Hoán Cải Tâm Hồn
Người ta kể lại rằng, vào các thế kỷ đầu của Kitô giáo, trong thành phố Alexandria bên Ai cập có một vị ẩn sĩ rất nổi danh tên là Onorio. Ông Onorio đã từ bỏ cuộc sống xa hoa của kinh thành tráng lệ để vào ẩn tu trong sa mạc. Các nhân đức thánh thiện của ông đều được dân chúng toàn nước Ai cập biết đến, cũng như người ta biết đến cuộc sống trác táng của cô công chúa nọ, trẻ đẹp, nổi tiếng của thành Alexandria. Tức giận vì thấy ai cũng nhắc đến Onorio, nàng công chúa nhất quyết tìm vị ẩn sĩ cho bằng được để cám dỗ ông phạm tội. Thế là nàng trang điểm và ăn mặc lộng lẫy rất là khiêu gợi, rồi đi tìm đến hang động, nơi Onorio ẩn tu.
Vừa mới thấy bóng nàng, vị ẩn sĩ Onorio đã lớn tiếng giảng: "Phải ăn năn hoán cải tâm hồn để khỏi chết đời đời. Phải cải thiện đời sống để được hạnh phúc đích thật. Các thú vui đời này như hoa kia sớm nở chiều tàn, phù du mau qua như giấc mộng. Hãy từ bỏ tội lỗi và tiến bước theo Chúa để được niềm vui vĩnh cửu". Trong lúc vị ẩn sĩ Onorio giảng dạy thì nàng công chúa vừa uốn éo thân mình kiều diễm, vừa nhìn sâu vào đôi mắt của vị ẩn sĩ như con rắn thôi miên con mồi.
Vị ẩn sĩ Onorio không ngừng giảng thuyết về cuộc đời hoán cải và cuộc thân tình với Thiên Chúa. Những lời ông nói như đâm thấu tâm hồn nàng, và sau cùng công chúa quyết tâm hoán cải. Nàng tự nhủ: "Ta phải bỏ kinh thành Alexandria tráng lệ, các tình nhân, tình yêu, cuộc đời trác táng vật dục và vào tu trong sa mạc để kiếm tìm Thiên Chúa là nguồn mạch hạnh phúc đích thật".
Trái lại, ẩn sĩ Onorio miệng tuy giảng giải, nhưng tâm hồn ông bị sắc đẹp kiều diễm khiêu gợi của công chúa cuốn hút. Ông tự nhủ trong lòng: "Ta sẽ từ bỏ hang động tăm tối lạnh lẽo buồn tẻ này để thử nếm hưởng các thú vui của trần gian". Thế là sau bao nhiêu năm tu luyện, ẩn sĩ Onorio trở lại kinh thành Alexandria tráng lệ để lao đầu vào cuộc sống ăn chơi hưởng thụ và đã chết trong cảnh thân tàn ma dại. Còn nàng công chúa sau bao năm tháng trác táng vật dục đã hoán cải tâm hồn tìm vào sa mạc sống đời chay tịnh, cầu nguyện và chết vì bao mồ hôi khổ hạnh bên Chúa Giêsu tình yêu và kho tàng duy nhất của nàng.
Anh chị em thân mến!
Hoán cải tâm hồn để gặp gỡ Thiên Chúa được hạnh phúc đích thực và được ơn cứu độ. Ðó cũng là lời Chúa Giêsu kêu mời chúng ta trong Chúa Nhật III của Mùa Chay thánh, là thời gian Mẹ Giáo Hội khuyến khích chúng ta tìm sống kinh nghiệm thân tình với Thiên Chúa. Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca ghi lại một vài biến cố thời sự như: Chúa Giêsu dạy các đồ đệ và dân chúng biết được ý nghĩa các dấu chỉ và mọi biến cố trong đời. Các tai ương như vụ quan Philatô sát hại một số người Do thái và biến cố tháp Siloe đè bẹp chết nhiều người đều có các lý do nội tại và ngoại tại của chúng.
Có gì lạ khi tháp xây lâu ngày nứt nẻ đến lúc không còn đứng vững được nữa, sập đè chết người cũng như là khi một chính quyền đô hộ, khi một thể chế độc tài nghi ngờ mọi cuộc họp làm mưu toan chống đối phản loạn và ra lệnh giết mà không cần biết thật hư ra sao.
