“Trong khi người Do-Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy-Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do-Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” (1Cr 1,22-23).
“Nhưng nếu có ai kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi!” (Gl 1, 8).
Vào sáng thứ bảy 22/11/2003, anh T.B. đã lái xe hơi trên một tiếng đồng hồ, từ thành phố Ossining thuộc tiểu bang New York - nơi đặt trụ sở tu hội Maryknoll - để về thành phố Passaic thuộc tiểu bang New Jersey, đón tôi lên thăm gia đình anh, theo như điều ước hẹn giữa anh và tôi. Gia đình anh đang trong thời kỳ huấn luyện trước khi lên đường truyền giáo ở Thái-Lan vào đầu năm 2004. Nhân cơ hội nầy tôi được dịp tìm hiểu thêm về dòng Maryknoll cùng những sinh hoạt truyền giáo của cộng đồng tu trì nầy.
Dòng Maryknoll được xây cất trên một ngọn đồi cao, nhìn xuống thành phố Ossining. Nhà dòng trải dài trên một diện tích lên tới năm sáu chục mẩu đất, được bao bọc chung quanh bởi những cánh rừng bát ngát. Ngoại trừ một số kiến trúc không đồ sộ cho lắm như nhà in, viện dưỡng lão của các cha già…ba dãy lầu đồ sộ đứng sừng sững, làm thành cộng đồng tu trì Maryknoll. Dãy lầu thứ nhất là nơi cư trú của các cha và các thầy; dãy lầu thứ hai dành cho các nữ tu: cả hai dãy lầu nầy đều có nguyện đường rất lớn. Dãy lầu thứ ba dành cho các giáo dân đến cư ngụ trong thời gian huấn luyện khoảng bốn tháng, trước khi lên đường truyền giáo. Chính trong dãy lầu nầy, một căn phòng được dành cho anh T.B. và chị E. cùng ba cháu nhỏ: một cháu trai lớn 8 tuổi, hai cháu gái nhỏ 6 tuổi và 2 tuổi. Một phòng nguyện nho nhỏ có đặt Mình Thánh Chúa, tọa lạc cùng một tầng lầu với anh chị và không cách xa căn phòng anh chị bao nhiêu.
Nhìn chung, hai tòa nhà dành cho các cha, các thầy và các nữ tu xem ra khang trang và tươm tất hơn. Tòa nhà dành cho giáo dân có phần cũ kỹ vì không được tu bổ cho đúng mức nên kém phần khang trang, nhưng rất sạch sẽ. Điều đó cũng có lợi điểm là giúp các ứng viên giáo dân làm quen với nếp sống khó nghèo thực sự ở những nơi truyền giáo mà họ sẽ đặt chân đến. Với sự giảm sút về ơn gọi linh mục và tu sĩ, triển vọng giáo dân đi truyền giáo rất đầy hứa hẹn. Theo lời anh T.B., khi phong trào giáo dân truyền giáo được phát động tại dòng Maryknoll thi tỉ lệ giáo dân so với các linh mục và nam nữ tu sĩ là 25%. Ngày nay tỉ lệ đó đạt tới mức 65%. Điều nầy chứng tỏ vai trò giáo dân rất quan trọng trên cánh đồng truyền giáo hiện nay và trong tương lai.
Căn phòng dành cho gia đình anh T.B. gồm một phòng khách, phòng ăn và ba phòng ngủ. Các phòng ốc đều nhỏ hẹp, sàn nhà được lót bằng những tấm thảm bạc màu. Các đồ đạc cũng như đồ dùng trong nhà đều được cung cấp, tuy cũ kỹ nhưng còn dùng được. Anh chị đã dành cho tôi buồng ngủ tốt nhất, điều đó nói lên lòng hiếu khách của anh chị và các cháu.
Sau khi chào hỏi sơ giao, anh chị cùng các cháu đã dẫn tôi đi một vòng đến thăm dãy lầu gần nhất, nơi các cha và các thầy lưu ngụ. Dãy lầu nầy rộng thênh thang nhưng xem ra quá vắng vẻ. Dòng Maryknoll cũng như những cộng đồng tu trì khác, trong mấy chục năm trở lại đây, bị khan hiếm về Ơn Gọi rất nhiều. Số các cha và các thầy ở đây chỉ vỏn vẹn vài chục vị. Thêm nữa, vào dịp cuối tuần, các ngài đi vắng nhiều hơn do nhu cầu mục vụ hay thăm viếng gia đình, bè bạn.
