Các thành viên hàng đầu trong chính quyền của ông Bush hôm nay thứ Ba sẽ phải ra điều trần công khai trước một ủy ban độc lập, do Quốc hội lập ra để điều tra các vụ tấn công 11/9.
Ngoại trưởng Mỹ, Colin Powell, và Bộ trưởng Quốc phòng, Donald Rumsfeld, sẽ xuất hiện với những người tiền nhiệm của họ là Madeleine Albright và William Cohen.
Ðây là một ngày mang tính chính trị rất cao, có vẻ như là một cuộc đối đầu giữa chính quyền của ông Clinton và chính quyền ông Bush.
Ông Colin Powell và Donald Rumsfeld, mỗi người sẽ theo chân những người tiền nhiệm của họ ra trước ủy ban để đưa ra bằng chứng về chuyện chính sách chống khủng bố được hình thành và thực hiện thế nào, đặc biệt trong ba năm trước khi có các vụ bắt cóc máy bay để tấn công trong ngày 11/9/2001.
'Khuyến cáo bị phớt lờ'
Các quan chức cao cấp trong chính quyền Clinton dự kiến sẽ nói rằng họ đã khuyến cáo đội hình của ông Bush trước khi nhậm chức vào cuối năm 2000 rằng al-Qaeda là mối đe dọa an ninh tồi tệ nhất đối với nước Mỹ, và rằng chính quyền mới quá chậm chạp trong việc đưa ra hành động.
Một cựu quan chức trước đó đã lên kế hoạch cho Bạch Cung về các chiến lược chống khủng bố.
Hai ngày điều trần công khai trước ủy ban điều tra hứa hẹn sẽ có nhiều kịch tính, với những cáo buộc mà cựu cố vấn chống khủng bố của Bạch Cung, Richard Clarke đã đưa ra.
Ông Richard Clarke là người đã từng phục vụ dưới bốn đời Tổng thống Mỹ và sẽ ra đối chất vào ngày mai, thứ Tư.
Ông nói rằng chính quyền ông Bush ban đầu không coi những khuyến cáo về al-Qaeda là nghiêm trọng.
"Tôi đã đề nghị chỉ sau ba ngày chính quyền ông Bush nhậm chức, là phải có cuộc họp khẩn cấp về al-Qaeda; thế nhưng thay vào đó thì họ lại họp bàn về Iraq, mà khi đó thì Iraq không có gì khẩn cấp cả."
"Và sau đó, chính xác là vào ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld lại đề nghị chúng tôi nên đánh bom Iraq để trả đũa vụ 11/9, ông ấy nói rằng không có đủ mục tiêu tốt tại Afghanistan."
"Lúc đầu, tôi cứ tưởng ông ấy nói đùa, nhưng hóa ra ông ấy không hề đùa tí nào. Thế là chúng tôi bảo: "nhưng Iraq chẳng có liên hệ gì với vụ này, chúng ta phải đánh Afghanistan, đó mới là hang ổ của al-Qaeda". Ông ấy trả lời rằng "không, ở đó không có đủ mục tiêu tử tế, có rất nhiều mục tiêu tốt tại Iraq", và trong mấy ngày tiếp theo, các cuộc thảo luận trong nội các chỉ là đánh Iraq hay Afghanistan."
Ông Clarke còn nói rằng chính quyền ông Bush đã đưa ra một cuộc chiến không cần thiết tại Iraq, chỉ để củng cố lực lượng dân quân Hồi giáo trên toàn thế giới.
Nhà Trắng đã tức giận phủ nhận những cáo buộc này, và nói những cáo buộc này là do động cơ chính trị.
Chắc chắn là ông Clarke, và nói chung cả phiên điều trần của ủy ban này, giờ đây trở thành một phần trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Người phát ngôn của Nhà Trắng, Scott McClellan, cáo buộc ông Clarke là một kẻ cơ hội chính trị trước cuộc bầu cử vào tháng 11 này.
Phó Tổng thống Dick Cheney nói rằng ông Clarke rõ ràng đã bỏ qua rất nhiều chuyện diễn ra trong thời gian ông làm việc tại Nhà Trắng.
Ông còn đặt ra câu hỏi về sự hiệu quả của ông Clark trong việc chịu trách nhiệm chống khủng bố, và đưa ra dẫn chứng về những vụ tấn công vào các đại sứ quán Mỹ tại tây Phi vào năm 1998, cũng như các vụ tấn công khác.
