ mát nằm phía đông bắc thuộc Tây Ban Nha, đã bỏ phiếu cho một đảng chủ trương tách Catalonia ra khỏi nước này.
Cũng như người Scotland ở Anh, người Wallon ở Bỉ và người Ý ở Neneto họ đều muốn sống biệt lập, họ không muốn chung sống hòa bình.
Trong khi Đức Thánh Cha kêu gọi Mỹ và Châu Âu mở cửa biên giới đón chào hàng triệu người tỵ nạn thuộc thế giới thứ ba, thì cũng rất là thực tế, Đức Giám Mục Laszlo Kiss-Rigo, đang coi sóc một giáo phận trải dài trên khắp vùng phía nam Công Giáo Hungary đã phải hoảng hốt kêu lên khi nói về làn sóng người đang đổ vào Âu Châu: “Chúng không phải là những người tỵ nạn. Đây là một cuộc xâm lược. Chúng đến đây hò hét “Allahu Akbar”. Chúng muốn chiếm đoạt.”
Đức Giám Mục đã ca ngợi Thủ Tướng Viktor Orban, người đã lên án sự mở cửa, rằng : “ Tất cả những gì đang diễn ra hôm nay trước mắt chúng ta sẽ gây ra những hậu quả tai hại khó lường cho toàn thể Âu Châu. Chúng ta phải thừa nhận rằng chính sách nhập cư sai lầm của Liên Minh Âu Châu đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn này.
“Chúng ta không nên quên rằng những người đang đến đây đã được lớn lên trong một tôn giáo khác và họ đại diện cho một nền văn hòa hoàn toàn khác. Hầu hết họ không phải là Kitô giáo, nhưng là Hồi giáo…Đó là vấn đề quan trọng, bởi Châu Âu và văn hóa Châu Âu có nguồn gốc từ Kitô giáo.”
Nước Cộng Hòa Czech, Slovakia và Ba Lan đã cùng với Hungary đã bỏ phiếu chống lại những hạn ngạch về những di dân của Liên Hiệp Châu Âu. Dưới áp lực của các đồng minh ở Bavaria, nước Angela Merket cũng đã phải tái lập việc kiểm soát biên giới.
Lòng thương và sự hiếu khách của chúng ta đã bị lợi dụng như thế sao khi mà chúng ta chứng kiến trên truyền thông mỗi ngày những người được gọi là tỵ nạn phá hàng rào biên giới, tràn vào như những tên cướp, đập xe, đánh người, đốt nhà và reo bao tang tóc kinh hoàng cho người bản xứ? Xã hội chúng ta đang sống, ngoài tình thương, sự hiếu khách, chúng ta cũng cần sự công bằng, cần một trật tự xã hội. Có ai là khôn ngoan mà mở cửa cho cướp vào nhà bao giờ?
Một phản ứng dữ dội chống lại những người tỵ nạn, người di dân và những người tỵ nạn từ Châu Phi và thế giới Hồi Giáo đang càn quét Châu Âu. Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt Trận Quốc Gia, một đảng chống Liên Hiệp Châu Âu mạnh nhất, đã kêu gọi Paris hãy vận chuyển tất cả những di dân về lại Địa Trung Hải.
Đây cũng là giải pháp mà Tổng Thống Dwight Eisenhower đã áp dụng “Chiến Dịch Hồi Hương” vào năm 1954, khi ông ra lệnh cho Tướng Joseph Swing trục xuất hằng triệu ngoại kiều bất hợp phát về Mexico.
Làm sao để giải quyết hồi hương 12 triệu người bất hợp pháp hiện nay cũng là một đề tài nóng bỏng mà ứng cử viên Tổng Thống dẫn đầu đảng Cộng Hòa, Donald J. Trump, đã nhắc tới.
Thực ra, đằng sau việc chống lại di dân bất hợp phát đang lên cao là bản chất tự nhiên của con người - mong muốn bẩm sinh là được sống với người có cùng ngôn ngữ, lịch sử, niềm tin, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống và bản sắc, chứ không muốn sống người khác.
Ước muốn đó mạnh mẽ hơn bất cứ văn bản hiến pháp nào. Trong thực tế, chủ nghĩa dân tộc, chứ không phải chủ nghĩa toàn cầu luôn được đề cao.
Putin là người theo chủ nghĩa dân tộc, nhìn đất nước mình như là một nước mạnh nhất thế giới và tự coi mình như là người đứng ra bảo vệ tất cả những người Nga trên khắp thế giới. Ông ta tin rằng Moscow cần có học thuyết bảo vệ riêng và những quyền lực đối thủ khác sẽ không được có mặt trên ngưỡng cửa của nước Nga.
Cũng dễ hiểu là làm sao chúng ta lại không chấp nhận cho quân đội Liên Xô có mặt ở căn cứ Castro, Cuba.
Trung Cộng cũng vậy, từ bỏ chủ nghĩa cách mạng Cộng Sản thế giới để theo đuổi quyền lực dân tộc, đang tìm kiếm sự thống trị những vùng biển quanh nó - Hoàng Hải và eo biển Đài Loan, phía Đông và phía Nam biển Trung Hoa.
Hoa Kỳ thì đã hơn một thế kỷ nay kiểm soát Vịnh Mexico and Caribbean, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương từ California đến bờ biển Trung Quốc.
Trung Cộng càng mạnh, nó càng đẩy Mỹ ra xa, cũng như Mỹ đã đuổi các thế lực Âu Châu và Hải Quân Hoàng Gia Anh ra khỏi bán cầu của Mỹ vậy.
Trong khi Trung Cộng đang có tranh chấp về lãnh thổ với Nhật Bản, Việt Nam và Philipie và Nga ở Crimea đang viện trợ cho quân nổi dậy thân Nga nhằm dành quyền tự chủ trong khu vực Đông Ukraine, thì Mỹ không thấy những việc đó ảnh hưởng gì đến lợi ích sống còn của mình.
Cái đe dọa hiện nay là “Trật Tự Thế Giới Mới” được áp dụng bởi cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush nhân vụ khủng bố 911, là một “ thế giới đơn cực” được cổ vũ bởi các tân bảo thủ như Dick Cheney, Donal Rumsfeld và cựu Tổng Thống George H. Bush II liên quan tới việc tiến chiếm Iraq vào năm 2003, và là “quy tắc nền tảng” thế giới của Barack Obama, trong đó các nước chung sống hòa bình và nước mạnh là nước bảo vệ những quy tắc.
Nga và Trung Quốc, và các thế lực đang lên, sẽ chơi theo luật của họ, những luật chơi của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ,mà những luật này thì người Mỹ là tay chơi sành sỏi, đã trở thành siêu cường trên thế giới.
Nước Mỹ có một chính sách rõ ràng vì quyền lợi sống còn của mình. Những người bạn đồng minh của Mỹ nên biết rằng việc phòng thủ và quyền lợi sống còn của họ, trước hết và trên hết, là trách nhiệm của riêng họ.
Một bức tranh ảm đạm rối mù với chia rẽ hận thù, bạo loạn và tội ác của thế gian tương phản với luật yêu thương của Chúa mà Đức Thánh Cha vừa nhắc lại trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ vừa qua không làm cho những người tin vào Chúa phải thất vọng, nhưng giúp họ kiên trì và dấn thân hơn nữa trong đời sống chứng nhân tình yêu Chúa nơi thế gian.
Nguồn CNSNews: "Pope's World and the Real World"by Patrick J. Buchanan
Giuse Thẩm Nguyễn