THỨ NĂM TUẦN THÁNH
THÁNH LỄ TIỆC LY
Bài đọc 1: Xh 12, 1-8. 11-14
Bài đọc 2: 1 Cr 11, 23-26
Tin mừng: Ga 13, 1-15
Chiều hôm nay, chúng ta bắt đầu chính thức bước vào Tam Nhật Thánh, cao điểm của cả năm Phụng Vụ. Trong ba ngày này, phụng vụ Giáo Hội muốn con cái mình, cùng bước theo chân Đức Giêsu trong những giây phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Ngài. Nhờ đó, chúng ta cũng được cùng sống lại với Ngài.
Thánh lễ chiều Thứ Năm này nhắc lại việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể trước khi Ngài bị bắt. Với cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã thực sự trở thành một tấm bánh bị nghiền nát, bẻ ra làm lương thực cho tất cả chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Đồng thời, khi nhận lãnh tấm bánh đã bẻ ra của Đức Giêsu, đến lượt mình, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi trở thành một tấm bánh bẻ ra cho anh chị em mình.
1. TẤM BÁNH BẺ RA :
Tin mừng Gioan thuật lại: “Sau bữa ăn tối,… Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”. Khi cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu đã làm một việc vượt quá sức tưởng tượng của các ông. Ngài là Thầy và là Chúa mà lại làm công việc của một người nô lệ, và không phải là công việc của một nô lệ Do Thái, nhưng là công việc của một nô lệ ngoại quốc.
Và để có thể rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu đã phải “cởi áo”, nghĩa là lột bỏ đi chính mình. Hay nói theo cách nói của thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Philipphê: Ngài đã “hạ mình vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (Pl 2, 8). Đây quả là một hành động của tình yêu, vì tình yêu và được thúc đẩy bởi tình yêu như lời của thánh sử Gioan trong bài Tin mừng: “Trước ngày lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, thì đã yêu thương đến cùng”.
Vâng, Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta cho đến cùng khi hiến thân mình làm nên tấm bánh bẻ ra làm lương thực cho chúng ta. Không chỉ hiến thân làm lương thực cho chúng ta. Nhờ cuộc Vượt Qua của Ngài, Đức Giêsu đã đem lại cho tất cả những ai tin vào Ngài một sự sống mới. Đức Giêsu chính là con chiên vượt qua trong đêm người Do Thái ra khỏi đất Ai Cập mà chúng ta vừa nghe trong bài sách Xuất Hành. Trong đêm đó, con chiên bị giết và nhờ dấu máu chiên bôi trên cửa nhà, các con đầu lòng của người Do Thái đã không phải chết. Cũng vậy, nhờ máu của Đức Kitô đổ ra trên thập giá, tất cả chúng ta cũng nhận được sự sống mới, sự sống mà Nguyên Tổ đã đánh mất vì bất phục tùng.
Và mặc dù đã hiến thân mình trên thập giá tại Giêrusalem cách đây hơn 2000 năm, nhưng Đức Giêsu muốn tình yêu của Ngài vẫn được tiếp tục được trao ban cho tất cả từng người chúng ta hôm nay. Chính vì thế, trong bữa ăn cuối cùng, sau khi lập bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu đã giao cho các tông đồ và những người kế vị các ngài nhiệm vụ tiếp tục loan báo cho mọi người biết về tình yêu cứu độ của Ngài, Ngài nói với các ông: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”.
2. LOAN TRUYỀN VIỆC CHÚA CHỊU CHẾT :
Tình yêu của Đức Giêsu quả thật vượt quá sức tưởng tượng của từng người chúng ta. Ngài là một vị Thiên Chúa, thế mà đã hiến mình chịu chết trên thập giá, lại còn lấy chính thân mình Ngài làm của ăn cho từng người chúng ta. Cảm nhận được tình yêu bao la của Thiên Chúa, mẹ Giáo Hội đã mượn lời Thánh vịnh để kêu lên: “Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi?”. Vâng, trước tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta không thể lấy gì để đền đáp cho cân xứng, chúng ta chỉ có thể cất lên lời ca ngợi, và tạ ơn, như lời tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca: “Tôi sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sính lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn điều khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài”.
