Washington Post: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu danh bốn nhân vật danh tiếng Hoa Kỳ trong bài diễn văn đọc trước Lưỡng Viện Mỹ. Ngoài Abraham Lincoln, và Martin Luther King, Jr., hai người Công Giáo Hoa Kỳ là Dorothy Day và Thomas Merton là hai nhân vật được rất nhiều người yêu mến, nhưng lại là hai nhân vật có nhiều mâu thuẫn đối với thời đại của họ.
Đức Thánh Cha nêu lên vai trò quan trọng của Dorothy Day, một nhà báo, một người sau khi trở lại đạo đã được thúc đẩy để đồng sáng lập Phong Trào Lao Công Công Giáo (Catholic Worker Movement), và Thomas Merton, một linh mục Dòng Xitô, và là một trong các nhà văn Công Giáo có ảnh hưởng nhiều nhất trong thế kỷ 20. Bà Day đã bị ngăn cấm không cho dùng danh từ Công Giáo và linh mục Merton đã bị bề trên buộc phải im tiếng vì ngài đã viết những bài phản đối Chiến Tranh Lạnh.
Dorothy Day
Giữa vực sâu tối tăm của thời kinh tế khủng hoảng năm 1929 trên toàn thế giới, bà Day đã đồng sáng lập Phong Trào Lao Công Công Giáo, và hăng say bênh vực những người nghèo khó và thấp cổ bé miệng trong suốt thời Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến Tranh Việt Nam và Chiến Tranh Lạnh. Bà viết trong tờ báo The Catholic Worker của bà một tháng sau khi Nhật Bản oanh tạc Trân Châu Cảng: “Chúng tôi yêu quốc gia này và yêu tổng thống, nhưng chúng ta đã thất bại trong việc sống theo đúng các nguyên tắc của chúng ta.” Năm 1955, bà dẫn đầu một cuộc chống đối các buổi tổng dượt của chính phủ để phòng ngừa một cuộc tấn công bằng vũ khí nguyên tử của Nga Sô. Trong Chiến Tranh Việt Nam, bà ủng hộ giới phản chiến và nói rằng: “Chỉ có cách chấm dứt cuộc chiến điên dại này là nhốt các thanh niên chống đối vào nhà tù.”
Bà qua đời năm 1980 lúc 83 tuổi tại Nữu Ước. Hiện giờ đã có trện 200 cộng đồng Catholic Worker trên toàn quốc kể cả một cộng đồng tại Hoa Thịnh Đốn mang tên bà. Trong khi Đức Thánh Cha ngợi khen bà thì một trong các người cháu bà đã tuyệt thực và tham dự vào một đêm canh thức trên Đại Lộ số V ở Nữu Ước, ngay bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc, nơi Đức Thánh Cha sẽ thuyết trình ngày hôm sau.
Thomas Merton
Cha Merton, một linh mục Dòng Xitô, một nhà văn Công Giáo có ảnh hưởng lớn sau thế chiến đối với người Công Giáo và người ngoại đạo. Đức Thánh Cha mô tả ngài “trên hết là một linh mục chuyên cần cầu nguyện, một tư tưởng gia đã thách đố những xác tín của thời đại ngài và mở ra những chân trời mới cho các tâm hồn và cho Giáo Hội. Ngài cũng là một người thích đối thoại và cổ võ cho hoà bình giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo.” Sau khi trở lại đạo Công Giáo và gia nhập một tu viện ở bang Kentucky, ngài đã trở nên một trong những văn sĩ Công Giáo nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Linh mục Merton qua đời năm 1968 lúc 53 tuổi.
Đây là lời Đức Thánh Cha Phanxicô giới thiệu ngài trong buổi họp khoáng đại của Lưỡng Viện Hoa Kỳ: “Cách nay một thế kỷ, vào lúc khởi đầu của Đại Thế Chiến, mà Đức Thánh Cha Benedict XV mô tả là ‘một sự tàn sát vô nhân đạo’ một nhân vật Hoa Kỳ đáng ghi nhớ đã ra đời: đó là linh mục Xitô Thomas Merton.” Lời nói đóng khung này dường như song song với lời Merton đã lựa chọn để tự giới thiệu mình với độc giả trong cuốn tự thụật đã làm cho ngài nổi tiếng mang tiêu đề “Ngọn Núi cao Bẩy Tầng” (The Seven Storey Mountain): “Vào ngày cuối cùng của tháng 1, năm 1915, giữa cuộc đại chiến, và dưới bóng mát của những rặng núi Pháp, dọc theo biên giới Tây Ban Nha, tôi đã sinh ra đời.” Cuốn sách xuất bản năm 1948 đã bán được trên một triệu ấn bản. Cha Merton còn viết mấy chục cuốn sách khác, các tập thơ và rất nhiều bài viết về đủ mọi vấn đề.