Kế đó, chúng tôi đi một đoạn đường xa hơn để đến gần toà nhà lầu nho nhỏ, nơi được dùng làm viện dưỡng lão cho các cha già. Trông thấy chúng tôi ở xa xa, hai cha già ngồi xe lăn nơi cửa ra vào, đã vẫy tay chào chúng tôi dưới ánh trời chiều nhạt nắng. Xem ra hai cha vui vẻ lắm vì sự thấp thoáng có mặt của chúng tôi đã phá tan bầu không khí thinh lặng đang bao bọc tòa nhà đó. Rồi từ căn phòng trên lầu cao ở tầng chót, hai cha già khác đang đứng nhìn xuống chúng tôi qua khung cửa sổ, cũng vẫy tay tươi cười với những lời chào hỏi mà vì quá xa, hơn nữa qua những cửa kiếng đóng chặt nên chúng tôi không nghe được, chỉ thấy đôi môi mấp máy của hai cha mà thôi. Có lẽ chúng tôi là những khách thăm viếng duy nhất và không quen biết vào buổi chiều hôm đó. Điều nầy khiến hai cha cảm thấy bớt cô đơn phần nào, trong khung cảnh sống cô tịch với những rừng cây trụi lá và mây trời bao la vô tận.
Có lẽ các cha sống trong tòa nhà đó đôi khi đã đưa tâm tư về với dĩ vãng xa xưa - một thời vàng son - khi các ngài hăng say quanh năm suốt tháng đi gieo vãi Tin Mừng trên những cánh đồng truyền giáo xa xôi mà không mỏi mệt. Nay là lúc các ngài dừng chân, nhìn lại những đoạn đường đã đi qua, để tâm hồn lắng đọng cùng với thời gian ngừng trôi, hầu nghe tiếng Chúa mời gọi trở về nhà Cha trong một ngày không còn xa nữa…
Sau đó chúng tôi đã tản bộ trở về lại nơi cư trú của gia đình anh chị T.B.. Chúng tôi đã đi về trên những lối mòn nối kết những tòa nhà với nhau. Vừa đi vừa trò chuyện, chân đạp lên trên những lớp lá vàng khô, chồng chất lên nhau, nằm ngổn ngang trên những lối đi, tạo thành những âm thanh xào xạc trong cảnh hoang vắng về chiều. Mặc dù mùa đông đã tới, nhưng nơi đây khí hạu còn ấm áp nên người ta có cảm tưởng như đang ở vào một buổi chiều tàn thu, trong cảnh hoàng hôn nhạt nắng!
Dịp nầy tôi được trao đổi vài câu vắn vỏi với chị E.. Chị cho biết động cơ thúc đẩy chị đi truyền giáo là khi còn học ở bậc trung học, một ngày kia mấy người đi truyền giáo từ xa xôi trở về đã tới trường học của chị, trình bày sứ vụ truyền giáo của họ. Từ đó chị ôm ấp một hoài bão được đi truyền giáo trong tương lai. Sau nầy, khi gặp anh T.B., chị biết anh cùng chung lý tưởng như chị. Từ đó, hai anh chị đã nắm tay nhau đi trên con đường tình yêu để thực hiện lý tưởng truyền giáo.
Tuy nhiên, qua chương trình huấn luyện trong thời gian gần đây, chị E. được người ta cho biết những thử thách đang chờ đợi gia đình chị ở những chân trời xa lạ. Điều đó khiến chị có phần nào ưu tư cho sự an sinh của các cháu như môi trường sinh thái thay đổi, sự đe dọa của bệnh tật, thời tiết khắt khe và nhất là sự bạo hành có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mặc dù thế, cho đến hôm nay, chị vẫn không cảm thấy phải chùn bước trước khi lên đường truyền giáo. Hơn nữa thời điểm nầy có tính cách quyết định đối với gia đình anh chị vì cháu trai đầu lòng được 8 tuổi - đó là tuổi được chấp thuận theo cha mẹ đi đến xứ truyền giáo.
Sau bữa cơm tối, tôi được anh T.B. chia sẻ về hành trình dấn thân truyền giáo của anh. Sau khi vượt biển vào năm 1988, anh được định cư ở Hoa-Kỳ. Vào thời kỳ đó, anh không biết một câu tiếng Anh. Kế đó, anh đã gia nhập dòng Tên trong thời gian gần 7 năm. Sau khi rời khỏi dòng, anh đã định cư ở North Carolina. Anh đã tậu một căn nhà khá rộng, với một mảnh vườn đằng sau khoảng hai mẫu đất. Trong thời gian nầy, anh quen biết một đôi vợ chồng trẻ người Mỹ, tuy sinh sống trong một căn phòng nhỏ hẹp, nhưng đã dùng căn phòng mình làm nơi trú ngụ cho một số người vô gia cư. Gương sáng đó đã đánh động anh và từ đó anh cũng đã dùng căn nhà mình làm nơi cư trú cho nhiều người không nhà không cửa.