Hơn nữa, để tạ ơn Thiên Chúa, lời ca ngợi của chúng ta không chỉ vang lên trong ngôi Thánh đường này, nhưng cần được loan truyền cho mọi người thuộc mọi thời đại, ngay trong đời sống thường ngày, như lời mời gọi của thánh Phaolô trong bài đọc hai: “Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”. Đáp lại lời dạy của thánh tông đồ, sau lời truyền phép trong Thánh lễ, chúng ta vẫn tuyên xưng: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”. Chúng ta cần tuyên xưng việc Chúa chịu chết và sống lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng trong Thánh Lễ, nhưng phải bằng chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng, chúng ta có thể tuyên xưng đức tin của mình không, khi chúng ta vẫn còn ngại ngần khi đến với Chúa trong Thánh lễ. Chúng ta có thể tuyên xưng việc Chúa chịu chết nơi cuộc sống của chúng ta không, khi chúng ta chưa dám hy sinh ý riêng, không thể rán chịu một vài phút nóng nực trong nhà thờ, hay chẳng dám bỏ đi một chút tự ái để cùng với cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời ca ngợi trong ngôi Thánh Đường này?
Cuối cùng, mỗi khi lãnh nhận Thánh Thể là một lần, chúng ta đón nhận tình yêu tự hiến của Đức Giêsu nơi tấm bánh bị bẻ ra. Do đó, đến lượt mình, mỗi người chúng ta cũng cần trở nên một tấm bánh bẻ ra cho anh chị em mình. Chúng ta trở nên tấm bánh bị bẻ ra khi sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ cho lợi ích của cộng đoàn, sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi, vượt qua những tự ái cá nhân để đến giao hoà với anh chị em mình. Và chính nhờ đời sống bác ái, hiến thân đó của chúng ta, tình yêu của Đức Giêsu sẽ tiếp tục được loan truyền cho anh chị em chưa biết Ngài đang sống chung quanh chúng ta hôm nay. Amen.
THÁNH LỄ TIỆC LY
Bài đọc 1: Xh 12, 1-8. 11-14
Bài đọc 2: 1 Cr 11, 23-26
Tin mừng: Ga 13, 1-15
Chiều hôm nay, chúng ta bắt đầu chính thức bước vào Tam Nhật Thánh, cao điểm của cả năm Phụng Vụ. Trong ba ngày này, phụng vụ Giáo Hội muốn con cái mình, cùng bước theo chân Đức Giêsu trong những giây phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Ngài. Nhờ đó, chúng ta cũng được cùng sống lại với Ngài.
Thánh lễ chiều Thứ Năm này nhắc lại việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể trước khi Ngài bị bắt. Với cái chết trên thập giá, Đức Giêsu đã thực sự trở thành một tấm bánh bị nghiền nát, bẻ ra làm lương thực cho tất cả chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế này. Đồng thời, khi nhận lãnh tấm bánh đã bẻ ra của Đức Giêsu, đến lượt mình, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi trở thành một tấm bánh bẻ ra cho anh chị em mình.
1. TẤM BÁNH BẺ RA :
Tin mừng Gioan thuật lại: “Sau bữa ăn tối,… Người biết rằng Chúa Cha đã trao phó mọi sự trong tay mình, và Người bởi Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Người chỗi dậy, cởi áo, lấy khăn thắt lưng, rồi đổ nước vào chậu; Người liền rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau”. Khi cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu đã làm một việc vượt quá sức tưởng tượng của các ông. Ngài là Thầy và là Chúa mà lại làm công việc của một người nô lệ, và không phải là công việc của một nô lệ Do Thái, nhưng là công việc của một nô lệ ngoại quốc.
Và để có thể rửa chân cho các môn đệ, Đức Giêsu đã phải “cởi áo”, nghĩa là lột bỏ đi chính mình. Hay nói theo cách nói của thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Philipphê: Ngài đã “hạ mình vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” (Pl 2, 8). Đây quả là một hành động của tình yêu, vì tình yêu và được thúc đẩy bởi tình yêu như lời của thánh sử Gioan trong bài Tin mừng: “Trước ngày lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu biết đã đến giờ mình phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người vốn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, thì đã yêu thương đến cùng”.