Tháp sập, theo luật vật lý, người hội họp bị sát hại vì đường lối chính trị của con người tàn ác. Các nạn nhân là những người chẳng may gặp phải hoàn cảnh đó, chứ không phải vì họ bị tháp sập đè chết hay bị sát hại, và có thể giải thích hay kết luận là họ tội lỗi hơn những người khác nên bị Chúa phạt. Hay nói cách khác, không phải là vì người gian ác tội lỗi gặp các tai ương mà có thể kết luận họ là những người thánh thiện.
Dĩ nhiên, có rất nhiều khốn khó tai ương xảy ra trong đời sống chúng ta là hậu quả của cuộc sống tội lỗi gian ác của con người, nhưng không phải vì thế mà giải thích hay kết luận các nạn nhân là kẻ có tội. Trái lại, các thủ phạm, các người đã gây ra cái chết của biết bao nhiêu người vô tội để sống sung sướng vinh thân trên mồ hôi nước mắt và xương máu của đồng loại. Ðó là trường hợp của các nhà tổ chức buôn bán khí giới, ma túy, mãi dâm, những người đã gây ra cảnh chết chóc, chiến tranh loạn lạc, đói khổ và khai thác bóc lột, bất công chồng chất trên thế giới này.
Tất cả các tai ương, các biến cố khổ đau, tội lỗi và bất công đó phải là các dấu chỉ, phải là tiếng thét báo động kêu mời mọi người hoán cải tâm hồn, thay đổi kiểu cách suy tư và hành động. Sống tốt lành thánh thiện hơn để đừng gây ra chết chóc và khổ đau cho người khác, để khỏi chết đời này và nhất là để khỏi phải chết đời sau. Nghĩa là thất bại hoàn toàn trong ơn gọi làm người là được sống với Chúa. Bởi vì "ác giả ác báo"; "gieo gió thì gặt bão". Mỗi người sẽ gặt những gì mình đã gieo vãi trong cuộc đời. Chính con người tự phạt mình qua cách sống tội lỗi, gian tham độc ác của mình, chứ Thiên Chúa không muốn phạt con người. Bởi vì Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, những người gian ác và tàn tật trong tâm hồn, Thiên Chúa lại càng xót xa yêu thương. Vì nơi họ, hình ảnh của Ngài đã bị phai mờ và méo mó. Nhưng điều duy nhất là Thiên Chúa muốn họ hoán cải tâm hồn, để hình ảnh Ngài lại được trong sáng tinh tuyền nơi họ.
Ðó là cuộc giải phóng vĩ đại nhất mà Thiên Chúa không ngừng tiếp tục trong lịch sử loài người. Cuộc giải phóng con người khỏi kiếp sống nô lệ tội lỗi, sự dữ và cái chết. Cuộc giải phóng đó là một cuộc giải phóng cụ thể toàn diện, hệ đến mọi bình diện cuộc sống chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo. Ðể hiện thực nó, Thiên Chúa luôn luôn đi bước trước và tỏ hiện cho con người như được kể trong sách Xuất Hành chương 3, trình thuật cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và Môisê trong sa mạc.
Ðối với các dân tộc Trung Ðông, tên gọi của một người diễn tả bản chất của người đó. Giavê, tên của Thiên Chúa phát xuất từ động từ "hayah" hay "hawah" trong tiếng Do thái. Trong thể thụ động nó diễn tả sự hiện hữu, nhưng trong nghĩa chủ động nó có nghĩa là "xảy ra"; hoạt động, dấn thân, "can thiệp vào" hay "sống với". Tên gọi mà Thiên Chúa mạc khải cho Môisê khi nói với ông: "Ta là Ðấng tự hữu", hay "Ta là Ðấng hoạt động"; "dấn thân can thiệp vào" hoặc "sống với".
Trong tiếng Do thái, động từ không có các thể chính xác, mà chỉ diễn tả một hoạt động đã hoàn tất hay chưa hoàn tất trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Do đó, tên gọi mà Thiên Chúa mạc khải cho Môisê: "Ta là Ðấng hiện hữu"; "Ta là Ðấng đang hiện hữu" hoặc "Ta là Ðấng sẽ hiện hữu". Trong nghĩa chủ động: "Ta là Ðấng đang hoạt động, đã can thiệp và đã sống với"; "Ta là Ðấng đang hoạt động, đang dấn thân, đang can thiệp vào, đang sống với".
