Tình trạng đen tối không bị đánh tan với khí giới
Gởi cho hiền huynh đáng kính của tôi, Đức Hồng Y Roger Etchegaray,
Nguyên Chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình
Đức Hồng Y thân mến, xin nhận lấy những lời chào thân ái của tôi, tôi muốn nhờ Đức Hồng Y chuyển lại lời chào của tôi đến những vị tham dự lỗi lạc trong kỳ họp Quốc Tế lần thứ 16 cầu nguyện cho Hòa bình, tổ chức tại Palermo với chủ đề "Những Niềm tin và Văn hóa giữa Xung đột và Đối thoại".
Tôi chào Tổng Giám mục Palermo, Hồng Y Salvatore De Giorgi, các Giáo hội tại Sicily và các linh mục các Giáo hội ấy. Tôi xác tín rằng những ngày suy tư và cầu nguyện này sẽ giúp dân Sicily, với ý thức càng nhiều hơn, biến đảo của họ thành một phần đất đón tiếp và liên đới, sống chung và hòa bình. Thật vậy, ơn gọi của Sicily là ơn gọi của một ngã tư đường để gặp gỡ, tại trung tâm Địa Trung hải, giữa Bắc và Nam, giữa Đông và Tây.
2. Cuộc họp trước mắt tại Palermo đưa tôi trở lại Assisi, trở lại ngày 27/10/1986 khi, lần đầu tiên, tôi mời những đại diện của các Giáo hội, của các cộng đồng Kitô hữu, và của những tôn giáo lớn để cầu nguyện cho hoà bình, người nầy bên cạnh người kia. Và, hiền huynh, thưa Hồng Y thân mến, là một trong những người cổ động chính của ngày đáng ghi nhớ đó, ngày đánh dấu bước đầu của một phương cách mới để gặp gỡ giữa các tín hữu thuộc tôn giáo khác nhau, không phải để chống đối nhau và càng không để khinh dễ nhau, nhưng để tìm kiếm một sự đối thoại xây dựng trong đó, không phải rơi vào thuyết tương đối hay thuyết hoà hợp, mổi người cởi mở cho những kẻ khác với lòng kính trọng, vì biết rõ Thiên Chúa là nguồn mạch hoà bình.
Từ đó, bằng cách trải dài tinh thần Assisi, những cuộc họp cầu nguyện và suy tư chung với nhau như vậy đã được tổ chức và tôi cám ơn Cộng đồng SantEgidio đã can đảm và táo bạo lấy lại Tinh thần Assisi tinh thần mà hằng năm đã làm cho khắp thế giới cảm thấy sức mạnh của nó. Nhờ ơn Chúa, có nhiều trường hợp Tinh thần Assisi, nhờ ủng hộ sự đối thoại và hiểu biết nhau, đã mang lại những hoa quả cụ thể của sự hoà giải. Bấy giờ, chúng ta được mời nâng đỡ tinh thần đó và phổ biến tinh thần đó, bằng cách đi theo con đường công lý, vì biết chắc có ơn Chúa giúp, Đấng biết cách mở ra những con đường hòa bình nơi nào con người không thành công.
Ngày nay cần hơn nữa sống tinh thần này, đó là lý do tại sao ngày 1/1 vừa qua tôi đã muốn trở lại Assisi, cùng với các đại diện các Giáo hội Kitô giáo và những tôn giáo lớn sau những biến cố thê thảm ngày 11 tháng Chín năm ngoái. Như vậy, Assisi trở thành một agora của hòa bình giữa các dân tộc, và ở đó tôi đã nói cần phải dẹt sa mù sự nghi ngờ và hiểu lầm. Nhưng tình trạng đen tối không bị phá tan bằng vũ khí, nó bị những đèn áng sáng đẩy lui (x. Diễn từ tại Assisi, 24/1/2002).
3. Tại Palermo, ngày 1/9, những ngọn đèn này sẽ thắp sáng trở lại để chiếu những luồng sáng của chúng trên tất cả vùng Đia Trung hải, một nơi chung sống ngày xưa giữa những tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhưng cũng là một viễn cảnh hiểu lầm và những xung đột độc ác. Cách riêng, tôi nghĩ tới Đất Thánh, chìm lặng trong một xoắn ốc của cái xem ra bạo tàn không ngăn ngừa được.