Khi dời về Houston, anh theo học ngành kiến trúc sư rồi lập gia đình. Kế đó anh đã hành nghề kiến trúc sư tập sự và cuộc sống trở nên ổn định. Anh chị đã tậu mãi một căn nhà khác và một chiếc xe mới khá tiện nghi. Sau khi tiếp xúc với phân bộ dòng Maryknoll ở Houston, anh chị đã quyết định dấn thân trên hành trình truyền giáo. Anh không chút ưu tư về tương lai khi sẽ đặt chân đến đất nước Thái-Lan để truyền giáo, cũng như sau nầy sẽ trở về lại Hoa-Kỳ khi mãn hạn khế ước ba năm rưỡi, để bắt đầu lại một cuộc sống mới khác. Gia đình anh chị sẽ đi đến phần đất xa xôi nhất - đất nước Thái-Lan - so với những người khác sẽ đi Nam Mỹ hay Phi châu. Tinh thần phó thác của anh chị khiến tôi liên tưởng tới một tu hội ngoài đời có tên gọi là Miriam ở Québec.
Cách đây mấy thập niên, một nữ tu ở Québec Canada đã sáng lập tu hội đó, bao gồm một ít tu sĩ nhưng phần lớn là giáo dân - độc thân hay có gia đình. Tất cả đều sống trong tinh thần phó thác trọn vẹn và hoàn toàn tin tưởng ở Chúa Quan Phòng. Mỗi khi tu hội có nhu cầu cấp bách về vấn đề sinh sống, tất cả cùng nhau họp lại, khẩn thiết cầu nguyện và rồi mọi việc đều được Chúa an bài một cách tốt đẹp. Vào mỗi niên độ chấm dứt - tức ngày 31 tháng 12 - những số tiền còn lại của tu hội không chi tiêu hết, đều được phân phát cho người nghèo khó và một ngân sách mới lại bắt đầu bằng số không vào mỗi đầu năm - tức ngày 01 tháng 01.
Vào sáng Chúa nhật hôm sau (23/11/2003), chúng tôi sang dãy lầu của các nữ tu để tham dự Thánh lễ. Khá đông người đi lễ, nhưng phần lớn là những chị nữ tu trọng tuổi và những bà cao niên. Đặc biệt khi hát Alleluia trước Phúc Am thì sau mỗi tiếng Alleluia, tôi giật mình nghe hai tiếng vỗ tay răng rắc. Lại một “Thời điểm những cái vỗ tay vô thanh” đã xảy đến với những chị nữ tu ngồi xe lăn mà vẫn cố gắng dùng hai bàn tay yêu ớt để vỗ. Nhưng rồi một chị khá già nua không biết có phải vì cố vỗ những cái vỗ tay vô thanh hay không mà sau đó đã ngất xỉu, khiến vài chị trọng tuổi khác phải vội vàng đẩy xe lăn của chị, đưa về phòng nghỉ ngơi.
Vào lúc gần trưa, anh T.B. xuống phòng điện toán, vào máy điện tử tìm kiếm địa chỉ nhà hàng Việt-Nam để đưa mọi người đi thưởng thức một tô phở nóng. Trong lúc đó, chị E. nằm nghỉ ở buồng trong và cháu trai đầu lòng cùng cháu gái út ra ngoài hành lang chơi, thì cháu gái 6 tuổi lại ngồi trên chân tôi nói chuyện. Tôi đã ôm cháu vào lòng và cháu đã trao đổi với tôi đôi lời tâm tình. Cháu vừa nhìn vào mặt tôi vừa dùng mấy ngón tay thon thon xinh xắn của cháu mân mê đôi chân mày của tôi rồi cháu cho biết là cháu hơi buồn vì phải xa rời trường cũ, xa rời bạn bè thân thương và cả những anh chị em con cô con dì ở Houston. Cháu cười bảo tôi là trong những anh chị em đó có người còn lớn tuổi hơn cháu rất nhiều, thậm chí có người đã lập gia đình. Cháu cười và cho biết thêm là cháu có những người cháu gọi mình bằng dì bằng cô mà có người còn lớn tuổi hơn cháu nữa. Những câu nói ngây thơ dễ thương của cháu khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi đã ôm cháu vào lòng và đặt lên mặt cháu vài nụ hôn đầy tríu mến và cảm thông. Những câu nói vắn tắt thành thật tự đáy lòng một bé gái lên sáu có lẽ sẽ vang động mãi trong tâm hồn tôi về lâu về dài.