Nói cách khác, tên gọi mà Thiên Chúa mạc khải cho Môisê chứa đựng một Tin Mừng vĩ đại: Thiên Chúa là Ðấng sống với con người, luôn luôn hiện hữu bên con người, luôn luôn dấn thân hoạt động và ra tay can thiệp giải thoát và cứu vớt con người. Thiên Chúa, Ðấng giải phóng dân tộc Israel, cũng là sự cứu độ thường hằng và luôn mãi của loài người. Ngài dùng mọi nhân tố của vũ trụ này để đối thoại với con người. Tất cả đều là dấu chỉ sự hiện diện cứu độ sinh động của Thiên Chúa.
Ðó cũng là ý nghĩa của bụi gai cháy trong sa mạc Mađian. Các nhân tố thiên nhiên như ánh sáng, lửa, khói, bão táp, động đất... là thứ ngôn ngữ tượng hình mà Kinh Thánh Cựu Ước dùng để tỏ lộ sự hiện diện siêu việt và quyền năng của Thiên Chúa. Cũng thế, bàn tay, cánh tay phải... diễn tả sự chở che bênh đỡ của Ngài đối với những người bé mọn, yếu đuối, nghèo hèn, không phương thế tự vệ.
Ðứng trước Giavê Thiên Chúa, Ðấng hằng giải phóng và cứu độ con người, thái độ đúng đắn duy nhất mà tín hữu phải có là thái độ tín thác trọn vẹn. Do đó, mọi nghi ngờ, mọi than trách lẩm bẩm, phản kháng và chống đối không chỉ diễn tả cái yếu kém của lòng tin, mà còn là xúc phạm nặng nề đối với tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Vì thường khi nó là thái độ của những người không có lòng tin. Trong ICor 10, thánh Phaolô nhắn nhủ mọi người đừng lập lại tội lỗi của cha ông họ ngày xưa đã từng lẩm bẩm than trách Thiên Chúa, vì không có khả năng nhận ra sự hiện diện dấu ẩn như sinh động, quyền năng và hữu hiệu của Ngài trong cuộc đời họ và trong lòng lịch sử thế giới.
Người ta kể lại rằng, vào các thế kỷ đầu của Kitô giáo, trong thành phố Alexandria bên Ai cập có một vị ẩn sĩ rất nổi danh tên là Onorio. Ông Onorio đã từ bỏ cuộc sống xa hoa của kinh thành tráng lệ để vào ẩn tu trong sa mạc. Các nhân đức thánh thiện của ông đều được dân chúng toàn nước Ai cập biết đến, cũng như người ta biết đến cuộc sống trác táng của cô công chúa nọ, trẻ đẹp, nổi tiếng của thành Alexandria. Tức giận vì thấy ai cũng nhắc đến Onorio, nàng công chúa nhất quyết tìm vị ẩn sĩ cho bằng được để cám dỗ ông phạm tội. Thế là nàng trang điểm và ăn mặc lộng lẫy rất là khiêu gợi, rồi đi tìm đến hang động, nơi Onorio ẩn tu.
Vừa mới thấy bóng nàng, vị ẩn sĩ Onorio đã lớn tiếng giảng: "Phải ăn năn hoán cải tâm hồn để khỏi chết đời đời. Phải cải thiện đời sống để được hạnh phúc đích thật. Các thú vui đời này như hoa kia sớm nở chiều tàn, phù du mau qua như giấc mộng. Hãy từ bỏ tội lỗi và tiến bước theo Chúa để được niềm vui vĩnh cửu". Trong lúc vị ẩn sĩ Onorio giảng dạy thì nàng công chúa vừa uốn éo thân mình kiều diễm, vừa nhìn sâu vào đôi mắt của vị ẩn sĩ như con rắn thôi miên con mồi.
Vị ẩn sĩ Onorio không ngừng giảng thuyết về cuộc đời hoán cải và cuộc thân tình với Thiên Chúa. Những lời ông nói như đâm thấu tâm hồn nàng, và sau cùng công chúa quyết tâm hoán cải. Nàng tự nhủ: "Ta phải bỏ kinh thành Alexandria tráng lệ, các tình nhân, tình yêu, cuộc đời trác táng vật dục và vào tu trong sa mạc để kiếm tìm Thiên Chúa là nguồn mạch hạnh phúc đích thật".
