Vatican kêu gọi ngăn ngừa vủ khí giết người bừa bãi
Lời kêu gọi nhằm ngăn ngừa sự phát triển thay vì đề ra những biện pháp sửa chữa
GENEVA -- Kỷ thuật ngày nay đã giúp tạo ra những loại vũ khí gây thiệt hại cho con người một cách bừa bãi và nhanh chóng vượt qua những thỏa thuận quốc tế nhằm giới hạn hay hủy bỏ chúng, đó là lời cảnh báo của Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Chung Âu Châu ở Geneva, Thụy Sĩ, đã bày tỏ mối quan ngại của Tòa Thánh vào hôm thứ hai vừa qua khi ĐTGM kêu gọi việc ngăn ngừa những loại vũ khí có tính giết người bừa bãi.
ĐTGM bày tỏ quan điểm của Ngài cho một nhóm gồm các chuyên viên chính phủ tại Hội Nghị về Việc Ngăn Cản hay Giới Hạn Việc Sử Dụng Những Loại Vũ Khí Dân Dụng có thể gây ra những chấn thương mang tính chất trầm trọng hay có tầm ảnh hưởng giết người một cách bừa bãi. Các chuyên gia sẽ họp trong suốt cả ngày hôm nay.
Trong bài diễn văn của Ngài, được văn phòng báo chí Vatican xuất bản vào hôm thứ năm, vị đại diện cho Đức Thánh Cha nói rằng: “Thay vì lo tìm cách cứu chữa những ảnh hưởng xấu xa và tai hại của những loại vũ khí được sử dụng trong những cuộc chiến tranh trong quá khứ, sẽ là tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết cách ngăn chặn sự phát triển của những loại vũ khí đó ngay từ bây giờ. Những nạn nhân đó liên tục nhắc nhở cho chúng ta về cái giá quá đắt mà chúng ta phải trả trong bất kỳ môt cuộc chiến tranh nào nói chung và đặc biệt là những hệ quả tai hại của nó qua việc chọn lựa và sử dụng những loại vũ khí như vậy. Những cuộc thương thảo bởi nhiều bên về việc kiểm soát vũ trang và việc giải trừ quân bị vẫn còn rất chậm chạp và lâu dài, và kết quả của những cuộc thương thảo như vậy đã được các bên ít nhất tán thành và đồng ý”
“Nhưng mặt khác, việc sản xuất những loại vũ khí dân dụng, thường dùng lại áp dụng những kỷ thuất mới và tân tiến nhất dựa trên những khám phá mới của khoa học và kỷ thuật,” ĐTGM xót xa cho biết như vậy.
Ngài nói tiếp, “Kết quả của những loại vũ khí được sản xuất ra này mang tính hủy diệt một cách tàn bạo hơn và gây ra sự tổn hại cho con người một cách dài lâu hơn, dài hơn cả chính những cuộc xung đột.”
ĐTGM Tomasi còn nói thêm, “Những loại bom chùm (mẹ) thì ngày càng được sử dụng nhiều trong những cuộc xung đột võ trang, cho thấy thảm cảnh về những mối quan ngại này trở nên hiên thực hơn bao giờ hết. Cũng chính trong bối cảnh này, các quốc gia và các phe phái liên hệ cần nên chú trọng một cách đặc biệt về loại “đạn dược thay thế này” và phải nhớ rằng ảnh hưởng của nó qua việc gây chấn thương và hủy diệt đến các thường dân cũng như sẽ mang lại nhiều hậu quả tai hại về mặt kinh tế xã hội cả trước và sau những cuộc xung đột.”
ĐTGM nói với các chuyên gia rằng, “Tòa Thánh có mối quan hệ với rất nhiều các quốc gia, và với rất nhiều Châu lục, do đó, Tòa Thánh cần phải đưa ra những sáng kiến có liên quan đến những nạn nhân của những cuộc xung đột võ trang và gia đình của họ, gồm cả những nạn nhân của những loại mìn và chất nổ giết chết người vốn còn xót lại sau cuộc chiến tranh.”
Ngài diễn tả tiếp và nói rằng, “Những bực bội và bất mãn của hàng ngàn thỉnh nguyện viên về việc phải lập đi lập lại rất nhiều lần chỉ một công việc mà họ đã từng làm rồi, và trong một số trường hợp, họ phải đứng nhìn và chứng kiến sự đau khổ, chịu đựng của các nạn nhân một cách bất lực vì họ không thể nào tìm ra được phương cách cứu chữa cho những nạn nhân ấy. Và đối với tôi, sẽ là một thiếu xót to lớn nếu như chúng ta chỉ biết giới hạn công việc của chúng ta và đưa ra những quyết định nhằm để tìm ra những biện pháp phòng ngừa mà thôi. Việc ngăn chặn chắc chắn sẽ ít tốn kém hơn nếu như xét về mạng sống con người và những tác hại đến nền kinh tế xã hội. Do vậy, việc ngăn chặn là giải pháp đúng đắn duy nhất nhằm đảm bảo sự an toàn dựa trên công lý, sự tin tưởng và hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Và vì lý do đó, sự thăng bằng đúng đắn chính là vũ khí trang bị luôn được giữ ở mức thấp nhất, có như thế thì những ảnh hưởng của nó sẽ mang lại ít sự đau đớn và thiệt hại hơn. Chẳng cần phải xem rằng một cuộc chiến sẽ thất bại nếu như nó đã thành công trong việc tạo ra càng nhiều nạn nhân và nhiều sự khốn khổ, bất hạnh càng tốt.”.