Kế đó, sau khi nghỉ trưa đôi chút, chị E. ra ngoài phòng khách và tôi có dịp trao đổi với chị vài câu vắn tắt. Tôi hiểu được phần nào tâm trạng lo lắng của hai cụ thân sinh của chị - ông bà ngoại các cháu. Điều ưu tư lớn nhất của hai cụ là các cháu phải đi đến một đất nước quá xa xôi cách trở, bằng nửa vòng trái đất. Vẫn biết bất cứ hoàn cảnh hy sinh nào cũng đều kèm theo những băn khoăn lo lắng và cả những đớn đau dằn vặt trong tâm hồn lẫn thể xác vì “ra đi là chết trong lòng một ít”. Nhưng ra đi đến một nơi quá xa xôi cách trở bằng nửa vòng trái đất với biết bao bất trắc, chắc chắn sẽ khiến chết trong lòng nhiều hơn, nơi ngươì ra đi cũng như kẻ ở lại…
Sau đó anh T.B. đã lái xe chở tất cả chúng tôi đi tìm một tiệm ăn Việt-Nam. Đây là lần đầu tiên anh chở chị và các cháu đi ra ngoại vi thành phố Ossining trong thời gian huấn luyện ba tháng vừa qua ở đây. Sau hơn một giờ đồng hồ lái xe tìm kiếm, chúng tôi gặp được tiệm Saigon Restaurant ở thành phố Hennecken thuộc tiểu bang New Jersey. Rủi thay tiệm ăn đó vừa sang lai cho chủ khác và chủ mới nầy không nấu đồ ăn Việt-Nam. Chúng tôi đành đi qua tiệm ăn Tàu gần đó. Nhưng đây lại là một tiệm ăn Nhật, bán cả thức ăn Tàu lẫn những món phở Việt-Nam. Lần đầu tiên chúng tôi thưởng thức một tô phở Nhật cũng ngon thơm nóng sốt.
Anh chị và các cháu đưa tôi về tới nhà lúc 5 giờ chiều. Trời bắt đầu nhá nhem tối vì là mùa đông. Cuộc viếng thăm của tôi đối với gia đình truyền giáo của anh chị T.B. đến hồi chấm dứt. Có người sẽ hỏi: những sự hy sinh truyền giáo của một số người hiếm hoi như gia đình anh chị T.B. có đem lại kết quả khả quan nào cho Giáo hội không? Câu hỏi đó khiến tôi liên tưởng tới câu chuyện “Những Con Sao Biển” (starfish).
Vào một sáng sớm tinh sương, dọc theo bãi cát nằm la liệt những con sao biển. Một cậu thanh niên vừa chậm rãi bước đi, vừa cúi xuống nhặt những con sao biển lên rồi liệng xuống nước. Một cụ già cũng đi dạo chơi, thấy thế liền dừng chân lại hỏi: “Cậu ơi, cậu làm gì vậy?” Chàng thanh niên trả lời: “Cháu nhặt những con sao biển ném xuống nước, kẻo lát nữa đây khi mặt trời lên cao, chúng sẽ bị chết khô.” Cụ già cười nói: “Cậu có nghĩ việc làm của cậu mang lại lợi ích gì không? Cả triệu triệu con sao biển nằm la liệt trên bãi cát kéo dài bất tận, làm sao cậu có thể cứu chúng khỏi chết khô được?” Cậu thanh niên vừa cúi xuống nhặt vài con sao biển khác, ngẩng đầu lên nhìn cụ và nói: “Thưa bác, ích lợi lắm chứ, nhất là đối với mấy con sao biển nầy.” Nói xong, cậu thanh niên ném chúng xuống nước.
Việc dấn thân truyền giáo của những giáo dân sống đời Kitô hữu một cách rốt ráo như gia đình anh chị T.B., xem như là một việc đem muối bỏ biển. Nhưng sự kiện một số nhỏ được nghe rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô, so với đại đa số chưa được cơ may đó - cũng như một số nhỏ những con sao biển được cứu sống trong khi đại đa số phải chết khô trên bờ - vẫn mang một ý nghĩa rất lớn, đứng trên phương diện nhân sinh lẫn đạo giáo.