Trái lại, ẩn sĩ Onorio miệng tuy giảng giải, nhưng tâm hồn ông bị sắc đẹp kiều diễm khiêu gợi của công chúa cuốn hút. Ông tự nhủ trong lòng: "Ta sẽ từ bỏ hang động tăm tối lạnh lẽo buồn tẻ này để thử nếm hưởng các thú vui của trần gian". Thế là sau bao nhiêu năm tu luyện, ẩn sĩ Onorio trở lại kinh thành Alexandria tráng lệ để lao đầu vào cuộc sống ăn chơi hưởng thụ và đã chết trong cảnh thân tàn ma dại. Còn nàng công chúa sau bao năm tháng trác táng vật dục đã hoán cải tâm hồn tìm vào sa mạc sống đời chay tịnh, cầu nguyện và chết vì bao mồ hôi khổ hạnh bên Chúa Giêsu tình yêu và kho tàng duy nhất của nàng.
Anh chị em thân mến!
Hoán cải tâm hồn để gặp gỡ Thiên Chúa được hạnh phúc đích thực và được ơn cứu độ. Ðó cũng là lời Chúa Giêsu kêu mời chúng ta trong Chúa Nhật III của Mùa Chay thánh, là thời gian Mẹ Giáo Hội khuyến khích chúng ta tìm sống kinh nghiệm thân tình với Thiên Chúa. Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca ghi lại một vài biến cố thời sự như: Chúa Giêsu dạy các đồ đệ và dân chúng biết được ý nghĩa các dấu chỉ và mọi biến cố trong đời. Các tai ương như vụ quan Philatô sát hại một số người Do thái và biến cố tháp Siloe đè bẹp chết nhiều người đều có các lý do nội tại và ngoại tại của chúng.
Có gì lạ khi tháp xây lâu ngày nứt nẻ đến lúc không còn đứng vững được nữa, sập đè chết người cũng như là khi một chính quyền đô hộ, khi một thể chế độc tài nghi ngờ mọi cuộc họp làm mưu toan chống đối phản loạn và ra lệnh giết mà không cần biết thật hư ra sao.
Tháp sập, theo luật vật lý, người hội họp bị sát hại vì đường lối chính trị của con người tàn ác. Các nạn nhân là những người chẳng may gặp phải hoàn cảnh đó, chứ không phải vì họ bị tháp sập đè chết hay bị sát hại, và có thể giải thích hay kết luận là họ tội lỗi hơn những người khác nên bị Chúa phạt. Hay nói cách khác, không phải là vì người gian ác tội lỗi gặp các tai ương mà có thể kết luận họ là những người thánh thiện.
Dĩ nhiên, có rất nhiều khốn khó tai ương xảy ra trong đời sống chúng ta là hậu quả của cuộc sống tội lỗi gian ác của con người, nhưng không phải vì thế mà giải thích hay kết luận các nạn nhân là kẻ có tội. Trái lại, các thủ phạm, các người đã gây ra cái chết của biết bao nhiêu người vô tội để sống sung sướng vinh thân trên mồ hôi nước mắt và xương máu của đồng loại. Ðó là trường hợp của các nhà tổ chức buôn bán khí giới, ma túy, mãi dâm, những người đã gây ra cảnh chết chóc, chiến tranh loạn lạc, đói khổ và khai thác bóc lột, bất công chồng chất trên thế giới này.
Tất cả các tai ương, các biến cố khổ đau, tội lỗi và bất công đó phải là các dấu chỉ, phải là tiếng thét báo động kêu mời mọi người hoán cải tâm hồn, thay đổi kiểu cách suy tư và hành động. Sống tốt lành thánh thiện hơn để đừng gây ra chết chóc và khổ đau cho người khác, để khỏi chết đời này và nhất là để khỏi phải chết đời sau. Nghĩa là thất bại hoàn toàn trong ơn gọi làm người là được sống với Chúa. Bởi vì "ác giả ác báo"; "gieo gió thì gặt bão". Mỗi người sẽ gặt những gì mình đã gieo vãi trong cuộc đời. Chính con người tự phạt mình qua cách sống tội lỗi, gian tham độc ác của mình, chứ Thiên Chúa không muốn phạt con người. Bởi vì Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, những người gian ác và tàn tật trong tâm hồn, Thiên Chúa lại càng xót xa yêu thương. Vì nơi họ, hình ảnh của Ngài đã bị phai mờ và méo mó. Nhưng điều duy nhất là Thiên Chúa muốn họ hoán cải tâm hồn, để hình ảnh Ngài lại được trong sáng tinh tuyền nơi họ.