Cha Merton đặc biệt nổi tiếng về những bài viết về đối thoại, gặp gỡ liên tôn, hoà bình và bất bạo động, đây là tất cả những đề mục mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu lên trong chuyến tông du Hoa Kỳ vừa qua.
Đức Thánh Cha nêu lên vai trò quan trọng của Dorothy Day, một nhà báo, một người sau khi trở lại đạo đã được thúc đẩy để đồng sáng lập Phong Trào Lao Công Công Giáo (Catholic Worker Movement), và Thomas Merton, một linh mục Dòng Xitô, và là một trong các nhà văn Công Giáo có ảnh hưởng nhiều nhất trong thế kỷ 20. Bà Day đã bị ngăn cấm không cho dùng danh từ Công Giáo và linh mục Merton đã bị bề trên buộc phải im tiếng vì ngài đã viết những bài phản đối Chiến Tranh Lạnh.
Dorothy Day
Giữa vực sâu tối tăm của thời kinh tế khủng hoảng năm 1929 trên toàn thế giới, bà Day đã đồng sáng lập Phong Trào Lao Công Công Giáo, và hăng say bênh vực những người nghèo khó và thấp cổ bé miệng trong suốt thời Đệ Nhị Thế Chiến, Chiến Tranh Việt Nam và Chiến Tranh Lạnh. Bà viết trong tờ báo The Catholic Worker của bà một tháng sau khi Nhật Bản oanh tạc Trân Châu Cảng: “Chúng tôi yêu quốc gia này và yêu tổng thống, nhưng chúng ta đã thất bại trong việc sống theo đúng các nguyên tắc của chúng ta.” Năm 1955, bà dẫn đầu một cuộc chống đối các buổi tổng dượt của chính phủ để phòng ngừa một cuộc tấn công bằng vũ khí nguyên tử của Nga Sô. Trong Chiến Tranh Việt Nam, bà ủng hộ giới phản chiến và nói rằng: “Chỉ có cách chấm dứt cuộc chiến điên dại này là nhốt các thanh niên chống đối vào nhà tù.”
Bà qua đời năm 1980 lúc 83 tuổi tại Nữu Ước. Hiện giờ đã có trện 200 cộng đồng Catholic Worker trên toàn quốc kể cả một cộng đồng tại Hoa Thịnh Đốn mang tên bà. Trong khi Đức Thánh Cha ngợi khen bà thì một trong các người cháu bà đã tuyệt thực và tham dự vào một đêm canh thức trên Đại Lộ số V ở Nữu Ước, ngay bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc, nơi Đức Thánh Cha sẽ thuyết trình ngày hôm sau.
Thomas Merton
Cha Merton, một linh mục Dòng Xitô, một nhà văn Công Giáo có ảnh hưởng lớn sau thế chiến đối với người Công Giáo và người ngoại đạo. Đức Thánh Cha mô tả ngài “trên hết là một linh mục chuyên cần cầu nguyện, một tư tưởng gia đã thách đố những xác tín của thời đại ngài và mở ra những chân trời mới cho các tâm hồn và cho Giáo Hội. Ngài cũng là một người thích đối thoại và cổ võ cho hoà bình giữa các dân tộc và giữa các tôn giáo.” Sau khi trở lại đạo Công Giáo và gia nhập một tu viện ở bang Kentucky, ngài đã trở nên một trong những văn sĩ Công Giáo nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Linh mục Merton qua đời năm 1968 lúc 53 tuổi.
Đây là lời Đức Thánh Cha Phanxicô giới thiệu ngài trong buổi họp khoáng đại của Lưỡng Viện Hoa Kỳ: “Cách nay một thế kỷ, vào lúc khởi đầu của Đại Thế Chiến, mà Đức Thánh Cha Benedict XV mô tả là ‘một sự tàn sát vô nhân đạo’ một nhân vật Hoa Kỳ đáng ghi nhớ đã ra đời: đó là linh mục Xitô Thomas Merton.” Lời nói đóng khung này dường như song song với lời Merton đã lựa chọn để tự giới thiệu mình với độc giả trong cuốn tự thụật đã làm cho ngài nổi tiếng mang tiêu đề “Ngọn Núi cao Bẩy Tầng” (The Seven Storey Mountain): “Vào ngày cuối cùng của tháng 1, năm 1915, giữa cuộc đại chiến, và dưới bóng mát của những rặng núi Pháp, dọc theo biên giới Tây Ban Nha, tôi đã sinh ra đời.” Cuốn sách xuất bản năm 1948 đã bán được trên một triệu ấn bản. Cha Merton còn viết mấy chục cuốn sách khác, các tập thơ và rất nhiều bài viết về đủ mọi vấn đề.
Cha Merton đặc biệt nổi tiếng về những bài viết về đối thoại, gặp gỡ liên tôn, hoà bình và bất bạo động, đây là tất cả những đề mục mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu lên trong chuyến tông du Hoa Kỳ vừa qua.