“Nhưng nếu có ai kể cả chúng tôi, hoặc một thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng anh em đã lãnh nhận thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi!” (Gl 1, 8).
Vào sáng thứ bảy 22/11/2003, anh T.B. đã lái xe hơi trên một tiếng đồng hồ, từ thành phố Ossining thuộc tiểu bang New York - nơi đặt trụ sở tu hội Maryknoll - để về thành phố Passaic thuộc tiểu bang New Jersey, đón tôi lên thăm gia đình anh, theo như điều ước hẹn giữa anh và tôi. Gia đình anh đang trong thời kỳ huấn luyện trước khi lên đường truyền giáo ở Thái-Lan vào đầu năm 2004. Nhân cơ hội nầy tôi được dịp tìm hiểu thêm về dòng Maryknoll cùng những sinh hoạt truyền giáo của cộng đồng tu trì nầy.
Dòng Maryknoll được xây cất trên một ngọn đồi cao, nhìn xuống thành phố Ossining. Nhà dòng trải dài trên một diện tích lên tới năm sáu chục mẩu đất, được bao bọc chung quanh bởi những cánh rừng bát ngát. Ngoại trừ một số kiến trúc không đồ sộ cho lắm như nhà in, viện dưỡng lão của các cha già…ba dãy lầu đồ sộ đứng sừng sững, làm thành cộng đồng tu trì Maryknoll. Dãy lầu thứ nhất là nơi cư trú của các cha và các thầy; dãy lầu thứ hai dành cho các nữ tu: cả hai dãy lầu nầy đều có nguyện đường rất lớn. Dãy lầu thứ ba dành cho các giáo dân đến cư ngụ trong thời gian huấn luyện khoảng bốn tháng, trước khi lên đường truyền giáo. Chính trong dãy lầu nầy, một căn phòng được dành cho anh T.B. và chị E. cùng ba cháu nhỏ: một cháu trai lớn 8 tuổi, hai cháu gái nhỏ 6 tuổi và 2 tuổi. Một phòng nguyện nho nhỏ có đặt Mình Thánh Chúa, tọa lạc cùng một tầng lầu với anh chị và không cách xa căn phòng anh chị bao nhiêu.
Nhìn chung, hai tòa nhà dành cho các cha, các thầy và các nữ tu xem ra khang trang và tươm tất hơn. Tòa nhà dành cho giáo dân có phần cũ kỹ vì không được tu bổ cho đúng mức nên kém phần khang trang, nhưng rất sạch sẽ. Điều đó cũng có lợi điểm là giúp các ứng viên giáo dân làm quen với nếp sống khó nghèo thực sự ở những nơi truyền giáo mà họ sẽ đặt chân đến. Với sự giảm sút về ơn gọi linh mục và tu sĩ, triển vọng giáo dân đi truyền giáo rất đầy hứa hẹn. Theo lời anh T.B., khi phong trào giáo dân truyền giáo được phát động tại dòng Maryknoll thi tỉ lệ giáo dân so với các linh mục và nam nữ tu sĩ là 25%. Ngày nay tỉ lệ đó đạt tới mức 65%. Điều nầy chứng tỏ vai trò giáo dân rất quan trọng trên cánh đồng truyền giáo hiện nay và trong tương lai.
Căn phòng dành cho gia đình anh T.B. gồm một phòng khách, phòng ăn và ba phòng ngủ. Các phòng ốc đều nhỏ hẹp, sàn nhà được lót bằng những tấm thảm bạc màu. Các đồ đạc cũng như đồ dùng trong nhà đều được cung cấp, tuy cũ kỹ nhưng còn dùng được. Anh chị đã dành cho tôi buồng ngủ tốt nhất, điều đó nói lên lòng hiếu khách của anh chị và các cháu.
Sau khi chào hỏi sơ giao, anh chị cùng các cháu đã dẫn tôi đi một vòng đến thăm dãy lầu gần nhất, nơi các cha và các thầy lưu ngụ. Dãy lầu nầy rộng thênh thang nhưng xem ra quá vắng vẻ. Dòng Maryknoll cũng như những cộng đồng tu trì khác, trong mấy chục năm trở lại đây, bị khan hiếm về Ơn Gọi rất nhiều. Số các cha và các thầy ở đây chỉ vỏn vẹn vài chục vị. Thêm nữa, vào dịp cuối tuần, các ngài đi vắng nhiều hơn do nhu cầu mục vụ hay thăm viếng gia đình, bè bạn.