Ðó là cuộc giải phóng vĩ đại nhất mà Thiên Chúa không ngừng tiếp tục trong lịch sử loài người. Cuộc giải phóng con người khỏi kiếp sống nô lệ tội lỗi, sự dữ và cái chết. Cuộc giải phóng đó là một cuộc giải phóng cụ thể toàn diện, hệ đến mọi bình diện cuộc sống chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo. Ðể hiện thực nó, Thiên Chúa luôn luôn đi bước trước và tỏ hiện cho con người như được kể trong sách Xuất Hành chương 3, trình thuật cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và Môisê trong sa mạc.
Ðối với các dân tộc Trung Ðông, tên gọi của một người diễn tả bản chất của người đó. Giavê, tên của Thiên Chúa phát xuất từ động từ "hayah" hay "hawah" trong tiếng Do thái. Trong thể thụ động nó diễn tả sự hiện hữu, nhưng trong nghĩa chủ động nó có nghĩa là "xảy ra"; hoạt động, dấn thân, "can thiệp vào" hay "sống với". Tên gọi mà Thiên Chúa mạc khải cho Môisê khi nói với ông: "Ta là Ðấng tự hữu", hay "Ta là Ðấng hoạt động"; "dấn thân can thiệp vào" hoặc "sống với".
Trong tiếng Do thái, động từ không có các thể chính xác, mà chỉ diễn tả một hoạt động đã hoàn tất hay chưa hoàn tất trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai. Do đó, tên gọi mà Thiên Chúa mạc khải cho Môisê: "Ta là Ðấng hiện hữu"; "Ta là Ðấng đang hiện hữu" hoặc "Ta là Ðấng sẽ hiện hữu". Trong nghĩa chủ động: "Ta là Ðấng đang hoạt động, đã can thiệp và đã sống với"; "Ta là Ðấng đang hoạt động, đang dấn thân, đang can thiệp vào, đang sống với".
Nói cách khác, tên gọi mà Thiên Chúa mạc khải cho Môisê chứa đựng một Tin Mừng vĩ đại: Thiên Chúa là Ðấng sống với con người, luôn luôn hiện hữu bên con người, luôn luôn dấn thân hoạt động và ra tay can thiệp giải thoát và cứu vớt con người. Thiên Chúa, Ðấng giải phóng dân tộc Israel, cũng là sự cứu độ thường hằng và luôn mãi của loài người. Ngài dùng mọi nhân tố của vũ trụ này để đối thoại với con người. Tất cả đều là dấu chỉ sự hiện diện cứu độ sinh động của Thiên Chúa.
Ðó cũng là ý nghĩa của bụi gai cháy trong sa mạc Mađian. Các nhân tố thiên nhiên như ánh sáng, lửa, khói, bão táp, động đất... là thứ ngôn ngữ tượng hình mà Kinh Thánh Cựu Ước dùng để tỏ lộ sự hiện diện siêu việt và quyền năng của Thiên Chúa. Cũng thế, bàn tay, cánh tay phải... diễn tả sự chở che bênh đỡ của Ngài đối với những người bé mọn, yếu đuối, nghèo hèn, không phương thế tự vệ.
Ðứng trước Giavê Thiên Chúa, Ðấng hằng giải phóng và cứu độ con người, thái độ đúng đắn duy nhất mà tín hữu phải có là thái độ tín thác trọn vẹn. Do đó, mọi nghi ngờ, mọi than trách lẩm bẩm, phản kháng và chống đối không chỉ diễn tả cái yếu kém của lòng tin, mà còn là xúc phạm nặng nề đối với tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Vì thường khi nó là thái độ của những người không có lòng tin. Trong ICor 10, thánh Phaolô nhắn nhủ mọi người đừng lập lại tội lỗi của cha ông họ ngày xưa đã từng lẩm bẩm than trách Thiên Chúa, vì không có khả năng nhận ra sự hiện diện dấu ẩn như sinh động, quyền năng và hữu hiệu của Ngài trong cuộc đời họ và trong lòng lịch sử thế giới.