Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Thượng Phụ Chính Thống Giáo đại diện cho 35 triệu tín hữu: “Những gì hiệp nhất chúng ta lớn lao hơn những gì chia rẽ chúng ta”
Ngày 29 tháng 2, WIKIMEDIA COMMONS
Những gì hiệp nhất chúng ta lớn lao hơn những gì chia rẽ chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này với Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Ethiopia Tewahedo, là Giáo Chủ Matthias I, khi tiếp kiến ngài tại Vatican sáng hôm nay.
Thượng phụ Matthias I đã đến Rôma từ ngày thứ sáu và trở về nước hôm nay. Chuyến viếng thăm của ngài bao gồm Hội Đồng Giáo Hoàng về việc Cổ Võ sự HIệp Nhất Kitô giáo và mộ Thánh Tông Đồ Phêrô, và đồng tế Thánh Lễ với cộng đồng Ethiopia tại nhà nguyện của Đại Học Urbana.
Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia hiện này gồm có 35 triệu tín hữu. Mối tương quan với Giáo Hội Công Giáo rất thân hữu và ngày càng thêm mất thiết, điều này đặc biệt hiển nhiên sau cuộc viếng thăm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II của Thương Phụ Abuna Paulos năm 1993.
Trong bài diễn từ, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia và Giáo Hội Công Giáo Rôma ‘đã hầu như có tất cả mọi sự giống nhau,’ vì chúng ta cùng chia sẻ một đức tin, một Phép Rửa, và một Đức Chúa, một Đấng Cứu Chuộc là Chúa Giêsu Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta là anh chị em trong Chúa Kitô, và như đã thường xuyên được nhận biết là những gì hiệp nhất chúng ta lớn lao hơn những gì chia rẽ chúng ta.”
Ngài cũng suy tư về sự kiện chia sẻ những khổ đau đã khiến cho các Kitô hữu, mặc dù bị chia rẽ theo nhiều phương cách, lại đến được gần nhau nhiều hơn.
Hạt Giống Hiệp Nhất
Ngài nói: “Cũng giống như Giáo Hội tiên khởi, máu của các vị tử đạo đổ ra đã trở nên hạt giống cho các Kitô hữu mới, thì ngày nay máu của bao nhiêu vị tử đạo khác thuộc tất cả các Giáo Hội đã trở nên hạt giống cho việc hiệp nhất Kitô giáo”.
Ngài nói: “Sự đại kết của các vị tử đạo là một lời mời gọi chúng ta, tại đây và bây giờ, phải tiến bước trên con đường đi tới sự hiệp nhất lớn lao hơn”, và ghi nhận rằng Giáo Hội của họ cũng là Giáo Hội của các vị tử đạo.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng công nhận rằng Giáo Hội của họ ngày nay đang chứng kiến một sự tàn bạo khủng khiếp đối với các Kitô hữu và các sắc dân thiểu số khác tại Trung Đông và tại một vài nơi ở Phi Châu.
Đức Thánh Cha tuyên bố: “Một lần nữa, chúng ta không thể thất bại trong việc cầu khẩn sao cho đời sống chính trị và kinh tế thế giới phải cổ võ cho một sự sống chung hòa bình dựa trên mối tương quan tôn kính và hòa giải, tha thứ lẫn nhau và liên đới với nhau.”
Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi nỗ lực lớn lao của Ethiopia trong việc cải tiến hoàn cảnh đời sống của người dân và xây dựng một xã hội ngày càng công chính hơn, kể cả việc trân quý giá trị và sự đóng góp của phụ nữ.
Đức Thánh Cha kết luận bằng việc cầu xin Chúa Thánh Thần “tiếp tục soi sáng và hướng dẫn bước tiến của chúng ta trên đường đi tới hòa điệu và hòa bình.”
Ngày 29 tháng 2, WIKIMEDIA COMMONS
Những gì hiệp nhất chúng ta lớn lao hơn những gì chia rẽ chúng ta
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh điều này với Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Ethiopia Tewahedo, là Giáo Chủ Matthias I, khi tiếp kiến ngài tại Vatican sáng hôm nay.
Thượng phụ Matthias I đã đến Rôma từ ngày thứ sáu và trở về nước hôm nay. Chuyến viếng thăm của ngài bao gồm Hội Đồng Giáo Hoàng về việc Cổ Võ sự HIệp Nhất Kitô giáo và mộ Thánh Tông Đồ Phêrô, và đồng tế Thánh Lễ với cộng đồng Ethiopia tại nhà nguyện của Đại Học Urbana.
Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia hiện này gồm có 35 triệu tín hữu. Mối tương quan với Giáo Hội Công Giáo rất thân hữu và ngày càng thêm mất thiết, điều này đặc biệt hiển nhiên sau cuộc viếng thăm Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II của Thương Phụ Abuna Paulos năm 1993.
Trong bài diễn từ, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội Chính Thống Tewahedo Ethiopia và Giáo Hội Công Giáo Rôma ‘đã hầu như có tất cả mọi sự giống nhau,’ vì chúng ta cùng chia sẻ một đức tin, một Phép Rửa, và một Đức Chúa, một Đấng Cứu Chuộc là Chúa Giêsu Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta là anh chị em trong Chúa Kitô, và như đã thường xuyên được nhận biết là những gì hiệp nhất chúng ta lớn lao hơn những gì chia rẽ chúng ta.”
Ngài cũng suy tư về sự kiện chia sẻ những khổ đau đã khiến cho các Kitô hữu, mặc dù bị chia rẽ theo nhiều phương cách, lại đến được gần nhau nhiều hơn.
Hạt Giống Hiệp Nhất
Ngài nói: “Cũng giống như Giáo Hội tiên khởi, máu của các vị tử đạo đổ ra đã trở nên hạt giống cho các Kitô hữu mới, thì ngày nay máu của bao nhiêu vị tử đạo khác thuộc tất cả các Giáo Hội đã trở nên hạt giống cho việc hiệp nhất Kitô giáo”.
Ngài nói: “Sự đại kết của các vị tử đạo là một lời mời gọi chúng ta, tại đây và bây giờ, phải tiến bước trên con đường đi tới sự hiệp nhất lớn lao hơn”, và ghi nhận rằng Giáo Hội của họ cũng là Giáo Hội của các vị tử đạo.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng công nhận rằng Giáo Hội của họ ngày nay đang chứng kiến một sự tàn bạo khủng khiếp đối với các Kitô hữu và các sắc dân thiểu số khác tại Trung Đông và tại một vài nơi ở Phi Châu.
Đức Thánh Cha tuyên bố: “Một lần nữa, chúng ta không thể thất bại trong việc cầu khẩn sao cho đời sống chính trị và kinh tế thế giới phải cổ võ cho một sự sống chung hòa bình dựa trên mối tương quan tôn kính và hòa giải, tha thứ lẫn nhau và liên đới với nhau.”
Đức Thánh Cha Phanxicô khen ngợi nỗ lực lớn lao của Ethiopia trong việc cải tiến hoàn cảnh đời sống của người dân và xây dựng một xã hội ngày càng công chính hơn, kể cả việc trân quý giá trị và sự đóng góp của phụ nữ.
Đức Thánh Cha kết luận bằng việc cầu xin Chúa Thánh Thần “tiếp tục soi sáng và hướng dẫn bước tiến của chúng ta trên đường đi tới hòa điệu và hòa bình.”