Hôm nay, thứ Bảy, 14/2/2004, là ngày Valentine hay còn gọi là ngày lễ tình yêu, ngày mà các cặp tình nhân theo truyền thống thường bày tỏ tình yêu của mình với những lời chúc tụng và quà tặng.
Ngày lễ này được đặt theo tên của thánh Valentine, được cho là một vị tu sĩ bị cầm tù và bị hành quyết vào năm 270 sau công nguyên, sau khi ông gửi một lá thư cho người con gái viên cai ngục và ký rằng “Valentine của em”.
Câu chuyện này đã được truyền tụng nhiều trong các buổi lễ của người La Mã chào mừng mùa xuân đến, và người châu Âu thì đánh dấu nó là ngày của tình yêu từ thế kỷ 14 cho đến nay.
Thế giới đón Valentine
Truyền thống ngày tình nhân Valentine vốn ban đầu chỉ ở châu Âu, nhưng giờ đây được cả thế giới đón nhận, nếu có thể nói như thế.
Đặc biệt, ở một số nơi tại châu Á, ngày này rất được coi trọng.
Tại Philippines, thị trưởng Manila và vợ ông đã thân hành đi xem có bao nhiêu cặp tình nhân - nên nhớ là ở nước này tức là các cặp đã cưới xin - tham dự lễ hôn nhau.
Năm ngàn cặp đã tham dự buổi lễ này, như vậy là phá cả kỷ lục mà Santiago tại Chile năm ngoái đã ghi.
Tại Ấn Độ, ngày Tình nhân cũng là một sự kiện lớn.
Thế nhưng một số nhóm dân quân Hindu đã chặn các cửa hàng, không cho họ bán các thiệp Valentine và khuyến cáo các cặp tình nhân rằng người ta sẽ bôi bồ hóng lên mặt họ nếu người ta thấy họ cư xử không đứng đắn.
Còn tại Bangladesh bảo thủ, một số tờ báo đã cho các lời khuyên về những nơi nào mà các cặp tình nhân có thể bí mật gặp nhau.
Họ cảnh cáo không nên đi xích lô cùng nhau, vì có thể gặp rủi ro sẽ bị người thân nhìn thấy.
Giới chức tôn giáo Arab Saudi thì cấm kỷ niệm cái mà họ gọi là một ngày phóng túng; thế nhưng chính tại các nước Arab vùng Vịnh láng giềng, rất nhiều sự kiện đặc biệt lại được tổ chức tự do.
Còn tại Anh và Mỹ thì đây là thời điểm mà lâu nay người ta đã quá quen thuộc.
Riêng tại Anh, khoảng bốn tỉ đôla được bỏ ra cho các thiệp mừng, hoa hồng đỏ và những nhà hàng có đốt nến lãng mạn với những bữa ăn mà cho dù có sự bình đẳng về giới thì trong ngày này, nam giới vẫn là bên nhận p̣hần trả tiền.(BBC)
Ngày lễ này được đặt theo tên của thánh Valentine, được cho là một vị tu sĩ bị cầm tù và bị hành quyết vào năm 270 sau công nguyên, sau khi ông gửi một lá thư cho người con gái viên cai ngục và ký rằng “Valentine của em”.
Câu chuyện này đã được truyền tụng nhiều trong các buổi lễ của người La Mã chào mừng mùa xuân đến, và người châu Âu thì đánh dấu nó là ngày của tình yêu từ thế kỷ 14 cho đến nay.
Thế giới đón Valentine
Truyền thống ngày tình nhân Valentine vốn ban đầu chỉ ở châu Âu, nhưng giờ đây được cả thế giới đón nhận, nếu có thể nói như thế.
Đặc biệt, ở một số nơi tại châu Á, ngày này rất được coi trọng.
Tại Philippines, thị trưởng Manila và vợ ông đã thân hành đi xem có bao nhiêu cặp tình nhân - nên nhớ là ở nước này tức là các cặp đã cưới xin - tham dự lễ hôn nhau.
Năm ngàn cặp đã tham dự buổi lễ này, như vậy là phá cả kỷ lục mà Santiago tại Chile năm ngoái đã ghi.
Tại Ấn Độ, ngày Tình nhân cũng là một sự kiện lớn.
Thế nhưng một số nhóm dân quân Hindu đã chặn các cửa hàng, không cho họ bán các thiệp Valentine và khuyến cáo các cặp tình nhân rằng người ta sẽ bôi bồ hóng lên mặt họ nếu người ta thấy họ cư xử không đứng đắn.
Còn tại Bangladesh bảo thủ, một số tờ báo đã cho các lời khuyên về những nơi nào mà các cặp tình nhân có thể bí mật gặp nhau.
Họ cảnh cáo không nên đi xích lô cùng nhau, vì có thể gặp rủi ro sẽ bị người thân nhìn thấy.
Giới chức tôn giáo Arab Saudi thì cấm kỷ niệm cái mà họ gọi là một ngày phóng túng; thế nhưng chính tại các nước Arab vùng Vịnh láng giềng, rất nhiều sự kiện đặc biệt lại được tổ chức tự do.
Còn tại Anh và Mỹ thì đây là thời điểm mà lâu nay người ta đã quá quen thuộc.
Riêng tại Anh, khoảng bốn tỉ đôla được bỏ ra cho các thiệp mừng, hoa hồng đỏ và những nhà hàng có đốt nến lãng mạn với những bữa ăn mà cho dù có sự bình đẳng về giới thì trong ngày này, nam giới vẫn là bên nhận p̣hần trả tiền.(BBC)