Thêm vào những xung đột gây đau đớn, biết bao nhiêu người còn bị đói và nghèo, cách riêng tại Africa, một lục địa xem ra nhập thể sự mất quân bình hiện hữu giữa Bắc và Nam của hành tinh! Hãy để một tiếng kêu mới phát nguồn từ Palermo, một tiếng kêu sẽ làm cho mổi người dấn thân cho công lý và cho sự liên đới đích thực với trách nhiệm.
4. Chủ đề Đại hội cung cấp khả năng thực hiện một cuộc phân tích toàn cầu về hoàn cảnh hành tinh và lượng định chúng ta đã cùng nhau đi được những bước tiến nào.
Những nền tảng nào phải xây dựng trong thời ký mới lịch sử này?
Điểm này, điểm xuất phát từ những biến đổi quan trọng trong thế kỷ 20, chất vấn những truyền thống tôn giáo chúng ta và những văn hóa khác nhau chúng ta. Có đủ không--tôi đã hỏi giới trẻ tập trung tại Toronto dự Ngày Thế giới Giới trẻ mới đây-- đánh cuộc trên cách mạng kỷ thuật, một cuộc cách mạng xem ra chỉ được điều khiển bởi những tiêu chuẩn sản xuất và hiệu năng, mà không có một qui chiếu về chiều kích tôn giáo của con người, và không theo những nguyên lý đạo đức được mọi người biết (cuộc nói chuyện trong đêm vọng 27/7/2002).
Tình trạng khẩn thiết của thời buổi này nhắc nhân loại nhớ rằng lý do cho cuộc sống chúng ta, và nguồn gốc của hy vọng chúng ta, chỉ có thể gặp được trước Mặt Chúa. Mong sao cho cuộc hợp tại Palermo nâng cao ý thức phổ quát và góp phần xây dựng một thế giới với tình huynh đệ và tư do hơn.
Tôi dâng sự tham dự thiêng liêng của tôi và tôi chân thành xin Chúa ban mọi phúc lành trên những công việc của đại hội và trên tất cả những người tham dự đại hội.
Castel Gandolfo, 29 August 2002
Gởi cho hiền huynh đáng kính của tôi, Đức Hồng Y Roger Etchegaray,
Nguyên Chủ tịch của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình
Đức Hồng Y thân mến, xin nhận lấy những lời chào thân ái của tôi, tôi muốn nhờ Đức Hồng Y chuyển lại lời chào của tôi đến những vị tham dự lỗi lạc trong kỳ họp Quốc Tế lần thứ 16 cầu nguyện cho Hòa bình, tổ chức tại Palermo với chủ đề "Những Niềm tin và Văn hóa giữa Xung đột và Đối thoại".
Tôi chào Tổng Giám mục Palermo, Hồng Y Salvatore De Giorgi, các Giáo hội tại Sicily và các linh mục các Giáo hội ấy. Tôi xác tín rằng những ngày suy tư và cầu nguyện này sẽ giúp dân Sicily, với ý thức càng nhiều hơn, biến đảo của họ thành một phần đất đón tiếp và liên đới, sống chung và hòa bình. Thật vậy, ơn gọi của Sicily là ơn gọi của một ngã tư đường để gặp gỡ, tại trung tâm Địa Trung hải, giữa Bắc và Nam, giữa Đông và Tây.
2. Cuộc họp trước mắt tại Palermo đưa tôi trở lại Assisi, trở lại ngày 27/10/1986 khi, lần đầu tiên, tôi mời những đại diện của các Giáo hội, của các cộng đồng Kitô hữu, và của những tôn giáo lớn để cầu nguyện cho hoà bình, người nầy bên cạnh người kia. Và, hiền huynh, thưa Hồng Y thân mến, là một trong những người cổ động chính của ngày đáng ghi nhớ đó, ngày đánh dấu bước đầu của một phương cách mới để gặp gỡ giữa các tín hữu thuộc tôn giáo khác nhau, không phải để chống đối nhau và càng không để khinh dễ nhau, nhưng để tìm kiếm một sự đối thoại xây dựng trong đó, không phải rơi vào thuyết tương đối hay thuyết hoà hợp, mổi người cởi mở cho những kẻ khác với lòng kính trọng, vì biết rõ Thiên Chúa là nguồn mạch hoà bình.