Vâng, Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta cho đến cùng khi hiến thân mình làm nên tấm bánh bẻ ra làm lương thực cho chúng ta. Không chỉ hiến thân làm lương thực cho chúng ta. Nhờ cuộc Vượt Qua của Ngài, Đức Giêsu đã đem lại cho tất cả những ai tin vào Ngài một sự sống mới. Đức Giêsu chính là con chiên vượt qua trong đêm người Do Thái ra khỏi đất Ai Cập mà chúng ta vừa nghe trong bài sách Xuất Hành. Trong đêm đó, con chiên bị giết và nhờ dấu máu chiên bôi trên cửa nhà, các con đầu lòng của người Do Thái đã không phải chết. Cũng vậy, nhờ máu của Đức Kitô đổ ra trên thập giá, tất cả chúng ta cũng nhận được sự sống mới, sự sống mà Nguyên Tổ đã đánh mất vì bất phục tùng.
Và mặc dù đã hiến thân mình trên thập giá tại Giêrusalem cách đây hơn 2000 năm, nhưng Đức Giêsu muốn tình yêu của Ngài vẫn được tiếp tục được trao ban cho tất cả từng người chúng ta hôm nay. Chính vì thế, trong bữa ăn cuối cùng, sau khi lập bí tích Thánh Thể, Đức Giêsu đã giao cho các tông đồ và những người kế vị các ngài nhiệm vụ tiếp tục loan báo cho mọi người biết về tình yêu cứu độ của Ngài, Ngài nói với các ông: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”.
2. LOAN TRUYỀN VIỆC CHÚA CHỊU CHẾT :
Tình yêu của Đức Giêsu quả thật vượt quá sức tưởng tượng của từng người chúng ta. Ngài là một vị Thiên Chúa, thế mà đã hiến mình chịu chết trên thập giá, lại còn lấy chính thân mình Ngài làm của ăn cho từng người chúng ta. Cảm nhận được tình yêu bao la của Thiên Chúa, mẹ Giáo Hội đã mượn lời Thánh vịnh để kêu lên: “Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi?”. Vâng, trước tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta không thể lấy gì để đền đáp cho cân xứng, chúng ta chỉ có thể cất lên lời ca ngợi, và tạ ơn, như lời tác giả Thánh vịnh trong bài đáp ca: “Tôi sẽ hiến dâng lời ca ngợi làm sính lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn điều khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài”.
Hơn nữa, để tạ ơn Thiên Chúa, lời ca ngợi của chúng ta không chỉ vang lên trong ngôi Thánh đường này, nhưng cần được loan truyền cho mọi người thuộc mọi thời đại, ngay trong đời sống thường ngày, như lời mời gọi của thánh Phaolô trong bài đọc hai: “Mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”. Đáp lại lời dạy của thánh tông đồ, sau lời truyền phép trong Thánh lễ, chúng ta vẫn tuyên xưng: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”. Chúng ta cần tuyên xưng việc Chúa chịu chết và sống lại không chỉ bằng một lời tuyên xưng trong Thánh Lễ, nhưng phải bằng chính cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thế nhưng, chúng ta có thể tuyên xưng đức tin của mình không, khi chúng ta vẫn còn ngại ngần khi đến với Chúa trong Thánh lễ. Chúng ta có thể tuyên xưng việc Chúa chịu chết nơi cuộc sống của chúng ta không, khi chúng ta chưa dám hy sinh ý riêng, không thể rán chịu một vài phút nóng nực trong nhà thờ, hay chẳng dám bỏ đi một chút tự ái để cùng với cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời ca ngợi trong ngôi Thánh Đường này?
Cuối cùng, mỗi khi lãnh nhận Thánh Thể là một lần, chúng ta đón nhận tình yêu tự hiến của Đức Giêsu nơi tấm bánh bị bẻ ra. Do đó, đến lượt mình, mỗi người chúng ta cũng cần trở nên một tấm bánh bẻ ra cho anh chị em mình. Chúng ta trở nên tấm bánh bị bẻ ra khi sẵn sàng hy sinh, dấn thân phục vụ cho lợi ích của cộng đoàn, sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi, vượt qua những tự ái cá nhân để đến giao hoà với anh chị em mình. Và chính nhờ đời sống bác ái, hiến thân đó của chúng ta, tình yêu của Đức Giêsu sẽ tiếp tục được loan truyền cho anh chị em chưa biết Ngài đang sống chung quanh chúng ta hôm nay. Amen.