Ông Bush luôn tạo ra hình ảnh mình là một lãnh đạo kiên quyết và có khả năng trong cuộc chiến chống khủng bố, và bất cứ quan điểm nào cho rằng ông lơ là mối đe dọa al-Qaeda sẽ phá hoại hình ảnh này. (BBC)
Ngoại trưởng Mỹ, Colin Powell, và Bộ trưởng Quốc phòng, Donald Rumsfeld, sẽ xuất hiện với những người tiền nhiệm của họ là Madeleine Albright và William Cohen.
Ðây là một ngày mang tính chính trị rất cao, có vẻ như là một cuộc đối đầu giữa chính quyền của ông Clinton và chính quyền ông Bush.
Ông Colin Powell và Donald Rumsfeld, mỗi người sẽ theo chân những người tiền nhiệm của họ ra trước ủy ban để đưa ra bằng chứng về chuyện chính sách chống khủng bố được hình thành và thực hiện thế nào, đặc biệt trong ba năm trước khi có các vụ bắt cóc máy bay để tấn công trong ngày 11/9/2001.
'Khuyến cáo bị phớt lờ'
Các quan chức cao cấp trong chính quyền Clinton dự kiến sẽ nói rằng họ đã khuyến cáo đội hình của ông Bush trước khi nhậm chức vào cuối năm 2000 rằng al-Qaeda là mối đe dọa an ninh tồi tệ nhất đối với nước Mỹ, và rằng chính quyền mới quá chậm chạp trong việc đưa ra hành động.
Một cựu quan chức trước đó đã lên kế hoạch cho Bạch Cung về các chiến lược chống khủng bố.
Hai ngày điều trần công khai trước ủy ban điều tra hứa hẹn sẽ có nhiều kịch tính, với những cáo buộc mà cựu cố vấn chống khủng bố của Bạch Cung, Richard Clarke đã đưa ra.
Ông Richard Clarke là người đã từng phục vụ dưới bốn đời Tổng thống Mỹ và sẽ ra đối chất vào ngày mai, thứ Tư.
Ông nói rằng chính quyền ông Bush ban đầu không coi những khuyến cáo về al-Qaeda là nghiêm trọng.
"Tôi đã đề nghị chỉ sau ba ngày chính quyền ông Bush nhậm chức, là phải có cuộc họp khẩn cấp về al-Qaeda; thế nhưng thay vào đó thì họ lại họp bàn về Iraq, mà khi đó thì Iraq không có gì khẩn cấp cả."
"Và sau đó, chính xác là vào ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld lại đề nghị chúng tôi nên đánh bom Iraq để trả đũa vụ 11/9, ông ấy nói rằng không có đủ mục tiêu tốt tại Afghanistan."
"Lúc đầu, tôi cứ tưởng ông ấy nói đùa, nhưng hóa ra ông ấy không hề đùa tí nào. Thế là chúng tôi bảo: "nhưng Iraq chẳng có liên hệ gì với vụ này, chúng ta phải đánh Afghanistan, đó mới là hang ổ của al-Qaeda". Ông ấy trả lời rằng "không, ở đó không có đủ mục tiêu tử tế, có rất nhiều mục tiêu tốt tại Iraq", và trong mấy ngày tiếp theo, các cuộc thảo luận trong nội các chỉ là đánh Iraq hay Afghanistan."
Ông Clarke còn nói rằng chính quyền ông Bush đã đưa ra một cuộc chiến không cần thiết tại Iraq, chỉ để củng cố lực lượng dân quân Hồi giáo trên toàn thế giới.
Nhà Trắng đã tức giận phủ nhận những cáo buộc này, và nói những cáo buộc này là do động cơ chính trị.
Chắc chắn là ông Clarke, và nói chung cả phiên điều trần của ủy ban này, giờ đây trở thành một phần trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Người phát ngôn của Nhà Trắng, Scott McClellan, cáo buộc ông Clarke là một kẻ cơ hội chính trị trước cuộc bầu cử vào tháng 11 này.
Phó Tổng thống Dick Cheney nói rằng ông Clarke rõ ràng đã bỏ qua rất nhiều chuyện diễn ra trong thời gian ông làm việc tại Nhà Trắng.
Ông còn đặt ra câu hỏi về sự hiệu quả của ông Clark trong việc chịu trách nhiệm chống khủng bố, và đưa ra dẫn chứng về những vụ tấn công vào các đại sứ quán Mỹ tại tây Phi vào năm 1998, cũng như các vụ tấn công khác.
Ông Bush luôn tạo ra hình ảnh mình là một lãnh đạo kiên quyết và có khả năng trong cuộc chiến chống khủng bố, và bất cứ quan điểm nào cho rằng ông lơ là mối đe dọa al-Qaeda sẽ phá hoại hình ảnh này. (BBC)