Kế đó, chúng tôi đi một đoạn đường xa hơn để đến gần toà nhà lầu nho nhỏ, nơi được dùng làm viện dưỡng lão cho các cha già. Trông thấy chúng tôi ở xa xa, hai cha già ngồi xe lăn nơi cửa ra vào, đã vẫy tay chào chúng tôi dưới ánh trời chiều nhạt nắng. Xem ra hai cha vui vẻ lắm vì sự thấp thoáng có mặt của chúng tôi đã phá tan bầu không khí thinh lặng đang bao bọc tòa nhà đó. Rồi từ căn phòng trên lầu cao ở tầng chót, hai cha già khác đang đứng nhìn xuống chúng tôi qua khung cửa sổ, cũng vẫy tay tươi cười với những lời chào hỏi mà vì quá xa, hơn nữa qua những cửa kiếng đóng chặt nên chúng tôi không nghe được, chỉ thấy đôi môi mấp máy của hai cha mà thôi. Có lẽ chúng tôi là những khách thăm viếng duy nhất và không quen biết vào buổi chiều hôm đó. Điều nầy khiến hai cha cảm thấy bớt cô đơn phần nào, trong khung cảnh sống cô tịch với những rừng cây trụi lá và mây trời bao la vô tận.
Có lẽ các cha sống trong tòa nhà đó đôi khi đã đưa tâm tư về với dĩ vãng xa xưa - một thời vàng son - khi các ngài hăng say quanh năm suốt tháng đi gieo vãi Tin Mừng trên những cánh đồng truyền giáo xa xôi mà không mỏi mệt. Nay là lúc các ngài dừng chân, nhìn lại những đoạn đường đã đi qua, để tâm hồn lắng đọng cùng với thời gian ngừng trôi, hầu nghe tiếng Chúa mời gọi trở về nhà Cha trong một ngày không còn xa nữa…
Sau đó chúng tôi đã tản bộ trở về lại nơi cư trú của gia đình anh chị T.B.. Chúng tôi đã đi về trên những lối mòn nối kết những tòa nhà với nhau. Vừa đi vừa trò chuyện, chân đạp lên trên những lớp lá vàng khô, chồng chất lên nhau, nằm ngổn ngang trên những lối đi, tạo thành những âm thanh xào xạc trong cảnh hoang vắng về chiều. Mặc dù mùa đông đã tới, nhưng nơi đây khí hạu còn ấm áp nên người ta có cảm tưởng như đang ở vào một buổi chiều tàn thu, trong cảnh hoàng hôn nhạt nắng!
Dịp nầy tôi được trao đổi vài câu vắn vỏi với chị E.. Chị cho biết động cơ thúc đẩy chị đi truyền giáo là khi còn học ở bậc trung học, một ngày kia mấy người đi truyền giáo từ xa xôi trở về đã tới trường học của chị, trình bày sứ vụ truyền giáo của họ. Từ đó chị ôm ấp một hoài bão được đi truyền giáo trong tương lai. Sau nầy, khi gặp anh T.B., chị biết anh cùng chung lý tưởng như chị. Từ đó, hai anh chị đã nắm tay nhau đi trên con đường tình yêu để thực hiện lý tưởng truyền giáo.
Tuy nhiên, qua chương trình huấn luyện trong thời gian gần đây, chị E. được người ta cho biết những thử thách đang chờ đợi gia đình chị ở những chân trời xa lạ. Điều đó khiến chị có phần nào ưu tư cho sự an sinh của các cháu như môi trường sinh thái thay đổi, sự đe dọa của bệnh tật, thời tiết khắt khe và nhất là sự bạo hành có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mặc dù thế, cho đến hôm nay, chị vẫn không cảm thấy phải chùn bước trước khi lên đường truyền giáo. Hơn nữa thời điểm nầy có tính cách quyết định đối với gia đình anh chị vì cháu trai đầu lòng được 8 tuổi - đó là tuổi được chấp thuận theo cha mẹ đi đến xứ truyền giáo.
Sau bữa cơm tối, tôi được anh T.B. chia sẻ về hành trình dấn thân truyền giáo của anh. Sau khi vượt biển vào năm 1988, anh được định cư ở Hoa-Kỳ. Vào thời kỳ đó, anh không biết một câu tiếng Anh. Kế đó, anh đã gia nhập dòng Tên trong thời gian gần 7 năm. Sau khi rời khỏi dòng, anh đã định cư ở North Carolina. Anh đã tậu một căn nhà khá rộng, với một mảnh vườn đằng sau khoảng hai mẫu đất. Trong thời gian nầy, anh quen biết một đôi vợ chồng trẻ người Mỹ, tuy sinh sống trong một căn phòng nhỏ hẹp, nhưng đã dùng căn phòng mình làm nơi trú ngụ cho một số người vô gia cư. Gương sáng đó đã đánh động anh và từ đó anh cũng đã dùng căn nhà mình làm nơi cư trú cho nhiều người không nhà không cửa.