Lời kêu gọi nhằm ngăn ngừa sự phát triển thay vì đề ra những biện pháp sửa chữa
GENEVA -- Kỷ thuật ngày nay đã giúp tạo ra những loại vũ khí gây thiệt hại cho con người một cách bừa bãi và nhanh chóng vượt qua những thỏa thuận quốc tế nhằm giới hạn hay hủy bỏ chúng, đó là lời cảnh báo của Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Chung Âu Châu ở Geneva, Thụy Sĩ, đã bày tỏ mối quan ngại của Tòa Thánh vào hôm thứ hai vừa qua khi ĐTGM kêu gọi việc ngăn ngừa những loại vũ khí có tính giết người bừa bãi.
ĐTGM bày tỏ quan điểm của Ngài cho một nhóm gồm các chuyên viên chính phủ tại Hội Nghị về Việc Ngăn Cản hay Giới Hạn Việc Sử Dụng Những Loại Vũ Khí Dân Dụng có thể gây ra những chấn thương mang tính chất trầm trọng hay có tầm ảnh hưởng giết người một cách bừa bãi. Các chuyên gia sẽ họp trong suốt cả ngày hôm nay.
Trong bài diễn văn của Ngài, được văn phòng báo chí Vatican xuất bản vào hôm thứ năm, vị đại diện cho Đức Thánh Cha nói rằng: “Thay vì lo tìm cách cứu chữa những ảnh hưởng xấu xa và tai hại của những loại vũ khí được sử dụng trong những cuộc chiến tranh trong quá khứ, sẽ là tốt đẹp hơn nếu như chúng ta biết cách ngăn chặn sự phát triển của những loại vũ khí đó ngay từ bây giờ. Những nạn nhân đó liên tục nhắc nhở cho chúng ta về cái giá quá đắt mà chúng ta phải trả trong bất kỳ môt cuộc chiến tranh nào nói chung và đặc biệt là những hệ quả tai hại của nó qua việc chọn lựa và sử dụng những loại vũ khí như vậy. Những cuộc thương thảo bởi nhiều bên về việc kiểm soát vũ trang và việc giải trừ quân bị vẫn còn rất chậm chạp và lâu dài, và kết quả của những cuộc thương thảo như vậy đã được các bên ít nhất tán thành và đồng ý”
“Nhưng mặt khác, việc sản xuất những loại vũ khí dân dụng, thường dùng lại áp dụng những kỷ thuất mới và tân tiến nhất dựa trên những khám phá mới của khoa học và kỷ thuật,” ĐTGM xót xa cho biết như vậy.
Ngài nói tiếp, “Kết quả của những loại vũ khí được sản xuất ra này mang tính hủy diệt một cách tàn bạo hơn và gây ra sự tổn hại cho con người một cách dài lâu hơn, dài hơn cả chính những cuộc xung đột.”
ĐTGM Tomasi còn nói thêm, “Những loại bom chùm (mẹ) thì ngày càng được sử dụng nhiều trong những cuộc xung đột võ trang, cho thấy thảm cảnh về những mối quan ngại này trở nên hiên thực hơn bao giờ hết. Cũng chính trong bối cảnh này, các quốc gia và các phe phái liên hệ cần nên chú trọng một cách đặc biệt về loại “đạn dược thay thế này” và phải nhớ rằng ảnh hưởng của nó qua việc gây chấn thương và hủy diệt đến các thường dân cũng như sẽ mang lại nhiều hậu quả tai hại về mặt kinh tế xã hội cả trước và sau những cuộc xung đột.”
ĐTGM nói với các chuyên gia rằng, “Tòa Thánh có mối quan hệ với rất nhiều các quốc gia, và với rất nhiều Châu lục, do đó, Tòa Thánh cần phải đưa ra những sáng kiến có liên quan đến những nạn nhân của những cuộc xung đột võ trang và gia đình của họ, gồm cả những nạn nhân của những loại mìn và chất nổ giết chết người vốn còn xót lại sau cuộc chiến tranh.”
Ngài diễn tả tiếp và nói rằng, “Những bực bội và bất mãn của hàng ngàn thỉnh nguyện viên về việc phải lập đi lập lại rất nhiều lần chỉ một công việc mà họ đã từng làm rồi, và trong một số trường hợp, họ phải đứng nhìn và chứng kiến sự đau khổ, chịu đựng của các nạn nhân một cách bất lực vì họ không thể nào tìm ra được phương cách cứu chữa cho những nạn nhân ấy. Và đối với tôi, sẽ là một thiếu xót to lớn nếu như chúng ta chỉ biết giới hạn công việc của chúng ta và đưa ra những quyết định nhằm để tìm ra những biện pháp phòng ngừa mà thôi. Việc ngăn chặn chắc chắn sẽ ít tốn kém hơn nếu như xét về mạng sống con người và những tác hại đến nền kinh tế xã hội. Do vậy, việc ngăn chặn là giải pháp đúng đắn duy nhất nhằm đảm bảo sự an toàn dựa trên công lý, sự tin tưởng và hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Và vì lý do đó, sự thăng bằng đúng đắn chính là vũ khí trang bị luôn được giữ ở mức thấp nhất, có như thế thì những ảnh hưởng của nó sẽ mang lại ít sự đau đớn và thiệt hại hơn. Chẳng cần phải xem rằng một cuộc chiến sẽ thất bại nếu như nó đã thành công trong việc tạo ra càng nhiều nạn nhân và nhiều sự khốn khổ, bất hạnh càng tốt.”.