Từ đó, bằng cách trải dài tinh thần Assisi, những cuộc họp cầu nguyện và suy tư chung với nhau như vậy đã được tổ chức và tôi cám ơn Cộng đồng SantEgidio đã can đảm và táo bạo lấy lại Tinh thần Assisi tinh thần mà hằng năm đã làm cho khắp thế giới cảm thấy sức mạnh của nó. Nhờ ơn Chúa, có nhiều trường hợp Tinh thần Assisi, nhờ ủng hộ sự đối thoại và hiểu biết nhau, đã mang lại những hoa quả cụ thể của sự hoà giải. Bấy giờ, chúng ta được mời nâng đỡ tinh thần đó và phổ biến tinh thần đó, bằng cách đi theo con đường công lý, vì biết chắc có ơn Chúa giúp, Đấng biết cách mở ra những con đường hòa bình nơi nào con người không thành công.
Ngày nay cần hơn nữa sống tinh thần này, đó là lý do tại sao ngày 1/1 vừa qua tôi đã muốn trở lại Assisi, cùng với các đại diện các Giáo hội Kitô giáo và những tôn giáo lớn sau những biến cố thê thảm ngày 11 tháng Chín năm ngoái. Như vậy, Assisi trở thành một agora của hòa bình giữa các dân tộc, và ở đó tôi đã nói cần phải dẹt sa mù sự nghi ngờ và hiểu lầm. Nhưng tình trạng đen tối không bị phá tan bằng vũ khí, nó bị những đèn áng sáng đẩy lui (x. Diễn từ tại Assisi, 24/1/2002).
3. Tại Palermo, ngày 1/9, những ngọn đèn này sẽ thắp sáng trở lại để chiếu những luồng sáng của chúng trên tất cả vùng Đia Trung hải, một nơi chung sống ngày xưa giữa những tôn giáo và văn hóa khác nhau, nhưng cũng là một viễn cảnh hiểu lầm và những xung đột độc ác. Cách riêng, tôi nghĩ tới Đất Thánh, chìm lặng trong một xoắn ốc của cái xem ra bạo tàn không ngăn ngừa được.
Thêm vào những xung đột gây đau đớn, biết bao nhiêu người còn bị đói và nghèo, cách riêng tại Africa, một lục địa xem ra nhập thể sự mất quân bình hiện hữu giữa Bắc và Nam của hành tinh! Hãy để một tiếng kêu mới phát nguồn từ Palermo, một tiếng kêu sẽ làm cho mổi người dấn thân cho công lý và cho sự liên đới đích thực với trách nhiệm.
4. Chủ đề Đại hội cung cấp khả năng thực hiện một cuộc phân tích toàn cầu về hoàn cảnh hành tinh và lượng định chúng ta đã cùng nhau đi được những bước tiến nào.
Những nền tảng nào phải xây dựng trong thời ký mới lịch sử này?
Điểm này, điểm xuất phát từ những biến đổi quan trọng trong thế kỷ 20, chất vấn những truyền thống tôn giáo chúng ta và những văn hóa khác nhau chúng ta. Có đủ không--tôi đã hỏi giới trẻ tập trung tại Toronto dự Ngày Thế giới Giới trẻ mới đây-- đánh cuộc trên cách mạng kỷ thuật, một cuộc cách mạng xem ra chỉ được điều khiển bởi những tiêu chuẩn sản xuất và hiệu năng, mà không có một qui chiếu về chiều kích tôn giáo của con người, và không theo những nguyên lý đạo đức được mọi người biết (cuộc nói chuyện trong đêm vọng 27/7/2002).
Tình trạng khẩn thiết của thời buổi này nhắc nhân loại nhớ rằng lý do cho cuộc sống chúng ta, và nguồn gốc của hy vọng chúng ta, chỉ có thể gặp được trước Mặt Chúa. Mong sao cho cuộc hợp tại Palermo nâng cao ý thức phổ quát và góp phần xây dựng một thế giới với tình huynh đệ và tư do hơn.
Tôi dâng sự tham dự thiêng liêng của tôi và tôi chân thành xin Chúa ban mọi phúc lành trên những công việc của đại hội và trên tất cả những người tham dự đại hội.
Castel Gandolfo, 29 August 2002