Khi dời về Houston, anh theo học ngành kiến trúc sư rồi lập gia đình. Kế đó anh đã hành nghề kiến trúc sư tập sự và cuộc sống trở nên ổn định. Anh chị đã tậu mãi một căn nhà khác và một chiếc xe mới khá tiện nghi. Sau khi tiếp xúc với phân bộ dòng Maryknoll ở Houston, anh chị đã quyết định dấn thân trên hành trình truyền giáo. Anh không chút ưu tư về tương lai khi sẽ đặt chân đến đất nước Thái-Lan để truyền giáo, cũng như sau nầy sẽ trở về lại Hoa-Kỳ khi mãn hạn khế ước ba năm rưỡi, để bắt đầu lại một cuộc sống mới khác. Gia đình anh chị sẽ đi đến phần đất xa xôi nhất - đất nước Thái-Lan - so với những người khác sẽ đi Nam Mỹ hay Phi châu. Tinh thần phó thác của anh chị khiến tôi liên tưởng tới một tu hội ngoài đời có tên gọi là Miriam ở Québec.
Cách đây mấy thập niên, một nữ tu ở Québec Canada đã sáng lập tu hội đó, bao gồm một ít tu sĩ nhưng phần lớn là giáo dân - độc thân hay có gia đình. Tất cả đều sống trong tinh thần phó thác trọn vẹn và hoàn toàn tin tưởng ở Chúa Quan Phòng. Mỗi khi tu hội có nhu cầu cấp bách về vấn đề sinh sống, tất cả cùng nhau họp lại, khẩn thiết cầu nguyện và rồi mọi việc đều được Chúa an bài một cách tốt đẹp. Vào mỗi niên độ chấm dứt - tức ngày 31 tháng 12 - những số tiền còn lại của tu hội không chi tiêu hết, đều được phân phát cho người nghèo khó và một ngân sách mới lại bắt đầu bằng số không vào mỗi đầu năm - tức ngày 01 tháng 01.
Vào sáng Chúa nhật hôm sau (23/11/2003), chúng tôi sang dãy lầu của các nữ tu để tham dự Thánh lễ. Khá đông người đi lễ, nhưng phần lớn là những chị nữ tu trọng tuổi và những bà cao niên. Đặc biệt khi hát Alleluia trước Phúc Am thì sau mỗi tiếng Alleluia, tôi giật mình nghe hai tiếng vỗ tay răng rắc. Lại một “Thời điểm những cái vỗ tay vô thanh” đã xảy đến với những chị nữ tu ngồi xe lăn mà vẫn cố gắng dùng hai bàn tay yêu ớt để vỗ. Nhưng rồi một chị khá già nua không biết có phải vì cố vỗ những cái vỗ tay vô thanh hay không mà sau đó đã ngất xỉu, khiến vài chị trọng tuổi khác phải vội vàng đẩy xe lăn của chị, đưa về phòng nghỉ ngơi.
Vào lúc gần trưa, anh T.B. xuống phòng điện toán, vào máy điện tử tìm kiếm địa chỉ nhà hàng Việt-Nam để đưa mọi người đi thưởng thức một tô phở nóng. Trong lúc đó, chị E. nằm nghỉ ở buồng trong và cháu trai đầu lòng cùng cháu gái út ra ngoài hành lang chơi, thì cháu gái 6 tuổi lại ngồi trên chân tôi nói chuyện. Tôi đã ôm cháu vào lòng và cháu đã trao đổi với tôi đôi lời tâm tình. Cháu vừa nhìn vào mặt tôi vừa dùng mấy ngón tay thon thon xinh xắn của cháu mân mê đôi chân mày của tôi rồi cháu cho biết là cháu hơi buồn vì phải xa rời trường cũ, xa rời bạn bè thân thương và cả những anh chị em con cô con dì ở Houston. Cháu cười bảo tôi là trong những anh chị em đó có người còn lớn tuổi hơn cháu rất nhiều, thậm chí có người đã lập gia đình. Cháu cười và cho biết thêm là cháu có những người cháu gọi mình bằng dì bằng cô mà có người còn lớn tuổi hơn cháu nữa. Những câu nói ngây thơ dễ thương của cháu khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi đã ôm cháu vào lòng và đặt lên mặt cháu vài nụ hôn đầy tríu mến và cảm thông. Những câu nói vắn tắt thành thật tự đáy lòng một bé gái lên sáu có lẽ sẽ vang động mãi trong tâm hồn tôi về lâu về dài.
