Thánh hiến thánh đường Laterano

Hằng năm Giáo Hội mừng lễ thánh hiến Vương cung thánh đường Laterano bên Roma vào ngày 09.11.

Đâu là ý nghĩa đạo đức thần học ngôi thánh đường dành cho việc phụng tự ?

Lịch sử Vương cung thánh đường Laterano.

Vương cung thánh đường Laterano bên, Roma còn được gọi là đại vương cung thánh đường Giovanni in Laterano, như dòng chữ ở ngoài cửa vào viết: „mater et caput“ Thánh đường mẹ và đầu của mọi thánh đường trong thành phố Roma và trên toàn thế giới“

Vương cung thánh đường Laterano được xây dựng dưới thời Hoàng đế Contanstino trên phần đất của dòng tộc gia đình Laterani, và được Đức giáo hoàg Sivester 1. , dâng kính Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc, thánh hiến khánh thành ngày 09.11.324 .

Sau đó vào thế kỷ IX. vương cung thánh đường Laterano được thánh hiến dưới tên Thánh Gioan Tẩy gỉa. Và vào thế kỷ XII. Thánh tông đồ Gioan , người viết Phúc âm Chúa Giêsu, được thêm vào. Nên vương cung thánh đường có chùm tên dài : Đại vương cung thánh đường kính đấng rất thánh Cứu Chuộc và Thánh Gioan tẩy giả cùng Thánh Gioan Thánh sử Laterano.

Vương Cung thánh đường Gioan Laterano là một trong bốn đại vương thánh đường ở thành phố vĩnh cửu Roma: Thánh Phero, Đức Bà cả, Thánh Phaolo ngoại thành và Laterano. Vương cung thánh đường Laterano là nhà thờ chính tòa của Đức Giáo Hoàng.

Từ năm 313 các vị Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo, đến 1309 bắt đầu thời kỳ các Đức Giáo Hoàng Vatican phải sống lưu vong ở Avignon bên Pháp, đều cư ngụ ở Laterano.

Năm 1377 chấm dứt thời sống lưu vong bên Avignon Đức Giáo Hoàng trở về Roma, nhưng Laterano đã xuống cấp hư hại nhiều. Nên vùng Vatican trở thành nơi cư ngụ của Đức Giáo Hoàng . Năm 1586 Laterano được xây dựng mới lại và trở thành nơi cư ngụ mùa hè của Đức Giáo Hoàng .

Vương Cung thánh đường Laterano có cửa Năm Thánh: Santa Porta. Cửa nầy được mở ra vào những dịp Năm Thánh, để cho mọi người tín hữu Chúa Kitô bước qua lãnh nhận ơn toàn xá. Như sắp tới đây dịp Năm Thánh lòng từ bi Chúa 2015-2016, Đức Giáo Hoàng Phanxico sẽ cử hành nghi lễ mở cửa Năm Thánh ở bốn đại vương cung thánh đường bên Roma, trong đó có cửa năm thánh ở đền thờ Laterano.

Laterano là nơi đã diễn ra 05 Công đồng của Gáo hội Công gíao vào thời Trung cổ. Vì thế có tên Công đồng Laterano.

Trong nếp sống đạo đức của Giáo Hội, khi một thánh đường, một nhà nguyện được xây, có lễ nghi thánh hiến khánh thành ngôi nhà thờ mới dành cho việc cầu nguyện dâng lễ thờ kính Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Và ngôi thánh đường mới thường được chọn đặt tên dâng kính Chúa Giêsu, hay Đức mẹ hay một vị Thánh nào.

Ngôi thánh đường được xây dựng bằng vật liệu do con người chế biến làm ra theo nếp sống văn hóa thời đại nơi mỗi quốc gia đất nước địa phương. Nhưng còn có ngôi thánh đường khác hơn nữa

Ngôi thánh đường con người.

Thánh Phaolo trong thư mục vụ gửi Giáo đoàn Côrinthô nói đến ngôi thánh đường khác nữa: đền thờ. Ngôi đền thờ này là con người do Thiên Chúa xây dựng làm nên : „Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.“ (1 Cor 3,11).

Con người chúng ta không là viên gạch , viên ngói, khúc gỗ, tảng đá, hạt cát trong một ngôi nhà kiến trúc. Nhưng trong ngôi nhà Giáo Hội có nhiều con người khác nhau: gìa, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… Dẫu có nhiều khác biệt nhau, nhưng tất cả có một mẫu số chung: Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu Kitô.

Cũng vậy, nhìn vào một ngôi thánh đường được xây dựng do nhiều viên gạch, đá, gỗ, cửa… khác biệt nhau. Nhưng tất cả những thành phần đó đều có một chung hợp: Chúng là những thành phần kiến tạo nên ngôi thánh đường.

Nền tảng ngôi thánh đường

Ngôi nhà nào, ngôi biệt thự nào, ngôi thánh đường nào cũng được xây dựng trên một nền móng vừa sâu xuống lòng đất, vừa vững chắc kiên cố không để bị thấm nước. Có thế công trình xây dựng lên cao mới đứng vững kiên cố không bị mục ướt sụp đổ.

Nền móng ngôi đền thờ tâm hồn con người là Chúa Giêsu Kitô. Trên nền tảng Ngài, sự chết, sự sống lại của Chúa Giêsu chúng ta như những viên đá sống động trong công trình ngôi nhà của Giáo Hội

„ Lễ thánh hiến vương cung thánh đường Laterano gợi nhắc nhớ đến một mầu nhiệm luôn thời sự: Thiên Chúa hằng muốn xây ngôi đền thờ tinh thần, nơi đó tinh thần và chân lý được thờ kính. ( Ga 4,23-24).

Ngày lễ này cũng nhắc nhớ đến sự qua trọng của những công trình xây dựng bằng vật liệu, nơi đó Cộng đoàn tín hữu Chúa tụ họp đọc kinh cầu nguyện cử hành các nghi lễ phụng vụ ca tụng Chúa. Mỗi Cộng đoàn xứ đạo có bổn phận gìn giữ ngôi thánh đường của chỗ mình.Vì ngôi thánh đường thể hiện giá trị cao đẹp nếp sống tôn giáo và văn hóa. „ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. , Kinh Truyền tin ngày (09.11.2008 ).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long