Kế đó, sau khi nghỉ trưa đôi chút, chị E. ra ngoài phòng khách và tôi có dịp trao đổi với chị vài câu vắn tắt. Tôi hiểu được phần nào tâm trạng lo lắng của hai cụ thân sinh của chị - ông bà ngoại các cháu. Điều ưu tư lớn nhất của hai cụ là các cháu phải đi đến một đất nước quá xa xôi cách trở, bằng nửa vòng trái đất. Vẫn biết bất cứ hoàn cảnh hy sinh nào cũng đều kèm theo những băn khoăn lo lắng và cả những đớn đau dằn vặt trong tâm hồn lẫn thể xác vì “ra đi là chết trong lòng một ít”. Nhưng ra đi đến một nơi quá xa xôi cách trở bằng nửa vòng trái đất với biết bao bất trắc, chắc chắn sẽ khiến chết trong lòng nhiều hơn, nơi ngươì ra đi cũng như kẻ ở lại…
Sau đó anh T.B. đã lái xe chở tất cả chúng tôi đi tìm một tiệm ăn Việt-Nam. Đây là lần đầu tiên anh chở chị và các cháu đi ra ngoại vi thành phố Ossining trong thời gian huấn luyện ba tháng vừa qua ở đây. Sau hơn một giờ đồng hồ lái xe tìm kiếm, chúng tôi gặp được tiệm Saigon Restaurant ở thành phố Hennecken thuộc tiểu bang New Jersey. Rủi thay tiệm ăn đó vừa sang lai cho chủ khác và chủ mới nầy không nấu đồ ăn Việt-Nam. Chúng tôi đành đi qua tiệm ăn Tàu gần đó. Nhưng đây lại là một tiệm ăn Nhật, bán cả thức ăn Tàu lẫn những món phở Việt-Nam. Lần đầu tiên chúng tôi thưởng thức một tô phở Nhật cũng ngon thơm nóng sốt.
Anh chị và các cháu đưa tôi về tới nhà lúc 5 giờ chiều. Trời bắt đầu nhá nhem tối vì là mùa đông. Cuộc viếng thăm của tôi đối với gia đình truyền giáo của anh chị T.B. đến hồi chấm dứt. Có người sẽ hỏi: những sự hy sinh truyền giáo của một số người hiếm hoi như gia đình anh chị T.B. có đem lại kết quả khả quan nào cho Giáo hội không? Câu hỏi đó khiến tôi liên tưởng tới câu chuyện “Những Con Sao Biển” (starfish).
Vào một sáng sớm tinh sương, dọc theo bãi cát nằm la liệt những con sao biển. Một cậu thanh niên vừa chậm rãi bước đi, vừa cúi xuống nhặt những con sao biển lên rồi liệng xuống nước. Một cụ già cũng đi dạo chơi, thấy thế liền dừng chân lại hỏi: “Cậu ơi, cậu làm gì vậy?” Chàng thanh niên trả lời: “Cháu nhặt những con sao biển ném xuống nước, kẻo lát nữa đây khi mặt trời lên cao, chúng sẽ bị chết khô.” Cụ già cười nói: “Cậu có nghĩ việc làm của cậu mang lại lợi ích gì không? Cả triệu triệu con sao biển nằm la liệt trên bãi cát kéo dài bất tận, làm sao cậu có thể cứu chúng khỏi chết khô được?” Cậu thanh niên vừa cúi xuống nhặt vài con sao biển khác, ngẩng đầu lên nhìn cụ và nói: “Thưa bác, ích lợi lắm chứ, nhất là đối với mấy con sao biển nầy.” Nói xong, cậu thanh niên ném chúng xuống nước.
Việc dấn thân truyền giáo của những giáo dân sống đời Kitô hữu một cách rốt ráo như gia đình anh chị T.B., xem như là một việc đem muối bỏ biển. Nhưng sự kiện một số nhỏ được nghe rao giảng Tin Mừng của Đức Kitô, so với đại đa số chưa được cơ may đó - cũng như một số nhỏ những con sao biển được cứu sống trong khi đại đa số phải chết khô trên bờ - vẫn mang một ý nghĩa rất lớn, đứng trên phương diện nhân sinh lẫn đạo giáo.